Tổng thống Obama và học thuyết Nixon (Trọng Đạt)



    Sự hình thành biệt lập thuyết
     Những năm đầu thập niên 60, người dân Mỹ tin vào thuyết Domino và ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam, sách báo về giai đoạn này nói  thăm dò ý kiến năm 1964 cho thấy có tới 78% hoặc 85% người dân ủng hộ cuộc chiến (1), đại đa số Quốc hội ủng hộ Hành pháp. Năm 1965 tình hình quân sự miền nam tồi tệ,  giữa năm 1965 VNCH có nguy cơ sụp đổ, trung bình mỗi tuần mất một tiểu đoàn và một quận (2)
     Do sự thúc ép của tình thế và đề nghị của các cố vấn, Tướng lãnh.. Tổng thống Johnson phải đưa quân vào miền nam VN tính trung bình mỗi năm 100,000 người, cho tới năm 1968 tổng cộng có 530,100 quân Mỹ tại VN.

Về Miền Nam (Trọng Đạt)

Truyện ngắn:

         Nhà bác cả ở lại với Việt Minh từ ngày ký hiệp định Genève chia đôi đất nước đến nay đã được hơn nửa năm, bây giờ họ nhất quyết ra đi.
         Cái tết đơn sơ nghèo nàn đã trôi qua được gần một tháng. Chị Thoa đưa hai người em Vân và Khoa đi trước, anh chị em đã bàn với nhau nên đi từ từ để chúng nó khỏi nghi. Họ ghé La Khê quê ngoại để chào bà, các cậu mợ, các bác… trước khi bỏ xứ ra đi. Ba chị em ra Hà Đông rồi đi xe điện lên Hà Nội ngủ lại nhà dì Hai một đêm sáng sớm hôm sau ra ga xe hỏa mua vé đi Hải Phòng. Lúc lên tầu trời còn tối, anh công an cầm giấy thông hành bấm đèn bin soi sơ qua một lúc rồi đưa trả lại cho Khoa, Vân, cũng may nhờ trời tối nó không biết giấy thật hay giả.

Chùa Đàn Truyện quái đản cuối cùng của Nguyễn Tuân (Trọng Đạt)

Nguyễn Tuân sinh 10-7-1910, mất ngày 28-7-1987 tại Hà Nội
        Chùa Đàn là truyện ma quỉ của Nguyễn Tuân viết vào năm 1945 đã được một số  nhà phê bình coi như tác phẩm đặc sắc nhất của ông,  có người nói đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật. Truyện đã được tái bản tại Sài Gòn trước năm 1975. Sau ngày Việt Minh cướp chính quyền tại Hà Nội, Nguyễn Tuân “giác ngộ cách mạng” bèn viết thêm một phần mở đầu gọi là Dựng và một phần kết gọi là Mưỡu Cuối để biến câu chuyện thành một tác phẩm “văn chương vô sản” do Quốc Văn xuất bản tại Hà Nội 1946.
       Năm 1947 Chùa Đàn được nhà xuất bản Tân Việt in lại tại Sài Gòn.
      Sau khi Nguyễn Tuân viết thêm, Chùa Đàn viết năm 1945 đã trở thành phần thứ hai và được gọi là Tâm Sự Của Nước Độc .
      Chùa Đàn viết 1945 đã được quay thành phim Mê Thảo Thời Vang Bóng năm 2002, đạo diễn Việt Linh

Bản Tường Trình Của Đạo Cao Đài Tiếp Ông Heiner Bieleldt Báo Cáo Viên Liên Hiệp Quốc

 
Ngài Heiner Bielefeldt – Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do 
Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng, cùng phái đoàn chụp ảnh lưu niệm trước tư gia 
Hiền huynh Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân - tỉnh Vĩnh Long, vào 
ngày 1-7-Giáp Ngọ (dl 27-7-2014)
BẢN TƯỜNG TRÌNH ĐẶC BIỆT
V/V ông Heiner Bielefeldt – Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng, cùng phái đoàn đến thăm viếng Tín Đồ Cao Đài Độc Lập tại tư gia Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân, tỉnh Vĩnh Long.
Kính Quí Chư Chức Sắc Thiên Phong, Quí Chức Việc cùng toàn đạo nam nữ Quốc Nội và Hải Ngoại.

Năm mươi năm biến cố Vịnh Bắc Việt (7/8/1964-7/8/2014) (Trọng Đạt)


     Diễn tiến   
     Trước hết tôi xin nói về diễn tiến của sự kiện lịch sử này theo lời cựu Bộ trưởng quốc phòng McNamara và nhận định của ông (1). Nước Mỹ tiến gần tới tuyên chiến tại Việt Nam đó là vụ Nghị quyết vịnh Bắc Việt tháng 8-1964. Những biến chuyển quanh Nghị quyết này cho tới nay vẫn còn nhiều tranh cãi mâu thuẫn.
    Trước tháng 8-1964 chỉ có một số ít người Mỹ không quan tâm đến diễn tiến ở VN, chiến tranh có vẻ còn xa nhưng biến cố Vịnh Bắc Việt đã thay đổi cái nhìn đó. Về đoản kỳ khi tầu chiến Mỹ bị tấn công

Phạm Ngọc Thái Với Bài Thơ Thần Sầu Quỉ Khóc ( Anh Nguyễn)


  ĐỘNG BƯỚM
Phút say đắm tột cùng em mở toang động bướm
Giữa khu rừng rậm rạp, nguyên sơ
Nàng thơ thẫn thờ si mê hưng phấn
Bướm của em chứa cả thánh thần lẫn yêu ma.

Chùm thơ "Kí ức tình xưa" - PHẠM NGỌC THÁI

ANH VẪN CHỜ EM DƯỚI CÂY

Hàng cây đêm lặng im không nói 
Rì rào gió thổi lúc anh qua
Anh đứng lặng nghe không gian vọng lại 
Bóng hình em nay đã mờ xa.