Sơ
lược tình hình
Năm 1964, 65 lợi dụng tình hình chính trị miền
nam bất ổn, Hà Nội đưa nhiều trung đoàn chính qui vào nam tấn công mạnh, VNCH có
nguy cơ sụp đổ.
Giữa
năm 1965 TT Johnson bắt đầu đưa quân vào VN mà người Mỹ gọi là can thiệp, số
quân được tăng dần cho tới 1968 lên tới hơn nửa triệu trong khi Cộng sản Bắc
Việt cũng gia tăng xâm nhập. Mặc dù Mỹ có thắng lợi nhiều về quân sự, gây tổn
thất rất nặng cho địch khoảng trên mấy trăm ngàn người nhưng đầu năm 1968, trận
Mậu Thân đã làm tiêu tan hy vọng chiến thắng. Người dân Mỹ không còn kiên nhẫn và
chống đối rất mạnh, đòi chính phủ phải rút khỏi VN, gió đã đổi chiều.
Đầu
năm 1969, tân Tổng thống Nixon tìm hòa bình trong danh dự, cuộc chiến có phần
tàn khốc hơn trước nhưng không phải để thắng CS mà để chấm dứt chiến tranh rút
bỏ Đông Dương. Tác giả George Donelson Moss
(trong Vietnam , An American Ordeal) gọi cuộc chiến của
Nixon là A war to end a war, một cuộc
chiến để chấm dứt chiến tranh.
Cuối
tháng 1-1973, Hiệp định Paris được ký kết, mục đích của Mỹ để rút hết quân lấy tù binh về nước, phía CSBV chờ
Mỹ rút hết để tổng tấn công chiếm miền nam, họ mở xa lộ Đông Trường Sơn vận
chuyển vũ khí và gia tăng xâm nhập để hoàn thành giấc mộng xâm lăng.
Sau khi ký Hiệp định khoảng một năm, Quốc hội Dân chủ Mỹ bắt đầu cắt
giảm quân viện VNCH mỗi năm khoảng 50%:
Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống còn một tỷ tài khóa 1974 và xuống
còn 700 triệu tài khoá 1975, con số này thực ra chỉ bằng 500 triệu vì dầu thô
lên giá, tiền mất giá (theo Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471). Quyết
định cắt giảm ô nhục của Quốc hội đưa tới tình trạng thê thảm, theo tiết lộ của
ông Cao Văn Viên (trong Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87) hậu quả là năm
1974 không quân đã phải cho hơn 200 phi cơ ngưng bay vì thiếu nhiên liệu, giảm
số giờ bay yểm trợ, huấn luyện 50%, thám thính giảm 58%, phi vụ trực thăng giảm
70%. Hải quân cũng cắt giảm hoạt động
50%, 600 giang thuyền các loại nằm ụ.
Đạn
dược chỉ còn đủ đánh tới tháng 4 /1975, năm 1972 ta xử dụng trên 69 ngàn tấn
đạn một tháng, từ tháng 7/1974 đến tháng 3/1975 ta chỉ còn xử dụng khoảng 19
ngàn tấn một tháng hoả lực giảm 70%. Tháng 2/1975 chỉ còn đủ đạn tất cả các
loại súng cho 30 ngày, tháng 4/1975 chỉ còn đủ đạn đánh trong khoảng hai tuần
(Sách đã dẫn trang 92).
Trung Tướng Trần Văn Minh, cựu Tư lệnh không quân cho biết máy bay thiếu
cơ phận thay thế, thiếu nhiên liệu nên phần nhiều năm ụ.
Trong khi ấy theo Kissinger (Years of Renewal
trang 481) Hà nội đã xin được viện trợ của Sô viết tăng gấp bội. Tháng 12-
1974, một viên chức cao cấp Nga viếng Hà Nội lần đầu tiên kể từ sau ngày ký
Hiệp định Paris . Tổng tham mưu trưởng Nga Viktor Kulikov
tới tham dự họp chiến lược với Bộ chính trị BV, nay họ bãi bỏ hạn chế trước
đây. Sô Viết đã chở vũ khí viện trợ quân sự cho Hà Nội tăng gấp 4 lần trong
những tháng sau đó. Nga khuyến khích BV gây hấn.
Cuộc chiến VN là một cuộc chiến viện
trợ tiếp liệu, cả hai bên đều không tự
sản xuất được vũ khí đạn dược mà phải tùy thuộc vào quân viện nước ngoài, bên
nào nhiều tiếp liệu, vũ khí đạn dược thì bên đó thắng.
Tình
hình tháng 3 tới giữa tháng 4-1975
Cuối
tháng 3 năm 1975 Quân Khu I hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết (trong tổng
số 12 tỉnh), đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu III. Trên
thực tế cả hai Vùng I và II coi như đã mất vào tay CSBV, các Sư đoàn chủ lực
của Quân khu II và Quân khu I phần tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2
hay 2/3 lực lượng.
Cuộc
triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn II bị tan
rã, Sư đoàn 23 và 7 Liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Sư đoàn
22 vùng duyên hải giao tranh dữ dội với các Sư đoàn BV cuối
tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn
khoảng 2,000 người. Toàn bộ xe tăng và đại bác bị bỏ lại.
Các
Sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn I và
Sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái, 90 ngàn chủ lực quân của Quân đoàn chỉ có 16
ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6,000 TQLC (45% quân số của Sư đoàn)
Vì TT Thiệu sai lầm cho tái phối trí lực lượng đã làm cho tình hình xấu
đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần
đất còn lại của miền Nam . Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương
hai Quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho địch.
CSBV
bèn chớp thời cơ tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, họ dốc
toàn bộ lực lượng vào cái gọi là “Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”. Trong chiến
dịch tháng 3 - 1975, Bắc Việt đưa vào
hai Quân khu I và II tổng cộng 14 Sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới họ
đưa nốt 3 Sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc (thuộc Quân đoàn I CSBV) vào cộng với
hơn mười Trung đoàn độc lập và đặc công đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch
này lên tới khoảng 20 Sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ của hơn hai chục Trung đoàn xe tăng, pháo
binh, phòng không, công binh…
Tài
liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, Đại thắng mùa xuân) cho biết tại phiên họp ngày
25-3, Bộ Chính Trị Trung ương đảng khẳng định thời cơ chiến lược mới đã đến. Hà
Nội có điều kiện sớm hoàn thành cuộc tổng tiến công xâm lược, tập trung các lực
lượng binh khí kỹ thuật giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.
BV
hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không
để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh một ván bài chót
Tài
liệu CS (hồi ký Văn Tiến Dũng, các Chương XI, XII, XIII) cho biết Quân khu 5
của BV tổ chức một đoàn xe chở thẳng vào Nam bộ đạn dược tiếp liệu cũng như
chiến lợi phẩm vừa lấy được của VNCH, đoàn xe do Thiếu Tướng Võ Thứ, phó Tư
lệnh Quân khu V chỉ huy. Trong khi ấy các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới,
Phú Bài, Đà Nẵng, Kontum…nhộn nhịp khác thường, các loại máy bay lên thẳng, vận
tải, chở khách đều được huy động để chở người, súng đạn, vũ khí, chở sách báo
phim ảnh, tranh, nhạc .. mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn – Gia Định vừa in
xong ở xưởng in Bộ Tổng tham mưu tại Hà Nội. Các bến sông Hồng, sông Gianh,
sông Mã, sông Hàn và các bến cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà Nẵng ngày
đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng quân sự được bốc xếp kịp thời lên các đoàn tầu vận
tải của Bộ Giao Thông vận tải và tầu Hải Quân nhân dân để đưa vào Nam . Hà Nội huy động hết mọi phương tiện thủy
bộ, hàng không để chuyển ra mặt trận một số lượng quân đội và vũ khí lớn chưa
từng có.
Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan Thiết được sáp
nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 Trung đoàn bộ binh 4 và 5
thuộc Sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa
phương quân, Sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo
hạm, một hải vận hạm. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân
đoàn III đóng tại Tháp Chàm.
Phan
Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng
tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ
Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng
Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng
tấn công mạnh, địch tăng cường Sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH
phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng địch quá đông phải rút
lui, Trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây,
các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và Sư đoàn 6 không quân bị bắt hết,
các đơn vị của VNCH tại đây coi như tan rã, BV chiếm được 40 máy bay tại Phan
Rang.
Hai
hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân
Quân
đoàn 4 CSBV gồm các đơn vị đã chiếm QK II VNCH theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn,
gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài
Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.
Phạm vi trách nhiệm của Sư đoàn 18 là Long Khánh,
phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân
Biên Hoà. CSBV huy động Sư đoàn 6, Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 1, Sư đoàn
325, Trung đoàn biệt lập 95B.
BV
đánh Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.
-Tấn
công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.
-Kéo
lực lượng VNCH ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.
-Thu
hút lực lượng VNCH vào phía Đông để đưa các lực lượng khác tới Bắc và Tây Bắc
Sài Gòn.
Sư đoàn 18 VNCH và CSBV hỗn chiến dữ dội từ
sáng 9-4 cho tới ngày 15-4 khi chiến đoàn 52 bị BV tràn ngập. Sáng ngày 16-4
Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom Daisy Cutter tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt
nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực
thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh. Sư đoàn 18 rút lui vào
lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến
Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin,
công binh, pháo binh, quân y… rút theo.
Sư
đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng
Từ
ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, trùm CSBV chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán
bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập
Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến
Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn
kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ đô, Bộ Tư
Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.
Những
ngày cuối tháng Tư đen 1975
Ngày
21-4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau
lên máy bay ra khỏi nước.
Phó
Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra
sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy
hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục
căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một
chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do
ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 lưỡng viện Quốc Hội nhóm họp để biểu
quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.
Trung
Tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức phòng thủ Sài Gòn trên 5
tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác
130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê,
Long Bình. (Theo Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập)
Phía
Tây Bắc là Tuyến Củ Chi với Sư đoàn 25 BB và hai Liên đoàn 8, 9 Biệt động quân.
Tuyến Bình Dương ở phía Bắc với Sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc với
Sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn III. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ
15 do Lữ đoàn 1 Dù cùng với một Tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB và các đơn vị
Thiết giáp, Địa phương quân, Nghĩa quân của Tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến
Long An phía Nam ngoài lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân cơ hữu còn có Sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng
cường của Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 BB, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 9 BB và
Liên đoàn 6 BĐQ.
Năm
tuyến phòng thủ chính của VNCH cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm Quân
đoàn CSBV: Hướng Tây Nam là Đoàn 232, (Tư lệnh Trung Tướng Lê Đức Anh, Chính Uỷ
Thiếu Tướng Lê Văn Tưởng) với các Sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và Sư đoàn 27 đặc công
cộng với 4 Trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và Trung đoàn phòng không tiến từ
sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, (Tư lệnh Thiếu Tướng Vũ Lăng, Chính
Uỷ Đại Tá Nguyễn Hiệp) gồm các Sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây
Ninh. Phía Bắc là Quân đoàn 1, (Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà, Chính Uỷ
Thiếu Tướng Hoàng Minh Thi) gồm các Sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và
Phước Long tiến về khu tập trung ở phía Nam sông Bé. Quân đoàn 4, (Tư lệnh
Thiếu Tướng Hoàng Cầm, Chính Uỷ Thiếu Tướng Hoàng Thế Thiện) gồm các Sư đoàn 6,
7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là Quân
đoàn 2 (Tư lệnh Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Chính Uỷ Thiếu Tướng Lê Linh) gồm
các Sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước
Lễ. ( dựa theo tác giả Nguyễn Đức Phương)
Kế
hoạch CSBV như sau: Hướng Tây Bắc: Quân đoàn 3 và Địa phương quân Tây Ninh, Củ
Chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu
diệt Sư đoàn 25 VNCH từ Củ Chi đến Trảng Bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối
hợp với Quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng Tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng
Bắc và Đông Bắc Quân đoàn 1, được tăng cường Trung đoàn 95 ( SĐ 325) cùng các
lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát
rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng Đông
Quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 Sài Gòn.
Hướng Đông Nam Quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu để chặn đường rút lui của
VNCH, chiếm căn cứ Nước Trong Long thành, pháo kích phi trường Tân Sơn Nhất,
chiếm Long Bình. Hướng Tây, Tây Nam Đoàn 232 và Chủ Lực quân Quân khu 8 đánh
chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô, Tổng Nha Cảnh Sát, bến cảng
Bạch Đằng. Các Quân đoàn đều có nhiệm vụ chiếm Dinh Độc Lập, Quân đoàn nào tới
trước thì đánh trước.
Quân
đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất một nửa lực lượng chủ
lực quân. Tại Quân khu III miền Nam chỉ còn 3 Sư đoàn 25BB, 5BB, 18 BB và các
đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng vào khoảng 5 Sư
đoàn để đối đầu với khoảng 20 Sư đoàn CSBV. Về lực lượng hai bên, tác giả Nguyễn
Đức Phương (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập) đã nói
“Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì
QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với
quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH
không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng
sông Cửu Long”
Tac giả trích tài liệu CS như sau:
“CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng
trong chiến dịch này như sau:
Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15
sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6
trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420
pháo.
Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ
đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng
khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo”
Quân
số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC
không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, họ cũng không có
cứu thương y tế nên nói chung thực lực đông đảo hơn miền Nam. Sau khi chiếm
được Quân Khu I và II VNCH, Cộng quân chỉ để lại Địa phương quân và du kích cai
quản và đưa toàn bộ Chủ lực quận vào chiến dịch. Họ dốc toàn lực vào canh bạc
cuối cùng này: 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4 và 232) tổng cộng 15 Sư đoàn, công thêm
trên 5 Trung đoàn độc lập và 6 Trung đoàn đặc công toàn bộ lực lượng vào khoảng
gần 20 Sư đoàn.
Quân
số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng 60 ngàn là lính nhà nghề, còn
lại là Địa phương quân, Nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy
đủ tiếp liệu đạn dược trong khi miền Nam đã kiệt quệ về tiếp liệu đạn dược nhất là
lính pháo binh phải đếm từng viên đạn. Sau khi đoàn quân di tản từ miền Trung
kéo vào Nam , Bộ Tổng tham mưu đã mở kho vét hết súng
đạn để tái trang bị. Ông Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối VNCH trang 92 ) cho biết
đạn dược chỉ đủ xử dụng trong khoảng hai
tuần lễ. Lực lượng hai bên trên thực tế quá chênh lệch, ưu thế nghiêng hẳn về
phía Cộng quân.
Từ
26-4-1975 CSBV đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ
Nước Trong, đặc công đánh Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất
bại bị đẩy lui. Bắc Việt đã cho mở chiến dịch Hồ Chí Minh từ 26-4, hai ngày trước
khi ông Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống, họ không đếm xỉa gì tới việc thương
thuyết.
Sáng
ngày 27-4 Sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, Sư
đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía Tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông
lần lượt bị chiếm. CSBV pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, Sư đoàn 3 Không quân
phải di về Tân Sơn Nhất và Cần thơ. Phía Tây Nam Đoàn 232 CSBV (gồm 3 Sư đoàn) cắt Quốc lộ 4 nhiều nơi
để chận viện binh từ Quân khu 4, phía Bắc Quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một,
phía Tây Bắc Quân đoàn 3 BV cắt Quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của Sư đoàn
25 BB.
Chiều
ngày 28-4 ông Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập,
chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn
năm phi cơ A-37 của VNCH do BV chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung
chuyển trời đất khiến dân chúng Đô Thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3
di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.
Tại
Bộ TTM, từ chiều 28-4-1975 Đại tướng Cao Văn Viên và Chuẩn Tướng Thọ đã ra đi.
Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng rời BTTM trưa 29-4. Trung Tướng
Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng đã bỏ đi. Đến trưa 29-4 các Tướng
có thẩm quyền tại BTTM đã ra đi gần hết. Ông Dương Văn Minh cử một số Tướng và
cựu Tướng lãnh vào làm việc tại BTTM: Trung Tướng Vĩnh Lộc Tổng tham mưu
trưởng, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh phụ tá, Lâm Văn Phát Tư Lệnh Biệt Khu Thủ
đô. Chiều 29-4 Tướng Vĩnh Lộc họp các Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp còn sót lại
và kêu gọi cố gắng hoàn tất trách nhiệm. Tối 29-4 ông Dương Văn Minh vẫn kêu
gọi trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.
“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ
vững vị trí và chờ lệnh mới”
Tân
Tổng Tham mưu trưởng Vĩnh Lộc lớn tiếng chỉ trích Thiệu và kêu gọi anh em binh
sĩ giữ vững phòng tuyến.
“…Y đã để cho cả một đạo quân tháo
chạy như một lũ chuột, chính y gây ra thảm trạng này và bây giờ cũng chính y là
người bỏ trốn…”
Từ
4 giờ sáng ngày 29-4 Bộ TTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích
dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly và bắn 300 quả vào
Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho
đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch,
thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.
Trong
khi ấy ông Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại David tại Tân Sơn Nhất để
thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá CS Võ Đông
Giang bác bỏ.
Tại
Biên Hòa lực lượng xung kích Quân đoàn III VNCH của Chuẩn Tướng Trần quang Khôi
(gồm các Chiến đoàn 315, 318, 322) vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư
lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một Liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho
được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A
nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân
đụng độ với các Chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng Đông Bắc thành phố. Trung
Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham mưu trưởng lệnh cho Sư đoàn 18 BB rút về giữ khu
vực nằm giữa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.
Phía
Bắc, căn cứ Lai Khê của Sư đoàn 5 bị pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn
công.
Phía
Tây 2 Liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng, CSBV bỏ xác cả trăm người cùng 18
xe tăng bị bắn cháy, Quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.
Sư
đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía Nam , mặc dù bị tấn công.
Chiều 29-4 Toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay
liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người
Việt Nam ra ngoài hạm đội.
Ngày
30-4 Trung đoàn 24 CSBV (SĐ 10) giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy
Hiền và Lăng Cha Cả, BV bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Cộng quân tấn công
trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ Sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, Chuẩn
Tướng Lý Tòng Bá bị bắt.
Cộng
quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến xa bị Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, lính BV bị chận đánh phải rút khỏi ngã tư Bẩy Hiền.
Theo Tướng Hoàng Lạc, Đại tá Hà Mai Việt (Việt
Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990): TT Dương Văn Minh
lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với phái đoàn CS xem có vớt vát
được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không
sẽ pháo kích ồ ạt vào Thủ đô. Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của
BV. Cộng quân đã vào sát thành phố, thấy
không hy vọng cứu vãn được tình thế, ông Dương Văn Minh bèn lên tiếng trên đài
phát thanh vào lúc 10 giờ 30 sáng kêu gọi các vị Tướng lãnh, các cấp chỉ huy
QĐVNCH hãy liên lạc với các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam nơi gần nhất giao nạp vũ
khí thực hiện ngưng bắn tại chỗ để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận
khắp nơi đều đã im bặt.
Khi
có lệnh ngưng bắn, Thiếu tá Phạm Châu Tài, Chiến đoàn trưởng Biệt Cách Dù lấy
xe Jeep vào Bộ TTM, lính gác cho biết ông Vĩnh Lộc đã ra đi từ 6 giờ sáng, các
Tướng lãnh, sĩ quan cao cấp không còn ai. Thiếu tá Tài bèn gọi về phủ Tổng
Thống xin nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh. Tài nói các chiến sĩ của ông
đang tử chiến với VC để bảo vệ BTTM thì có lệnh ngưng bắn nhưng địch vẫn tiến
vào, BTTM không còn ai, xin Tổng thống quyết định.
“Tướng Minh trả lời “các em chuẩn bị bàn
giao đi”.
Thiếu tá Tài ngạc nhiên hỏi lại “Bàn giao
là như thế nào thưa Đại Tướng, có phải là đầu hàng không?
Tướng Minh đáp “Đúng vậy, ngay bây giờ xe
tăng Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lậïp”.
Nghe Tướng Minh cho biết như vậy, Thiếu tá
Tài nói ngay “Nếu xe tăng Việt Cộng tiến vào Dinh Độc Lập, chúng tôi sẽ đến cứu
Tổng thống”.
Tướng Minh suy nghĩ, Thiếu tá Tài nói tiếp
“Tổng thống phải chịu trách nhiệm trước hai ngàn cảm tử quân đang tử chiến với
Cộng quân ở Bộ Tổng tham mưu”
Tướng
Minh trả lời “Tuỳ các anh em”.
(Vương Hồng Anh, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH Những Ngày Cuối Cùng.)
Ông
Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các Quân đoàn BV
không chấp nhận đình chiến và cứ tiến thẳng vào Sài Gòn. Cộng quân tiến vào Thủ
Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà,
thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú
Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.
Báo
Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4 cho biết đoàn
quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An, họ có chụp hình những
chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp CS trên xe nhẩy
xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức
chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã
tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.
Báo
Sài Gòn Giải Phóng và Quân Đội Nhân Dân năm 1976 cho biết người đi đầu là một
viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu
rồi vội kéo cờ vàng của VNCH xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang
sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về CS.
Quân đội CSBV bắt Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu
hàng. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì cả những sĩ quan cấp úy BV
khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng
anh.
“Các
anh phải hàng hết”
Sau
khi Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều
im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu
hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống
chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi
chạy thoát hết.
Nghe lệnh đầu hàng Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân đoàn II và
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 tự sát.
Quân
khu IV vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh
trưởng đề nghị. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng,
Tư lệnh phó tự tử chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng
Trần Văn Hai Tư lệnh Sư đoàn 7 cũng tự vẫn.
Ngoài
ra có nhiều người tuẫn tiết trước ngày tàn của đất nước như Thiếu tá Đặng Sĩ
Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người
con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị
101 tự sát… Nhiều quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở
lựu đạn tự tử thất vọng chán nản vì mất nước. Nhiều người tự sát ngoài mặt trận
như Trung tá Nguyễn Hữu Thống Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 (Sư đoàn 22) khi
tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của Sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung
tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát.
Tháng
4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn IV (VNCH) tiết lộ ngày
30-4-1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập
phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu IV chờ chính phủ Sài
Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng TT Dương Văn Minh lại đầu hàng địch.
Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật
không muốn đổ máu.
“Là
một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn
Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái,
không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không
muốn có người chết thêm”
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam , Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh.
Nhận
xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê
bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho CSBV, nhưng cũng có nhiều người tán
đồng quyết định củaTướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang
tóc đổ máu vô ích không hy vọng gì cứu vãn tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải
ngoại, Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn:
“Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu
dân”.
Theo Tướng Vanuxem, sáng 30-4-1975 Trung Tướng Vĩnh Lộc báo cáo với ông
Dương Văn Minh tình hình mặt trận, ông xoè bàn tay cho biết đã hỏng hết rồi, Sư
đoàn 25 tại Củ Chi và Sư đoàn 18 tại Thủ Đức bị tan rã hoặc rút lui, các lữ
đoàn Dù và TQLC tại Vũng Tầu mất liên lạc, Sư đoàn 5 tại Lai Khê đang bị bao vây…
Cộng quân đã vào tới Ngã Tư Bảy Hiền đang giao tranh với Biệt Cách Dù.
Sau
30-4-1975, Thủ trưởng trường học tập cải tạo Long Thành cho biết Dương Văn Minh đầu hàng vì ông đã thua hết
cả, nếu lực lượng còn mạnh chưa chắc ông ta đã chịu cho buông súng.
BV bắt
đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của
VNCH sụp đổ. Trước khi Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán
biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận
của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã
sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông
Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút
lui cũng là do người ta sắp đặt cả.
Khi
Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 thì đài BBC đã nói.
“Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được
cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho
một cuộc đầu hàng”
Trong
phim VietNam a Television History (Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình) do các ký giả,
sử gia Mỹ, Anh, Pháp thực hiện đã được
chiếu ở VN giữa thập niên 80, Chuẩn
Tướng không quân Phan Phu Tiên trả lời phỏng vấn và kết luận.
“Chúng tôi là cấp lớn mà bỏ chạy đi như thế
này thì cũng nhục nhã lắm nhưng mọi việc người ta đã sắp đặt sẵn cả rồi, dẫu
muốn gì cũng đành bó tay không thể làm hơn được”
Khi
hai ông Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4-1975 , quân dân hoàn toàn thất vọng , họ
thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau, Tổng Thống
Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước,
ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh “núi xương sông máu của thành
phố Sài Gòn” khiến cho người dân ai nấy hồn lạc phách siêu, chuyện bí mật Quốc
gia đã được công khai tuyên bố trên đài phát thanh.
Quân
đội VNCH không đủ lực lượng để chống lại gần 20 Sư đoàn Cộng quân và vì tiếp
liệu đạn dược kiệt quệ. Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh
sĩ thất vọng. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị cảm tử chiến
đấu tới cùng nhưng cũng không thể chống nổi lực lượng quá đông đảo của BV.
Trận
đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày
từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá
Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ
Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội
của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.
Kể
từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập ngày 9-3-1975 và Ban Mê Thuột ngày 10-3
để mở đầu cuộc Tổng tấn công cho tới ngày 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn
vẹn có năm mươi mấy ngày.
Võ
Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày
khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày
kết thúc tính ra đã được ba mươi năm và Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường
tan nát vì bom đạn.
Những
kẻ đã gây lên cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn núi xương sống máu sẽ đời đời
đắc tội với Non sông Tổ quốc.
Trọng Đạt
Tham
Khảo
Nguyễn Đức Phương:
Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương:
Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam .
Cao Văn Viên:
Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography, 2003.
Đoàn Thêm: 1969
Việc Từng Ngày, Xuân Thu.
Hoàng Lạc, Hà Mai
Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1990.
Trần Đông Phong:
Việt Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối Cùng , Nam Việt 2006
Phạm Huấn: Những
Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc
Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Richard Nixon: No
More Vietnams , Arbor House, New York 1985
Henry Kissinger:
Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Lam Quang Thi:
Autopsy The Death Of South Viet Nam , 1986, Sphinx Publishing
Dương Đình Lập:
Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi dậy Mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Tổng Hợp T.P.H.C.M
2005.
Văn Tiến Dũng: Đại
thắng Mùa Xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HàNội 2005
Đinh Văn Thiên:
Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội
2005.
Trần Quang Khôi:
Chiến Đấu Đến Cùng: Vai Trò Của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và Lực Lượng Xung Kích QĐ III
Trong Năm Ngày Cuối Của Cuộc Chiến Việt Nam . Nguoivietboston.com .
Phạm Bá Hoa: Giờ
Thứ 25, Người Việt Dallas, số ngày 21-8-2009 .
Trần Văn Đôn: Việt
Nam Cộng Hoà, 10 Ngày Cuối, Trích trong Hồi ký Việt nam Nhân Chúng.
Lâm Lễ Trinh: Tổng
Thống Hai Ngày Dương Văn Minh, Người Việt Dallas 30-6-2005 .
Motgoctroi.com:
Đài VOA Ngày 2-7-2007: Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ (Laird) :Việt Nam Cộng Hoà Thua Trận Vì Bị Mỹ Cằt Viện Trợ.
Motgoctroi.com:
Vương Hồng Anh: Những Ngày Cuối CủaViệt Nam Cộng Hoà,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét