Nguyễn Xuân Diện

Thăm Đền Hai Bà Trưng
 
Đền Hai Bà Trưng
Điện thờ
Tượng thờ Hai Bà. Bà Trưng Trắc bên phải.
Song thần kiếm của Hai Bà. Hai Bà sẵn sàng tuốt vỏ để trừ giặc
Cụ Thủ từ tuyên sớ

Nguyễn Xuân Diện trước linh vị Hai Bà Trưng
Đồ thờ
Hổ phù ở nhang án thờ

diệp long

Hoành phi: Hưởng thành tích hỗ
Hoành phi: Hùng Lạc chính thống
Hoành phi: Trì tiết hành nghĩa
Bức hoành do các vị: Phan Duy Tiếp, Trần Lê Nhân...cúng tiến
Bia đá
Bia: Miếu hướng bi ký dựng năm Tự Đức 35 (1882)
Kiệu đền Hai Bà
Kiệu long đình, sơn đen
Án dâng lễ vật, sơn đen
Án sơn đen
Linh thú ở đền Hai Bà
Đền Hai Bà nằm giữa một không gian cổ kính
Bia ghi dấu: GÒ GIẤU ẤN
Ngày 6.3 năm 43, (Quý Mão) trước lúc Hai Bà hóa thân xuống dòng sông Hát
Hai Bà sai tướng tùy tòng chôn cất ấn tín ở khu vực này
Toàn cảnh Gò Giấu Ấn
Gò Giấu Ấn
Cây cối rườm rà, phong cảnh linh thiêng
Khu đàn thề mới tôn tạo

BẮC THÀNH ĐỊA DƯ CHÍ LỤC
Đền thờ Trinh Linh Nhị Trưng vương
 
Ở địa phận xã Hát Môn huyện Phúc Lộc. Vương người huyện Mê Linh thuộc Châu Phong. Nguyên họ Lạc, con gái của Lạc tướng Giao Châu, chị húy Trắc, em húy Nhị. Người chị lấy chồng người huyện Chu Diên. Bấy giờ Thử sử Tô Định tham tàn bạo ngược, hai chị em dấy binh đánh lại, chiếm Giao Châu, bình định 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vua nước Việt, xưng họ là Trưng. Hán Quang Vũ sai bọn Mã Viện, Lưu Phong đánh lại. Quân kéo đến Lãng Bạc, hai bà chống đỡ không nổi, lui về giữ Cấm Khê, sau không biết dấu tích. Về sau người châu ấy lập đền thờ cúng. Triều Lý Anh Tông cầu mưa được ứng nghiệm. Vua mộng thấy hai bà nói rằng: “Bọn thiếp là hai chị em họ Trưng, vâng mệnh thượng đế làm mưa”. Vua tỉnh giấc, ban sắc tu tạo từ vũ, phong làm Trinh Linh nhị phu nhân. Trải các triều nhiều lần được phong tặng. (Trích Sử ký [tức Đại Việt sử ký toàn thư], Lĩnh Nam chích quái).

ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ
Đền Hai Bà Trưng
 
Ở địa phận xã Hát Môn huyện Phúc Thọ.

Vương là người huyện Mê Linh thuộc châu Phong (nay là xã Hạ Lôi huyện Yên Lãng), nguyên trước là họ Lạc, bà chị huý là Trắc, vì Thái thú Tô Định giết mất chồng nên cùng với bà em huý là Nhị dấy quân, đánh phá lị sở Giao Châu, bình định được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vương và đổi họ là Trưng. Sau khi bị Mã Viện đánh bại [hai bà tự vẫn]. Sau khi mất nhân dân nhớ mến lập đền thờ ở cửa sông Hát Môn. Hai xã Yên Cư và Hạ Lôi huyện Yên Lãng cũng có đền thờ, thường được các triều phong tặng.
Sử chép: Trưng Vương kháng cự Mã Viện, thế không địch nổi phải rút quân giữ Cấm Khê (có sách chép là Kim Khê). Thuỷ kinh chú chép: Cấm Khê là đất Cấm (Kim) Khê ở phía tây nam huyện Mê Linh. Nam Việt chí của Thẩm Hoài Viễn nói: Trưng Trắc chạy vào trong khe Kim Khê, 2 năm mới bắt được.
Lại xét: trong đền thờ Bà Trưng, phàm kỷ án và các đồ tự khí hết thảy sơn then, tuyệt nhiên không dùng màu đỏ, dân địa phương không dám dùng sắc đỏ, những người đến lẽ hoặc xem, ai mặc sắc đỏ đều phải cởi ra. Tương truyền thần mất về binh khí, nên kiêng màu đỏ giống máu.

Trích: Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu văn hiến. Địa chí. Nxb. Hà Nội, 2010 và Huyện Phúc Thọ - Làng xã và những di sản văn hóa. Hà Nội, 2010.
 
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/tham-en-hai-ba-trung.html

Không có nhận xét nào: