Hoa Kỳ oanh tạc phiến quân ISIS (Trọng Đạt)


Lực lượng Hồi giáo quá khích ISIS thuộc hệ phái Sunni bành trướng nhanh mạnh từ mấy tháng qua, chúng thành lập Nhà nước Hồi Giáo gồm một phần tại Syrie và một phần tại Iraq . ISIS bắt đầu từ Syria rồi tràn qua Iraq từ đầu tháng 6-2014. Nguyên do cuộc chiến một phần từ chính sách phân biệt tôn giáo của chính phủ Iraq . Phiến quân tiến rất nhanh, lính Iraq sợ hãi bỏ chạy nên nhiều tỉnh đã lọt vào tay đối phương, nay chúng đã chiếm hơn một phần ba đất nước nằm ở phía tây bắc Iraq . ISIS quá tàn ác, chúng sát hại tù binh và cả thường dân vô tội đã bị thế giới lên án là phạm tội  chống nhân loại. Mối nguy Đế chế Nhà nước Hồi giáo đang đe dọa các nước trong khu vực mà cả Hoa Kỳ và các nước Tây phương.

     Tin mới nhất ngoại trưởng Pháp và Thổ đã nhận định kế hoạch oanh kích ISIS đã thất bại không ngăn cản được đà tiến quân của chúng. Nay địch  đã chiếm được 2/3 tỉnh Kobani tại Syria sát biên giới Thổ sau 3 tuần vây hãm.
VOA cho biết những vụ không kích của liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu nhắm vào phiến quân ở Kobani đã giúp cho người Kurd cố thủ ở thành phố này. Tuy nhiên, các giới chức Mỹ nói rằng Kobani bị thất thủ chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
     Ngoài ra phiến quân ISIS đã chỉ còn cách Baghdad vài chục cây số.
     Các nước trong liên minh yêu cầu Thổ tham gia chống phiến quân nhưng Thổ nói Hoa Kỳ chưa có chính sách rõ ràng về chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo.  
     Trước nguy cơ Iraq sụp đổ, Tổng thống Obama cho oanh tạc phiến quân để yểm trợ cho chính phủ Iraq bắt đầu từ 7-8-2014. Cuộc oanh kích kéo dài hai tháng qua, mới đầu tại Iraq nhưng nay không kích sang cả Syria . Lực lượng phiến quân được ước lượng vào khoảng 80,000 người (Cơ quan thông tin nhân quyền Syria) gồm 50,000 tại Syria và 30,000 tại Iraq . Theo ước lượng của CIA, có từ 20,000 phiến quân tới 31,000 (1). Tin tức tình báo của Mỹ và các nước Liên minh còn quá yếu, rất giới hạn, hiện chưa thấy nói chúng lấy đạn dược tiếp liệu từ đâu? được ai yểm trợ thế nào? đã giết được bao nhiêu tên địch?

     
Nói về nguyên nhân Hoa Kỳ lãnh đạo cuộc chiến chống phiến quân ISIS  không phải vì chúng tàn ác hoặc vì đã chặt đầu ký giả mà vì nó đe dọa an ninh nước Mỹ. Từ 1975-1979, Khmer đỏ tàn ác gấp trăm lần ISIS, chúng đã “cáp duồn” gần hai triệu người Miên nhưng Tòa Bạch ốc  đã không ra lệnh oanh kích vì chúng không gây ảnh hưởng gì tới an ninh, kinh tế Mỹ, cho dù Khmer đỏ “cáp duồn” hết 7 triệu dân xứ Chùa Tháp cũng không khiến họ ra tay.
     ISIS hay Nhà nước Hồi giáo, Al- Qaeda.. là những tập thể khủng bố coi Mỹ là kẻ thù, chúng chỉ rình cơ hội để tấn công phá hoại Mỹ. Hoa Kỳ tham chiến tại Âu châu, Á châu, Trung Đông… hay tại bất cứ nơi nào trên thế giới để bảo vệ an ninh hoặc quyền lợi của đất nước mình.
     Kết quả các cuộc oanh tạc trong hai tháng qua được ghi nhận phá hủy được 162 xe cộ, 21 hệ thống vũ khí nhưng không biết đã giết được bao nhiêu tên địch (2), điểm này cho thấy tin tức tình báo còn yếu kém.
     Có hai phương thức oanh tạc yểm trợ của Mỹ: oanh tạc chiến thuật gồm các chiến đấu cơ oanh tạc nhưng với lượng bom trung bình dành cho những cuộc chiến nhỏ; oanh tạc chiến lược do các oanh tạc cơ hạng nặng B-29 hoặc B-52 trải thảm một số lượng bom rất lớn và tàn phá rất nặng dành cho những chiến dịch lớn như trong chiến tranh VN. Vì cuộc chiến chống ISIS chưa có tầm vóc lớn nên người ta chỉ xử dụng máy bay chiến thuật với một số ít phi cơ.
     Từ tuần trước, Mỹ chính thức cộng nhận oanh kích thất bại không đạt được kết quả, địch vẫn mạnh, chúng vẫn chiếm được nhiều làng, nhiều tỉnh của người Kurd tại Syria . Mấy tuần trước, mặc dù Hoa Kỳ không tập phiến quân đều đặn nhưng chúng vẫn tiến đánh chiếm được 60 làng của người Kurd tại Syria . Pháp cũng tham gia oanh kích ngày 19-9 nhưng Nhà nước Hồi giáo vẫn vững mạnh. Chúng hiện chiếm giữ  phía tây bắc Iraq một diện tích khá rộng lớn, hơn một phần ba đất nước và vẫn tiếp tục đánh chiếm các làng, tỉnh tại Syria , Iraq . ISIS thực hiện Nhà nước Hồi giáo tại những vùng có nhiều người thuộc hệ phái Sunni, nay phiến quân vẫn tấn công tới tấp các tỉnh do ngưới Kurd trấn giữ, oanh kích của Hoa Kỳ coi như không có hiệu quả.
     Hai tuần trước đã có người bi quan nói cuộc chiến của Obama có thể sẽ sa lầy như tại VN.
     Chiến dịch không kích ISIS của Mỹ thất bại cũng không có gì khó hiểu. Oanh tạc không có sự phối hợp bộ binh hoặc lực lượng lục quân dưới đất yếu sẽ không có kết quả như tại cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 (3), oanh tạc không diệt được địch sau đó phải đưa bộ binh vào. Cũng tương tự tại cuộc chiến VN, đầu tháng 3-1965, Tổng thống Johnson cho oanh tạc giới hạn Bắc Việt ngăn chận CS xâm nhập và  vận chuyển tiếp liệu vào miền nam để Hà Nội phải từ bỏ cuộc chiến, ngồi  vào bản hội nghị. Cuộc oanh tạc không có kết quả nên Johnson và các cố vấn phải thay đổi kế hoạch bằng đưa thêm quân vào VNCH để có thể thắng bằng cuộc chiến dưới đất nếu không chỉ 6 tháng là mất (4)


     Trong trận mùa hè đỏ lửa từ tháng 3 tới tháng 9 năm1972 bộ binh quân đội VNCH được Hoa Kỳ yểm trợ B-52 đã tiêu diệt khoảng 100,000 cán binh CS (5) .
     TT Nixon nói chúng ta biết chắc là nếu chỉ có oanh tạc (không có bộ binh) sẽ không thể thắng được địch (6).
     Chủ quan khinh địch là bệnh vốn dĩ của người Tây phương, Mỹ. Năm 1954 tại Điện Biện Phủ cũng như năm 1971 tại Hạ Lào người ta cứ tưởng địch chỉ có cao lắm là hai chục ngàn quân nhưng dè đâu chúng kéo tới năm, sáu chục ngàn. Nay thiếu tin tình báo, Hoa Kỳ tin vào kỹ thuật quốc phòng cao nên đã thất bại, họ đánh giá quá thấp phiến quân ISIS tưởng  chỉ ném vài quả bom là chúng sợ hết hồn bỏ chạy hết !!
     Các nước liên minh hiện nay gồm Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hòa Lan, Anh và các nước Hồi giáo như Jordan, Qatar, Saudi Arabia, United Arab Emirates... Cũng như các cuộc chiến đã qua trong quá khứ như Triều Tiên, Việt Nam , Iraq , A Phú Hãn.. . các nước Liên minh chỉ đóng góp tượng trưng, Mỹ vẫn phải đứng mũi chịu sào vì sự ảnh hưởng kinh tế, an ninh của nó đối với họ là chính. 
     Trên thực tế cuộc oanh tạc của Mỹ và các nước liên minh phần chưa đủ mạnh, nhất là bộ binh Hồi giáo đươi đất yếu hơn phiến quân nhiều nên đã không đạt được mục tiêu như trên. Trước mắt cuộc chiến bằng không lực đã  thất bại, trong những ngày tháng tới nếu phiến quân ISIS tiếp tục tiến mạnh người Mỹ có đứng nhìn chúng tiến chiếm Baghdad, Iraq như Việt Cộng tiến chiếm Sài Gòn, VNCH năm 1975 không? Chắc là không vì năm 1975 Mỹ đã hòa được với CS quốc tế còn ngày nay người ta vẫn ghi nhớ ác mộng 11-9-2001, khi chiếm được Iraq khủng bố ISIS sẽ không tha nước Mỹ.
     Nay thất bại, nếu TT Obama tiếp tục oanh kích kéo dài chiến tranh có thể sẽ đi vào vết xe đổ của TT Johnson giữa thập niên 60
     Vậy TT Obama sẽ giải quyết chiến trường bằng phương thức nào? hoặc  viện trợ quân sự cho Iraq , người Kurd hoặc đưa quân trở lại Iraq ? Cách thứ nhất có lẽ không còn kịp vì nhịp độ chiến trường cấp bách, vả lại còn phải đưa Quốc hội chuẩn chi, bàn thảo. Có thể chính phủ sẽ phải đổ quân nếu không còn con đường nào khác, người dân Mỹ thường chống đưa quân ra ngoại quốc nhưng lúc nguy khốn họ cũng sẽ ủng hộ, anh nhà giầu hay sợ chết.
     Muốn can thiệp bằng bộ binh TT Obama sẽ phải đưa ra Quốc hội. Đạo luật War Powers Act ngày 7-11-1973 dưới thời Nixon qui định TT phải tham khảo Quốc Hội trước khi tham chiến. Sau đó TT có quyền tham chiến trong 60 ngày không cần sự chấp thuận của Quốc Hội và thêm 30 ngày nữa nếu chứng minh bằng văn thư cho biết sự cần thiết về an ninh cho quân ta. Nếu Quốc Hội sau đó không chấp thuận sự tham chiến bằng tuyên chiến, TT phải đem quân về nước (7)
     Nguyên do khủng bố Hồi giáo chiếu cố Hoa Kỳ nhiều nhất phần lớn do họ bênh vực Do Thái từ bao lấu nay, gần đây người ta chỉ trích Mỹ bênh vực Do Thái  mù quáng khiến họ lộng hành. Người Mỹ đã công khai nói lý do bảo vệ Do Thái như lời cựu TT Nixon:
     “Do Thái không có dầu hỏa,  nhỏ hơn tiểu bang Massachusetts, dân số chỉ có 4 triệu (năm 1985) giữa vùng Trung đông hàng 100 triệu người, Do Thái không phải là đồng minh chính thức của Mỹ, không phải là quyền lợi sinh tử của Mỹ thế nhưng khi Do Thái bị tấn công , tất cả các Tổng thống Mỹ đều xử dụng quân sự để bảo vệ họ. Quyền lợi của chúng ta trong sự tồn tại của Do Thái nằm ở bên kia một vấn đề tinh thần, Do Thái là một hải đảo dân chủ giữa một biển cả các nước độc tài.” (8)
     Lý lẽ mà vị cựu Tổng thống nêu ra như trên không có tính thuyết phục gì nhiều cho lắm. Do Thái đã bị Hitler “cáp duồn” thê thảm hồi Thế chiến thứ hai, đã được loài người dang vòng tay nhân đạo giúp đỡ nhưng đã lợi dụng sự che chở của Mỹ để lộng hành càn dỡ như biến cố dải Gaza gần đây. Do Thái chơi dại khi không biết rằng mình đang nằm giữa một biển cả mênh mông những kẻ thù.
     Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang hối thúc và kêu gọi các nước liên minh tích cực góp phần chống bọn Nhà nước Hồi giáo. Lời kêu gọi có phần làm giảm vị thế một siêu cường bởi lẽ Hoa Kỳ không đủ sức mạnh đè bẹp nhóm phiến quân phải kêu gọi liên minh. Lãnh đạo cuộc chiến phải xử dụng sức mạnh chứ không thể bằng xin xỏ
     Trong thời gian tranh cử cũng như khi đã làm Tổng thống, Obama đã lên án cuộc chiến Iraq của cựu TT Bush là sai lầm và ngu xuẩn, ông cũng tuyên bố nếu đắc cử sẽ rút quân về nước ngay. Cuộc chiến Iraq 2003 có sai lầm hay không chưa nói đến nhưng việc Obama rút quân khỏi Iraq (cuối năm 2011) bây giờ là một sai lầm lớn. Khi đã bắt tay vào việc ông mới biết rằng đứng ngoài phê phán là chuyện quá dễ, năm 1975 người ta rút bỏ VN êm thắm vì đã bắt tay “Mao Chủ Tịch” từ 1972, còn ông chưa hòa được với thủ lãnh khỏng bố cực đoan mà đã vội rút. Qua thử thách này mới thấy tài lãnh đạo cuộc chiến của Obama còn quá non kém so với các vị tiền nhiệm.
     TT Obama sai lầm ở chỗ cho rằng ông mới chính là người yêu hòa bình, tìm hòa bình. Ông tin tưởng cứ rút quân về là xong nhưng vấn đề không quá đơn giản như thế, nếu vậy thì ai cũng có thể làm Tổng thống được.
      Nhiều người Mỹ nói chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Iraq là sai lầm, sự thực thì chẳng có cuộc chiến nào sai lầm vì nó đều đã góp phần bảo vệ an ninh nước Mỹ yên lành cho tới ngày hôm nay. Không có hai cuộc chiến  ấy người Mỹ có được sinh sống an toàn như thế này không? Ai người ta để cho các anh yên?
     Hòa bình không thể tự trên trời rơi xuống, muốn hòa bình phải có chiến tranh. Nhiều người Mỹ không muốn đổ một giọt máu, mất một tên lính mà vẫn được hưởng thái bình của thời Nghiêu Thuấn !!.
     Cựu Bộ trưởng quốc phòng McNamara nói chiến tranh trên thế giới sẽ không bao giờ chấm dứt (9) hết nội chiến sẽ tới ngoại chiến, Tổng thống Obama nay không còn ngồi mơ ước hòa bình.
      Khán giả hồi hộp theo dõi những bản tin hàng ngày thấy phiến quân đang giao tranh dữ dội và tiến nhanh tại Syria , Iraq .  Người ta nhớ lại những năm cuối thập niên 40 khi Hồng quân  chiếm được Hoa Bắc đang tiến xuống Hoa Nam và cũng như tại miền nam VN năm 1975  khi CSBV tiến chiếm hai quân khu I, II và đang hướng về Sài Gòn.
     Hoa Kỳ có cố gắng tránh xa vết xe đổ của những năm 1949, 1975 hay không để còn vớt vát được chút niềm tin của các quốc gia trong Liên minh chống phiến quân của Đế chế Nhà nước Hồi giáo cực đoan?
Trọng Đạt

Chú Thích

(1) Islamic state of Iraq and the Levant , Wikipedia
(2) 2014 American-led intervention in Iraq , Wikipedia
(3) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place , The Siege of Dien Bien Phu trang 311
(4) Stanley Karnow. Vietnam A History trang 435
(5) Nguyễn đức Phương, Chiến TranhViệt Nam ToànTập trang 587
(6) Richard Nixon, No More Vietnams trang 151
(7) No More Vietnams trang 181
(8) Sách kể trên trang 220, 221

(9) In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam trang 324

Không có nhận xét nào: