Việt Hà, phóng viên RFA

Tình hình tự do báo chí trên thế giới


Tổ chức Freedom House vừa công bố bản báo cáo tự do báo chí năm 2010 vào sáng thứ 2, ngày 2 tháng 5 nhân ngày tự do báo chí thế giới được tổ chức tại Washington DC.
Báo cáo mới cho thấy số người dân trên thế giới được tiếp cận với truyền thông độc lập đã giảm đến mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua. Việt Hà có bài tường trình.
Bản báo cáo về tự do báo chí năm 2010 của tổ chức Freedom House công bố vào sáng ngày 2 tháng 5 cho thấy bức tranh tự do báo chí trong năm qua chưa có gì sáng sủa hơn so với các năm trước đó mặc dù tại một số khu vực trên thế giới đã có một vài nước đạt được những tiến bộ nhất định.
Một bức tranh ảm đạm
Phát biểu tại buổi công bố bản báo cáo, Giám đốc điều hành của Freedom House David Kramer nhận xét:
David Kramer: thật đáng tiếc là những người làm việc trong ngành báo chí đang bị tấn công, mà gần đây nhất là cái chết của 2 phóng viên ở Libia, vài tuần trước, những người làm báo bị tấn công bởi nhiều nhiều hình thức, như đe dọa, bỏ tù, tạm giam, và chúng ta càng ngày càng nhìn thấy nhiều tình trạng tự kiểm duyệt, và thực tế chúng ta nhìn thấy tự do báo chí đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua dựa vào các điều tra của Freedom house bắt đầu từ năm 1980.

Trong số 196 nước được đánh giá lần này, có 68 nước được xếp vào danh sách có tự do báo chí, trong khi đó có 65 nước bị xếp vào danh sách các nước chỉ có tự do báo chí một phần và 66 nước bị coi là hoàn toàn không có tự do báo chí. Theo nhận xét của bà Karin Karlekarr, tổng biên tập của Freedom House thì nếu nhìn vào số dân số thực sự được hưởng một nền tự do báo chí, bức tranh toàn cầu có vẻ ảm đạm hơn rất nhiều. Bà nói.
những người làm báo bị tấn công bởi nhiều nhiều hình thức, như đe dọa, bỏ tù, tạm giam, và chúng ta càng ngày càng nhìn thấy nhiều tình trạng tự kiểm duyệt, và thực tế chúng ta nhìn thấy tự do báo chí đang ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua dựa vào các điều tra của Freedom house bắt đầu từ năm 1980.

Karin Karlekar: nhưng nếu nhìn vào dân số thì bức tranh ảm đạm hơn, chỉ 15% người dân trên thế giới có tự do báo chí, tức là 1 trong số 6 người trên thế giới có tự do báo chí, 42% có tự do báo chí một phần, và 43% không có tự do. Các nước có tự do báo chí đã giảm 1 điểm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1996, khi chúng tôi bắt đầu xem xét yếu tố dân số. Trong khi người dân sống tại các nước không có tự do báo chí tăng thêm 3% chủ yếu bởi 3 nước có số dân lớn bị xếp vào danh sách các nước này trong năm 2010.

Có 4 điểm chính đáng ngại được nêu lên trong báo cáo lần này của Freedom House. Đó là việc chính phủ các quốc gia có dân chủ một phần hoặc độc tài gia tăng các biện pháp hạn chế việc đưa tin qua sóng phát thanh, truyền hình độc lập để đối phó với sự gia tăng con số các đài phát thanh và truyền hình tư nhân tại các nước này. Điển hình là tại các nước như Nga và Venezuela, chính phủ đã sử dụng biện pháp tạm ngưng hoặc không cấp giấy phép cho các cơ sở này.

Tại một số nước khác, việc kiểm soát nội dung trên internet qua các mạng xã hội đã trở thành phổ biến. Với điển hình là các nước như Trung Quốc, Iran và Việt Nam. Trong báo cáo lần này, Freedom House cũng liệt kê Nam Hàn và Thái lan vào danh sách các nước mà chính phủ đã gia tăng việc kiểm sóat đưa tin trên internet thông qua các luật và quy định.

Tự do báo chí ngày càng tồi tệ
Ngoài ra, tự do báo chí toàn cầu năm 2010 cũng bị đe dọa bởi các thế lực không thuộc chính quyền tại một số nước ví dụ như Mexico, nơi các băng nhóm buôn lậu ma túy đe dọa tính mạng của phóng viên và tìm cách kiểm soát báo chí.

Những tội ác nghiêm trọng xảy ra với người làm báo trên toàn cầu những năm qua, cộng với việc những kẻ phạm tội không bị trừng phạt đã khiến những phóng viên báo chí phải tự kiểm duyệt mình hoặc phải sống lưu vong.

Những tội ác nghiêm trọng xảy ra với người làm báo trên toàn cầu những năm qua, cộng với việc những kẻ phạm tội không bị trừng phạt đã khiến những phóng viên báo chí phải tự kiểm duyệt mình hoặc phải sống lưu vong. Điều này cũng ảnh hưởng đến tự do báo chí thực sự. Freedom House chỉ tên những nước nguy hiểm nhất cho phóng viên tác nghiệp trong năm 2010 bao gồm Indonesia, Iraq, Mexico và Pakistan.

Báo cáo tự do báo chí năm nay của Freedom House cũng cho thấy sự tụt dốc của một số nước đã có nền dân chủ như Nam Phi, Ý và Hungary.

Có 9 sự dịch chuyển về mức độ tự do báo chí của các nước trong xếp hạng năm nay của Freedom House. Trong đó có 5 nước bị chuyển dịch về hướng xấu đi là chỉ có tự do một phần hoặc hòan toàn không có tự do. Chỉ có 4 nước được chuyển dịch về hướng tích cực, chủ yếu là tại châu Phi với các nước Guinea, Niger và Liberia.

Trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam có điểm số 83 trên 100 tức là hoàn toàn không có tự do báo chí. Trung Quốc có điểm số là 85, cũng thuộc danh sách các nước không có tự do báo chí. Bà Karin Karlekar nhận xét:

tại Trung Quốc, hiện đang có sự đàn áp liên tục chống lại những nhà báo truyền thống và giới blogger. Tại Việt Nam cũng vậy, chính phủ cấm Facebook và những thứ tương tự. Cho nên rõ ràng có sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ với báo chí. 

Bà Karin Karlekar

Karin Karlekar: điểm số của cả hai nước này không có gì thay đổi. Điều mà chúng ta nhìn thấy ở cả hai nước giống như trò chơi mèo vờn chuột, tức là có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước với báo chí, nhưng người dân đang cố gắng chống cự lại. Vì thế tại Trung Quốc, hiện đang có sự đàn áp liên tục chống lại những nhà báo truyền thống và giới blogger.
Tại Việt Nam cũng vậy, chính phủ cấm Facebook và những thứ tương tự. Cho nên rõ ràng có sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ với báo chí.  Nhưng tôi tin là các nhà họat động tại các nước này đang kháng cự lại. Nhìn chung, thì điểm số của cả hai nước không thay đổi so với năm trước đó và vẫn nằm trong danh sách các nước không có tự do báo chí.

Bà Karlekar cho biết nều nhìn vào điểm số trung bình của toàn cầu thì dường như xu hướng tụt dốc của tự do báo chí toàn cầu đang có chiều ổn định lại sau 8 năm liên tục đi xuống, cho thấy một khả năng đảo ngược tình thế.

Cuộc nổi dậy của người dân Trung Đông và Bắc Phi hồi đầu năm nay với những hỗ trợ của internet và mạng xã hội đã cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn cho tự do báo chí, đặc biệt là tại Tunisia và Ai cập. Người đại diện của tổ chức Freedom House cho rằng những dấu hiệu này có thể mang lại một hy vọng cho nhiều tin vui hơn cho tự do báo chí của năm tới nhưng hiện vẫn còn quá sớm để có thể dự báo điều gì.
Cộng đồng blogger trước việc mạng facebook bị chặn

Nhật Hiên, thông tín viên RFA
2009-12-03

Thông tin về việc facebook, một mạng xã hội rất phổ biến trên toàn cầu và hiện có khoảng hơn một triệu người Việt Nam trong và ngoài nước sử dụng bị chặn ở Việt Nam đã được báo chí nước ngoài và báo chí của cộng đồng người Việt hải ngoại đăng tải trong những ngày gần đây.

Giao diện Tiếng Việt của trang Facebook
Các hãng tin DPA của Đức, hãng Thông tấn Mỹ Associated Press, đài RFA, đài VOA của Mỹ, RFI của Pháp, BBC của Anh… đều có tin, bài về việc này, một số bài đưa ra nguồn tin riêng cho biết các công ty cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam như FPT, VNPT, Viettel… đều nhận được lệnh của chính quyền Việt Nam là khóa cửa trang facebook và họ bắt đầu áp dụng chỉ thị này kể từ giữa tháng 11.

Sở dĩ dư luận chú ý đến sự việc facebook bị chặn là vì từ trước đến nay, mặc dù chính quyền Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm đàn áp các tiếng nói bất đồng trên mạng internet và trên báo chí, nhưng đây là lần đầu tiên mà chính quyền tìm cách phong toả nguyên một mạng xã hội.

Còn đối với cư dân mạng, những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi sự việc này thì phản ứng của họ như thế nào?

Phản ứng đầu tiên: ngạc nhiên, chưa tin

Thoạt tiên, rất nhiều blogger tỏ ra ngạc nhiên vì theo họ, facebook là một mạng xã hội mang tính giao tiếp, kết nối nhiều hơn là nơi có thể viết những bài “nguy hiểm” cho chế độ.

Trong bài “Facebook và Losing Face” blogger Hiệu Minh viết: “Ít ai dùng Facebook để viết blog (blog mới nguy hiểm) mà mục đích chính là để kết nối với gia đình, bạn bè, trao đổi tri thức, giao dịch buôn bán” Và “Mạng xã hội Facebook này không thể là mối đe dọa quốc gia như người ta từng lầm tưởng 12 năm trước (1997) khi Việt Nam lần đầu mở cổng Internet.

Ít ai dùng Facebook để viết blog (blog mới nguy hiểm) mà mục đích chính là để kết nối với gia đình, bạn bè, trao đổi tri thức, giao dịch buôn bán” Và “Mạng xã hội Facebook này không thể là mối đe dọa quốc gia

Blogger Hiệu Minh

Lúc đó nhiều người lo ngại, internet mở ra sẽ làm mất ổn định chính trị, rác rưởi theo vào, diễn biến hòa bình. Sau hơn một thập kỷ, Việt Nam đâu có mất mà phát triển mạnh gấp 10 lần”

Nhà báo Huy Đức-blogger Osin trong bài : “Facing Facebook” cũng viết:

“Facebook là một mạng xã hội, chứ không phải là một trang web thông tin “có định hướng”; nó là một không gian sống, là một phương tiện truyền thông để con người hiểu biết và chia sẻ với nhau. Theo thống kê của Facebook, hiện có 1.113.380 người sử dụng mạng này tại Việt Nam. Chắc chắn mỗi người sẽ sử dụng facebook không cùng mục đích: trò chuyện với người thân; kết bạn; trao đổi kinh nghiệm; giao dịch buôn bán… và, có thể cũng có người sử dụng với mục đích rất cần phê phán. Tuy nhiên, cũng như con dao trong nhà bạn, nó sẽ được dùng để gọt trái cây khi ở trong tay một bà nội trợ và nó cũng rất đáng sợ khi ở trong tay của một tên cướp mới đột nhập vào. Tên cướp chứ không phải là con dao mới cần ngăn chặn.”

Tuy nhiên, (face book) cũng như con dao trong nhà bạn, nó sẽ được dùng để gọt trái cây khi ở trong tay một bà nội trợ và nó cũng rất đáng sợ khi ở trong tay của một tên cướp mới đột nhập vào. Tên cướp chứ không phải là con dao mới cần ngăn chặn.
Blogger Osin

Vẫn còn hy vọng đây chỉ là sự trục trăc tạm thời, Huy Đức kết luận:  “Chiều 17-11-2009, khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp mới nói: “Sử dụng biện pháp kỹ thuật (để ngăn chặn cái xấu trên internet) không phải là biện pháp tối ưu”.

Theo ông: “Cũng giống như trong giao thông, đặt ra quá nhiều barie thì tốc độ di chuyển chậm lại, gây ách tắc thông tin”. Trong thời đại ngày nay, ách tắc thông tin còn gây thiệt hại về kinh tế nhiều hơn là ách tắc giao thông. Mở cửa Facebook không chỉ là chuyện cha con chúng tôi mà còn là tình cảm của hàng triệu gia đình và cơ hội làm ăn của đất nước”
Blogger Hiệu Minh thì suy nghĩ sâu hơn về việc uy tín của chính quyền Việt Nam trước dư luận thế giới sẽ bị sụt giảm như thế nào qua hành động cấm đoán này:

“Trong bối cảnh đất nước muốn hòa nhập với thế giới, mọi động thái cấm đoán về trao đổi thông tin internet dễ bị đối tác chiến lược hay các bạn đa phương hiểu lầm.

Hơn một triệu người dùng Facebook đang lo bị mất face (mặt) của mình trên mạng. Vì “con sâu làm rầu nồi canh” mà phải cấm đoán Facebook như Syria hay Iran, thì sự mất thể diện tầm quốc gia mới đáng lo hơn cả.

Trong bối cảnh đất nước muốn hòa nhập với thế giới, mọi động thái cấm đoán về trao đổi thông tin internet dễ bị đối tác chiến lược hay các bạn đa phương hiểu lầm.Hơn một triệu người dùng Facebook đang lo bị mất face (mặt) của mình trên mạng

Blogger Hiệu Minh

Facebook có thể giúp cho bộ mặt của quốc gia được cải thiện. Nếu không cẩn thận, chỉ vì cấm đoán, Facebook trở thành losing face của một dân tộc trong mắt bạn bè”

Thăm dò hay tinh vi

Điều đáng nói là khi trả lời với báo chí nước ngoài, các viên chức chính phủ và các nhà quản lý dịch vụ Internet do nhà nước kiểm soát ở Việt Nam hoặc đã không trả lời câu hỏi cho vấn đề này hoặc vẫn khẳng định là không có chuyện ngăn chặn facebook ở Việt Nam.

Trong thực tế, chính quyền đã áp dụng kiểu chặn luân phiện lúc khu vực này lúc khu vực khác, chỗ chặn chỗ không. Kết quả là nhiều người sử dụng mạng vẫn tưởng là do sự cố kỹ thuật mà họ không vào được facebook, chứ không tin  là nhà nước lại chặn mạng xã hội này.

Có thể đọc thấy những tâm trạng khác nhau đó qua những ý kiến comment khác nhau trong blog của Hiệu Minh:

Blogger Tân Tân:

“Mình vẫn vào bình thường mà. Có thấy trục trặc gì đâu. (ADSL của nhà mình của Bưu Chính Viễn thông VNPT, gói cước MegaVNN)”

Một blogger tên Kha viết:

“Sự việc facebook vừa qua cho thấy Việt Nam đã “cao tay” hơn Trung Quốc, Iran… một bước. Không thèm cấm tiệt như “nước lạ” mà cách làm khôn ngoan là: Cho mày sống cũng không được mà chết cũng không xong. Kinh quá, bái phục. Hãy nghĩ xem,bạn sẽ làm gì nếu cứ 2 phút mạng internet nhà bạn lại request time out?”
Trong khi nhiều blogger vẫn còn bán tín bán nghi thì blogger Sea Free đã viết rõ về chuyện này. Tác giả đã thử đi thử lại nhiều lần với cả 3 nhà cung cấp dịch vụ VNPT, EVN-Telecom (đã có sẵn tại nhà) và FPT (phải ra thuê ngoài dịch vụ công cộng): “Tất cả đều có chung một kịch bản: fake-Facebook!” Blogger

Sea Free kể lại, khi gõ trực tiếp vào địa chỉ facebook.com thì không được

Trong thực tế, chính quyền đã áp dụng kiểu chặn luân phiện lúc khu vực này lúc khu vực khác, chỗ chặn chỗ không. Kết quả là nhiều người sử dụng mạng vẫn tưởng là do sự cố kỹ thuật mà họ không vào được facebook, chứ không tin  là nhà nước lại chặn mạng xã hội này.             

 “Nếu là người chưa tiếp xúc nhiều với luồng thông tin đa chiều, hoặc không chú ý-đều cho rằng Facebook bị lỗi hoặc có sự cố về đường truyền”. Tuy nhiên, Blogger Sea Free cho biết khi sử dụng proxy để vào facebook thì vào được ngay. Vấn đề không có gì khác khi dùng các trình duyệt Opera, Firefox và Chrome! Sea Free kết luận:

“Họ đang dối gạt khách hàng và bôi nhọ uy tín của mạng xã hội số một thế giới, họ đang fake Facebook”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh cũng tiết lộ:

“Theo các thành viên blogger có chân trong các cơ quan an ninh mạng tại Việt Nam cho biết, FPT được phân công nhiệm vụ block các trang facebook, còn VNPT thì block các trang Mulitply.

Sự việc facebook vừa qua cho thấy Việt Nam đã “cao tay” hơn Trung Quốc, Iran… một bước. Không thèm cấm tiệt như “nước lạ” mà cách làm khôn ngoan là: Cho mày sống cũng không được mà chết cũng không xong. Kinh quá, bái phục. Hãy nghĩ xem,bạn sẽ làm gì nếu cứ 2 phút mạng internet nhà bạn lại request time out?

Blogger Kha

Đầu tiên, FPT sẽ block các trang facebook của miền Bắc, đối với miền Nam. Tức miền Nam không truy cập được facebook của miền Bắc, còn miền Bắc thì vẫn vào bình thường. Quá trình block này sẽ diễn tiến xôi đậu, tức sau khi tiến hành block thành công sẽ chọn thí điểm thực hiện và hoạt động on-off luân phiên để các user tưởng đó là lỗi mạng

Còn VNPT thì block Mutiply, như áp dụng trong miền Nam trước đối với miền Bắc, tức miền Bắc không vào được miền Nam, sau đó tiến hành block toàn bộ, phương thức xôi đậu cũng giống như trên.

Tháng 12 này là thời điểm kết, giờ G block toàn bộ sẽ diễn ra. Muốn vào được các trang nói trên, các bạn phải vượt tường lửa”
Cư dân mạng thất vọng, bất bình

Rất nhiều người tỏ ra thất vọng, bất bình. Chia sẻ với bài “Facing Facebook” nói trên của Huy Đức, nhiều người đã vào comment bày tỏ tâm trạng của mình.

Một bạn trẻ có tên Dao băn khoăn:

“Cháu nghĩ nếu đã chặn thì nên có một lời giải thích rõ ràng và hợp lý với cư dân mạng. Vì cháu nhận được nhiều thắc mắc ngơ ngác từ bạn bè vì họ không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Cháu có thể nói cho họ sự thật không phải là lỗi mạng mà là trang web đang bị chặn. Nhưng câu hỏi “tại sao làm vậy” của họ thì cháu biết trả lời làm sao? Chưa kể họ còn hỏi: “tại sao nước ngoài người ta cho xài mà nước mình lại không cho xài?”

Với vấn đề này, chắc sẽ chẳng bao giờ có được một sự đối thoại rõ ràng giữa chính phủ và dân chúng. Nhưng những cư dân mạng sẽ không chịu ngồi một chỗ mà không biết chuyện gì xảy ra với facebook và những gì đã trở thành một phần cuộc sống hằng ngày của họ. Khi đó, họ sẽ đi tìm câu trả lời ở đâu đây? Họ không biết blog Osin, nên cháu e rằng họ sẽ tìm đến những nguồn tin không có lợi cho chính phủ hay chế độ. Như vậy, chẳng phải là chính chính phủ đã đẩy nhân dân mình vào tay các “thế lực thù địch” hay sao? Trừ phi, không một ai được quyền dùng internet”.
Khóa Facebook thì chỉ chứng tỏ sự thiếu tự tin và vô hình chung thừa nhận sự thấp kém, phản động của mình. Thật xấu hổ khi một người nước ngoài kể lại là ở VN không vào Facebook được, điều đó chỉ gây ra những ấn tượng tiêu cực về nhà nước

Blogger Tò He

Blogger Tò He tâm sự:

“Internet đã giải phóng con người rất lớn: một mặt nó mang đến cho con người ta thông tin nên không dễ bị bưng bít mị dân nữa, mặt khác các chính quyền độc tài không thể sống thiếu nó vì như thế sẽ gây ra thiệt hại nhiều mặt.

Nay thấy việc khóa Facebook là một việc ngược theo lẽ thường, đi ngược xu thế chung nhưng cháu nghĩ tình trạng này không kéo dài được lâu. Khóa Facebook thì chỉ chứng tỏ sự thiếu tự tin và vô hình chung thừa nhận sự thấp kém, phản động của mình. Thật xấu hổ khi một người nước ngoài kể lại là ở VN không vào Facebook được, điều đó chỉ gây ra những ấn tượng tiêu cực về nhà nước. Nhưng que sera sera, whatever will be will be, anh có sụp thì anh làm gì anh cũng sụp, một khi anh yếu kém/sai lầm từ gốc rễ thì cái sụp của anh chỉ còn là vấn đề thời gian”

Blogger Nhà báo tiểu nông viết:
“Vai trò của các nhà báo nghiệp dư, nhà báo công dân, bloggers đã được khẳng định.

Ở Mỹ, những blogger chuyên nghiệp, khoảng 20 triệu người, đang được coi là “quyền lực thứ năm” bên cạnh “quyền lực thứ tư” là báo chí.Sự gia tăng của các trang blog cùng với các blogger, mà trong số họ có những người còn giỏi hơn khá nhiều những “nhà báo có thẻ”, đã khiến cho số lượng phóng viên chuyên nghiệp của các tờ báo Mỹ đang giảm xuống…

Blogger Nhà báo tiểu nông

Ở Mỹ, những blogger chuyên nghiệp, khoảng 20 triệu người, đang được coi là “quyền lực thứ năm” bên cạnh “quyền lực thứ tư” là báo chí.

Sự gia tăng của các trang blog cùng với các blogger, mà trong số họ có những người còn giỏi hơn khá nhiều những “nhà báo có thẻ”, đã khiến cho số lượng phóng viên chuyên nghiệp của các tờ báo Mỹ đang giảm xuống…

 Chuyện ở ta: Chính quyền ta ý thức được vai trò của các trang mạng xã hội. Nhưng lẽ ra phải tăng cường đội ngũ phóng viên, biên tập viên, “blogger lề phải” giỏi để “đấu lại” với “quyền lực thứ năm” (lề trái) thì họ lại sử dụng biện pháp cấm đoán, che mắt…”

 Blogger Lò Thi Khuýp kết luận ngắn gọn:
“Không có tính chính danh, thì sợ đủ thứ!”

Chính quyền ta ý thức được vai trò của các trang mạng xã hội. Nhưng lẽ ra phải tăng cường đội ngũ phóng viên, biên tập viên, “blogger lề phải” giỏi để “đấu lại” với “quyền lực thứ năm” (lề trái) thì họ lại sử dụng biện pháp cấm đoán, che mắt…

Blogger Nhà báo tiểu nông

Tìm cách vượt tường lửa

Trong những ngày này, các cư dân trên mạng đang chuyền cho nhau nhiều cách thức vượt tường lửa khác nhau. Nhạc sĩ Tuấn Khanh chia sẻ với mọi người:

“Mời các bạn vào đây để download phần mềm Freegate, một chương trình thiện nguyện mà các chuyên gia tin học thuộc Pháp Luân Công đã cống hiến cho thế giới để giúp con người vượt qua các bức tường sắt - ảo mà những kẻ độc tài dựng lên nhằm bóp chết sự thật.

Chỉ cần tải về, chạy chương trình, tự động các bạn sẽ nhìn thấy cách sử dụng dễ dàng, đặc biệt là dùng với Internet Explorer. Xin hãy chia sẻ sớm với mọi người, để chúng ta có thể sống và viết một cách bình thường.”
Cũng như Trung Quốc và một số quốc gia tòan trị khác, nhà nước Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để ngăn chặn thông tin đa chiều cũng như sự trao đồi thông tin với nhau giữa mọi người, mà gần đây nhất là chặn mạng facebook.

Nhưng rõ ràng là đối với cư dân mạng, họ vẫn tìm được những cách vượt tường lửa, hoặc tìm đến những mạng xã hội khác. Đây là một cuộc chiến trong lĩnh vực truyền thông giữa một bên là những người dân với quyền hưởng thụ internet và nhu cầu tìm hiểu, trao đồi thông tin, một bên là những thế lực muốn bưng bít thông tin.

Cuộc chiến đó chắc chắn sẽ tiếp tục dài dài bất phân thắng bại ở những quốc gia tòan trị,  mà phần thiệt hại không chỉ ở người sử dụng.
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

Không có nhận xét nào: