Công Nông

LUẬT NHÀ THƠ

‒ Bác Nông có biết Quốc Hội đưa Luật Nhà thơ vào dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của Quốc Hội khóa 13 này không?

‒ Chú mày có điên không đấy! Hết việc rồi hay sao mà lại lôi mấy tay nhà thơ ra mà mần luật?



‒ Sao bác lại mắng em! Báo chí đưa tin đây này. Này nhé: “Đại biểu không thể hiểu nổi tại sao lại đưa Luật Nhà thơ và dự kiến chương trình…”

Thế là đại biểu sáng suốt! Người ta nói nước mình đã có cả một rừng luật rồi, mà nhiều kẻ vẫn xài luật rừng. Biển đảo như thế mà Luật biển không lo; luật biểu tình không có, nên dân toàn phải “tụ tập đông người”, rồi “đi bộ Bờ Hồ sáng chủ nhật”; làm gì cũng nói là theo ý dân, nhưng dân lại phản đối rầm rầm, thế mà không có luật trưng cầu dân ý; vốn nhà nước đầu tư vào lỗ hà, ra lỗ hổng, thì không lo xây dựng Luật quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đó là chưa kể ty tỷ thứ khác cần điều chỉnh nữa mà có luật đâu! Rỗi hơi!

‒ Đành rằng là thế, nhưng em lại nghĩ khác. Có cái luật nhà thơ này có khi cũng hay….

‒ Hay cái con khỉ!

‒ Bác cứ bình tĩnh đã nào. Em nói bác nghe nhé. Dân mình có đến quá nửa làm thơ, cả bác nữa, có lần em nghe bác nói cũng vần vèo lắm…

Bậy nào!

Nếu có luật nhà thơ, trước hết thế nào người ta cũng phải định nghĩa thế nào là thơ, thế nào là nhà thơ. Đúng không?

Thì sao?

‒ Thì để “chế tài” mấy người hay mần thơ, nhất là các bác lãnh đạo. Nhiều bác hễ cứ xuất khẩu là thành “thơ”. Cho vui thì cũng vô hại, nhưng tai họa là lại xuất bản hàng chục tập, bắt anh em phải mua, phải đọc và phải…khen! Bác thấy không? Nếu có luật, thì cứ chiếu theo luật mà làm. Ví dụ, "thơ" xếp viết: “Trên đường Nguyễn Thị Minh Khai/ Thế nào cũng có một vài ô tô”, là có tính đại chúng, dễ nhớ, dễ thuộc; có tính giai cấp, vì đứng về công nông, số đi ô tô chỉ là vài chiếc là thiểu số; rồi có tính khoa học, vì rất chính xác; chỉ thiếu mỗi…tính thơ. Nên chưa thể gọi là thơ.

‒ Mấy “nhà ghép vần” chắc chết.

‒ Đấy, bác bắt đầu sáng ra rồi đấy. Hoặc là đồng chí mới có vài ba bài đăng báo, chưa đủ tiêu chí nhà thơ. Các vi dít của đồng chí không được ghi là nhà…, nhà…., nhà…., …, kiêm nhà thơ được. Bác thấy “luật hóa” như vậy có tiện không?

‒ Riêng cái tiêu chí số lượng này là không ổn. Thơ hay đâu cần nhiều bài. Bà Huyện Thanh Quan chỉ có dăm bài mà thành “Đèo Ngang”; ông Chính Hữu cả đời “đầu súng trăng treo” có 56 bài cũng thành “ngọn đèn đứng gác”. Riêng cái khoản số lượng ấy mà chả có nhà thơ nào theo kịp được mấy bác quan chức đâu. Chú mày quên vụ ông tướng công an bốn tháng “mần” được một nghìn bài thơ mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội rồi à? Đưa tiêu chí số lượng ra, thì e hèm, chú mày cứ chuẩn bị tiền mà mua, chuẩn bị mồm mà… khen cho xếp nhé! Khó lắm chú ơi! Các luật khác chặt như thế mà các xếp còn lách ngon ơ. Luật nhà thơ là cái gì mà đòi “chế tài” các xếp.

‒ Thế mà em cứ tưởng... Đúng là dốt thật!

‒ “Không phải chú dốt, chỉ vì mẹ chú quên cho i ốt vào canh”.

‒ Ô, bác làm thơ hay nhỉ!

‒ Không phải tớ làm, cũng không phải thơ.

‒ Thế là cái gì?

‒ “Sát thủ đầu mưng
Công Nông

Không có nhận xét nào: