Chân dung Cụ Phan Thanh Giản
Hình nầy được chụp tại Paris năm 1863 nhân dịp ông cầm đầu sứ bộ sang Pháp
để xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
Hình chụp tại Paris năm 1863nhân dịp ông cầm đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
Việc chuộc ba tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long, nhưng rồi lại được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Dần) sang nước Pháp để điều đình một lần nữa về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông (1863), nhưng cũng không đạt được kết quả.
Năm 1865 ông được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và được tha tội cách lưu.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn.
Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.
Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre.
Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơntỉnh An Giangvẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng.
Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
Dưới đây là đền thờ Cụ Phan Thanh Giản tại quận Ba Tri, Bến Tre.
Quỳnh-Mai đã chụp vào năm 2006 có Thầy Cô Phó Bá Long đi thăm viềng và đốt nhang
cho Cụ.
Hình Cụ Phan Thanh Giản trong đền thờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét