Mỹ Muốn Thoát Khỏi Suy Thoái Kinh Tế Á Châu Là Một Phần Của Câu Trả Lời
Tổng thống Hoakỳ Barack Obama lên đường đến Hawaii vào ngày 10/11/2011, để chủ trì hội nghị thượng đỉnh của Diễn Đàn Hợp Tác Á Châu Thái Bình Dương – APEC. Theo thông tín viên đài VOA Dan Robinson thì: “Ông Obama đem theo những lời cam kết về kinh tế và an ninh
trong chuyến đi 9 ngày, trong đó Trước cuộc họp APEC lần này, giới chức Hoakỳ như bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta, thứ trưởng ngoại giao William Burns đã đi thăm khu vực và đưa ra những lời cam kết về sự hiện diện quân sự và tự do mậu dịch ở trong vùng, dù ngân sách của Mỹ có cắt giảm ra sao, thì sức mạnh quân sự của Mỹ tại Áchâu vẫn không thay đổi. Thứ trưởng ngoại giao Burns nhận định: “Trong một mối quan hệ phức tạp như thế này, thì xung đột và hợp tác đều là những điều không tránh khỏi. Vì vai trò của Trungquốc trong thế giới gia tăng, giữ cho mối quan hệ đi theo hướng xây dựng sẽ là một thách thức quyết định cho cả hai bên”. Ông Bower giải thích: Sự hiện diện về an ninh của Hoakỳ rất được hoan nghênh để tạo ra thế quân bình cho điều mà nhiều người nhận thấy là thái độ hung hăng của Trungquốc hồi gần đây, nhất là trong vùng biển Nam Trungquốc - biển Đông Việtnam- và quần đảo Senkaku, hay là Điếu Ngư Đài ở phiá Bắc”.
Rõ ràng là Trungcộng vừa là Đối Tác Kinh Tế vừa là Đối Trọng An Ninh với Hoakỳ. Dù cho Trungcộng đang là chủ nợ lớn nhất của Hoakỳ, nhưng Tầu cầm tiền đôla của Mỹ mà cho Mỹ vay thì có khác gì ‘chở củi về rừng’. Quyền tăng hay giảm giá đôla đều nằm trong tay Mỹ. Điều quan trọng là vốn đầu tư của Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ đối với các công ty đa quốc gia đang đầu tư tại Hoalục luôn luôn có tính quyết định. Nhất là thị trường Mỹ, nơi tiêu thụ chính đối với các sản phẩm của Tầu. Vì vậy mà về mặt đối tác kinh tế, Mỹ có nhiều ưu thế hơn hẳn Tầu. Còn về an ninh quốc phòng thì viên tướng tổng tham mưu trưởng quân đội Trungcộng Trần Bỉnh Đức đã phải thừa nhận: “Một khoảng cách 20 năm đang hiện hữu giữa quân đội Hoakỳ và quân đội Trungquốc”. “Trungquốc không có khả năng để thách thức Hoakỳ”. Có nghĩa là 20 năm nữa quân đội Trungcộng mới tiến bằng quân đội Hoakỳ hôm nay, Nhưng quân đội Hoakỳ đâu có đứng chờ Trungcộng. Họ sẽ đi tới, và chẳng bao giờ Trungcộng bắt kịp Hoakỳ. Vậy mà Hoakỳ vẫn phải giữ tư thế Đối Trọng An Ninh với Trungcộng là vì các nước láng giềng của Trungcộng ở vùng Đông Nam Á còn quá yếu so với Trungcộng cả về kinh tế lẫn quân sự, dễ cho Trungcộng thực hiện âm mưu bành trướng.
Không những Mỹ luôn luôn nói và chứng tỏ sẽ giữ vững tư thế bảo vệ Áchâu để thực hiện vai trò lãnh đạo thế giới, mà còn tạo điều kiện cho Ấn, Nhật, Úc cùng với Mỹ hình thành một Vòng Cung Chiến Lược Dân Chủ, tiến vào Biển Đông, để giúp đỡ các nước Đông Nam Á đứng vững trong Mặt Trận Ngăn Bành Trướng Bắckinh, phát huy thế mạnh của Kinh Tế Tự Do và sớm Dân Chủ Hóa chế độ, để Asean trở thành một khối quốc gia ngang tầm với các cường quốc thế giới. Bước đầu tiên là vô hiệu hóa chủ trương của Trungcộng tự nhận chủ quyền 80% diện tích Biển Đông, qua hình vẽ ‘đường lưỡi bò’ của người Tầu. Bằng giải pháp “Thương Thảo Đa Phương”, dựa trên Công Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc 1982. Rồi với những cuộc hội thảo quốc tế để chỉ ra rằng: Theo Công Ước về Luật Biển LHQ, thì dù 2 quần đảo Hoàngsa, Trườngsa thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào, thì cũng không có “Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý” Đồng thời tại nơi đây luôn luôn đưa ra những lời cảnh báo về sự hung hăng đe dọa của Bắckinh. Đẩy Trungcộng vào thế bị cô lập đối với dư luận quốc tế. Xem ra biện pháp này đã đưa lại kết quả cụ thể, là các nước trong vùng Đông Nam Á xích lại gần nhau hơn. Chính quyền Miến Điện đã trút bỏ được chiếc áo nhà binh, quay lưng lại với Trungcộng, bắt tay với Ấnđộ, và tỏ ra thân thiện với Tây Phương. Khởi sự thả tù chính trị. Hợp tác với lực lượng Đối Lập của lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi nhằm đẩy mạnh công cuộc Dân Chủ Hoá nước Miếnđiện. Trợ lý ngoại trưởng Hoakỳ về Dân Chủ và Nhân Quyền tuyên bố: “Hoakỳ muốn thừa nhận rằng, những gì đang làm tại Miếnđiện mang tính tích cực”.
Riêng Việtnam thì đảng Cộngsản Việtnam, tự nhận mình là lãnh đạo nhà nước, nhưng Tổng Bí Thư Đảng lại cứ chui đầu vào làm đầy tới cho Trungcộng, ngoan ngoãn chấp nhận giải pháp thương thảo ‘song phương’ về chủ quyền Biển Đảo với Bắckinh, hoàn toàn không dám đề cập gì đến chủ quyền của Việtnam tại Hoàngsa và Trườngsa, mà Trungcộng đã đánh chiếm của Việtnam. Dù trong khi đó thì cho Chủ Tịch Nước đi sang Ấnđộ, Philippines, Nam Hàn và dự hội nghị APEC. Thủ tướng Việtcộng ký với Đức, đi Âuchâu, Nhậtbản về các thỏa hiệp kinh tế, nhưng với bất cứ nước dân chủ nào, người ta cũng đều nhận thấy vấn đề nhân quyền Việtnam là một trở ngại lớn. Vì không một quốc gia dân chủ văn minh nào, mà chịu được cảnh một chính quyền ngồi thảo luận ngang hàng với họ, lại sử sự với dân chúng của mình giống như bọn côn đồ. Hành động đạp vào mặt người yêu nước biểu tình ôn hòa chống ngoại xâm. Thô bạo giải tán các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trungcộng xâm lăng. Hành động cho công an, dân phòng, đội lốt côn đồ, đập phá nhà thờ Thái Hà, hành hung các tu sĩ và giáo dân, dưới sự bảo vệ của cảnh sát, công an nhà nước. Bắt bớ, tù đầy những người lên tiếng đòi dân chủ, tự do tôn giáo, và các blogger tranh đấu cho nhân quyền. Đến đây thấy rằng, vấn đề Trungcộng tuy gai góc đối với Mỹ, nhưng không khó khăn, tế nhị bằng việc đối phó với Việtcộng. Mỹ vừa muốn giúp Việtnam đứng vững trước sự lấn chiếm của Trungcộng, nhưng Việtcộng là một chế độ vi phạm nhân quyền có hệ thống, trở thành quán tính khinh dân, mà cũng sợ dân nổi loạn. Nên dù Mỹ đã thực hiện 16 vòng Đối Thoại Nhân Quyền Mỹ-Việt, mà vấn đề Nhân Quyền Việtnam ngày càng tồi tệ thêm. Nói gì đến việc trông mong Việtcộng tự Dân Chủ Hóa chế độ.
Lý Đại Nguyên Little Saigon ngày 08/11/2011 .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét