Chui đầu vào ‘cái thòng lọng Thành Ðô’
Vào những ngày cuối tháng 8, trước đây 22 năm, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh ở Hà Nội đã quyết định phải quayđầu trở lại, xin hợp tác với đảng Cộng Sản |
Kết quả là hội
nghị Thành Ðô, ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, mà Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu gọi là “Cái
thòng lọng thứ hai” buộc vào cổ đảng Cộng Sản Việt Nam.
Cái thòng lọng thứ nhất, là quyết
định “khai thông biên giới Việt Trung” vào năm 1950 để Cộng Sản Việt Nam (Việt
Cộng) nhận được viện trợ và đón các cố vấn Trung
Qu ốc sang chỉ đạo. Hà Sĩ Phu viết: “Do vị trí địa-chính trị
nênViệt Nam trở thành cửa ngõ mà chủ nghĩa Ðại Hán buộc phải chiếm lĩnh để bành
trướng về phía Nam...” Chủ nghĩa cộng sản đã cho Trung Qu ốc “một cơ hội bằng vàng. Họ tận
dụng những đặc trưng của cộng sản để đưa con mồi vào lưới. Con mồi tự tìm đến
cái bẫy, nhưng bị tấm màn ‘Quốc tế đại đồng’ che mắt, nhìn cái bẫy thành chốn
ruột thịt nương thân.”
Khi đảng Cộng Sản Việt Nam tự tìm
đến Thành Ðô để chui vào cái thòng lọng thứ hai, Hà Sĩ Phu nhận định: Xét trong
quan hệ lịch sử giữa hai kẻ thù truyền kiếp thì cuộc cầu hòa này chính là
“tuyên bố đầu hàng.”
Nếu biết rõ hơn về hội nghị Thành
Ðô, chúng ta sẽ thấy quả thật đó là một “cuộc tuyên bố đầu hàng.” Những sự kiện
và ngày tháng kể sau đây dựa trên hồi ký của Trần Quang Cơ, là thứ trưởng Ngoại
Giao vào lúc đó, với một tài liệu do Trung
C ộng công bố, đã được Lý Nguyên dịch từ mạng Hà Bắc tân văn
võng ngày 30 tháng 10, 2007, đăng trên mạng Talawas.
Tháng 10 năm 1989, trùm cộng sản Lào Kaysone Phomvihane thăm Bắc Kinh, xin gặp Ðặng Tiểu Bình với lý do bí mật. Phomvihane chuyển lời Nguyễn Văn Linh xin được làm hòa vớiTrung C ộng, 10
năm sau khi Ðặng Tiểu Bình đã cho quân sang “dạy một bài học” cho Cộng Sản Việt
Nam. Ðặng Tiểu Bình đặt một điều kiện: Trước hết, phải rút hết, rút triệt để
quân đội khỏi Cămpuchia. Và Bình còn nói rõ ông không thích Nguyễn Cơ Thạch,
lúc đó là ngoại trưởng.
Năm đó, Việt Cộng đã rút hết quân về. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư Cộng Sản Việt Nam, gặp Trương Ðức Duy, đại sứTrung Qu ốc tại Hà Nội, nhưng cuộc họp có
cả Nguyễn Cơ Thạch, chưa nói hết ý. Theo bên Trung Qu ốc kể lại, ngày 16 tháng 8 năm
1990, Nguyễn Văn Linh sai Hoàng Nhật Tân gặp Trương Ðức Duy, đưa một “mật thư,”
và nói miệng gửi lời nhắn riêng: “Không cần đi qua Nguyễn Cơ Thạch,” mặc dù đại
sứ một nước chỉ được tiếp xúc qua bộ trưởng Ngoại Giao nước chủ nhà. Trương Ðức
Duy quyết định liên lạc bí mật qua Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Lê Ðức Anh. Ngày 21
tháng 8, Trương Ðức Duy ngồi trên một chiếc ôtô du lịch không cắm cờ Trung Qu ốc theo nghi thức ngoại giao, lén
đến Bộ Quốc Phòng bàn riêng với Lê Ðức Anh. Và lúc 7 giờ rưỡi, sáng sớm ngày
hôm sau, Nguyễn Văn Linh gặp Trương Ðức Duy tại nhà khách Bộ Quốc Phòng, cả hai
bên đều không mang phiên dịch. Linh đề nghị Trương Ðức Duy đổi ngồi một chiếc
xe khác hôm qua, và vẫn không cắm quốc kỳ. Một tuần sau, Nguyễn Văn Linh (tổng
bí thư) và Ðỗ Mười (thủ tướng) cũng hội kiến Trương Ðức Duy. Chắc đây là buổi
họp quyết định. Vì hôm sau, 30 tháng 8, 1990, Bộ Chính Trị họp, Linh đưa ra ý
kiến hợp tác với Trung Qu ốc
“để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc,” tiến tới bình thường hóa quan hệ
Trung-Việt.
Tháng 10 năm 1989, trùm cộng sản Lào Kaysone Phomvihane thăm Bắc Kinh, xin gặp Ðặng Tiểu Bình với lý do bí mật. Phomvihane chuyển lời Nguyễn Văn Linh xin được làm hòa với
Năm đó, Việt Cộng đã rút hết quân về. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, Nguyễn Văn Linh, tổng bí thư Cộng Sản Việt Nam, gặp Trương Ðức Duy, đại sứ
Những diễn biến trên cho thấy ba
người chủ chốt trong vụ này là Nguyễn Văn Linh, Lê Ðức Anh và Ðỗ Mười. Nhưng Lê
Ðức Anh có vẻ được Trung C ộng
tin cậy hơn cả. Nhưng tại sao bộ ba này thuyết phục được cả Bộ Chính Trị đồng ý
với cuộc đầu hàng không điều kiện này? (Chỉ có cố vấn Võ Chí Công không đồng
ý). Nguyễn Văn Linh giải thích: Cần hợp tác với Trung Qu ốc “để bảo vệ chủ nghĩa xã hội
chống đế quốc.”
Thực tế là chế độ cộng sản tại
Việt Nam đang lâm nguy. Kinh tế suy sụp vì thiếu viện trợ vốn cũng như kỹ thuật
của các nước Ðông Âu và Nga Xô, sau khi cộng sản Ðông Âu sụp đổ, Liên Xô đang
bị cùng kiệt về kinh tế. Mấy năm trước dân nhiều nơi miền Trung đã chết đói. Cả
thế giới đang tẩy chay Việt Cộng, từ năm 1978. Cộng Sản Việt Nam biết không còn
nương tựa vào đâu, phải cầu cứu tới một nước đã từng gọi là “kẻ thù truyền
kiếp.”
Trung Cộng không tiếp phái đoàn
Việt Cộng tại thủ đô Bắc Kinh mà chỉ mời đến Thành Ðô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.
Họ giải thích là cần giữ bí mật cho cuộc gặp gỡ này, không cho thế giới biết.
Trước khi lên đường, Trương Ðức Duy còn yêu cầu phải có mặt Phạm Văn Ðồng, cố
vấn của Bộ Chính Trị, nhìn bên ngoài có địa vị tương đương với “bố già” Ðặng
Tiểu Bình. Ðồng chịu đi vì tưởng sẽ được gặp Bình. Nhưng tới nơi thì không. Sự
có mặt của Phạm Văn Ðồng có ý nghĩa. Vì trong cuộc họp Trung C ộng có thể đem lá thư ông ta gửi Chu Ân Lai năm 1958, công nhận lập
trường của Trung C ộng về
Trường Sa, Hoàng Sa. Những gì được ký kết giữa hai bên tới nay vẫn còn giữ bí
mật; nhưng chắc phía Trung C ộng
họ không dại gì mà không nhắc tới vụ các đảo, sau khi hải quân hai bên mới tử
chiến năm 1988, biển vẫn còn tanh mùi máu.
Theo các tài liệu chính thức công
bố thì hai bên chỉ bàn chuyện Campuchia. Lúc đầu Việt Cộng đề nghị trong hội
nghị đình chiến ở xứ Chùa Tháp, phe Hun Sen và phe chống Việt Cộng, trong đó có
Pol Pot, mỗi bên sẽ có 6 người dự vào chính quyền lâm thời ở Campuchia. Trung C ộng đòi có thêm cựu hoàng Sihanouk
cho thành 6+6+1, mà ai cũng biết ông hoàng này là người được Trung C ộng nuôi nấng từ 20 năm rồi. Nguyễn
Văn Linh cố “bán” ý kiến “Giải pháp đỏ” cho Trung
C ộng. Tức là cho hai đảng Cộng sản Campuchia hợp tác đủ rồi,
bỏ các phe của Sihanouk ra ngoài. Nhưng Linh thất bại, cuối cùng, bên Việt Cộng
không dám cãi, mà cũng không dám đòi hỏi gì; đồng ý sẽ thuyết phục phe Hun Sen
chịu “hòa giải” với Pol Pot. Hai bên hứa sẽ giữ bí mật cuộc hội nghị, để các
nước khác như Nga, Mỹ, không biết hai chính quyền cộng sản Á Châu toa rập.
Giang Trạch Dân nói ở Thành Ðô: “Các nước phương Tây rất chú ý tới quan hệ của
chúng ta. Các đồng chí đến đây, cho đến nay các nước không ai biết, cũng không
cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này.”
Nhưng ngay sau đó, cả nhóm lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam thấy ngay mình bị lừa. Khi Nguyễn Văn Linh, Lê Ðức Anh sang thuyết phục phe Hun Sen thì bị đám đàn em chống, vì phe này bị lép vế với tỷ số 6/7. Nguyễn Cơ Thạch kể lại: “Trung Qu ốc đã đưa cả băng ghi âm cuộc nói
chuyện với lãnh đạo ta ở Thành Ðô cho Phnom Penh. Hun Xen nói là trong biên bản
viết là “hai bên đồng ý thông báo cho Campuchia phương án 6+2+2+2+1.”
Nhưng ngay sau đó, cả nhóm lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam thấy ngay mình bị lừa. Khi Nguyễn Văn Linh, Lê Ðức Anh sang thuyết phục phe Hun Sen thì bị đám đàn em chống, vì phe này bị lép vế với tỷ số 6/7. Nguyễn Cơ Thạch kể lại: “
Trung Cộng đã tiết lộ kết quả
cuộc họp cho cả thế giới. Báo Bangkok Post ngày 19 tháng 9 đã đăng công khai
Thỏa thuận Thành Ðô, viết rõ Việt Nam đã đồng ý với Trung Qu ốc về thành phần chính phủ lâm
thời là 6 cộng 7, có Sihanouk! Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông (FEER) số ngày 10
tháng 10 viết về cuộc gặp gỡ “thượng đỉnh” Trung-Việt ở Thành Ðô.
Nhưng cay cú nhất là Trung C ộng còn thông báo cho cả Mỹ biết.
Ngoại Trưởng Mỹ James Baker còn nói với Nguyễn Cơ Thạch rằng Trung Qu ốc khoe với Mỹ là họ đã “bác bỏ
đề nghị của lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam là Việt Nam với Trung Qu ốc đoàn kết bảo vệ Chủ nghĩa Xã
hội chống âm mưu của đế quốc Mỹ xóa bỏ Chủ nghĩa Xã hội.” Ông Trần Quang Cơ
than: “Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Ðô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta
đã tự tạo ra ảo tưởng là Trung Qu ốc
sẽ giương cao ngọn cờ Chủ nghĩa Xã hội, thay thế cho Liên Xô, làm chỗ dựa.”
Trong cuộc họp Bộ Chính Trị vào tháng 5 năm 1991, đủ mặt 12 người và hai cố vấn, họ bắt đầu than thở và chỉ trích lẫn nhau. Võ Văn Kiệt phê bình việc để Phạm Văn Ðồng cùng đi: “Chỉ để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng, không có Ðặng Tiểu Bình. Mình bị nó lừa nhiều cái quá! Tôi nghĩTrung Qu ốc chuyên là cạm bẫy!” Phạm Văn
Ðồng than: “Mình hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên
hết,... Sau chuyến đi Thành Ðô, tôi vẫn ân hận sao lại mời thêm tôi... Anh Mười
cho là họ mời rất trang trọng, cơ hội lớn, nên đi!”
Trong cuộc họp Bộ Chính Trị vào tháng 5 năm 1991, đủ mặt 12 người và hai cố vấn, họ bắt đầu than thở và chỉ trích lẫn nhau. Võ Văn Kiệt phê bình việc để Phạm Văn Ðồng cùng đi: “Chỉ để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng, không có Ðặng Tiểu Bình. Mình bị nó lừa nhiều cái quá! Tôi nghĩ
Nguyễn Văn Linh lại biện hộ tại
sao phải theo Tầu, vì “Âm mưu của đế quốc Mỹ chống phá chủ nghĩa xã hội ở Châu
Á, cả ở Cuba... dù bành trướng thế nào thì Trung
Qu ốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.” Lê Ðức Anh mở rộng
thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xóa cộng sản. Nó đang xóa ở Ðông Âu.
Nó tuyên bố là xóa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp
và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Ðồng minh này là Trung Qu ốc!”
Rõ ràng, tất cả nhóm người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa cả nước “chui vào cái thòng lọng” củaTrung C ộng,
vì muốn “bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội.”
Rõ ràng, tất cả nhóm người cầm đầu đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa cả nước “chui vào cái thòng lọng” của
Trong thực tế, là bảo vệ ngôi vị
độc quyền cai trị nước Việt Nam!
Hà Sĩ Phu không kể các chi tiết
trên đây trong bài tham luận mới “Giải Cộng Nhi Thoát,” nhưng ông đã mô tả “cái
thòng lọng Thành Ðô” rất cụ thể: “Từ đấy trở đi, chỉ cần 4 năm một lần Trung Qu ốc khống chế người cầm đầu Việt
Nam, tức tổng bí thư đảng, là đủ cho kế hoạch xâm lược tiến hành trôi chảy.
Muốn vậy phải giữ cho Việt Nam yên vị theo chế độ cộng sản, không được dân chủ
hóa, không được liên kết chiến lược với Hoa K ỳ.”
Khi hiểu rõ “cái thòng lọng Thành
Ðô” thì chúng ta cũng hiểu được các hành động của đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm
1990 đến giờ.
Ngô
Nhân Dụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét