MUỐN THẮNG PHẢI CÓ CÁI LÝ CỦA KẺ MẠNH (Nguyễn Thanh Giang)


Nguyễn Thanh Giang
Mồng 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Hoàng Sa, mở đầu một bước xâm lăng mới đối với Việt Nam. Gần 50 ngày đã qua, những biện pháp đấu tranh hòa bình của ta không đem lại kết quả gì, Trung Quốc vẫn không ngừng lấn tới:
      - Khoan xong điểm cách đảo Tri Tôn 34 km về phía nam, cách đảo Lý Sơn 221 km về phía đông, Trung Quốc lại lững thững đưa giàn khoan đi cắm cách đó hơn ba mươi hải lý, vẫn trong thềm lục địa thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế của ta.
      - Từ chỗ chỉ huy động 80 tầu thuyền các loại, nay Trung Quốc đã cho tung hoành ngang dọc trên vùng biển quanh HD 981 140 tàu, gồm tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu …
      - Trung Quốc đang huy động toàn lực để đóng giàn khoan Hải Dương 982 tại nhà máy đóng tàu Đại Liên trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu CSIC.

ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC (TS Trần Nhơn)


MỞ ĐẦU
Quản lý nhà nước đối với Tài nguyên nước (TNN) ở nước ta đã phát triển từ đơn giản đến phức tạp, gắn với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là trình độ nhận thức ngày càng tự giác của con người về tính chất đa dạng, phong phú của TNN và dịch vụ nước.
Mặt khác, phải thấy rằng quản lý nhà nước đối với TNN ở nước ta là một bộ phận trong hệ thống quản lý nhà nước nói chung. Nhưng trong quá trình đổi mới quản lý, bộ phận này đã không được quan tâm chỉ đạo để vươn lên đáp ứng kịp yêu cầu. Cho nên so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở thời kỳ mới, và so với trình độ phát triển của hệ thống quản lý nhà nước nói chung, thì quản lý nhà nước đối với TNN đã tỏ ra bất cập và tụt hậu. Tình trạng bất cập và tụt hậu đó thể hiện trên cả 3 mặt: Thể chế quản lý (cơ chế chính sách), tổ chức bộ máy quản lý và công nghệ quản lý.

Bài Học Từ Cuộc Chiến Việt Nam (Trọng Đạt)


Général Henri Navarre
Khi cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ nhất và lần thứ hai chấm dứt, các nhà lãnh đạo đã rút ra những bài học, tôi xin đan cử một số kinh nghiệm của họ như dưới đây
Bài học của Henri Navarre
     Trước hết ý kiến của Tướng Henri Navarre, Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương (1)
    Tháng 9/1945 người Pháp theo chân quân Anh vào Đông Dương giải giới quân Nhật để chiếm lại thuộc địa này, họ còn nhiều quyền lợi như hầm mỏ, xí nghiệp, đồn điền, dinh thự, đất đai… Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, được Trung Cộng viện trợ vũ khí ồ ạt và huấn luyện quân sự từ 1950. Mới đầu cuộc chiến tranh chỉ giới hạn tại Việt Nam sau  lan rộng ra các nước Mên Lào

Thơ biển đảo - Phạm Ngọc Thái


 BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

          Hãy cứ đo bể ta bằng luật-điều quốc tế
          Trời xanh ta xanh bao nhiêu hải lý
          Nhưng chớ đo lòng căm giận chúng ta
          Máu hơn ba chục năm trời ta đã đổ ra.
                                       Chế Lan Viên
                       I-


Chúng muốn cướp biển ta. Lũ Tàu khốn kiếp.
Anh em gì, răng với chả môi?
Từ thuở nghìn năm cha ông đã thế rồi!
Phải coi chúng muôn đời là giặc.
Nếu bị mất lòng dân thì mất hết,
Sao lại đàn áp người biểu tình khi họ chống giặc Trung?
Nếu ta mà sợ sệt luồn mình
Cũng có nghĩa là hại dân, hại nước?
Hoan hô ông Thủ tướng lên tiếng
                              bảo vệ chủ quyền Tổ quốc