ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC (TS Trần Nhơn)


MỞ ĐẦU
Quản lý nhà nước đối với Tài nguyên nước (TNN) ở nước ta đã phát triển từ đơn giản đến phức tạp, gắn với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, với phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là trình độ nhận thức ngày càng tự giác của con người về tính chất đa dạng, phong phú của TNN và dịch vụ nước.
Mặt khác, phải thấy rằng quản lý nhà nước đối với TNN ở nước ta là một bộ phận trong hệ thống quản lý nhà nước nói chung. Nhưng trong quá trình đổi mới quản lý, bộ phận này đã không được quan tâm chỉ đạo để vươn lên đáp ứng kịp yêu cầu. Cho nên so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở thời kỳ mới, và so với trình độ phát triển của hệ thống quản lý nhà nước nói chung, thì quản lý nhà nước đối với TNN đã tỏ ra bất cập và tụt hậu. Tình trạng bất cập và tụt hậu đó thể hiện trên cả 3 mặt: Thể chế quản lý (cơ chế chính sách), tổ chức bộ máy quản lý và công nghệ quản lý.

Từ nhận định như vậy, chúng tôi sẽ trình bày trong bài này một hệ thống các căn cứ cho việc thiết kế một phương án quản lý nhà nước đối với TNN nhằm từng bước loại bỏ các mặt bất cập và tụt hậu nêu trên. Đây chính là định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với TNN trong thời kỳ phát triển mới của đất nước và bao gồm các vấn đề cơ bản dưới đây:
I. Những quan điểm cơ bản về đổi mới quản lý nhà nước đối với TNN.
II. Một số vấn đề đổi mới thể chế quản lý nhà nước đối với TNN.
III. Một số vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước đối với TNN.
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM BẢN ĐI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TNN.
1. Dịch vụ nước (sản phẩm nước) là hàng hoá.
Một cách khái quát, quan điểm này nhìn nhận: Nước ở trạng thái tự nhiên là tài nguyên; nước qua công trình, qua xử lý đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động tiêu dùng của con người là một loại hàng hoá. Cung ứng hàng hoá nước (cũng như nhiều loại hàng hóa khác) đến người dùng nước là một dịch vụ, vì vậy phải được thực hiện theo những nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Đây là một trong những quan điếm về quản lý tổng hợp TNN đã được đồng đảo các chuyên gia, các nhà quản lý trong nước và quốc tế thừa nhận.
Sớ dĩ quan điếm này cần được các cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận như một nguyên lý khách quan là để từ đó xây dựng thể chế quản lý mới với cơ chế chính sách hợp lý, tạo động lực và phát huy nội lực phát triển bển vững ngành kinh tế nước, bảo đảm khai thác, cung ứng nước thoá mãn các nhu cầu hợp lý của xã hội và nền kinh tế, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tốt TNN.
2. Bảo đảm yêu cầu khai thác, lợi dụng tổng hợp TNN, kết hợp chặt chẽ hai mặt kinh tế, xã hội của dịch vụ cung ứng hàng hóa nước.
Dịch vụ nước (dịch vụ cung ứng hàng hóa nước) thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu dùng nước của nhiều ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, phát điện, vận tải thủy, du lịch...) cũng như nhu cầu dùng nước sinh hoạt của nhân dân; đồng thời tham gia tích cực vào việc phòng chống tai nạn do thiếu và thừa nước gây ra (hạn hán. lũ lụt), bảo vệ môi trường sinh thái vững bền. Như vậy, phải khai thác các nguồn nước theo hướng lợi dụng tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu. Muốn đạt được yêu cầu này, hoạt động khai thác nguồn nước, cung ứng và sử dụng nước không thể tự phát, phải dựa vào các quy hoạch đã được phê duyệt và. điều chỉnh cập nhật hóa qua từng thời kỳ.
TS Trần Nhơn
Mặt khác, dịch vụ nước vừa thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế vừa thuộc kết cấu hạ tầng xã hội. Do đó, dịch vụ nước trong khi mang tính sản xuất kinh doanh là chủ yếu (để tạo động lực phát triển bền vững) vẫn phải được điều chính bằng các chính sách xã hội thích hợp cúa Nhà nước. Đây chính là sự thế hiện việc kết hợp hai mặt kinh tế và xã hội của dịch vụ nước.
3. Xóa bỏ chẽ độ bao cấp tràn lan, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ, khai thác TNN và dịch vụ cung ứng nước.
Xóa bó chế độ bao cấp tràn lan là yêu cầu chung, có tính nguyên tắc đối với công cuộc phát triến kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành thủy lợi hiện tại - ngành kinh tế nước trong tương lai, tất yếu không thể bám mãi vào cơ chế đầu tư theo kiểu “xin – cho”: vừa kém hiệu quả, vừa tạo nhiều khe hở phát sinh tham ô, lãng phí và nhiều hệ lụy tiêu cực xã hội khác.
Xóa bỏ chê độ bao cấp tràn lan phải đi đôi với việc thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng dịch vụ nước. Điều này có nghĩa là thay thế một thể chế quán lý bảo thủ, lạc hậu, kém hiệu quả bằng một thế chế quản lý mới thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với quy luật vận động khách quan của quản lý tài nguyên nước và hàng hóa nước. Xóa bỏ chế độ bao cấp tràn lan, thực hiện xã hội hóa là huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư cho công cuộc bảo vệ và phát triển TNN, cung ứng dịch vụ nước, giải thoát cho Nhà nước gánh nặng đang phải đơn độc cáng đáng nhu cầu vốn đầu tư và chi phí vận hành công trình trong lĩnh vực này.
Xóa bỏ chế độ bao cấp tràn lan, thực hiện xã hội hóa công cuộc phát triển, bảo vệ TNN và khai thác, cung ứng dịch vụ nước là quá trình từng bước tạo lập và phát triến một ngành kinh tế nước nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường thay thế hệ thống quốc doanh đang độc diễn, bám theo cơ chế “xin – cho” và lệ thuộc vào “bầu sữa ngân sách”, với hiệu quá rất thấp, ẩn chứa nhiều yếu tố thụ động, tiêu cực.
Xóa bỏ cơ chế bao cấp tràn lan theo kiểu “xin – cho” không đồng nghĩa với xóa bỏ sự tài trợ thích đáng (minh bạch, hợp lý) của Nhà nước đối với những nhu cầu đầu tư bảo vệ, khai thác TNN thực sự cấp thiết, cho hoạt động cung ứng dịch vụ nước ở những vùng miền nhất định (nhất là đối với miền núi, vùng sâu vùng xa), cho một số đối tượng dùng nước cần được tài trợ, đặc biệt là đối với một số loại hộ dùng nước có thu nhập thấp.
4. Thực hiện quản lý nhà nước tập trung thống nhất, không chia cắt, phân tán; không lấn sân sang quản lý sản xuất kinh doanh; có hiệu lực và hiệu quả cao.
Trước hết, phải khắc phục tình trạng quản lý nhà nước đối với TNN chia cắt, phân tán như hiện nay. Không thể để mỗi Bộ, mổi cấp chính quyền nắm một mảng, một lĩnh vực, tiến hành khai thác TNN và sử dụng nước không theo chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thế chung. Các quy hoạch khai thác TNN và sử dụng nước do các ngành, các cấp chính quyền lập phải qua khâu tổng hợp, thẩm định, xét duyệt của cơ quan chức năng quản lý nhà nước về TNN, không thể để tồn tại tình trạng “mạnh ai nấy làm”. Mặt khác, phải phân bố, sắp xếp lại nhiệm vụ chức năng quản lý và phát triển TNN giữa Bộ Tài nguyên và MT - cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp về TNN, với các Bộ ngành quản lý khai thác nước chuyên ngành, các cấp chính quyền địa phương theo nguyên tắc tập trung thống nhất, có phân công, phân cấp hợp lý. Cần nhanh chóng chấm dứt hiện trạng Bộ quản lý nước chuyên ngành "bao sân”, “lấn sân” sang Bộ quản lý nước tổng hợp.
Cùng với việc phân bố, sắp xếp lại nhiệm vụ chức năng quản lý nhà nước theo hướng tập trung thống nhất, không chia cắt phân tán, quản lý nhà nước đối với TNN, còn phái giải quyết triệt đế tình trạng quản lý nhà nước sa đà vào các hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh cụ thể. Các cơ quan quản lý nhà nước phải tập trung vào việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, cơ chế chính sách; xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể cùng các kế hoạch dài hạn; hướng dẫn, giám sát và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho ngành kinh tế nước nhiều ihành phần hoạt động.
Chắc chắn rằng, không thể làm cho quản lý nhà nước đối với TNN trở nên thực sự có hiệu lực và hiệu quả nếu không quyết tâm thực hiện bốn quan điểm nêu trên.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TNN.
Xây dựng thể chế quản lý nhà nước đối với TNN là một công việc lớn lao và phức tạp nhưng lại là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công cuộc đổi mới lĩnh vực này.
Đổi mới thể chế quản lý nhà nước đối với TNN phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội và quán triệt 4 quan điếm cơ bán được nêu tại mục I.
Những vấn đề chủ yếu của lĩnh vực này là:
1. Hoàn chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý nhà nước về nước.(1)
Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý nhà nước là công cụ quan trọng nhất của quản lý nhà nước trong việc điều chỉnh hoạt động bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng, sử dụng dịch vụ nước. Hiện trạng của hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách quản lý nhà nước đối với TNN đang tỏ ra bất cập, tụt hậu, chia cắt, cục bộ bản vị và không đồng bộ. Việc hoàn chỉnh và hoàn thiện hệ thống này phải tập trung vào các khâu then chốt nhằm tháo gỡ các nút thắt, tạo bước đột phá, giải tỏa tình trạng trì trệ trong quản lý nhà nước về TNN và  quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ nước.
    1.1 Thực trạng “bất cập, tụt hậu, chia cắt, cục bộ, bản vị và không đồng bộ” thể hiện ngay trong Luật TNN 1998 vả Luật TNN (sửa đổi) 2012.
+  Luật TNN 1998 tuy có nội dung khá toàn diện (so với Luật TNN 2012), nhưng cũng chỉ nặng về lĩnh vực thủy nông (thưc chất chỉ là “Luật TNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT”), và vẫn mang nặng tính bao cấp, trượt dài theo cơ chế “xin - cho”. Luật sao chụp nguyên trạng cung cách quản lý lạc hậu cố hữu của Bộ Nông nghiệp và PTNT (và Bộ Thủy lợi trước đó). Trước tác nghiệp thế nào thì nay vẫn tiếp diễn theo lối mòn như thế: Các cơ quan vẫn lập dự án, trình duyệt, ghi vốn, chờ ngân sách cấp vốn; hộ dùng nước thì vẫn thụ động ngóng trông; từng hạng mục công trình vẫn khát vốn; thực trạng hệ thống công trình vẫn liên tục xuống cấp kéo dài. Tức là vẫn làm kế hoạch phát triển thủy lợi theo cung cách xưa cũ như vài chục năm trước:
“...Làm kế hoạch nghĩa là "nhăn với mếu"
Là van các cục, vụ "rủ lòng thương",
Trăm công trình bố trí khắp mười phương,
Với khối lượng tính ra hàng trăm tỷ.
Nhưng vốn lấy từ đâu, mấy ai suy nghĩ,
Chỉ biết "xin - cho" dự toán thật nhiều.
Dù bội chi, lạm phát, nhập siêu,
Vẫn bất cập trước những "tầm quan trọng".
Anh - "Mặt trận hàng đầu", tôi - "Mũi nhọn",
Ai cũng thấy mình quyết định sự "tồn vong",
Vốn cấp cho mình “không thể quay vòng",
Phải "ăn vốn" để giản sức dân, chấn hưng đất nước!?
" Không miễn giảm, cấp bù, chúng tôi không trụ được,
Không đầu tư bổ sung, chúng tôi sẽ lâm nguy"…
Những mục tiêu đầy thiện chí và … diệu kỳ,
Mà kinh phí thì xin trên cấp phát!
Ai cũng muốn thở bằng mũi và đi bằng chân người khác,
Ai cũng kêu khó khăn, mong được giúp đỡ, ưu tiên.
"Mũi nhọn" tràn lan như gai quả mít, quả sầu riêng,
Thì còn thấy đâu là "mũi nhọn"!
Vì thế cho nên
Những con đường gập ghềnh ổ gà, ổ lợn,
Nguồn điện thừa mà vẫn thiếu đường dây,
Ăn cả tài nguyên, ăn cả rừng cây,
Ăn vào vốn của cha ông, cháu con, cắn dài bóc ngắn.
Và thủy nông nghĩa là ủng úng, hạn hạn,
Là công trình xuống cấp nặng nề,
Là xây dựng mới kéo dài lê thê,
Sắp hàng dọc trông chờ rót vốn.
Là nợ B nợ A, là chiếm dụng,
Là người nhiều việc ít, giật giành nhau ….”
(Trích từ bài “Làm Kế Hoạch” của Nhân Trần, đăng trên một số báo Nhân Dân cuối tuần, 1992 )
Trên thực tế chẳng mấy ai quan tâm đến sự tồn tại của kiểu Luật “vô thưởng vô phạt” như vậy! Có Luật cũng bằng không. Thấy người ta làm Luật thì ta cũng chạy đua làm Luật, và “tự sướng” khi Dự Luật được Quốc hội thông qua. Làm Luật chỉ để khẳng định được “tầm quan trọng” của Bộ mình, ngành mình, để tiếp tục được “xin - cho”, “múc - rót” nhiều hơn, hưởng ưu tiên đầu tư từ vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ nhiều hơn thì thật đáng trách, đáng buồn!..
+ Sau khi chức năng quản lý nhà nước về TNN được chuyển giao từ Bộ Nông nghiệp và PTNT sang Bộ Tài nguyên và MT (2002), Bộ trưởng Tài nguyên và MT Mai Ái Trực đã thực hiện được một bước đột phá quan trọng: chủ trì soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về TNN đến năm 2020 (Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg, ngày 14/4/2006).
Quyết định 81/2006/QĐ-TTg nhấn mạnh quan điểm:
Về nguyên tắc chỉ đạo, QĐ 81 lưu ý:
“Đầu tư cho bảo vệ và phát triển bền vững TNN là đầu tư cho phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài. Nhà nước bảo đảm các nguồn lực đầu tư cần thiết, đồng thời có chính sách huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng và mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững TNN và phòng, chống tác hại do nước gây ra.”
Về Mục tiêu tổng quát, QĐ 81 nêu rõ:
“Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững TNN quốc gia trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất TNN nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra; từng bước hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các nước có chung nguồn nước với Việt Nam.”
Về các mục tiêu cụ thể, QĐ 81 lưu ý:
“Hình thành thị trường cung ứng dịch vụ về nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế và thị trường chuyển nhượng, trao đổi giấy phép về tài nguyên nước.”
Về Nhiệm vụ chủ yếu, QĐ 81 lưu ý: Cần “tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển thị trường dịch vụ về nước và chuyển nhượng, trao đổi giấy phép tài nguyên nước”.
Về hoàn thiện thể chế, tổ chức, QĐ 81 nêu rõ:
"a) Sửa đổi, bổ sung Luật TNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp và thống nhất TNN, chuyển từ phương thức quản lý hành chính, bao cấp, đáp ứng nhu cầu sang quản lý nhu cầu và coi sản phẩm nước là hàng hóa; điều chỉnh cụ thể các đối tượng lòng, bờ sông, bãi bồi, vùng đất ướt cửa sông; thực hiện quản lý theo lưu vực sông, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và các vùng đất ngập nước;
b) Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong việc ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm TNN; trong khai thác, sử dụng TNN và xã hội hóa việc cung ứng và sử dụng các dịch vụ nước;
c) Ban hành chính sách phí, lệ phí, thuế; các quy định về đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực TNN. Bảo đảm các tổ chức cung cấp dịch vụ nước có khả năng tự cân đối tài chính, chủ động trong việc duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng khai thác TNN. Khuyến khích cộng đồng, các tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ nước, bảo đảm sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, có hiệu quả, bảo đảm an ninh nước và bảo vệ môi trường;
d) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực TNN theo hướng sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nước về TNN từ Trung ương đến cơ sở, làm rõ sự phân công giữa các Bộ, ngành và tăng cường phân cấp cho các địa phương trong quản lý tổng hợp TNN.”
Tiếc rằng, những thành tựu thật đáng khích lệ đã đạt được tại QĐ 81/2006/QĐ-TTg dường như bị lãng quên chẳng bao lâu sau khi văn bản này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt!
Khi lập dự thảo Luật TNN sửa đổi 2012, Ban soạn thảo (thiếu vắng sự chỉ đạo sắc sảo và nhạy bén của Bộ trưởng Mai Ái Trực [đã nghỉ hưu]) không những không đưa những quan điểm, nguyên tắc, tư tưởng chính sách phù hợp với cơ chế thị trường và tiến trình đổi mới đất nước (đã được khẳng định trong Quyết định 81/2006/QĐ-TTg) vào bản dự thảo, mà trên thực tế, bản dự thảo Luật TNN (sửa đổi) 2012 (đã được Quốc hội thông qua 21/6/2012), lại cũng chỉ là bản sao chụp thực trạng những công việc quản lý TNN mà trên thực tế Bộ Tài nguyên và MT đang tác nghiệp (bất cập so với tinh thần chức năng nhiệm vụ được Quốc hội giao cho Bộ Tài nguyên và MT tại Nghị quyết 02/2002/QH11, ngày 5/8/2002). Luật TNN (sửa đổi) 2012 bỏ sót nhiều lĩnh vưc (đặc biệt là lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi đã được đề cập khá đầy đủ trong Luật TNN 1998). Đây cũng là một văn bản Luật thuộc loại có cũng như không, chẳng mấy ai quan tâm. Chỉ có các tác giả soạn thảo là phấn khởi và “tự sướng mà thôi! Luật TNN (sửa đổi) 2012 thực chất cũng chỉ là “Luật TNN của Bộ Tài nguyên và MT”, cũng như ở trên đã nói: Luật TNN 1998 thực chất chỉ là “Luật TNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT”!
Và đương nhiên, khi một Luật TNN (sửa đổi) 2012 phiến diện, nghèo nàn như vậy (so với Luật TNN 1998) được Quốc hội thông qua [cho Bộ Tài nguyên và MT(?)], thì hệ quả tất yếu là: Bộ Nông nghiệp và PTNT lại phải xúc tiến đăng ký để được Quốc hội ghi vào chương trình thông qua Luật Thủy lợi (Law of Hydraulic Engineering)(2) mà thực chất chỉ là Luật Thủy nông, hay Luật Tưới Tiêu (Law of Irrigation and Drainage)(3) trong thời gian tới [cho Bộ Nông nghiệp và PTNT(?)] để lấp đầy vào khoảng trống luật pháp đó. Đây là một biểu hiện rõ nét về thực trạng bất cập, chia cắt, cục bộ bản vị từ các cơ quan thượng tầng của Nhà nước, “qua mặt” Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kéo dài đã hơn một thập kỷ!
    1.2 Đi mi, hoàn thin các cơ chế chính sách trọng yếu:
+ Chính sách phát triển ngành kinh tế nước nhiều thành phẩn.
+ Chính sách huy động các nguồn lực của xã hội và nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư cho công cuộc bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng dịch vụ nước.
+ Chính sách tài chính, đăc biệt là chính sách giá dịch vụ nước.
+ Chính sách đầu tư, tài trợ của Nhà nước theo mục tiêu (không bao cấp tràn lan, không “xin – cho” tuỳ tiện; hạn chế tối đa những lênh hành chính không cần thiết).
    1.3 Triển khai thưc hiên Chiến lược Quốc gia về TNN đến năm 2020 (Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg, ngày 14/4/2006) và Quy hoạch tổng thể về bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng dịch vụ nước cùng với các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành của lĩnh vực này.
2. Tạo điều kiện, môi trường và khuyên khích ngành kinh tế nước nhiều thành phần hình thành và hoạt động.
Khai thác TNN, dịch vụ cung ứng nước, vế bản chất, là hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường.
Đi đôi với việc xóa bỏ chế độ bao cấp tràn lan, ý lại vào vốn cấp phát của Nhà nước, phải phát triển ngành kinh tế nước nhiều thành phần để huy động các nguồn lực của xã hội và từ bên ngoài đầu tư cho khai thác, cung ứng dịch vụ nựớc, bảo đảm nhu cầu của sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cộng đồng.
Để thực hiện yêu cầu này, cần thiết:
+ Xây dựng, ban hành pháp luật, cơ chế chính sách như đã nêu tại mục 1-1 nhằm tạo điểu kiện, môi trường cho ngành kinh tế nước nhiều thành phần hình thành và hoạt động đi vào nề nếp.
Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư khai thác TNN, cung ứng dịch vụ nước theo pháp luật, chính sách và theo quy hoạch.
+ Từng bước thu hẹp, giảm nhẹ thành phần kinh doanh nhà nước đang độc diễn và kém hiệu quả. Xã hội hóa sở hữu nhà nước ở những khâu Nhà nước không cần nắm giữ. Biện pháp chủ yếu để thực hiện nội dung này là cổ phần hóa các công ty nhà nước trong lĩnh vực này; chuyển nhượng, cho thuê, khoán quản lý... các mạng lưới công trình nước. Thành phần kinh doanh nhà nước tập trung nắm giữ các công trình, các đầu mối thiết yếu, quan trọng, có khả năng điều tiết hoạt động khai thác TNN và cung ứng, sử dụng dịch vụ nước, đồng thời cũng phải hạch toán kinh doanh và xóa bỏ chế độ chủ quản, cơ chế ăn bám vào ngân sách. Ở những nơi, những lĩnh vực còn áp dụng chế độ tài trợ thì phải được thể chế hóa minh bạch, loại bỏ cơ chế “xin – cho” tùy tiên, vô nguyên tắc.
+ Nhà nước đầu tư và tài trợ theo mục tiêu. Chỉ đầu tư (hoặc đầu tư với tỉ lệ thích đáng) vào những khâu quan trọng mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng thực hiện. Chỉ trợ giúp tài chính (cấp vốn, cho vay vốn, trợ giá...) cho những trường hợp, những đối tượng cần thiết, theo chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà không tràn lan, cào bằng.
Cần thấy rằng, trong tình hình hiện tại của ngành dịch vụ nước, do chế độ bao cấp “ngự trị” lâu đời nên một mặt thi người dùng nước đã quen với cơ chế cũ (thụ động và bị động), mặt khác thì cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cũng quen tồn tại với cơ chế “xin – cho” (đang là những lực cản lớn đối với công cuộc đổi mới), nên việc phát triển một ngành kinh tế nước hoạt động theo cơ chế thị trường sẽ gặp nhiều trở ngại. Nó đòi hỏi một sự thay đổi rất cơ bản, phải bắt đầu từ sự quán triệt sâu sắc về nhận thức và một ý chí chính trị mạnh mẽ của các cấp các ngành liên quan.
3. Xây dựng, ban hành chính sách tài chính tích cực.
Chính sách tài chính mới, làm nền tảng cho việc hình thành và phát triển của ngành kinh tế nước, phải dựa vào quan điểm và nguyên tắc: Xóa bỏ chế độ bao cấp, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng dịch vụ nước.
Trong chính sách tài chính, phải chú trọng 2 mắt xích quan trọng sau đây:
3.1 Giá sản phẩm nước và dịch vụ cung ứng nước.
Cho đến nay, dịch vụ nước vẫn chưa được trao đổi sòng phảng trên thị trường giữa người cung ứng và người sử dụng.
Nhìn chung, giá dịch vụ nước (nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt...) không bù đắp đủ chi phí vận hành và nâng cấp công trình, chưa nói đến các yếu tố khác như thu hồi vốn, lợi nhuận hợp lý và tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
Để quán triệt quan điểm và thực hiện nguyên tắc nêu trên, giá dịch vụ phải được xác định theo hướng:
+ Giá dịch vụ nước phải bao gồm đầy đủ các yếu tố, bảo đảm các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nước thực hiện tự chủ tài chính trong sản xuất kinh doanh dịch vụ nước. Đồng thời có khả năng khuyến khích cạnh tranh nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá thành sản phẩm.
+ Giá dịch vụ nước áp dụng cho các đối tượng thuộc diện được hưởng ưu đãi theo chính sách của Nhà nước gồm 2 phần: một phần do người tiêu dùng trả (theo quy định), phần còn lại do Nhà nước thanh toán (cấp bù). Tổng số vẫn bảo đảm nguyên tắc trên, tức bảo đảm thanh toán cho doanh nghiệp nước theo giá tính đúng tính đủ của sản phẩm hàng hóa nước.
Đương nhiên, cải cách giá dịch vụ nước là cả quá trình, phải làm từng bước, chỉ đạo phối kết hợp đồng bộ, theo lộ trình khả thi.
3.2. Tạo vốn đầu tư phát triển.
Cần thiết phải có chính sách và biện pháp để huy động được nhiều nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và từ nước ngoài để đầu tư phát triển hoạt động báo vệ, khai thác TNN và cung ứng, sử dụng dịch vụ nước thay vì chỉ trông vào nguồn bao cấp từ ngân sách nhà nước như hiện nay.
Về đại thể, vốn đầu tư phát triển hoạt động bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng dịch vụ nước nên có cơ cấu như sau:
+ Vốn ngân sách (kể cả vốn ODA) tập trung đầu tư cho các công trình trọng điểm, có quy mô lớn, trình độ công nghệ cao; đầu tư xây dựng công trình ở những địa bàn còn nhiều khó khăn (miền núi, vùng sâu, vùng xa).
+ Vốn của các doanh nghiệp (quốc doanh, ngoài quốc doanh).
+ Vốn của các HTX nông nghiệp, tư nhân đầu tư vào các công trình nhỏ ở cơ sở.
+ Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được huy động với cơ chế chính sách minh bạch, mở cửa, thông thoáng.
Cần có nhiều biện pháp về tài chính, ngân hàng thật năng động để nâng cấp khả năng huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, mà điều cốt lõi là: chính sách giá nước phải rõ ràng, minh bạch, bảo đảm cho mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp (trong và ngoài nước) bảo toàn và phát triển vốn nhờ được bán sản phẩm hàng hóa nước theo giá tính đúng tính đủ gồm 2 phần: phần thứ nhất thu từ người dùng nước theo giá bán quy định (giá ưu đãi), phần thứ hai thu từ ngân sách nhà nước khoản chênh lệch (hỗ trợ) giữa giá tính đúng tính đủ và giá ưu đãi. Việc thanh toán phần thứ hai phải sòng phẳng, đúng quy định, đúng thời hạn, là trách nhiệm của Nhà nước chứ không phái là sự ban ơn tùy tiện (được đến đâu hay đến đó).
Đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước đối vói TNN phải quán triệt quan điểm quản lý tập trung thống nhất và nhằm tới mục tiêu xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, bao cấp tràn lan, thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng dịch vụ nước.
Dưới đây là những điểm then chốt của vấn đề này.
Cần sớm khắc phục, xóa bỏ nhận thức Nhà nước đảm đương tất cả mọi việc, từ tổ chức bảo vệ, khai thác TNN đến cung ứng dịch vụ nước cho các nhu cầu thay vì đây chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả xã hội: doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phục vụ cộng đồng các hộ dùng nước theo những điều kiện ràng buộc công khai minh bạch được quy định bởi pháp luật. Nhà nước chỉ là người hướng dẫn, giám sát thực hiện.
Để thực hiện được yêu cầu này, phải sửa đổi, bổ sung luật pháp nhằm xác định rõ nhiệm vụ, chức năng của quản lý nhà nước đối với TNN theo hướng:
+ Nhà nước là người duy nhất và trực tiếp ban hành pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch để điều chỉnh hoạt động bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng dịch vụ nước của xã hội.
+ Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát thực hiện việc bảo vệ nguồn nước, môi trường nước, phòng chống tai họa do nước gây ra.
+ Nhà nước chủ yếu tạo điều kiện, môi trường để hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, đồng thời trực tiếp tham gia ở mức độ thật cần thiết nhằm giữ vững khả năng điều tiết thị trường này. Nhà nước chỉ trực tiếp tổ chức thực hiện các khâu mà các thành phần kinh tế khác không thể hoặc chưa có khả năng đảm nhiệm.
Xác định nhiệm vụ chức năng của quản lý nhà nước đối với TNN còn cần các quy định, chế tài để các cơ quan quản lý nhà nước không sa đà vào các hoạt động sự vụ quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ nước.
Để xóa bỏ tình trạng phân tán, chia cắt hiện nay, phải thực hiện quản lý nhà nước tập trung thống nhất kết hợp phân công, phân cấp hợp lý.
2.1 Trước hết, Bộ Tài nguyên và MT phải đảm đương vai trò của cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp đối với TNN trên phạm vi cả nước, trong mọi lĩnh vực.
+ Thay mặt Chính phủ trình ban hành các đạo luật về TNN.
+ Giúp Chính phủ xây dựng và ban hành các chính sách vĩ mô về bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng, sử dụng dịch vụ nước.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về TNN, quy hoạch tổng thể về TNN. Trình Chính phủ hoặc theo thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn, định mức quốc gia về TNN, môi trường nước, dịch vụ nước...
+ Thực hiện quyền quản lý nhà nước về phòng chống tai nạn do nước gây ra, bảo vệ môi trường nước.
2.2 Các Bộ khác (Nông nghiệp & PTNT, Xây dựng, Công thươmg, Giao thông Vận tải...) thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý nước chuyên ngành; đại diện sở hữu nhà nước đối với vốn đầu tư của Nhà nước tại các doanh nghiệp nước chuyên ngành.
Từng bước xóa bỏ chế độ Bộ chú quán đối với các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt còn rất nặng nề ở lĩnh vực thủy nông. Trong lĩnh vực thủy nông đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo tự đầu tư, tự quản lý, khuyến khích yếu tố cạnh tranh để hạ giá thành dịch vụ nước từ nhiều thập niên qua (ví dụ, cơ chế đấu thầu đường nước ở An Giang theo QĐ 244/QĐ.UB, ngày 12/2/1991), nhưng chưa được quan tâm tổng kết để nhân rộng mà chỉ mải lao vào cơ chế “xin – cho” làm triệt tiêu nội lực và động lực phát triển trong khi nguồn vốn ngân sách rất hạn hẹp.
2.3 Chính quyền địa phương các cấp (theo phân cấp của Chính phủ) thực hiện quản lý nhà nước toàn diện đối với hoạt động bảo vệ, khai thác TNN và cung ứng dịch vụ nước trên địa bàn. Khẩn trương tổ chức tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong cung ứng dịch vụ nước (từ các thành phần kinh tế). Quan tâm chỉ đạo, phát huy nội lực của các hệ thống thúy nông, nước sạch hiện có, dành sự ưu tiên đầu tư vốn ngân sách cho công trình nước ở các vùng sâu vùng xa, vùng chưa được đầu tư bao giờ.
Cần bảo đảm yêu cầu phân bố lại nhiệm vụ chức năng gắn kết với việc phân bố lại tổ chức bộ máy, cán bộ công chức chứ không gia tăng bộ máy và cán bộ.
Từ kinh nghiệm quốc tế, quản lý nhà nước đối với TNN theo lưu vực sông có ý nghĩa rất quan trọng trong việc gắn bảo vệ, khai thác TNN với bảo vệ, khai thác tối ưu các tài nguyên khác trong lưu vực sông; trước hết phải nhằm đạt mục tiêu sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu TNN.
Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, cơ quan quản lý nhà nước theo lưu vực sông có cơ cấu:
- Hội đồng lưu vực sông bao gồm đại diện của các ngành liên quan ở trung ương, các tỉnh trong lưu vực sông, có chức năng nhiệm vụ:
+ Thông qua quy hoạch phát triển TNN trong lưu vực.
+ Thông qua các kế hoạch liên quan.
+ Theo uỷ quyền, ban hành một số chính sách áp dụng trong lưu vực sông.
+ 6 tháng họp một lần.
Các quyết định quản lý nhà nước đối với TNN của Hội đồng lưu vực sông phải được Bộ trướng Bộ Tài nguyên và MT phê duyệt hoặc thỏa thuận trước khi được ban hành.
- Ban Quản lý lưu vực sông là cơ quan điều hành của Hội đồng Lưu vực sông và là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và MT, có chức năng nhiệm vụ:
+ Thu thập và chỉnh biên dữ liệu, lập hồ sơ nước và các tài nguyên có liên quan của lưu vực.
+ Tổ chức thi hành Luật, chính sách của Nhà nước, quyết định quản lý của Bộ Tài nguyên và MT và của Hội đồng Lưu vực sông.
+ Lập quy hoạch, các kế hoạch bảo vệ, khai thác TNN và bảo vệ môi trường nước trong lưu vực đế trình Hội đồng lưu vực sông thông qua, trinh Bộ trướng Bộ Tài nguyên và MT phê duyệt.
+ Thanh tra việc quản lý chất lượng nước và bảo vệ các tầng nước dưới đất.
+ Hướng dẫn, giúp đỡ và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp khai thác TNN và cung ứng dịch vụ nước trong lưu vực, bao gồm cấp và thu hồi giấy phép khai thác TNN.
+ Thu các thuế, phí để trang trải hoặc bù đắp một phần cho các hoạt động quản lý lưu vực, tiến tới thu để có kinh phí tài trợ cho việc xây dựng các công trình xử lý nước thải và một số công trình thủy lợi ở vùng sâu vùng xa trong lưu vực.
Bộ Tài nguyên và MT chủ yếu nên tập trung vào xây dựng các tổ chức lưu vực sông liên tinh. Đối với các sông nội tỉnh, phân cấp cho UBND tỉnh quản lý.
Vấn đề này cần được xác định theo yêu cầu của Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước theo các giai đoạn. Cụ thể như sau:
4.1 Nâng cao trình độ, phẩm chất cán bộ, công chức trên các mặt chủ yếu:
+ Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức.
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức.
+ Cái cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ.
4.2 Nâng cao trình độ công nghệ quản lý nhà nước đối với TNN trên các  mặt chủ yếu:
+ Đổi mới phương thức, lề lối làm việc; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó tăng cường nhiệm vụ và vai trò (thực tế chứ không phái hình thức) của tổ chức Lưu vực sông (Hội đồng và Ban quản lý) là một nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.
+ Từng bước hiện đại hoá hệ thống quản lý trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Ưu tiên tạo nguồn tài chính khả thi cho nhiệm vụ này.

KẾT LUẬN
Đổi mới quản lý nhà nước đối với TNN là yêu cầu bức thiết, khách quan không chỉ của lĩnh vực này mà còn là của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải được tiến hành một cách bài bản, có kế hoạch đồng bộ khả thi, chống bảo thủ, trì trệ nhưng không áp đặt nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
Để thực hiện yêu cầu này, trước hết phải làm rõ định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với TNN và hàng hóa nước. Đó là xác đinh rõ quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới. Trong đó mục tiêu bao trùm là phát huy nội lực và tạo động lực cho ngành kinh tế nước nhiều thành phẩn (khai thác theo phương châm lợi dụng tổng hợp) phát triển bền vững. Mọi cơ chế chính sách làm triệt tiêu nội lực và động lực phát triển phải bị dẹp bỏ! Mọi kiểu “tái cơ cấu”còn lẩn quẩn trong “vòng kim cô” cơ chế “xin - cho” phải bị loại trừ! Trên cơ sở đó xây dựng một Chương trình tổng thể về đổi mới quán lý nhà nước đối với TNN và Chương trình tổng thể gắn bó hữu cơ giữa quản lý công trình, quản lý nướcquản lý kinh tế đối với các hệ thống công trình thủy lợi (chuyên ngành cũng như lợi dụng tổng hợp).
Cần nhấn mạnh một lần nữa rằng: Xóa bỏ bao cấp không đồng nghĩa với xóa bỏ hỗ trợ tài chính cần thiết và thích đáng từ ngân sách nhà nước, mà là chuyển từ cơ chế “xin - cho”, “rót - múc” sang phương thức hỗ trợ tài chính khoa học, công khai (5) nhằm phát huy nội lực của cộng đổng các hộ dùng nước; phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước cho ngành kinh tế nước, cho các loại hộ dùng nước có thu nhập thấp./. (6)
Tháng 5/2013

(1) Trong mục này, không nhắc lại phần góp ý về Luật Nước (sửa đổi) 2012 (đã gửi báo cáo các cơ quan hữu quan, đăng trên trang web trannhon.com và “Văn nghệ & Cuộc sống” số Tháng 1/2014).
(2) Cho đến giữa những năm 90 của thế kỷ 20, thuật ngữ “tài nguyên nước” rất ít được sử dụng ở Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1998, khi Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Chính phủ và Quốc hôi Dự thảo “Luật Nước”, trong quá trình bàn thảo thông qua Luật, các vị trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiêng về ý kiến nên dùng tên gọi “Luật Tài nguyên nước” thay cho “Luật Nước” để tránh nhầm lẫn giữa “nước thủy lợi” với “nước Tổ quốc”. Rồi Luật Tài nguyên nước 1998 ra đời, và từ đó thuật ngữ “tài nguyên nước” được sử dụng với tần suất cao, và rất nhiều khi bị lạm dụng hoặc dùng không đúng chỗ.
Thật ra, từ “Luật Nước” là chính xác và sát nghĩa nhất: Trung Quốc gọi là “Thủy Pháp”, Anh gọi là “Water Law”, Pháp gọi là “Loi des Eaux” (không có thành tố “tài nguyên” nào ở đây cả!). Mặc dù nhiều chuyên gia có uy tín góp ý rằng tên gọi “Luật Tài nguyên nước” không được chuẩn lắm. Thứ nhất: rất nhiều thứ là tài nguyên, đâu chỉ có “nước”. Thứ hai: từ “nước” có nghĩa rộng, bao trùm, đúng, sát với phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật, trong khi từ “tài nguyên nước”: vừa thửa hai chữ “tài nguyên”, vừa làm cho nghĩa bị hẹp lại, không bao quát được phạm vi, đối tượng điều chỉnh. Tiếc rằng, những ý kiến đó đã không đến tai các vị trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 10. Đề nghị: sau này, có dịp thuận lợi, nên dùng từ “Luật nước” như “Thủy Pháp”, “Water Law”, “Loi des Eaux” như nói trên thay cho từ “Luật Tài nguyên nước” đang “thông dụng”.
Và cũng từ năm 1998, ở Việt Nam, trong các văn bản tiếng Anh, từ “water resources” tùy theo ngữ cảnh mà sẽ dịch là “thủy lợi” hay “tài nguyên nước” cho phù hợp (trước 1998, “water resources” nói chung chỉ đươc hiểu theo một nghĩa phổ cập là “thủy lợi”).
Hiện nay, khi dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh, để tránh trùng lắp, người ta dùng “hydraulic engineering” cho từ “thủy lợi” và “water resources” cho từ  “tài nguyên nước”, mặc dù “water resources” cũng vẫn có nghĩa là “thủy lợi” như trước đây thường dùng. Ví dụ, “Luật Tài nguyên nước” đã dịch là “Law of Water Resources” (water resources cũng có nghía là thủy lợi) thì “Luật Thủy lợi” (nếu có) phải dịch là “Law of Hydraulic Engineering”.
(3) Nếu Bộ Nông nghiệp và PTNT đăng ký được vào chương trình thông qua Luật của Quốc hội, thì đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cho lấy tên Luật là “Luật Thủy nông”, hay “Luật Tưới Tiêu” (Law of Irrigation and Drainage), không dùng tên “Luật Thủy lợi” (Law of Hydraulic Engineering). Xin lưu ý: Cần phân biệt rõ từ “thủy lợi” với từ “thủy nông”. “Thủy nông” chỉ là một chuyên ngành trong “thủy lợi”. Trong định nghĩa về “công trình thủy lợi” như Luật TNN năm 1988 và trong từ điển bách khoa toàn thư: "Công trình thuỷ lợi" là công trình khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Theo định nghĩa này thì tất cả các công trình tác động đến nước để hạn chế mặt hại, đem lại mặt lợi thì gọi là công trình thuỷ lợi, bao gồm các hệ thống tưới tiêu, đê điều, các công trình thuỷ điện, vận tải thủy, cấp nước sinh hoạt... Bộ Nông nghiệp và PTNT là Bộ quản lý nước chuyên ngành về thủy nông (tưới tiêu) chứ không phải là “thủy lợi” (theo như định nghĩa của tự điển bách khoa toàn thư, và đã được ghi trong Luật TNN 1998).
(4) Trong phần này, không nhắc lại vấn đề “Quản lý nhà nước về TNN cần thu về một mối” trong Thư gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, đề ngày 19/3/2013 (đã gửi báo cáo các cơ quan hữu quan, đăng trên trang web trannhon.com và “Văn nghệ & Cuộc sống” số Tháng 1/2014).
(5) Bốn đầu vào quan trọng phải bảo đảm để cho cây lúa phát triển tốt, đạt năng suất cao là nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Các yếu tố ‘nhì, tam, tứ’ thì từ lâu đã phải mua bán sòng phẳng, trong khi yếu tô quan trọng nhất, quyết định nhất (“nhất nước”) thì vẫn còn bao cấp theo một cơ chế “xin cho” không minh bạch. Mà chính từ chỗ không có cơ chế tài trợ, hỗ trợ minh bạch nên rất dễ phát sinh tiêu cực, lãng phí, tham ô.
Từ những năm 70 của thế kỷ 20, trên khắp các vùng trồng lúa nước ở miền Nam nước ta, đã có cơ chế (thành tập quán) được mọi người tự nguyện chấp nhận (thị trường chấp nhận). Đó là: các hộ dùng nước đều phải thuê và trả tiền cho người hoạt động cung cấp dịch vụ thủy nông cho mình. Tại các tỉnh vùng Duyên hải nam Trung bộ, tiền nước mà nông dân phải trả thực hiện theo các cơ chế:
+ Cơ chế "tam - thất", hoặc "tứ - lục", tức là mức trả tiền dịch vụ thủy nông đã lên tới 30 - 40% sản lượng lúa thu hoạch cuối vụ: “tứ - lục” áp dụng đối với nước tưới từ các bờ xe trên sông Vệ, sông Trà Khúc; “tam thất” áp dụng đối với các loại đập và kênh mương khác.
+ Cơ chế 1-2 (hay mức phí dịch vụ bơm nước 33%). Chủ ruộng (trên hầu khắp các vùng ở miền Nam nước ta, trước 1975) thỏa thuận với người bơm nước: số thóc thực tế thu hoạch cuối vụ trên mảnh ruộng được tưới sẽ chia ra 3 phần. 2/3 cho chủ ruộng, 1/3 cho người làm dịch vụ bơm nước.
Trên quan điểm kinh tế thị trường và mối quan hệ “nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, và để phát huy nội lực, tạo động lực cùng phát triển, nếu cần một sự giảm chi phí đầu vào nào đó cho người trồng lúa thì 4 yếu tố nước, phân, cần, giống phải cùng tham gia, chứ không thể 3 yếu tố “nhì, tam, tứ” được tính đủ và sinh lãi lớn, còn người làm dịch vụ thuỷ nông, yếu tố số một và quyết định nhất lại phải bán với giá gần như cho không, hoăc cho không, tạo ra “lãi thật” cho người trồng lúa rất lớn trong khi phái chịu “lỗ giả” nặng nề, và cứ phải bùng nhùng mãi trong cơ chế “xin - cho”, “rót - múc”.
Đã đến lúc cần phải chính thức đặt ra câu hỏi và tìm câu trả lời đầy đủ, nghiêm túc: Tại sao giới kinh doanh - dịch vụ “nhì phân, tam cần, tứ giống” đã luôn tích cực đấu tranh để được thích ứng với cơ chế thị trường, đảm bảo làm ăn có lãi, kinh doanh tốt để phục vụ tốt, còn giới quản lý khai thác công trình thủy lợi lo khâu “nhất nước” thì vẫn lặng lẽ bám lấy cơ chế “xin - cho”. Chẳng lẽ chỉ có giới quản lý khai thác công trình thủy lợi mới biết “thương” nông dân, “thương” người trồng lúa (cam chịu không chấp nhận “kinh doanh tốt để phục vụ tốt”), còn giới kinh doanh “nhì phân, tam cần, tứ giống” là vô cảm, là đối xử tàn nhẫn với nông dân hay sao?
Được biết, Nhà nước vẫn thường dành một khoản tài trợ không nhỏ từ ngân sách cho ngành xăng dầu (chẳng hạn trên 10 ngàn tỷ đồng trong năm 2005) nhưng với cơ chế công khai, minh bạch (tuy còn phải được hoàn thiện) - không “xin – cho”, tùy tiện - nên vẫn bảo đảm cho ngành này tự chủ tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, thích ứng với cơ chế thị trường. Việc xây dựng một cơ chế khoa học tài trợ cho dịch vụ tưới tiêu và hộ dùng nước thu nhập thấp tạo điều kiện các doanh nghiệp dịch vụ thủy lợi phát triển bền vững trong cơ chế thị trường mà vẫn bảo đảm người trồng lúa thu được lợi nhuận 30% là điều hoàn toàn khả thi! Một cơ chế khoa học như vậy sẽ cứu ngành dịch vụ thủy nông thoát khỏi cơ chế “xin – cho”, cơ chế làm triệt tiêu nội lực và động lưc phát triển, cũng là tiền đề phát sinh lãng phí, tiêu cực.
(6)  Bài viết này - “Định hướng đổi mới quản lý nhà nước về TNN” - đươc cập nhật tháng 5/2013 trên cơ sở bài tham luận cùng tên, đã trình bày tại Hội thảo “Quản lý nhà nước về TNN” do Hội Thủy lợi Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Thủy lợi VN (28/8/1945 – 28/8/2005)./.

PHỤ LỤC
Quản lý thống nhất, phát huy nội lực để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước
(Kết luận hội thảo "Luật Tài nguyên nước (1998)" tổ chức ngày 6/3/1998 do TS  Trần Nhơn, Chủ tịch Hội Thủy Lợi VN trình bày)
Kính thưa đồng chí Lê Huy Ngọ, Bí thư Ban Cán sự, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT,
Kính thưa các vị khách quý,
Kính thưa Đoàn Chủ tịch,
Kính thưa toàn thể các đồng chí dự hội thảo,
Nước là một tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất, sinh hoạt thiết yếu không thể thay thế được, liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Từ nhiều năm nay, Bộ Thủy Lợi trước đây và Bộ Nông nghiệp & PTNT hiên nay đã chỉ đạo việc biên soạn một đạo luật về nước để trình Quốc hội ban hành. Đây là một việc làm đúng đắn và bức thiết nhằm mục tiêu bảo vệ tài nguyên nước (TNN) và khai thác sử dụng các nguồn nước có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu về sử dụng nước ngày càng gia tăng trong thời kỳ phát triển mới của đất nước. Qua nhiều lần nghiên cứu sửa đổi, dự thảo Luật TNN đã được UBTV Quốc hội công bố lấy ý kiến nhân dân.
Thực hiện chủ trương đó của UBTV Quốc hội, Hội Thủy Lợi tổ chức cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật. Thay mặt Hội Thủy Lợi và Ban tổ chức hội thảo, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các đồng chí đến dự hội thảo, các đồng chí không có điều kiện đến dự nhưng đã gửi bài tham luận cho Ban tổ chức hội thảo. Hội nghị chúng ta rất hân hạnh được đồng chí Lê Huy Ngọ, Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT đến dự và phát biểu ý kiến gợi mở nhiều vấn đề vừa có tầm lý luận, vừa có tính thực tiễn sâu sắc.
I. Đến đự hội thảo có hơn 130 đại biểu gồm các đồng chí lão thành, các nhà nghiên cứu, quản lý trong và ngoài ngành đã nhiều năm gắn bó với ngành thủy lợi và từng trăn trở về một vấn đề bức xúc: Nước và cuộc sống. Ban tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 50 bản tham luận và đã nhân bản đóng quyển, gửi đến các đồng chí. Những ý kiến phát biểu trên diễn đàn này cũng như ý kiến trong các bản tham luận tuy có khác nhau ở mặt này mặt khác, song tất cả đều chân thành, thẳng thắn, giàu tính lý luận và thực tiễn, phù hợp đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; đề cập những vấn đề cốt yếu nhất của một đạo luật về nước với chung tâm huyết và niềm tin rằng Quốc hội sẽ sớm ban hành một đạo luật xứng với tầm vóc và vị trí của nó, phát huy được nội lực, tạo ra động lực phát triển, thiết lập được khuôn khổ pháp lý có hiệu lực cao, bảo đảm cho việc bảo vệ TNN tốt hơn, khai thác sử dụng các nguồn nước có hiệu quả hơn, đồng thời cũng tạo điều kiện cho ngành kinh tế nước đi vào một thời kỳ phát triển mới, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội Thủy Lợi đề nghị Ban soạn thảo Luật tiếp nhận, nghiên cứu những ý kiến này trong quá trình hoàn chỉnh dự thảo Luật.
II. Dưới đây tôi xin tổng hợp ý kiến của các đồng chí tham dự hội thảo về một số vấn đề quan trọng.
    1. Trước hết là tên gọi của Luật. Hầu hết diễn giả và các bản tham luận đều cho rằng tên gọi của Luật trong dự thảo không phù hợp phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật. Luật không chỉ tác động đến nước ở dạng tài nguyên mà còn điều chỉnh các hoạt động khai thác, xử lý, sản xuất kinh doanh, sử dụng nước. Chỉ khi nào các hoạt động này được tiến hành có tổ chức, trong khuôn khổ pháp luật thì mới có thể bảo vệ tốt tài nguyên, chứ không phải thêm hai chữ "tài nguyên" vào tên Luật để nhắc nhở thì người dân sẽ có ý thức bảo vệ tài nguyên tốt hơn. Hơn nữa trong dự thảo Luật, nội dung điều chỉnh các hoạt động từ khai thác trở đi là chủ yếu nhưng lại không được phản ánh vào tên Luật; tức là thêm hai chữ "tài nguyên" vào làm cho phạm vi điều chỉnh của Luật bị thu hẹp lại, không phản ánh đầy đủ nội dung điều chỉnh (thậm chí là nội dung điều chỉnh chủ yếu) của Luật. Mặt khác, các Luật điều chỉnh hoạt động của xã hội đối với các loại tài nguyên quan trọng khác như đất đai, khoáng sản, rừng… đều không có hai chữ “tài nguyên”, Luật Nước cũng nên như vậy. Và có lẽ nên đặt hai chữ "tài nguyên" vào đúng chỗ của nó, khi trong tương lai một "Luật tài nguyên" nói chung được ban hành để điều chỉnh chủ yếu trong phạm vi quản lý tài nguyên bao gồm tất cả các tài nguyên như “đất đai”, “khoáng sản”, “rừng”… và cả “nước”. Vì lẽ đó, nhiều đồng chí kiến nghị sửa lại tên gọi của Luật là “Luật Nước”, “Luật về Nước” hoặc “Luật bảo vệ và phát triển TNN”, trong đó đa số đề nghị lấy tên là "Luật Nước": vừa đầy đủ, vừa ngắn gọn và rõ nghĩa. Mỗi từ đều nằm trong ngữ cảnh của nó; không thể có sự hiểu nhầm từ "nước" ở đây có nghĩa là "đất nước" được.
Tuy nhiên, dù sao đây cũng chỉ là tên Luật; điều quan trọng là nội dung chứa đựng trong Luật.
     2. Hai là về tính tổng hợp của Luật. Từ chương đầu, Điều đầu tiên, dự thảo Luật đã quy định phạm vi điều chỉnh tổng hợp của Luật, không phân biệt theo mục đích khai thác, sử dụng các nguồn nước, theo địa giới hành chính… Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nội dung dự thảo luật còn nặng về lĩnh vực thủy nông; nhiều quy định chi tiết về thủy nông đã được đưa vào dự thảo Luật trong khi các lĩnh vực khác như nước sinh hoạt, nước công nghiệp, nước đô thị… lại ít được đề cập làm cho người đọc có cảm nhận đây chỉ là một văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động khai thác các nguồn nước, cung ứng nước cho sản xuất nông nghiệp. Bộ trưởng Lê Huy Ngọ cũng nhấn mạnh, nước là cuộc sống, là tài nguyên quốc gia, phục vụ các ngành kinh tế, xã hội. Vì vậy khi soạn thảo Luật cũng như khi thảo luận, chúng ta phải đứng trên quan điểm chung để xem xét vấn đề Nước. Theo GS Trần Ngọc Hiên, nhược điểm trên một phần là do chúng ta đã xây dựng luật trong khi chưa có chiến lược toàn diện về bảo vệ và phát triển TNN quốc gia. Vì vậy cần khẩn trương triển khai xây dựng chiến lược này song song với việc hoàn chỉnh dự thảo Luật về nước.
Đề nghị Ban soạn thảo Luật huy động thêm các chuyên gia có liên quan để khắc phục tồn tại này. Hội Thủy Lợi sẵn sàng đóng góp công sức vào những công việc quan trọng nói trên.
     3. Ba là nội dung dự thảo Luật chưa toát lên được việc phát huy nội lực, tạo động lực phát triển để sau khi ban hành, Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn như Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đất đai…
Trong khi phát triển ý kiến của mình tại hội thảo, Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đã phân tích sâu sắc vấn đề này: Chỉ thị của Thường vụ TƯ Đảng tháng 3/1945 "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về đổi mới trong nông nghiệp… chưa phải là Luật, chỉ có mấy trang ngắn gọn mà đã tạo ra sức mạnh lớn lao, đi vào cuộc sống nhanh chóng và mang lại hiệu quả to lớn. Từ tầm tư duy đó, nhiều bản tham luận cho rằng:
+ Dự thảo Luật tuy đã được soạn thảo rất công phu nhưng mới dừng ở mức độ một bản sao chụp hiện trạng quản lý TNN nửa hành chính bao cấp, nửa sự nghiệp; không phát huy được nội lực, không tạo động lực phát triển; trách nhiệm không rõ ràng; hiệu quả đầu tư thấp. Tình hình này đã làm cho không ít cơ sở quản lý khai thác lúng túng bị động trong cơ chế "xin - cho", không thực hiện được quyền tự chủ tài chính, kinh doanh tốt để phục vụ tốt. Việc đưa ra một số tổ chức hành chính như hội đồng các cấp hay cơ quan quản lý lưu vực sông... không thể khắc phục được các tồn tại nói trên vì đó là những tổ chức ít hiệu lực, hoặc là những tổ chức mà thẩm quyền thành lập thuộc Chính phủ hoặc các Bộ khi xét thấy cần thiết, không cần đưa vào Luật.
+ Dự thảo Luật cần được cô đúc cho ngắn gọn hơn nhưng phải chứa đựng tư duy mới về tạo động lực và phát huy nội lực theo NQTƯ 4 (Khóa 8) tạo bước ngoặt và những điều kiện thuận lợi cho ngành thủy lợi phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây cũng là câu hỏi mà Bộ trưởng Lê Huy Ngọ đặt ra cho hội thảo cũng như BCH Hội Thủy Lợi phải trả lời: Ngành thủy lợi phải làm gì, phải đổi mới như thế nào để phát huy nội lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và chính bản thân mình mà trước hết là chặn đứng tình trạng công trình xuống cấp, nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần làm chủ của người quản lý công trình, của người hưởng lợi và của cộng đồng đối với việc bảo vệ, khai thác các công trình thủy lợi.
+ GS. Đào Xuân Sâm đặt vấn đề: Cần làm rõ ta đang ở tình huống nào về quản lý nước để luận chứng bước đi đổi mới, đưa hoạt động xã hội có liên quan vào trật tự luật pháp hợp lý. Phải chăng tình huống đó là quản lý nhà nước còn vướng nhiều trong cơ chế quan liêu bao cấp, bao biện, không đủ lực đầu tư và đầu tư kém hiệu quả, lãng phí, tham nhũng nặng; còn người khai thác, người sử dụng cũng rất tùy tiện hưởng thụ và phá phách. Dự thảo Luật chưa thể hiện khả năng chặn đứng xu hướng tiếp tục bị tàn phá và xuống cấp.
4. Bốn là việc khơi dậy nội lực và động lực phát triển trước hết phải bắt nguồn từ một cơ chế quản lý mới phù hợp đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có sức động viên nội lực, thu hút ngoại lực. Cơ chế mới tạo điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, huy động các nguồn lực, thu hút vốn, chất xám, công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước để phát triển TNN. Với nhận thức như vậy, nhiều đồng chí kiến nghị:
+ Phải khẳng định trong Luật sản phẩm nước là hàng hóa như một trong những nguyên tắc quan trọng đã được kết luận tại Hội nghị quốc tế Dublin (1992): Sản phẩm nước có giá trị kinh tế trong mọi dạng sử dụng và cần được thừa nhận là một hàng hóa. Bởi lẽ khai thác tài nguyên nước, chuyển hóa TNN thành sản phẩm hàng hóa đáp ứng các nhu cầu về nước của xã hội là một quá trình sản xuất, tiêu hao lao động quá khứ và lao động sống, đồng thời sản phẩm nước và các dịch vụ nước thực sự góp phần tạo ra giá trị của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác được trao đổi trên thị trường, kể cả xuất khẩu, thì sản phẩm nước và dịch vụ nước không thể bị coi là một thứ phúc lợi công cộng không phải trả tiền, hoặc lấy thu bù chi được chừng nào hay chừng ấy mà không thể chế hóa sản phẩm được bán theo khung giá hợp lý nào để thu bao nhiêu còn ngân sách phải cấp bù bao nhiêu nhằm khẳng định trách nhiệm tài chính của các hộ dùng nước và bảo đảm dịch vụ nước phát triển bền vững. Cách hiểu phúc lợi công cộng là phục vụ không phải trả tiền hay lấy thu bù chi được chừng nào hay chừng ấy như vừa nói ở trên đã lạc hậu. Ngày nay ở các nước phát triển, pháp luật cũng đã tạo môi trường pháp lý để các chủ đầu tư công trình hay người đấu thầu quản lý công trình phục lợi công cộng thuộc mọi thành phần kinh tế bảo toàn và phát triển vốn. Ở nước ta, công ty TNHH Huy Hoàng (thị xã Lạng Sơn) là một mô hình tốt về quản lý kinh doanh phúc lợi công cộng đạt hiệu quả phục vụ tốt và giảm thiểu kinh phí ngân sách cấp bù. Mặt khác, sản phẩm nước và dịch vụ nước có vị thế hàng hóa, điều đó còn có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng, đó là, chỉ một khi sản phẩm nước, dịch vụ nước trở thành hàng hóa thì việc thực hiện cơ chế trao đổi bình đẳng trên thị trường, thanh toán sòng phẳng trong mối quan hệ cung - cầu (có chính sách trợ giá thích hợp) sẽ đề cao ý thức trách nhiệm của cả người sử dụng nước lẫn người cung ứng nước, tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu: bảo vệ và sử dụng nước tiết kiệm, có hiệu quả, giữ gìn các nguồn nước không bị ô nhiễm.
+ Theo chính sách của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Dự thảo Luật đã đề cập quyền của các thành phần kinh tế tham gia khai thác, sử dụng nước dưới các hình thức doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh để cung ứng sản phẩm nước và dịch vụ nước cho phát triển kinh tế và dân sinh. Đây là ý tưởng tích cực, đúng đắn phù hợp đường lối của Đảng và xu thế phát triển chung. Tuy nhiên, dự thảo Luật mới chỉ đưa ra tiền đề pháp lý mà chưa có những quy định nguyên tắc để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào đó ra chính sách tạo môi trường, điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp nói trên hoạt động theo nguyên tắc: Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, không phân biệt đối xử.
Với nhận xét chung như vậy, các bài phát biểu nêu những ý kiến cụ thể sau đây đối với dự thảo Luật:
+ Theo dự thảo Luật, chỉ có các doanh nghiệp thủy lợi nhà nước mới là các doanh nghiệp công ích, được Nhà nước trợ giúp còn các doanh nghiệp thủy lợi thuộc các thành phần kinh tế khác thì phải tự trang trải trong kinh doanh, tự chịu rủi ro không có sự giúp đỡ của Nhà nước. Quy định như vậy là trái với nguyên tắc bình đẳng nói trên và tạo ra tình trạng doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ hoạt động trên những mặt bằng cơ chế khác nhau.
+ Quy định về doanh nghiệp ngoài quốc doanh quá đơn giản và sơ sài. Những quyền, nghĩa vụ cơ bản của loại hình doanh nghiệp này như thẩm quyền thành lập, giải thể; nghĩa vụ nộp thuế; chính sách khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước; quyền huy động vốn đầu tư… chưa được đề cập.
+ Các quy định áp dụng cho các doanh nghiệp thủy lợi nhà nước không khác hiện hành là mấy. Tựu trung, các doanh nghiệp nhà nước vẫn do cơ chế bao cấp điều hành, sống nhờ vào ngân sách theo cơ chế "xin - cho", không có động lực phát triển. Các tác giả trong khi đưa vào dự thảo Luật nhiều quy định cụ thể mang tính kỹ thuật công nghệ thì lại ít nói đến các quy định nguyên tắc về kinh tế, tài chính. Về vấn đề này, dự thảo Luật còn để lại những câu hỏi lớn: Doanh nghiệp nhà nước có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính đến mức nào; hoạt động của các doanh nghiệp có tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh tế hay không; trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn của các doanh nghiệp đến đâu; các doanh nghiệp có quyền huy động vốn đầu tư ngoài nguồn ngân sách để phát triển thủy lợi hay không?…Những câu hỏi có tính nguyên tắc như trên phải được Luật trả lời. Các văn bản hướng dẫn chỉ là cụ thể hóa.
Về mặt tổ chức, một số bài tham luận đề cập gợi ý của đồng chí Đỗ Mười - nguyên tổng bí thư của Đảng - về việc nghiên cứu thành lập Tổng công ty Thủy Lợi Việt Nam có quy mô toàn ngành, kinh doanh tổng hợp, hoạch toán kinh tế, thực hiện kinh doanh để phục vụ. Gợi ý trên đây xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp lại các doanh nghiệp. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện ý tưởng đó, có ý kiến đề nghị bổ sung vào điều 70, chương V của dự thảo Luật đoạn sau: "… Trên cơ sở tự nguyện của các thành viên, doanh nghiệp thủy lợi nhà nước được tổ chức theo mô hình một tập đoàn kinh doanh mạnh để đủ sức làm nòng cốt trong hệ thống các doanh nghiệp thủy lợi nhiều thành phần. Chính phủ quy định hình thức tổ chức của tập đoàn kinh doanh này…"
+ Một điểm khác là dự thảo Luật đã thiết lập mối quan hệ giữa Nhà nước với các loại hình doanh nghiệp, tuy rằng còn phải điều chỉnh, bổ sung, nhưng chưa thiết lập mối quan hệ giữa các bên cung ứng - sử dụng, chưa thể hiện mối quan hệ này theo nguyên tắc gắn kết quyền, nghĩa vụ các bên trên cơ sở hợp đồng phù hợp cơ chế thị trường.
+ Nhiều bản tham luận đã bàn đến một vấn đề rất thiết yếu và nhạy cảm, đó là giá sản phẩm nước, giá dịch vụ nước vì giá là một đòn bẩy kinh tế quan trọng. Chỉ có một chính sách giá đúng đắn mới phát huy được các nguồn lực phát triển. Có ý kiến phát biểu cho rằng thủy lợi phí theo định nghĩa trong dự thảo Luật không đúng với nguyên tắc tính giá thành sản phẩm. Định nghĩa tương đối chuẩn xác đã được nêu trong Nghị định 112 - HĐBT ngày 25/8/1984 về thu thủy lợi phí của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Điều 2 của Nghị định này quy định thủy lợi phí bao gồm các khoản:
a. Khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn;
b. Chi phí sửa chữa lớn, tu bổ, sửa chữa thường xuyên các công trình xây đúc và bằng đất, ngoài số nhân công do nhân dân đóng góp;
c. Chi phí về điện, xăng dầu;
d. Chi lương cho cán bộ nhân viên và chi phí quản lý của các xí nghiệp thủy nông.
Tuy nhiên, Điều 2 của Nghị định 112 - HĐBT cũng nêu rằng: Để giảm nhẹ thủy lợi phí, tạm thời chưa tính khấu hao cơ bản các công trình xây đúc và bằng đất, các máy bơm lớn, xem đây như một khoản trợ cấp của Nhà nước đối với nông nghiệp… Hiện nay có tiếp tục áp dụng cơ chế giảm nhẹ tạm thời khấu hao cơ bản (bao nhiêu phần trăm, trong thời gian bao lâu…) như đã dẫn thì nên để văn bản dưới luật quy định.
Thủy lợi phí trong Luật Nước lần này cũng phải được quy định theo tinh thần trên đây. Do đó trong dự thảo Luật cần có các điều khoản về giá sản phẩm nước, giá dịch vụ nước bảo đảm các nguyên tắc:
+ Giá sản phẩm nước, giá dịch vụ nước phải được tính đúng, tính đủ và áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp.
+ Nhà nước thống nhất quản lý giá và có chính sách trợ giá cho một số đối tượng, ngành nghề, vùng lãnh thổ… được ưu đãi ở mức độ cần thiết, trong thời gian nhất định để phát huy nội lực, không bao cấp tràn lan, không đồng nghĩa với cơ chế "xin - cho" và phải bảo đảm cho các doanh nghiệp dịch vụ nước bảo toàn và phát triển vốn.
Trong tham luận tại hội thảo, một chuyên gia ngành y tế và môi trường đã dẫn ra bài học của ngành thuốc chữa bệnh và dịch vụ y tế: Từ một ngành mang tính xã hội sâu sắc, đã từng được bao cấp hoàn toàn, song vào những năm đầu của thập kỷ 90 ngành đã đi vào đổi mới với bước đi thích hợp. Kết quả là nhờ việc huy động sự đóng góp của xã hội mỗi năm một tăng nên ngành đã bước đầu ngăn chặn được tình trạng suy sụp, đạt được bước phát triển đáng kể, đang có những dấu hiệu khởi sắc. Diễn giả cho rằng: Tư duy của ngành Nước (vốn là một ngành kinh tế - kỹ thuật) nếu được đổi mới thì chắc chắn sẽ thu được kết quả to lớn hơn.
5. Năm là về quản lý nhà nước. Các ý kiến phát biểu về vấn đề này thống nhất ở một điểm là phải tách quản lý nhà nước ra khỏi quản lý sản xuất kinh doanh, quyền hạn phải gắn liền và tương xứng với trách nhiệm, và tập trung vào một số điểm sau đây:
+ Nội dung quản lý nhà nước trong dự thảo Luật chủ yếu mang tính chất của một quy chế hành chính (cấm, cho phép…), một quy chế phân công trách nhiệm. Điều đó cần thiết nhưng chưa đủ. Luật phải tạo được môi trường pháp lý bằng những đòn bẩy phát huy nội lực, tạo ra động lực cho sự nghiệp phát triển tài nguyên nước bền vững. Để khắc phục nhược điểm này, cần bổ sung các điều khoản nhấn mạnh yêu cầu tách quản lý nhà nước ra khỏi quản lý sản xuất kinh doanh, rà soát lại để cơ quan quản lý nhà nước không sa vào những tác nghiệp sản xuất kinh doanh như bàn giao, nghiệm thu công trình… (sẽ là công việc của các doanh nghiệp chủ đầu tư theo cơ chế mới) để có điều kiện tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra kiểm soát, hướng dẫn giúp đỡ, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, khó khăn cho địa phương, cơ sở.
+ Về phân công, phân cấp quản lý, với tinh thần cởi mở và thẳng thắn GS Phạm Song đề nghị không nên giao cho các Bộ chủ quản các ngành sử dụng nhiều nước giữ vai trò chủ trì quản lý tài nguyên nước để bảo đảm tính công minh, tính khách quan trong quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, nhất là khi đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ý kiến này được nhiều người quan tâm, chia sẻ.
+ Về tổ chức bộ máy quản lý, nhiều đồng chí có cùng nhận xét là mô hình tổ chức quản lý nêu trong dự thảo Luật cồng kềnh, không phù hợp yêu cầu cải cách hành chính, do đó đã kiến nghị:
- Đối với Hội đồng quốc gia về TNN, có ý kiến phân tích: Hội đồng quốc gia không có chức năng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ. Hội đồng tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ thì khi Thủ tướng thấy cần sẽ thành lập, Luật không cần và không nên quy định. Còn nếu công tác, quản lý nước thực sự cần có một cơ quan đủ mạnh thay mặt Chính phủ giải quyết các mối quan hệ trong ngành và liên ngành, thì nên thành lập Bộ hoặc Ủy ban nhà nước (cơ quan ngang Bộ) về bảo vệ và phát triển tài nguyên nước hoặc tài nguyên nói chung có chức năng quản lý nhà nước rõ ràng.
- Quản lý nước theo lưu vực sông là tất yếu. Ý tưởng này nhất thiết phải được đưa vào luật, nhưng vì luật có hiệu lực lâu dài, do đó không nên đưa vào Luật việc thành lập cơ quan quản lý lưu vực sông mà để Chính phủ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành quyết định khi cần thiết như trước đây Chính phủ đã thành lập Ủy ban sông Hồng, Ủy ban sông Mê công…Nhất là hiện nay đang còn nhiều tranh luận: Có nên nêu tên các lưu vực sông cụ thể hay không? Có nhất thiết một cơ quan quản lý lưu vực sông chỉ phụ trách một lưu vực hay có thể phụ trách một cụm nhiều lưu vực lân cận nhau? Cơ quan quản lý lưu vực sông trực thuộc Chính phủ hay trực thuộc Bộ quản lý chuyên ngành, hoặc trực thuộc Chính phủ đối với một số sông lớn còn lại thì trực thuộc Bộ quản lý chuyên ngành…
- Trước đây trong ngành thủy lợi đã từng có các Hội đồng quản lý hệ thống công trình thủy lợi, song tổ chức này tỏ ra không có hiệu lực, hoạt động không mấy hiệu quả. Vì vậy không nên quy định trong luật việc thành lập tổ chức này. Trong thực tế quản lý khai thác nếu xét thấy có yêu cầu điều tiết hoạt động của những hệ thống thủy lợi liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thành lập tổ chức quản lý thích ứng.
- Khái quát về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, một số bản tham luận kiến nghị một vấn đề có tính nguyên tắc: Luật chỉ nên nêu những nguyên tắc lớn về tổ chức, không nên đề ra mô hình tổ chức hoặc tên cơ quan cụ thể (trừ trường hợp đặc biệt) vì đó là việc của cơ quan hành pháp. Cần thành lập, sát nhập hay giải thể cơ quan nào, hoạt động trong thời gian bao lâu để giúp việc Chính phủ có hiệu quả thì để Chính phủ quyết định. Ngay như Luật Tổ chức Chính phủ cũng không quy định có bao nhiêu Bộ hoặc tên Bộ là gì thì tại sao Luật TNN lại quy định tên cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ và cơ quan dưới cấp Bộ quá cụ thể như vậy? Cái cần có, nhất thiết phải có, không được né tránh trong Luật là những tư tưởng, quan điểm về các chính sách kinh tế xã hội, các đòn bẩy tạo động lực phát triển. Đối với những tư tưởng, quan điểm cốt lõi này, không nên dồn đẩy cho các văn bản dưới Luật mà phải đưa vào Dự Luật, trình Quốc Hội xem xét. Còn các hướng dẫn cụ thể - đặc biệt là những biện pháp tổ chức, mô hình tổ chức để thực hiện các tư tưởng, quan điểm đó thì thể hiện trong các văn bản dưới Luật, không nên đưa vào Luật để cho Chính phủ và các Bộ không gặp khó khăn khi quyết định các vấn đề tổ chức thuộc thẩm quyền của mình. GS Lưu Văn Sùng cho rằng, nếu các tư tưởng, quan điểm về các chính sách có liên quan, đặc biệt là chính sách kinh tế tài chính, các đòn bẩy kinh tế không được đưa vào Luật, thì Luật chỉ là hình thức và ít có tác động đến đời sống xã hội.
- Về khen thưởng, xử phạt, có ý kiến được nhiều người lưu ý cho rằng các điều khoản về vấn đề này còn quá chung chung, chưa có các chế tài chặt chẽ, rõ ràng. Có thể nói đây là nhược điểm chung của một số Luật đã ban hành, làm giảm hiệu lực và tác dụng của Luật. Đề nghị Ban soạn thảo luật lưu ý bổ sung để khắc phục tồn tại này hoặc đặc biệt lưu ý khi xây dựng các văn bản dưới luật.
6. Sáu là về mối quan hệ giữa mục tiêu định hướng lâu dài của Luật và tổ chức thi hành Luật. Các ý kiến cho rằng Luật có đời sống lâu dài, không phải là sách lược, giải pháp tình thế. Vì vậy, Luật phải được xây dựng theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả giai đoạn, phù hợp đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước. Trong trường hợp này định hướng đó là xóa bỏ bao cấp, phát huy nội lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành nước. Còn tổ chức thi hành Luật, đưa Luật vào cuộc sống thì phải có quá trình, có bước đi thích hợp, không thể giản đơn cứng nhắc một sớm một chiều. Vì vậy không nên có cách hiểu rằng hễ tư tưởng của luật hướng tới chống bao cấp thì sau khi luật được ban hành là xóa bỏ ngay bao cấp, chuyển tất cả sang kinh doanh ngay tức khắc. Việc này do cơ quan hành pháp có kế hoạch tiến hành từ thấp đến cao, bảo đảm tính khả thi của Luật. Đó là mối quan hệ thông thường giữa xây dựng Luật và tổ chức thi hành luật. Vì thế không nên đặt vấn đề tạm thời hạ thấp mục tiêu định hướng trong nội dung Luật Nước so với yêu cầu đổi mới chung mà các ngành cần phải quán triệt trong xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 15 - 20 năm tới. GS Vũ Tuyên Hoàng cũng nhấn mạnh: Luật phải có khả năng tồn tại ít nhất 10 - 15 năm, tránh tình trạng Luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, thậm chí sửa đổi đến mức như làm lại Luật mới. Muốn vậy, Luật phải có mục tiêu định hướng lâu dài, có tầm nhìn rộng và xa, không nên thiển cận.
7. Cuối cùng là về kỹ thuật văn bản.
+ Cùng với tên gọi của Luật như đã nói ở trên, nhiều bản tham luận đã quan tâm đến sự chuẩn xác của các khái niệm, thuật ngữ trong dự thảo Luật như lưu vực sông, công trình thủy lợi…ở đây, những ý kiến phát biểu không nhằm bàn luận về chữ nghĩa hay về mặt khoa học thuần túy mà chủ yếu nhằm làm rõ nội dung kinh tế, xã hội của khái niệm, thuật ngữ để cho việc thi hành Luật được thông suốt, tránh được những sơ hở dễ bị lợi dụng làm trái.
Bà Đỗ Hồng Phấn kiến nghị, nên thay từ thủy lợi bằng từ nước trong một số đoạn, câu cần thiết vì trên thực tế đang có sự ngộ nhận: đồng nhất thủy lợi với thủy nông. Ý kiến này được nhiều người quan tâm, chia sẻ.
+ Nội dung dự thảo Luật được trình bày trong 10 chương, 103 điều là dài, còn trùng lặp, chưa thật có hệ thống và chặt chẽ.
+ Về mặt kỹ thuật làm Luật, cách viết chưa nhất quán. Những quy định mang tính kỹ thuật công nghệ thì chi tiết, còn những quy định mang tính kinh tế, xã hội thì lại có phần sơ sài, giản đơn.
+ Ở một số điều khoản, còn có những từ ngữ, đoạn câu không rõ nghĩa, có thể gây ra những cách hiểu luật khác nhau.
+ Vì Luật có hiệu lực lâu dài, do đó không nên ghi vào Luật tên gọi cụ thể của cơ quan nhà nước có thể thay đổi qua từng thời kỳ. Nên thay vào đó bằng các cụm từ khái quát, bao trùm hơn (đại loại như “cơ quan quản lý nước trung ương”, “cơ quan quản lý nước địa phương”, “Bộ quản lý nước chuyên ngành”…)
Tóm lại, trong khi khẳng định dự thảo Luật Tài nguyên nước được soạn thảo công phù, chúng tôi thấy cần nhấn mạnh sáu điểm sau đây, được rút ra từ các vấn đề trình bày ở trên mà nhiều đại biểu tham luận đã xem đó là những quan điểm bảo vệ và phát triển tài nguyên nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
1. Quản lý thống nhất tổng hợp TNN (Integrated water resources management): Thực hiện quản lý nhà nước tập trung thống nhất, bảo đảm tính tổng hợp trong khảo sát quy hoạch, xây dựng chiến lược, hướng dẫn kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát triển TNN.
2. Phát huy nội lực, tạo động lực để phát triển bền vững TNN.
3. Nước tự nhiên là tài nguyên, sản phẩm nước (nước sau công trình) là hàng hóa. Có quản lý sản phẩm nước như một hàng hóa thì mới bảo vệ tốt tài nguyên nước.
4. Giá sản phẩm nước phải được tính đúng, tính đủ. Trợ giá cho một số đối tượng sử dụng nước ở mức độ cần thiết, trong thời gian nhất định là đúng đắn nhưng phải bảo đảm cho các doanh nghiệp dịch vụ nước thực hiện tự chủ tài chính, bảo toàn và phát triển vốn.
5. Tách quản lý nhà nước ra khỏi quản lý sản xuất kinh doanh; thực hiện quyền hạn, quyền lợi gắn liền và tương xứng với trách nhiệm đối với cả ba chủ thể: chủ thể quản lý nhà nước, chủ thể sản xuất kinh doanh và chủ thể sử dụng nước.
6. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ trong sản xuất kinh doanh nước.
Trong các quan điểm trên, hai quan điểm đầu là bao trùm bởi lẽ quản lý thống nhất tổng hợp tài nguyên nước nhằm điều chỉnh hoạt động bảo vệ, phát triển TNN phù hợp quy luật vận động tự nhiên của các nguồn nước. Đây không chỉ là tổng kết của ngành nước ở Việt Nam mà còn là của thế giới, được đề cập nhiều tại các hội nghị và văn bản quốc tế trong thập niên 90.
Phát huy nội lực - theo NQTư 4 (Khóa 8) - được coi là yếu tố quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn mới, đang được các tầng lớp nhân dân, các ngành các cấp nhiệt liệt hưởng ứng, đồng tình. Ngành bảo vệ và phát triển TNN cũng phải quán triệt sâu sắc quan điểm này để vận dụng đổi mới hoạt động của mình. Các quan điểm còn lại cũng là những tổng kết quan trọng của Đảng, Nhà nước ta, đã được thể hiện trong các nghị quyết, chủ trương được các ngành các cấp quán triệt và thực hiện từ nhiều năm nay. Vấn đề là đã đến lúc các quan điểm này phải được vận dụng một cách tích cực, sáng tạo vào ngành kinh tế nước. Và với hiện tình của ngành thì việc đưa quan điểm tách quản lý nhà nước ra khỏi quản lý sản xuất kinh doanh vào cuộc sống sẽ tạo ra bước đột phá quan trọng cho việc vận dụng có kết quả các quan điểm khác. Bước đột phá này vừa tạo quyền tự chủ tài chính và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, vừa tính giản bộ máy quản lý nhà nước để làm tròn chức năng quản lý vĩ mô, vừa góp phần làm lành mạnh nền tài chính  của đất nước, tức là bắn một mũi tên đạt ba mục tiêu.
Không ít bản tham luận cho rằng các quan điểm trên đây cần phải được thể hiện rõ nét hơn trong nội dung của dự thảo Luật. Việc khẳng định các quan điểm trong dự thảo Luật chắc chắn sẽ gây ra tranh luận sôi nổi, song điều đó bảo đảm cho Luật có sức sống, có tính khả thi cao, phù hợp nguyện vọng chính đáng, lâu dài của đội ngũ những người làm công tác quản lý nước, những người sản xuất kinh doanh nước và cộng đồng sử dụng nước.
Thưa các đồng chí,
Ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật TNN tại cuộc hội thảo này rất phong phú, chắc chắn bản kết luận còn để sót nhiều ý kiến quan trọng. Vì vậy ban tổ chức hội thảo sẽ chuyển toàn bộ các bản tham luận cùng biên bản hội thảo về ban soạn thảo Luật để thuận tiện cho việc nghiên cứu tham khảo, hoàn chỉnh văn bản.
Cuộc hội thảo đã thành công tốt đẹp.. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Bộ và các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ngành hữu quan cộng với nhiệt tình hưởng ứng, tham gia của các đồng chí có mặt tại hội thảo cũng như các đồng chí vắng mặt nhưng đã gửi bài tham luận cho Ban tổ chức hội thảo. Và đặc biệt cảm ơn trường Đại học Thủy lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc hội thảo. Tuy nhiên, chúng tôi cho răng kết quả hôm nay mới là bước đầu do thời gian chuẩn bị quá hạn hẹp: dự thảo Luật được chính thức công bố trên báo Nhân dân ngày 19/2/1998, đến nay mới tròn nửa tháng. Vì vậy chúng tôi đề nghị các đồng chí tiếp tục tham gia ý kiến và xin sẵn sàng hợp tác với các tổ chức, cá nhân, tổ chức các cuộc trao đổi thích hợp để tiếp tục đóng góp cho việc hoàn chỉnh dự thảo Luật trình Quốc hội.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác quý báu của tất cả các đồng chí cho cuộc hội thảo thành công tốt đẹp./.

Không có nhận xét nào: