MỘT BÀI THƠ ĐẶC SẮC VỀ ĐÀN BÀ CỦA PHẠM NGỌC THÁI (Nguyễn Thị Xuân)



                  NGƯI ĐÀN BÀ CHA LINH HN THÁNH LINH

Người đàn bà anh mãi mãi không quên
Nàng đã lẫn vào trong cát bụi...
Sống nổi trôi hay đang những ngày cảm khoái
Có bồi hồi nhớ lại quãng tình qua?


Anh đã yêu từ ánh mắt như sao sa
Cả vòm ngực tiên trắng mềm, nóng hổi
Em mở rộng động trinh,
                để anh vào tận sâu trong hứng khởi
Lúc sướng vui em đã uốn mình.

Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em
                     để gieo hoa cho thế thái nhân tình
Vĩ đại và vô biên...
Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống
Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.

Trấn át ác quỉ bạo tàn
Anh khắc hình hài em trong vũ trụ
Biểu tượng lớn lao của chúng sinh
Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.

                               PHẠM NGỌC THÁI
                     . Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai",
                         Nxb Văn hoá Thông tin 2012

 
LỜI BÌNH: Bài thơ gợi cho ta một thế giới: Thế giới đàn bà:
                                 Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em
                                                     để gieo hoa cho thế thái nhân tình
                                Vĩ đại và vô biên...
                               Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống
                               Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.
     Đây là khổ thơ thứ ba. Đã tóm bắt từ nhân sinh cho tới vũ trụ của người đàn bà: Vĩ đại và vô biên /- Bởi vì sao?... vì nàng "gieo hoa cho thế thái nhân tình"- Biểu tượng của sự sống bất tử!  Nhưng nàng cũng rất bình dị trong cuộc sống và thân thiết đối với người đàn ông. Là người vợ hiền cơm dẻo canh ngọt, đầu gối tay ấp. Bình dị trong tiếng nói nàng trìu mến, dịu dàng mà chiếm ngự cả trái tim chàng. Bình dị với ánh mắt nàng cười, mang đến mùa thu mát lành, trong xanh.
      Câu thơ "Ôi, tạo hoá sinh ra cái của em..." - Nó triết lí. Như người ta thường nói, người đàn bà là hoa thơm của đất trời... trái ngọt của sự sống. Ở đây, tác giả chỉ ra rằng "... cái của em để gieo hoa cho thế thái nhân tình" - Về nghĩa đen ta có thể hiểu: "cái của em" vừa để sinh nở, tức là sinh con đẻ cái bảo tồn nòi giống. Duy trì và phát triển trong thế thái nhân tình. Với nghĩa bao trùm: nó còn mang theo tính luyến ái trai gái. Là cội nguồn của cuộc sống. Đồng thời "cái của em" là nhân tố tạo ra cả hoà bình cùng chiến tranh, hạnh phúc và khổ đau của con người.
     "thế thái nhân tình" mà không có hoa thì cũng không thể kết trái. Tất cả sẽ trở thành vô nghĩa. Thế giới sẽ không không...
     Xin liên tưởng đến những thi phẩm khác của tác giả. Như ở bài  "Nguyệt của chị Hằng và nguyệt của em", nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã viết:
                               Nếu như em không có nguyệt
                               Thì loài người cần gì tổng thống nữa, em ơi !
     Hoặc bài "Có một thời như thế", anh cũng có những câu thơ bình luận về "cái của em" thật đặc sắc:
                               Tạo hoá sinh ra kỳ quan vĩ đại
                               Suy cho cùng nhất cái này thôi !
                               Nhân loại tồn sinh phát triển ở nơi này
                               Không có sẽ hư vô phù phiếm cả...
     Trở lại với "Người đàn bà chứa linh hồn thánh linh". Sau đó nhà thơ trào ra cảm xúc:
                              Anh trải thơ lên đời viết về tình yêu - cuộc sống...
     Bởi vì, không có em thì không có gì cả. Sự luyến ái chính đáng gái trai là cao thượng và thiêng liêng.


Cô giáo Nguyễn Thị Xuân

 Nếu nhà thơ Nga vĩ đại Mikhail Lermontov, đã viết những câu thơ bất hủ thần tượng tình yêu đối với người đàn bà:
                             Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
                             Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ....
     Thì người đàn bà của tình yêu cũng được nhà thơ Phạm Ngọc Thái nâng lên ý nghĩa thần thánh. Nó đọng lại súc tích trong câu kết của khổ thơ:
                             Trái tim em chứa linh hồn thánh linh.
     Giờ xin trở về với những câu thơ đầu:
                             Người đàn bà anh mãi mãi không quên
                             Nàng đã lẫn vào trong cát bụi...
     Thế mà tất cả còn lại về nàng chỉ là một hồi ức xa xăm. Hình ảnh hai chữ "cát bụi" -  Ý nói, tình yêu thuở xa xưa đã chìm lấp vào trong những tháng năm trôi dạt của cuộc đời. Khắc họa tình yêu trong bối cảnh nổi chìm ở dân dã. Tức là, tác giả đề cập về chủ đề "tình yêu và cuộc sống" chốn nhân quần.  Tôi bỗng nhớ đến bài thơ "Những bóng người trên sân ga" của thi nhân Nguyễn Bính. Ông tả về cảnh chia ly trong nhân tình:
                              Những chiếc khăn màu thổn thức bay
                              Những bàn tay vẫy những bàn tay
                              Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt
                              Buồn ở đâu hơn ở chốn này?
     Cuộc chia ly trong "những bóng người trên sân ga" của Nguyễn Bính và cuộc chia ly tình yêu với người đàn bà của nhà thơ Phạm Ngọc Thái, có gì khác nhau? Ta không rõ. Nhưng chắc tâm trạng thì cũng là... "buồn ở đâu hơn ở chốn này"? Chỉ biết rằng, sự chia ly tình yêu đó đã để lại trong lòng nhà thơ một nỗi buồn nhớ khôn nguôi, yêu thương da diết. Như câu thơ đã viết :
                              Người đàn bà anh mãi mãi không quên
     Hoặc một kiểu nuối cảm ở "Hai sắc hoa ti-gôn" của nữ sĩ TTKH chăng?
                              Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
                              Trời ơi, người ấy có buồn không?
                              Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
                              Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
    Bởi sau đó nhà thơ đã đặt câu hỏi về nàng?
                              Sống nổi trôi hay đang những ngày cảm khoái
                              Có bồi hồi nhớ lại quãng tình qua?
     Nghĩa là, nhà thơ không còn gặp lại và cũng không biết tin tức về em nữa. Không biết giờ em sống ra sao? Hạnh phúc hay là... "bèo dạt mây trôi"? Đó là ý của câu thơ "Nàng đã lẫn vào trong cát bụi..." - Trái tim nhà thơ thổn thức: em có còn nhớ những tháng năm, khi chúng mình yêu nhau? Người đàn bà ấy đã thành thần tượng của đời anh và của cả thi ca.
     Cũng nỗi cảm hoài trên, có một khổ thơ được tác giả cảm xúc lại giây phút đã cùng nàng tận hưởng những khoái lạc yêu đương. Đó là khổ thơ thứ hai:
                              Anh đã yêu từ ánh mắt như sao sa
                             Cả vòm ngực tiên trắng mềm, nóng hổi
                             Em mở rộng động trinh
                                                   để anh vào tận sâu trong hứng khởi
                             Lúc sướng vui em đã uốn mình.
     Đoạn thơ tả thực... nhưng hình ảnh thì lại mang màu sắc thơ mĩ học. Nào là: ánh mắt như sao sa; vòm ngực tiên trắng mềm; động trinh... Những hình ảnh mĩ học đó giúp cho tác giả dẫu tả thực vào xác thể của người yêu, cảm khoái của tình dục, mà thơ không bị thô. Ta đọc câu cuối của khổ:
                             Lúc sướng vui em đã uốn mình
     Hoặc khi tác giả tả về sự khoái lạc tột cùng: Em mở rộng động trinh... để anh vào tận sâu trong hứng khởi /- Hình ảnh mang tính biểu tượng của thơ tượng trưng.
     Nói về việc sử dụng biểu tượng thơ tượng trưng - Trong thế giới thơ tình của nhà thơ Phạm Ngọc Thái, phải thừa nhận rằng: Bên cạnh những hình ảnh nhụy nhàng hoa mỹ, có một số bài anh tả  khá sâu vào khoái lạc hay về thân thể người đàn bà, đã đạt được sự thành công. Vẫn đầy tính nghệ thuật ngôn ngữ. Cảm xúc sâu mà thơ huyền ảo, không bị tục. Thí dụ bài "cô áo trắng":
                             Em bọc trong anh không cần quần áo
                             Ôi, nguyệt của em đây một động sâu huyền ảo
                             Chứa cả thiên đường và vũ trụ bên trong
                             Em đừng hỏi vì sao anh yêu em!
     Rồi nhà thơ kết luận:
                             Đôi mắt nàng cả trời thu đẹp lắm!
                             Bầu vú nàng mùa hoa trái sinh sôi...
     Hay bài "Người đàn bà trắng" - Một trong những tuyệt đỉnh thi ca của anh, đã tả về cái của người đàn bà như thế này:
                             Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai...
                             Người đàn bà ai mà định nghĩa?
      Thơ Phạm Ngọc Thái thường đi đến tột cùng sự viên mãn của thơ tự do hiện đại. Chính vì vậy mà tác giả đã được mệnh danh là "con đại bàng của thi ca hiện đại Việt Nam".
     Nói về khổ thơ cuối cùng. Sau khi gieo một câu thơ đạt đến điểm đỉnh về người đàn bà: Trái tim em cha linh hn thánh linh /- Tác giả hạ một đoạn thơ kết bài:
                             Trấn át ác quỉ bạo tàn
                             Anh khắc hình hài em trong vũ trụ
                             Biểu tượng lớn lao của chúng sinh
                             Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
                             Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.
     Tôi nhớ trong tác phẩm của thi hào Nga Pushkin - Ông từng nói ý rằng: Tình yêu của người đàn bà có thể hoá giải cả hận thù và cải hoá sự tàn ác. Tức là, người đàn bà có thể biến một tên bạo chúa trở nên nhân từ, xoá bỏ vợi đi những tội ác, mang lại lòng nhân ái lớn lao trong cuộc sống con người. Đó là ý nghĩa của câu thơ:
                             Trấn át ác quỉ bạo tàn...
     Hình tượng của khổ thơ kết, nó phản ảnh cả về vị thế cũng như phẩm giá của người đàn bà, trong sự tồn tại của thế giới cộng đồng.
     Nếu hai câu thơ trích của nhà thơ Nga Mikhail Lermontov ở trên: ng th dù đ vn thiêng / Miếu th b vng vn nguyên miếu th /- Được xem là lời tuyên ngôn bất hủ của tình yêu !... thì hai câu kết ở đây, chính là bản tuyên ngôn của bài thơ "Người đàn bà chứa linh hồn thánh linh" này:
                             Sự tồn tại muôn đời. Vần xoay thế giới.
                             Cả chiến tranh và trong cả hoà bình.
      Hình tượng đúc kết cả tính vũ trụ, lịch sử và nhân sinh... trong ý nghĩa sinh tồn của xã hội loài người.  Nó có thể đạt đến tầm vóc là một bài thơ đặc sắc mẫu mực của thơ tự do hiện đại, khi xây dựng biểu tượng về người đàn bà.
    
Nguyn Th Xuân
GV. Trưng Tiu hc, Ba Đình, Hà Ni


Không có nhận xét nào: