Bị thủng lớn ở Bắc Cực
Ảnh minh họa (DR)
Ngày 02/10 vừa qua, giới khoa học thông báo là tầng ozone phía trên Bắc Cực, xuất hiện một lỗ thủng lớn gấp năm lần diện tích nước Đức.
Lỗ thủng này có thể do nhiệt độ lạnh bất thường ở Cực Bắc gây ra, và trong khoảng 15 ngày, di chuyển trên bầu trời vùng Đông Âu, nước Nga và Mông Cổ. Như vậy, người dân tại các nước nói trên có nguy cơ hứng chịu tia cực tím với mức độ cao trong thời gian đó.
Ozone là oxy hoạt tính mà mỗi phân tử chứa 3 nguyên tử oxy – O3, được hình thành trong bình lưu khí quyển, tức tầng thứ hai của khí quyển. Ozone có tác dụng lọc, ngăn chặn tia cực tím, một loại tia phá hỏng hệ thực vật, có thể gây bệnh ung thư da và bệnh đục thủy tinh thể ở người.
Vào mùa đông và mua xuân, ở các vùng Bắc và Nam Cực, tấm chắn thiên nhiên này thường xuyên bị tấn công bởi các hợp chất có chứa chlore, (chất chlorofluorocarrbones – CFC). Đây là một tập hợp khí trơ được dùng trong các hệ thống máy làm lạnh v.v. Tuy nhiên, việc sản xuất chất khí CFC hiện nay hầu như đã chấm dứt sau khi nghị định thư Montréal 1985 được ký kết, bổ xung cho Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone.
Như vậy, chính cái rét ghê gớm là nguyên nhân phá hủy tầng ozone. Dưới tác động của không khí lạnh, hơi nước và các phân tử acide nitrique đông tụ lại tạo thành các đám mây phía dưới tầng bình lưu khí quyển. Các hợp chất chlore được hình thành trong các đám mây đã phá hủy tầng ozone.
Do Nam Cực rét hơn, nên thông thường lỗ thủng tầng ozone tại đây lớn hơn ở Bắc Cực. Cho đến nay, theo các dữ liệu đo đạc và thu thập được thì tầng ozone Bắc Cực có mức độ suy giảm khác nhau và tương đối hạn chế, so với khu vực Nam Cực.
Thế nhưng, các quan sát từ vệ tinh, trong thời gian giữa mùa đông 2010 và mùa xuân 2011 cho thấy là tại Bắc Cực, tầng ozone trong độ cao từ 15 đến 23 km đã bị giảm đáng kể, đặc biệt là trong độ cao từ 18 đến 20% thì tầng ozone đã bị suy giảm tới 80%.
Theo một công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Anh Quốc Nature, ngày 02/10/2011, thì lần đầu tiên, việc giảm ozone nhiều đến mức có thể nói là đã xuất hiện một lỗ thủng ở Bắc Cực.
Theo giải thích của chuyên gia Gloria Manney, thuộc Jet Propulsion Laboratory, ở California, Hoa Kỳ, thì thủ phạm là một hiện tượng được biết đến dưới cái tên « Vortex Polaire » - tức là hiện tượng gió xoáy vùng cực lạnh. Năm ngoái, trong cái rét bất thường, hiện tượng này xuất hiện ở phía dưới bình lưu khí quyển tại Bắc Cực. Việc phá hủy tầng ozone đã bắt đầu từ tháng Giêng năm nay và gia tăng cường độ. Mức độ tập trung ozone ở vùng bị gió xoáy cực lạnh xuống thấp hơn mức của năm ngoái trên một diện tích rộng khoảng 2 triệu km vuông, tức là lớn gấp 5 lần diện tích nước Đức hoặc tiểu bang California.
Đức Tâm RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét