Trần Mạnh Hảo
(Viết nhân dịp kỷ niệm 195 năm ngày sinh của Karl Marx
(5.5.1818 – 5.5.2013) và kỷ niệm 130 năm ngày mất của ông (14.3.1883-
14.3.2013)
“Cái Tuyệt đối, ấy là thực tính của mi!”
(lời phán của thần Apollon được ghi trong đền
Delphes)
Tên: Karl Heinrich Marx
Sinh: 5 tháng 5, 1818 (Trier,
Đức)
Mất: 14 tháng 3, 1883 (64
tuổi) (Luân Đôn)
Ngày 14-3- 2013 vừa qua là ngày giỗ lần thứ 130 năm của
Karl Marx –ngày giỗ năm chẵn, một ngày giỗ tổ quan trọng nhất của
những người cộng sản Việt Nam. Lạ thật, tịnh không thấy báo Nhân Dân, Tạp chí cộng sản, báo Quân đội nhân dân hay Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân, Công an TP.HCM… những tờ báo cuối cùng ở Việt Nam thề quyết bảo vệ chủ nghĩa cộng sản tới chết nhắc tới ngày giỗ tổ của đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếm http://google.com đánh mã tìm kiếm: “kỷ niệm 130 năm ngày mất của Karl Marx và 195 ngày sinh của Marx” hiện ra 18 đề mục, chỉ có câu lạc bộ chơi tem Việt Nam (CLB Viet Stamp) nhắc đến hai ngày này bằng con tem có hình Marx mà thôi. Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam lại lờ tịt ngày giỗ tổ, không thèm thắp cho cụ cố tổ “thiêng liêng” của mình một nén nhang? Có phải Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ động bỏ ngày giỗ tổ, dấu hiệu cho thấy Marx đã bị chính những người cộng sản Việt Nam khai tử? Họ chỉ còn dùng tên ông và chủ nghĩa của ông để làm bình phong giữ đặc quyền đặc lợi mà thôi. Cũng có thể đảng cộng sản Việt Nam thấy đảng cộng sản Trung Quốc trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII ngày 17-12-2012 vừa qua đã im lặng từ bỏ Marx- Lenine- Mao Trạch Đông, không còn nhắc tên ba ông tổ này trong các văn kiện chính thức của đại hội, nên đảng cộng sản Việt Nam cũng a tòng noi theo chăng? Qủa thực, từ năm 1978, đảng cộng Trung Quốc đã chôn sống chủ nghĩa Marx bằng cách xây dựng kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản. Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chôn chủ nghĩa cộng sản bằng cách xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa vào năm 1986. Bởi, chủ nghĩa Marx về bản chất là một học thuyết kinh tế. Họ bỏ giỗ ông tổ Marx là quá logic.
những người cộng sản Việt Nam. Lạ thật, tịnh không thấy báo Nhân Dân, Tạp chí cộng sản, báo Quân đội nhân dân hay Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân, Công an TP.HCM… những tờ báo cuối cùng ở Việt Nam thề quyết bảo vệ chủ nghĩa cộng sản tới chết nhắc tới ngày giỗ tổ của đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếm http://google.com đánh mã tìm kiếm: “kỷ niệm 130 năm ngày mất của Karl Marx và 195 ngày sinh của Marx” hiện ra 18 đề mục, chỉ có câu lạc bộ chơi tem Việt Nam (CLB Viet Stamp) nhắc đến hai ngày này bằng con tem có hình Marx mà thôi. Vì sao Đảng cộng sản Việt Nam lại lờ tịt ngày giỗ tổ, không thèm thắp cho cụ cố tổ “thiêng liêng” của mình một nén nhang? Có phải Đảng cộng sản Việt Nam đã chủ động bỏ ngày giỗ tổ, dấu hiệu cho thấy Marx đã bị chính những người cộng sản Việt Nam khai tử? Họ chỉ còn dùng tên ông và chủ nghĩa của ông để làm bình phong giữ đặc quyền đặc lợi mà thôi. Cũng có thể đảng cộng sản Việt Nam thấy đảng cộng sản Trung Quốc trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII ngày 17-12-2012 vừa qua đã im lặng từ bỏ Marx- Lenine- Mao Trạch Đông, không còn nhắc tên ba ông tổ này trong các văn kiện chính thức của đại hội, nên đảng cộng sản Việt Nam cũng a tòng noi theo chăng? Qủa thực, từ năm 1978, đảng cộng Trung Quốc đã chôn sống chủ nghĩa Marx bằng cách xây dựng kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản. Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chôn chủ nghĩa cộng sản bằng cách xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa vào năm 1986. Bởi, chủ nghĩa Marx về bản chất là một học thuyết kinh tế. Họ bỏ giỗ ông tổ Marx là quá logic.
Nhân ngày giỗ lần thứ 130 năm của Marx 14-3-2013 vừa qua và
sắp tới là ngày 5-5-2013, kỷ niệm 195 năm ngày sinh của vĩ nhân trên, chúng tôi
viết bài báo này gồm có mấy phần sau:
1 ‒ TỪ HI LẠP ĐẾN MARX, TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ
CÁI TUYỆT ĐỐI
2 ‒ TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT Ý ĐỊNH CHỦ QUAN LÊN VẠN
VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS TỚI MARX
3 ‒ MARX TIẾP THU (LẤY) MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ
NGHĨA NHÂN ĐẠO
Xin quý độc giả đọc nội dung chính của bài viết:
1 ‒ TỪ HI LẠP ĐẾN
MARX, TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY LUÔN HƯỚNG VỀ CÁI TUYỆT ĐỐI
Câu thần chú: – Cái Tuyệt đối, ấy là thực tính
của mi – được cho là của thần Apollon (tiếng Hy Lạp:
Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật)
tuyệt đối hóa cái tuyệt đối trong bản thể vũ trụ ám ảnh nền văn minh Hi Lạp từ
buổi bình minh con người, khiến con người suốt cả mấy nghìn năm luôn luôn thao
thức đi tìm linh hồn mình trong tuyệt đối Thượng đế, trong tự nhiên và
trong chính xã hội mà nó cư trú…
Diogenes Sinope, trong
tiếng Hy Lạp cổ Διογένης / Diogenes ( Sinope v 413 – Corinth , ca 327 trước Công nguyên ), một tông đồ của thần Apollon, mỗi ngày
lại mang cây đèn đi khắp hang cùng ngõ hẻm thành Athènes đầy ắp người ta, để
tìm một con người tuyệt đối giữa ban ngày nhưng tuyệt nhiên không thấy. Hình
như toàn bộ nền triết học Hi Lạp (và cả châu Âu sau này), cũng bị hội chứng đi
tìm con người tuyệt đối, xã hội tuyệt đối, thiên đường tuyệt đối trên mặt đất
của Diogène làm cho mất ăn mất ngủ…
Protagoras (pron.: / p r oʊ t æ ɡ
ə r ə s / ; Hy Lạp :. Πρωταγόρας, ca 490 TCN – 420 TCN) [1]
nhà triết học Hy Lạp trước Socrates, triết gia duy vật sơ khai,
tuyệt đối tự tin đến mức chủ quan, đẩy con người vượt lên cả Thượng đế, kích
thích chú bé Hi Lạp ấu thơ hãy vươn lên thành người khổng lồ cai trị vũ trụ: “Con
người là thước đo của vạn vật”
Thalès de Milet gọi là
Ta-Lét (tiếng Hy Lạp: Θαλῆς ὁ Μιλήσιος; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), triết gia khởi nguồn văn
minh Hi Lạp coi nước là tuyệt đối vũ trụ thì Heraclite coi lửa là tuyệt đối của
vạn vật. Anaximandros, coi tuyệt đối là cái tuyệt đối không thể tìm thấy trong
một vũ trụ tuyệt đối bất định. Democritos lại đi tìm bản nguyên vũ trụ thông
qua tuyệt đối-nguyên tử, phần tử nhỏ nhất của vũ trụ tuyệt đối không thể bị
chia cắt.
Xenophanes của Colophon (tiếng Hy Lạp: Ξενοφάνης ὁ Κολοφώνιος; 570 – 475 TCN)
cho rằng tuyệt đối nằm trong thực tại khách quan chứ không nằm trong tay thần
linh với câu nói nổi tiếng: “Nếu con ngựa, con bò biết vẽ, chúng sẽ vẽ
thần linh của chúng có hình ngựa, hình bò!”.
Pythagoras (tiếng Hy Lạp: Πυθαγόρας; sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN – mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) nhà toán học vĩ đại lại đi
tìm tuyệt đối trong các con số, trong phép mầu toán học.
Sokrates hay Socrates
(Về năm sinh của ông hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa năm 469 hay 470. (469–399 TCN), (470–399 TCN) – triết gia khởi nguồn túi
khôn Hi Lạp đã bị tử hình vì dám đưa tinh thần Hi Lạp từ trong đền thờ Apollon
ra xã hội con người, khuyên người ta nên đi tìm cái đẹp linh hồn trong thân
xác, để thấy linh hồn đồng nhất với thượng đế tuyệt đối. Ông tuyệt đối hóa vai
trò của trí tuệ để đi tìm chân lý tuyệt đối…
Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, “Vai Rộng”),
khoảng 427-347 TCN lại đi tìm một thế giới
tuyệt đối ý niệm trong linh hồn bất tử. Ông là người đầu tiên chỉ hướng cho
nhân loại đi tìm một xã hội tuyệt đối thiên đường, tuyệt đối hoàn thiện hoàn mỹ
là xã hội cộng sản tuyệt đối không còn tư hữu, được sinh ra trong ý niệm duy
tâm của ông qua tác phẩm trứ danh “ Cộng Hòa”. Có điều xã hội cộng sản của
Platon là một xã hội cộng sản nhân đạo, tuyệt đối cấm giết người. Marx, hơn
2000 năm sau đã lấy ý tưởng này của Platon để xây dựng chủ nghĩa cộng sản bằng
“vũ khí duy ác”, bằng phương pháp duy nhất là giết người “chôn tư bản”, giết
tất cả các giai cấp khác trừ giai cấp vô sản. Con đường đi vào thế giới cộng
sản của Platon có Thượng Đế và tình thương yêu nhân loại đi kèm, tuy chỉ là một
xã hội giả tưởng. Ngược lại, con đường đi lên thế giới đại đồng, đi lên thiên
đường cộng sản của Marx là con đường đầy máu và nước mắt với những núi núi sọ
người như đã từng xảy ra ở Nga cộng, Tàu cộng, Triều cộng, Cu cộng, Việt cộng…
và như hậu duệ cuối cùng của Marx là Pôn-pốt Iêng-xa-ri vừa thực hiện thiên
đường cộng sản là những cánh đồng chết với sự tham gia của qủy dữ.
Triết gia hàng đầu của triết học Kinh Viện Thánh Aurielius
Augustinus (sinh ngày 13
tháng 11, mất ngày 354
– 28
tháng 8, 430) –
người đã Platon hóa thần học Thiên Chúa giáo và ngược lại (sau này Thánh Thomas
Aquin cũng làm như vậy với Aristote), tìm tuyệt đối trong linh hồn thánh thiện,
từng phán : “Làm cho chính mình trở thành chân lý” (Vé rum tacere
se ipsum); rằng khi có Chúa tồn tại trong anh em, linh hồn anh em là một với
tuyệt đối Thiên Chúa. Sau này, Marx đã lấy câu kinh trên của Thánh Augustinus
sau khi xua đuổi Chúa Trời để biến các ảo tưởng duy tâm cực đoan của mình thành
chân lý duy nhất, chân lý vĩnh hằng giúp các hậu duệ chân truyền của ông như
Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông… tiêu diệt những kẻ bất đồng chính kiến bằng
gông cùm tù tội bắn giết.
René Descartes (sinh
ngày 31 tháng 3 năm 1596 – mất ngày 11 tháng 2 năm 1650) tuyệt đối hóa tư duy,
cho tư tưởng con người thể hiện trong khoa học là cái tuyệt đối với hai câu nói
nổi tiếng vượt qua những rào cản của thần học, tôn sùng một Thượng đế khác là
lý trí: “Tôi tư duy, tôi tồn tại”, hoặc: “Trừ tư tưởng của
ta, chẳng có gì tuyệt đối nằm trong tay ta”
Immanuel Kant, (sinh
ngày 22
tháng 4 năm 1724
tại Königsberg; mất ngày 12 tháng
2 năm 1804 tại
Königsberg) triết gia vĩ đại nhất của nước Đức và châu Âu, người từng muốn dung
hòa hai cực đoan duy vật và duy tâm trong triết học phương Tây bằng sự “phê
phán lý trí thuần túy”, hướng con người về thế giới “tiên nghiệm” với thuyết:
Lệnh thức tuyệt đối (kategorischer Imperativ) cho rằng tuyệt đối không
thể nhận thức được “vật tự nó”. Nhưng từ I. Kant, hình như triết học truy tìm
cái tuyệt đối bản thể vũ trụ phương Tây thiếu tự tin, toan tìm một lối rẽ sang
phương Đông khi ông tương đối hóa cái toàn thể: “Từ “toàn thể”luôn luôn
chỉ có nghĩa tương đối…”
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (27 tháng 8 năm 1770 – 14
tháng 11 năm 1831)
– người đã từng tuyên bố biện chứng pháp của tôi là lấy từ triết gia Heraclitus
Êphêsô ( Hy Lạp cổ đại Ἡράκλειτος không Ἐφέσιος / Hêrákleitos
Ephésios ho) là một nhà triết học Hy Lạp từ cuối thế kỷ thứ sáu trước
Công nguyên.). Hegel đã phát triển biện chứng pháp của Héraclite tới mức
hoàn thiện, tất nhiên là biện chứng pháp tinh thần theo ý niệm tuyệt đối của
ông. Sau này, một người học trò của Hegel là K. Marx đã lật ngược biện chứng
pháp tinh thần của Hegel để thành biện chứng pháp duy vật của Marx. Hegel đã
tìm ra quy luật chung của phép biện chứng trong tư duy, trong tự nhiên và xã
hội với sự hỗ trợ của Thượng Đế. Hegel đã dùng khái niệm Thượng Đế của Spinoza
(Benedictus de Spinoza hay Baruch de Spinoza (24/2/1633 –
21/2/1677) là một nhà triết học người Hà Lan gốc Do Thái.)
để làm một cuộc cách mạng thực sự của thần học có phần nghiêng về thuyết phiếm
thần, chỉ bước nửa bước nữa là tới vô thần. Spinoza cho rằng Thượng Đế không
phải là một cá thể toàn năng, độc thần, tuyệt đối như quan niệm của Do Thái
giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo; mà Thượng Đế chính là toàn thể vũ trụ, toàn
thể thế giới tự nhiên trong đó có con người sinh sống. Hegel chỉ ra lịch sử
loài người có thể phát triển tới cái tuyệt đối toàn thiện toàn mỹ (một thiên
đường dưới thế) với sự hướng dẫn của Thượng Đế theo hướng chỉ đường của tính
thiện căn tức chủ nghĩa nhân đạo Thiên Chúa giáo.
Marx từ bỏ đạo đức Thiên Chúa giáo của Hegel, quyết mang
thiên đường từ trời xuống thế để tìm cái tuyệt đối nơi trần gian, thánh hóa con
người bằng bạo lực, quyết dùng máu của giai cấp tư bản để xây dựng xã hội cộng
sản ảo tưởng bằng Ý NIỆM TUYỆT ĐỐI DUY VẬT. Marx, một lần nữa, lặp lại hình ảnh
triết gia Diogen của Hi Lạp xa xưa, cầm đèn đi giữa ban ngày để tìm kiếm giấc
mơ cộng sản của mình trên mặt đất duy ác.
2 ‒ TÁCH TÂM RA
KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT CHỦ QUAN CON NGƯỜI LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC
TỪ PROTAGORAS ĐẾN MARX:
Triết học phương Tây từ Hi Lạp tới Marx mắc một căn bệnh
trầm kha, đưa tới sự cáo chung của triết học, ấy là căn bệnh tách TÂM (duy tâm)
ra khỏi VẬT (duy vật). Bệnh này đưa đến cuộc truy nguyên (tranh cãi) vô hồi kỳ
trận trong triết học: TÂM có trước hay VẬT có trước, VẬT sinh TÂM hay TÂM sinh
VẬT ? Rằng trứng đẻ ra gà hay gà đẻ ra trứng ? Rằng con người sinh ra từ con
khỉ (Darwin) hay có một Đấng toàn năng nào đó nặn ra con người từ đất sét như
Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo đã tin tưởng ? Cho đến nay, khoa học thực nghiệm
phương Tây vẫn còn ngơ ngác hỏi : vũ trụ này, tồn tại này sinh ra do TẤT ĐỊNH
(do Chúa, do Đấng Toàn Năng) hay do NGẪU NHIÊN (do vụ nổ lớn Big Bang) tạo ra ?
Cho đến nay, câu hỏi của người Sume mở đầu văn minh Lưỡng hà (mở đầu văn minh
nhân loại ?), sắc dân tìm ra chữ viết để viết trên gốm sớm nhất, rằng : con
người từ đâu đến, đến đây làm gì và đi về đâu vẫn chưa được các nền văn minh
hậu bối trả lời, kể cả Einstein hay đức Đạt Lai Lạt Ma….
Chỉ biết rằng, cho tới hiện nay, khoa học thực nghiệm
phương Tây đã dẫn dắt nhân loại qua những bước tiến khổng lồ về vật chất như
tìm được bản đồ gen người, sinh sản vô tính, đưa người lên vũ trụ, dùng kính
viễn vọng nhìn ra vũ trụ khôn cùng… Ngược đời thay, khoa học càng ngày càng
tiến lên càng thấy mình gần với tôn giáo… Khoa học tò mò hé mắt qua kính viễn
vọng thiên văn Hubble, hoặc kính viễn vọng khổng lồ Alma nhìn ra vũ trụ để thấy
trái đất này, thái dương hệ này cũng chỉ là kiếp hạt bụi tí con con; hoặc bồi
hồi tìm ra hạt Higgs (hạt của Chúa Trời)… chợt sợ hãi nếu đột nhiên mình lại
tìm ra hạt của qủy sứ… Nhưng khoa học thực nghiệm chừng như đã bất lực, khi nó
lơ mơ cảm thấy rằng hình như vũ trụ này đã được một lực lượng siêu nhiên nào đó
lên chương trình từ A tới Z, đã mã hóa mọi hoạt động của con người và tự nhiên
từ mở đầu đến kết thúc ?
Công cuộc tách TÂM ra khỏi VẬT của nền triết học phương Tây
ngót ba nghìn năm nay giờ đã đến lúc nhận lấy một hậu quả kinh hồn : toàn bộ
nền văn minh vật chất đã dùng khoa học thực nghiệm đưa con người vượt lên phía
trước với tốc độ siêu âm, bỏ lại nền văn minh tinh thần tiến như rùa bò vẫn còn
cố níu lấy luân lý và đạo đức thế kỷ ánh sáng thứ 17, tiếc nuối thế kỷ
thứ 18 của cách mạng Pháp và tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ hào sảng tính nhân
văn ? Trong con tàu vũ trụ trái đất bay đến tương lai, dường như tinh thần nhân
loại đã bị văn minh vật chất bỏ lại ở rất xa trong quá khứ, có cơ hồn sẽ lìa
khỏi xác, một nhân loại DUY VẬT không có DUY TÂM đi kèm, một nhân loại ác không
có thiện đi kèm, phải chăng là dấu hiệu của ngày tận thế ?
Nhân loại đang tới gần nguy cơ tự hủy diệt khi thân xác bỏ
rơi linh hồn, khi khoa học bỏ rơi tôn giáo, khi cái ác bỏ rơi cái thiện, khi
VẬT bỏ rơi TÂM, khi loài người sắp đánh mất tuổi thơ, đánh mất tôn giáo và
Thượng Đế…?
Tách TÂM ra khỏi VẬT (và ngược lại) thì TÂM ấy không còn là
TÂM, VẬT ấy cũng không còn là VẬT nữa ? Tách TÂM ra khỏi VẬT (và ngược lại)
khác nào tách HỒN ra khỏi XÁC. Một cái xác không hồn, cái xác ấy là một vật
chết, quyết không còn là con người nữa. Một cái hồn không có xác để cư trú, cái
hồn ấy chỉ có thể là hư vô.
TÂM và VẬT, HỒN và XÁC là quá trình đồng thời, tuyệt nhiên
không thể dùng phương pháp phân tích theo kiểu mổ xẻ : trước hết là TÂM hay
trước hết là VẬT theo kiểu triết học phương Tây đã quan niệm và cãi nhau chí
chết để cùng nhau treo cổ triết học vậy.
Người phương Đông quan niệm TÂM với VẬT là một. Tôi đang
bàn về Vật, cũng có nghĩa là tôi đang nói về Tâm đấy. Người phương Đông cho con
người là tiểu vũ trụ nên tạo ra một tam vị nhất thể (tam tài) thống nhất THIÊN
ĐỊA NHÂN. Người phương Đông coi con người là con đẻ của tự nhiên, từ tự nhiên
mà sinh ra, rồi lại quay về với tự nhiên, không bao giờ coi mình cao hơn tự
nhiên hay bá chủ tự nhiên như triết học phương tây quan niệm.
Bằng một danh ngôn vĩ đại, triết gia Protagoras đã chỉ
hướng cho nền văn minh phương tây tha hồ áp đặt chủ quan của con người lên toàn
thể vũ trụ : “Con người là thước đo vạn vật”. Sao lại lấy cái giới hạn làm
thước đo cái vô hạn ? Con người là tùy thể của vũ trụ hay ngược lại ? Con người
sinh ra vũ trụ hay ngược lại mà lại lấy con người làm thước đo vũ trụ ?
Lấy VẬT phủ nhận TÂM, dùng vật chất phủ nhận mọi giá trị
tinh thần con người, áp đặt chủ quan vô cùng duy tâm của mình lên mọi vật rồi
gọi là duy vật chủ nghĩa, áp đặt rất nhiều điều phi lý, không tưởng của mình
lên con người, lên xã hội và lịch sử con người rồi gọi là duy vật biện chứng,
phủ nhận lịch sử nhân loại trước mình rồi gọi là duy vật lịch sử, Marx và
Engels đã biến chủ nghĩa hoang tưởng của mình thành đoạn đầu đài để hành hình
triết học, để đưa triết học phương tây vào huyệt mộ của bế tắc bằng vũ khí duy
nhất là cái ác.
3 – MARX TIẾP THU (LẤY) MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ
NGHĨA NHÂN ĐẠO
Karl Marx tiếp thu ( lấy) hơn 90 % học thuyết Hegel làm học
thuyết của mình, trừ Thượng Đế và chủ nghĩa nhân đạo. (Nói đến Marx, cũng có
nghĩa là nói đến Engels, vì hai ông là đồng tác giả của chủ nghĩa cộng sản bạo
lực. Chúng tôi không bàn đến các đao phủ thủ của chủ nghĩa duy ác là Lenine,
Stalin, Mao Trạch Đông và hàng tá các đao phủ thủ tí con con Âu Á cộng sản khác
…)
Ngay cả ba phạm trù nổi tiếng của Marx được cho là phương
pháp luận khoa học như : lượng biến thành chất, sự phủ định của phủ định và sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập thống nhất từng là những phát hiện của Héraclite
và Hegel.
Karl Marx đã xua đuổi chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi thuyết duy
vật còn biết thương người của Feuerbach (Ludwig Andreas von Feuerbach
(ngày 28 tháng 7 năm 1804 – ngày 13 tháng 9 năm 1872) là một nhà triết học Đức và nhà nhân chủng học) sau khi tiếp thu (lấy) 90%
học thuyết duy vật của Feuerbach thể hiện trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” của
Marx. Marx đã kết hợp biện chứng Hegel với duy vật Feuerbach để tạo ra duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
Marx quét sạch chủ nghĩa nhân văn (nhân đạo) ra khỏi học
thuyết cộng sản trong tác phẩm “Cộng Hòa” của Platon (Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, “Vai Rộng”),
khoảng 427-347 TCN, nhà triết
học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều
người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates
(Σωκράτης) là thầy ông.) để lấy nguyên mẫu mô hình xã hội cộng sản này của
Platon, xin trích:
“PLATON : Lí tưởng cộng sản lần đầu tiên được Platon định
danh về mặt lí luận trong các trước tác của mình. Trong tác phẩm Cộng hoà,
thông qua Socrates, Platon khẳng định rằng
bất hoà và chiến tranh có nguồn gốc từ sở hữu:
“Sự khác nhau như thế thường xảy ra do bất đồng về những từ
như ‘của tôi’ và ‘không phải của tôi’, ‘của anh ta’ và ‘không phải của anh ta’…
Chả lẽ việc xây dựng một nhà nước, nơi đa số người cùng sử dụng những từ như
‘của tôi’ và ‘không phải của’ đối với cùng một loại đồ vật không phải là cách làm
tốt nhất hay sao?”
Trong tác phẩm Các qui luật, Platon còn dự báo một
xã hội, nơi người ta không những sở hữu chung tất cả, kể cả vợ con mà còn:
“riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về
bản chất là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ
nào đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng
ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau”
Aristotle, học trò của Platon, lại ngờ rằng cái Utopia cộng
sản đó sẽ không đem lại hoà bình vì một lí do đơn giản là khi cùng sở hữu thì
người ta dễ sinh ra cãi cọ hơn là tư hữu. Hơn nữa, ông khẳng định rằng nguồn
gốc của các tranh chấp không nằm ở sự tư hữu mà ở ước muốn được sở hữu: “không
cần cào bằng sở hữu mà phải san bằng ước muốn của con người”.
(Richard Pipes, Chủ nghĩa cộng sản)- Phạm Minh Ngọc dịch
(hết trích)
Marx cũng tiếp thu (lấy) ý tưởng về một xã hội tuyệt mỹ
“ thiên đường cộng sản Thiên Chúa giáo” trong khái niệm Utopia của Thomas
More (Sir Thomas More ( / m ɔr / 07 Tháng 2 1478 – 06 Tháng 7 năm
1535), được biết đến với Công giáo La Mã như Thánh Thomas More từ năm
1935)
Thomas More đã sáng tác cuốn tiểu thuyết giả tưởng có tên
Utopia, mô tả một xã hội thiên đường cộng sản hữu thần, ai không tin vào Chúa
sẽ bị chém đầu. Trong “Utopia xã” với quyền sở hữu đất, sở hữu tư nhân không
tồn tại, nam giới và phụ nữ được giáo dục như nhau, một xã hội làm theo năng
lực hưởng theo nhu cầu, con người gần như đã biến thành các vị thánh. Marx đã
lật ngược xã hội thiên đường cộng sản hữu thần của Thomas More để trở thành xã
hội thiên đường cộng sản vô thần của mình, nơi tôn giáo bị triệt tiêu, cá nhân
bị triệt tiêu, cái riêng bị triệt tiêu, gia đình bị triệt tiêu, nhà nước bị
triệt tiêu, giai cấp bị triệt tiêu, kỷ luật và hiến pháp bị triệt tiêu, tòa án,
quân đội, công an, nhà tù, hình phạt bị triệt tiêu, cái ác, cái giả, cái xấu bị
triệt tiêu, biện chứng bị triệt tiêu, trần gian bị triệt tiêu …
Cứ đà này, học thuyết Marx có thể sẽ tiến lên một bước là
triệt tiêu con người vì Marx (lấy ý của Hegel) nói rằng lúc xã hội loài người
phát triển đến mức tuyệt hảo là thiên đường cộng sản thì lịch sử nhân loại dừng
lại, không còn sự tiến hóa nào hiện hữu nữa. Lịch sử theo ý Marx đến đây là
điểm kết thúc, điểm chết. Mà lịch sử loài người biến mất thì con người sẽ cư
trú trong hư vô hay trong cõi chết ư ? Thật là hoang đường và phi lý (!)
Marx tiếp thu (lấy) khái niệm đấu tranh giai cấp từ nhiều
triết gia trước Marx làm của mình, trong đó có ba vị tiền bối được gọi là ba
nhà của chủ nghĩa xã hội không tưởng lớn nhất : Saint Simon, Fourier, Owen rồi
đuổi cổ chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi khái niệm đấu tranh giai cấp ôn hòa (phi bạo
lực) của ba ông thầy này.
Marx đã lấy tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một xã hội có nền
kinh tế thống nhất có kế hoạch trên quy mô một quốc gia và quy mô thế giới, lần
đầu tiên do Saint
Simon (1760 – 1825) sáng tạo ra để làm của mình, sau khi đã xóa bỏ tính
nhân đạo của học thuyết Saint Simon.
Marx đã lấy học thuyết Charles
Fourier (1772 – 1837) làm của mình, trong đó có một phát minh
quan trọng nhất của bậc tiền bối này, rằng tiến trình lịch sử xã hội loài
người trải qua bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Văn
minh là giai đoạn tư bản chủ nghĩa, gia trưởng là xã hội phong kiến, dã man là
xã hội chiếm hữu nô lệ và mông muội là xã hội cộng sản nguyên thủy.
Ngay cả ý tưởng công xã (Học thuyết của Fourier về một xã hội mới là hệ thống
công nghiệp mới hay chủ nghĩa công nghiệp mới theo cách gọi của ông. Đơn vị cơ
sở của xã hội mới ấy bắt đầu từ các phalanges (phalănggiơ – một kiểu công xã)
của Fourier) Marx cũng lấy làm của mình. Ý tưởng phải thay thế chế độ tư bản
một cách triệt để bằng phương pháp hòa bình của Fourier cũng được Marx trưng
thu sau khi đã đuổi chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi học thuyết Fourier.
Học thuyết cho rằng chế độ tư hữu là nhân tố chính
của sự suy đồi về đạo đức cần phải được tiêu diệt bằng phương pháp hòa bình
đã được Marx lấy làm của mình sau khi đã xóa bỏ tình thương con người phi giai
cấp của Owen (Robert
Owen (1771 – 1858) mà Marx gọi là cải lương, thỏa hiệp, là không triệt
để.
Tư tưởng “Xã hội mới đó vận hành hợp lý đó theo nguyên
tắc sở hữu chung và lao động chung, kết hợp lao động trí óc và chân tay, sự
phát triển toàn diện của cá nhân, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Xã hội
không có giai cấp ấy là một liên minh tự do của các công xã tự quản” của
Owen cũng được Marx lấy làm của mình sau khi đã từ bỏ phương pháp thiện căn của
Owen để dùng bạo lực xây dựng xã hội mới do Marx chủ trương.
Học thuyết kinh tế của Marx là bắt nguồn từ hai nhà kinh tế
học lớn nhất của chủ nghĩa tư bản là Adam Smith và David Ricardo.
Adam Smith, FRSE (rửa tội ngày 16 tháng
6 năm 1723, hay 5 tháng 6
năm 1723 trong lịch
Julian; mất ngày 17 tháng 7 năm 1790) là nhà kinh tế chính trị học và triết gia đạo đức học
lớn người
Scotland; là nhân vật mở đường cho phát triển lý luận kinh tế. Bộ sách Bàn về tài
sản quốc gia (Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of
Nations) đã giúp tạo ra kinh tế học hiện đại và cung cấp một trong những cơ sở
hợp lý nổi tiếng nhất của thương mại tự do, chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa tự do.
Adam Smith là lý thuyết gia số một đặt nền móng cho kinh tế
tư bản chủ nghĩa. Ông sinh trước Marx 95 năm và 28 năm sau khi ông mất, Marx
mới ra đời. Trước Adam Smith, kinh tế phương Tây còn mang đặc thù của nền kinh
tế phong kiến tuy đã manh nha nền kinh tế thương mại tư bản tư nhân còn nhỏ lẻ.
Trước Adam Smith, chủ nghĩa tư bản sơ khai đã có một số nhà
kinh tế bàn đến vấn đề tự do kinh tế và tự do thương mại, bàn về các khế ước xã
hội trong mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Nhưng chính từ Adam Smith lần
đầu tiên các lý thuyết về tự do kinh tế, tự do thương mại được hệ thống hóa,
điều kiện hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. Đó là những vấn đề sống còn của chủ
nghĩa tư bản nhân đạo trong mối quan hệ giữa đạo đức và kinh tế, giữa lý thuyết
về giá trị lao động và thị trường tự do tự điều tiết mọi mâu thuẫn lao động và
tư bản, về vấn đề chuyên môn hóa sản xuất quốc tế và sự phân công lao động, về
nhân tố sản xuất quan trọng hơn nhân tố mậu dịch, về thuyết trọng thương đã
vượt qua thuyết trọng nông trong tích lũy tư bản, về “lý thuyết lợi ích tuyệt
đối” trong vai trò điều tiết của nhà nước trong kinh doanh quốc tế, về sức lao
động là giá trị đầu tiên của nền tảng sản xuất tư bản.
Vấn đề quan trọng nhất mang tính đạo đức trong kinh tế luận
Adam Smith là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giải phóng con người khỏi
nô lệ thân xác. Thương nghiệp và công nghiệp thành thị chỉ có thể phát triển
khi nó gắn liền với tự do cá nhân, quyền tư hữu tối thượng và pháp lý dân chủ
đại nghị. Adam Smith còn khuyến cáo nền kinh tế tư bản rằng kinh tế chỉ có thể
phát triển nếu việc trả lương lao động hợp lý trở thành tiêu chuẩn mang tính
lịch sử để tiến lên hữu sản hóa giai cấp vô sản. Adam Smith trong kinh tế luận
của mình đã coi hợp tác trong cạnh tranh là vấn đề sống còn của xã hội tư bản.
Marx, từ người học trò trở thành người phản biện học thuyết
kinh tế Adam Smith. Marx luôn luôn nói đến duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử nhưng trong cách hành xử và lập luận của mình, Marx lại là người chủ quan
phi biện chứng và phi lịch sử hơn ai hết. Marx áp dụng biện chứng pháp Hegel
vào mọi vấn đề để đi đến công thức cứng ngắc và thiếu khoa học là tư bản thì
tuyệt đối xấu còn vô sản thì tuyệt đối tốt, rằng tư bản bóc lột dã man vô sản
bằng “giá trị thặng dư”, rằng nhất định vô sản sẽ chôn tư bản để xây dựng một
nền kinh tế chỉ huy, một nền kinh tế kế họach hóa toàn cầu phi cạnh tranh, một
nền kinh tế xóa bỏ hoàn toàn tư hữu… Marx, bằng định kiến cố hữu đã đóng đinh
tư bản vào một chỗ “bóc lột dã man” mà không cho nó sự vận động để tự sửa chữa
tốt hơn.
Thực tế đã chứng minh Marx hoàn toàn sai lầm về học thuyết
kinh tế duy tâm chủ quan thiếu luận chứng khoa học của mình. Học thuyết kinh tế
tự do và nhân đạo của Adam Smith đã chiến thắng học thuyết chôn tư bản của
Marx. Chính Marx từng nói : “Thực tế là thước đo chân lý”. Ngày nay bốn nước
cộng sản cuối cùng của thế giới là Trung Quốc, Việt Nam và bước đầu với Cuba và
Bắc Triều Tiên đã từ bỏ (và dần dần từ bỏ) kinh tế tập trung, kinh tế phi cạnh
tranh, kinh tế bị chính trị hóa, phi tư hữu hóa của Marx để thực thi học thuyết
kinh tế tự do và nhân đạo tư bản chủ nghĩa của Adam Smith.
Nói tóm lại, hầu hết tư tưởng của Marx là lấy từ các học
phái trước Marx, sau khi ông đã chối bỏ mọi điều thiện của các bản chính để duy
ác hóa chủ nghĩa xã hội rất thiếu lý tính, thiếu lẽ phải của mình, rồi
gọi chúng là chủ nghĩa xã hội khoa học.
4 ‒ NHỮNG CÁI SAI
CĂN BẢN (SAI GỐC) CỦA HỌC THUYẾT MARX
Trong các trước tác của Marx – Engels, khái niệm “đấu tranh
giai cấp” luôn luôn được đồng nghĩa với khái niệm “bạo lực cách mạng” với các
từ “duy ác” như “tiêu diệt”, “giết sạch”, “chôn”, “tước đoạt”, “ cướp”… tức là
tuyệt đối hóa hành vi giết người, hành vi tước đoạt, cướp bóc của giai cấp này
với các giai cấp khác trong công cuộc tiến lên thiên đường cộng sản. Marx chỉ
ra rằng lối lên thiên đường duy nhất của giai cấp vô sản chính là địa ngục của
giai cấp tư sản.
Marx trong tuyên ngôn của đảng cộng sản do Engels chắp bút
(trích từ “Thư Viện Marx-engels” trên Internet) đã tuyệt đối hóa CÁI ÁC, coi
CÁI ÁC là động lực duy nhất của sự phát triển lịch sử nhân loại, khi ông viết :
“Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay
chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp.”
ĐẤU TRANH GIAI CẤP BẰNG TUYỆT ĐỐI HÓA BẠO LỰC – MỘT HỌC
THUYẾT PHI NHÂN
Đây chính là sự sai lầm hệ trọng nhất trong nhận thức luận
của Marx về lịch sử, một sai lầm gốc trong các sai lầm gốc khác nơi Marx (xóa
bỏ tư hữu, giá trị thặng dư, chuyên chính vô sản, mô hình phi nhân về con người
phi biện chứng, phi lịch sử, phi logic trong xã hội bịa đặt có tên là thiên
đường cộng sản…)
Lịch sử loài người là lịch sử của các cuộc đấu tranh kép
(vừa hòa bình vừa bạo lực) giữa văn minh và dã man, giữa cái thiện và cái ác,
giữa cái chân và cái giả, giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái vị tha và cái vị
kỷ…
Việc tuyệt đối hóa cuộc đấu tranh giai cấp bằng bạo lực –
tức sự giết người hay CÁI ÁC là động lực duy nhất của lịch sử tiến hóa nơi con
người là một lý giải sai lầm lớn nhất của Marx để biến học thuyết cộng sản của
ông thành HỌC THUYẾT DUY ÁC.
Về phát kiến tai hại này của Marx, trước hết lại bắt đầu từ
lời giải thích của thầy ông là triết gia duy tâm Hegel, xin trích :
“Trong “Lutvich Foiơbăc và sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức”, Enghen đã nhắc lại quan điểm của Hêghen (F. Hegel) về sự đối lập
giữa thiện và ác và ông đã phân tích như sau: “Hêghen viết: “Người ta tưởng nêu
được một chân lí vĩ đại khi nói con người bẩm sinh là thiện, song người ta quên
rằng người ta còn nêu được một chân lí vĩ đại hơn nữa với lời nói này: “Con
người bẩm sinh là ác”. Theo Hêghen, ác là hình thức, trong đó biểu hiện động
lực của sự phát triển lịch sử. Thật ra câu nói đó bao hàm hai ý nghĩa: một mặt,
mỗi bước tiến mới tất nhiên là một tội ác chống lại trật tự cũ đang suy đồi,
nhưng được tập quán thần thánh hoá. Mặt khác, từ khi sự đối lập giữa các giai
cấp xuất hiện thì chính những dục vọng xấu xa của con người – lòng tham và sự
thèm muốn quyền thế – đã trở thành đòn bẩy cho sự phát triển lịch sử”.” (hết
trích)
Qua Engels ta mới biết chính Hegel, một con người luôn vịn
vào Thượng đế để đi tìm tuyệt đối trong ý niệm, trong xã hội tuyệt hảo do ý
niệm tuyệt đối dẫn đường, người hình như vẫn còn tin vào thiện căn con người,
lại xúi giục Marx dùng cái ác để giải thích lịch sử của loài người là một lịch
sử duy ác, do cái ác làm tiến hóa xã hội con người. Đây là một ngụy lý của thầy
trò Hegel- Marx, gây ra sự tai hại vô song về sau cho những hậu duệ dùng học
thuyết phi khoa học này để cải tạo thế giới bằng biện pháp duy ác, không còn
chỗ cho cái thiện cư trú trong học thuyết Marx.
Trong triết học Trung Hoa, Mạnh tử (372 trước TL – 298
trước TL) một học phái Nho gia nổi tiếng nhất từng nói : “ Nhân chi sơ tính bản
thiện”. Tuân tử (313 trước TL – 238 trước TL) cũng một học phái Nho gia khác
sinh sau Mạnh tử 59 năm lại nói ngược rằng : “ Nhân chi sơ tính bản ác”. Từ đó,
có nhiều người suy ra rằng Mạnh tử chủ trương thiện còn Tuân tử chủ trương ác.
Sở dĩ Tuân tử nói như trên là để cân bằng với quan niệm duy thiện của Mạnh tử,
rằng con người sinh ra đã sẵn cả tính thiện và tính ác. Bởi, thiện ác là bản
năng tự nhiên tạo hóa ban cho muôn loài.
Vấn đề DUY ÁC của học thuyết Marx đấu tranh giai cấp bằng
bạo lực trong việc giải thích lịch sử loài người là ông đã lấy học thuyết “đấu
tranh sinh tồn tàn bạo, đào thải của tự nhiên tàn nhẫn và tồn tại của giống
thích ứng với môi trường ác liệt” của Charles Robert Darwin (12 tháng
2, 1809 – 19 tháng
4, 1882) làm
thành học thuyết đấu tranh giai cấp bạo lực của mình.
Darwin sinh trước Marx 9 năm và mất sau Marx một năm. Mặc
dù tác phẩm trứ danh nhất của Darwin là “Nguồn gốc các loài” in lần đầu tiên
năm 1859, trong khi “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” của Marx –Engels in trước đó
11 năm, tức năm 1848, thì sao lại có chuyện Marx lấy ý tưởng của Darwin ?
“Nguồn gốc các loài” là cuốn sách tổng kết những thành quả
của những khám phá, nhìn nhận, ghi chép, suy đoán, kết luận của Darwin trong
chuyến đi gần 5 năm, từ 1831 đến 1836, trên hải trình của tàu Beagle vòng quanh
thế giới; và ông đã liên tục công bố các bài báo nhỏ về các kết quả nghiên cứu
này trên báo để thăm dò phản ứng của các nhà khoa học. Marx đã lấy các ý tưởng
của Darwin từ các bài báo này về sự tiến hóa của các loài qua phép thử của cái
ác đặng tăng thêm tự tin để ông công bố kết luận gây choáng : lịch sử loài
người là lịch sử của cái ác. Chúng ta hãy nghe Engels kể lại :
“Trên các ấn phẩm của Nguồn gốc, Marx đã tham gia vào các
công việc khác. Nhưng khi ông đã có một cơ hội để đọc nó một năm sau đó, đánh
giá của nó cũng tương tự như của Engels, người mà ông đã viết trên 19 tháng 12
năm 1860:
“Trong thời gian thử nghiệm của tôi [bệnh] trong bốn tuần
tôi đã đọc tất cả các loại vật. Trong số những người khác, cuốn sách về chọn
lọc tự nhiên của Darwin. Mặc dù nó được phát triển một cách thô tiếng Anh, đây
là cuốn sách có chứa các nền tảng tự nhiên lịch sử của quan điểm của chúng tôi.
”
Một tháng sau, vào ngày 16 Tháng 1 năm 1861, ông đã viết
cho Lassalle trong điều kiện tương tự:
“Công việc của Darwin là quan trọng nhất và phù hợp với mục
đích của tôi ở chỗ nó cung cấp một cơ sở khoa học tự nhiên cho lịch sử đấu
tranh giai cấp. Một, tất nhiên, không phải đưa lên với phong cách tiếng Anh
vụng về của các đối số. Mặc dù tất cả các thiếu sót của nó, nó là ở đây, lần
đầu tiên, ‘mục đích luận trong khoa học tự nhiên là không chỉ là một đòn chết,
nhưng cũng hợp lý, ý nghĩa của nó được giải thích theo kinh nghiệm. “
BLOG của Đảng xã hội chủ nghĩa thế giới ( Mỹ) : www.wspus.org :
Thứ Hai 16 Tháng Ba, 2009
Trần Mạnh Hảo
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét