TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
Lê Đình Cánh
Nhà thơ Lê Đình Cánh
Lời bình Phạm Ngọc Thái
Vào một đêm trăng. Gã Chí Phèo đi ăn vạ về say khướt vì rượu, khật khưỡng
qua vườn chuối. Ả Thị Nở dở người đang nằm ngủ say sưa ở đó. Gió đêm từ bờ sông
thổi về mát rượi. Ánh trăng dọi xuống soi lên người ả, trật cả chiếc yếm cùng lớp
da trắng hởn. Chí Phèo, một gã điên khùng từ lâu đã tưởng không còn ý thức gì
về sự vui thú, bỗng lúc này lòng khát khao được sống đầy đủ lại bùng lên trong
gã? Gã mê man nhìn Thị Nở và tiến đến... Thế rồi, cả người gã đè lên thân thể
ả. Ả kêu, nhưng Chí Phèo lại còn kêu to hơn| Thì trong làng, ngoài nước, ai còn
lạ gì cái thằng Chí Phèo hay ăn vạ? Nên nghe tiếng kêu của gã chẳng ai buồn
đến. Mới lại, tiếng kêu của Thị Nở cũng chỉ là tiếng kêu của một mụ đàn bà đang
thỏa mãn, thích thú vì... được yêu! Để rồi sau đó, người ta nghe thấy cả hai
giọng cười sung sướng đã phát ra từ cái vườn chuối ấy...
Gặp
lại vườn chuối xưa, trong một chuyến về thăm quê hương của cố nhà văn Nam Cao -
Ở làng Đại Hoàng ( tức làng Vũ Đại trong chuyện ), thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà
Nam. Vẫn bên con sông Châu ngày đêm thao thiết chảy. Tâm hồn nhà thơ Lê Đình Cánh đã rung lên. Cứ như anh
đang hồi tưởng lại một tình sử nào đó, chứ không phải là cuộc tình của "
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên. " kia!? Cảnh quê trong thơ anh trào ra bồi
hồi, tha thiết:
Vẫn
vườn chuối gió lao xao
Sông
Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền...
Đó
chính là cảm tác dẫn dắt nhà thơ viết lên "Trăng nở nụ cười " này.
Anh không đi vào diễn tả tấn bi kịch xã hội như trong chuyện Chí Phèo, chỉ xoay
quanh cuộc tình trăng gió... mà đề cập về giá trị tình yêu đối với đời sống con
người.
Nếu
đoạn thơ đầu mới chỉ là cảm xúc khi nhà thơ gặp lại tình và cảnh cũ - Thì sang
đoạn thứ hai, đoạn thơ cốt lõi, trung tâm của toàn bài. Tác giả đã khoáy sâu
vào để khẳng định về chân giá trị của tình yêu ấy:
Ả
ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi
tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Hai
chữ "thành người" ở đây có thể hiểu: Tình yêu đã biến đổi kẻ
xấu trở nên người tốt, ác hóa thiện, thằng điên loạn Chí Phèo trở nên hiền
lành, ả ngớ ngẩn dở hơi như Thị Nở cũng thành phúc thảo, thiết tha. Đó chính là
ý nghĩa hoàn lương sâu sắc của tình yêu gái trai, trong mối quan hệ xã hội và
con người. Đọc đến câu thơ:
Vườn
xuông trăng nở nụ cười...
Ta
thấy rõ thái độ cảm đồng của nhà thơ về cuộc tình Thị Nở - Chí Phèo đó. Thời
ấy, tầng lớp thống trị đã đẩy chúng ra khỏi lề cuộc sống như một quái thai. Một
cuộc tình không luật pháp công nhận. Ấy vậy mà, với tính chân thiện và lương
tri... nhà thơ đang ca ngợi chúng. Hai chữ " vườn xuông..." mà
thật đầy hương vị. Cả đến bóng trăng còn... " nở nụ cười" .
Cảnh tình trở nên huyền ảo, rung rinh.
Phút
giây tan chảy vàng mười trong nhau...
Cùng
với câu thơ: Khi tình yêu đến bõng nhiên thành người! - Tạo thành hai
câu thơ hay nhất bài.
" Tan chảy vàng mười trong nhau..." là thứ vàng thực sự của lương tri, thảo thơm và thanh khiết tựa thiên thai. Là một tình yêu không vụ lợi, không tính toán. Chúng trao nhau hết thảy, trái tim cùng thể xác lẫn linh hồn. Tình yêu ấy tự nguyện và khát vọng!
Bài thơ viết theo thể lục bát được chia ngắt làm ba đoạn, mỗi đoạn bốn câu, chuyển đoạn là chuyển tứ. Các tứ tuy vẫn nhất quán trong chủ đề tình yêu, nhưng được phát triển từ chuyện đến đời một cách khái quát, hàm súc.
" Tan chảy vàng mười trong nhau..." là thứ vàng thực sự của lương tri, thảo thơm và thanh khiết tựa thiên thai. Là một tình yêu không vụ lợi, không tính toán. Chúng trao nhau hết thảy, trái tim cùng thể xác lẫn linh hồn. Tình yêu ấy tự nguyện và khát vọng!
Bài thơ viết theo thể lục bát được chia ngắt làm ba đoạn, mỗi đoạn bốn câu, chuyển đoạn là chuyển tứ. Các tứ tuy vẫn nhất quán trong chủ đề tình yêu, nhưng được phát triển từ chuyện đến đời một cách khái quát, hàm súc.
Đoạn thơ cuối được
tác giả đúc rút ra qua thực tiễn, những ý nghĩa về tình yêu - cuộc sống: Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về
sau để dành
Tình yêu nên vị cháo
hành
Đời chung bát vỡ thơm
lành lứa đôi!
Ngẫm
ra: thì đời nào, thời buổi nào... "vàng lẫn với thau " cũng
có. Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất
nào, mà vào tình yêu của trái tim! Chỉ có "tình yêu trái tim" mới đầy
đủ khả năng hoàn thiện, dẫn dắt nhân tính con người cùng xã hội tốt đẹp hơn! Đó
chính là nhân sinh quan của nhà thơ và cũng là tính nhân bản trong thi ca. Khi
ta đã có một tình yêu thực sự trong nhau... thì:
Đời
chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
Bài
thơ "Trăng nở nụ cười" đã được kết thúc ở đó, một cách rất...
"hương vị cháo hành", mà thấm đầm nghĩa tình chốn nhân gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét