CON RỐI TRẦN QUANG THÀNH VU HOANG SON


Khoai@
Trước sự kiện Việt Nam bảo vệ Báo cáo quốc gia theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR) tại trụ sở Hội đồng Nhân quyền đặt tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 5/2/2014, Trần Quang Thành, một nhà báo đã từng công tác tại Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam, hiện đang sinh sống tại Slovakia đã tới Thụy Sĩ, phối hợp với tổ chức khủng bố Việt Tân, kẻ đào tẩu Đặng Xương Hùng, Đoan Trang, Trịnh Hội, Phạm Chí Dũng (ở trong nước vì bị cấm xuất cảnh) tham gia vào việc làm nhiễu loạn thông tin về nhân quyền ở Việt Nam. 


Trần Quang Thành trong khi trả lời một số cơ quan truyền thông phương Tây về nhân quyền ở Việt Nam đã vu cáo chính quyền, bôi nhọ nhà nước Việt Nam. Một trong những điểm bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam là ông ta cho rằng: chính ông ta bị trả thù, bị tạt acid do viết bài chống tham nhũng. 

Vậy đâu là sự thật? 

Ngay sau khi Trần Quang Thành có bài trả lời, trong đó cho rằng, Việt Nam đang vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng với dẫn chứng cụ thể là câu chuyện của mình, nhiều nhà báo từng công tác với ông đã bày tỏ bất bình về tính trung thực của thông tin này. Sự thất vọng và đáng buồn trong tâm sự của những người bạn cũ của ông Thành chính là việc dường như, ông đã "trở thành con rối bị giật dây trước những quan điểm sai trái”. 

Theo báo Đại Đoàn Kết: Những năm 1960 khi đang công tác tại Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam, ông Thành là một nhà báo trẻ, năng động. Nhà ở phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến), cạnh ga Hà Nội; do ở cạnh ga nên ông biết tình hình an ninh trật tự của khu vực khá phức tạp. Lúc bấy giờ, đang thời buổi bao cấp, thuốc lá được coi là mặt hàng cấm buôn bán, tất cả các hàng hóa đều bằng tem phiếu. Khi ấy, ông Thành có viết bài về nạn bán thuốc lá xung quanh ga Hà Nội và bị chính những đối tượng trả thù, tạt acid. 

Những người bạn cũ (vốn là người cùng công tác với ông Thành) cho biết, sau khi bị tạt acid, do sức khỏe yếu, ông Thành đã thôi công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam và những năm gần đây, ông theo gia đình sang định cư tại Slovakia. 

Thế nhưng sau khi bẵng đi vài chục năm, gần đây ông Thành xuất hiện và trả lời Đài RFA trong đó cho rằng, mình là nạn nhân của việc chống tham nhũng là hoàn toàn sai trái, vì lý do đã được nhắc đến ở phần trên chứ không phải là chuyện chống tham nhũng vốn chỉ manh nha xuất hiện sau năm 1986, khi đất nước mở cửa, xóa bỏ bao cấp. 

Thực tế, đây cũng không phải lần đầu tiên, ông Thành có những phát ngôn nhảm nhí. 

Còn nhớ, năm 2011, khi trả lời phỏng vấn báo "Người Việt online” của hải ngoại, ông Thành kể lại, sau đó, phóng viên của báo này đã cho rằng, do ông viết bài "chống tham nhũng và tệ nạn xã hội ở Việt Nam và kết quả ông nhận được cho việc làm chính đáng của mình, là "lãnh trọn gần một ca acid” vào mặt”. Ngay lúc ấy, một số người bạn của ông đã tỏ ý băn khoăn, không hiểu do sức khỏe kém nên ông nhầm lẫn, đánh tráo khái niệm-sự thật về vụ việc của mình hay do muốn đánh bóng tên tuổi với giới truyền thông châu Âu và phương Tây mà ông nói thế; trong khi, tính trung thực lại là một yếu tố đạo đức nghề nghiệp cực kỳ quan trọng của nhà báo. Tuy nhiên, cho đến những gì ông thể hiện hôm đầu tháng 2 vừa qua đã nói lên tất cả.

Thực tế, điểm nổi bật trong thành tựu nhân quyền của Việt Nam được các nước trên thế giới ghi nhận chính là việc, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn 5 trong số 8 Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Giữa lúc còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và tài chính toàn cầu, Chính phủ Việt Nam vẫn ưu tiên các vấn đề an sinh xã hội và cải thiện mức sống người dân. Trong phiên họp UPR diễn ra vào ngày 5/2 vừa qua, đa số đại biểu của các nước tham dự đều hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam và chúc mừng Việt Nam với vai trò mới tại Hội đồng Nhân quyền từ đầu năm 2014. Đó chính là minh chứng rõ ràng nhất về sự đánh giá, ghi nhận của thế giới trước những nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ quyền con người. 

Trước đo, vào tháng 11/2013, các nước đã đánh giá cao việc Việt Nam khi ký "Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác”. Đây là văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người nhằm ngăn ngừa các hành vi tra tấn, đồng thời tăng cường thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thúc đẩy xây dựng các cơ chế bảo vệ nạn nhân và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Nó càng chứng tỏ, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực thực thi các chính sách về quyền con người. 

Vì thế, những thông tin lệch lạc, thiếu trung thực theo kiểu Trần Quang Thành đưa ra khó có thể đánh lừa được những người nắm rõ sự thật và đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam.
----------

Bài có sử dụng nhiều thông tin của báo Đại Đoàn Kết

Không có nhận xét nào: