Nhà báo Trần Quang Thành chụp năm 1980 lúc 39 tuổi. RFA PHOTO |
Lên tiếng chống tham nhũng trong điều kiện Việt Nam chưa
có tự do báo chí là chuyện đã khó, nhưng khó hơn nữa là khi nhà báo lên tiếng
giúp cho các cấp chính quyền phát hiện tham nhũng, thậm chí ngăn chặn được những
đường dây tội phạm quốc tế, không những không được cơ quan công an bảo vệ, thậm
chí còn bị "ngăn cản" không cho đưa bài viết lên mặt báo, đó là với
trường hợp nhà báo Trần Quang Thành chỉ vì những bài viết tố cáo tham nhũng mà
ông đã bị "ngồi chơi xơi nước" rồi bị những kẻ lạ mặt tạt axít vào mặt,
mang thương tật suốt đời.
Nhà báo Trần Quang Thành năm nay 65 tuổi, từ năm 1960 -
1972 là phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam. Từ năm 73 - 82 là phóng viên thời sự
chính trị Đài Truyền Hình Việt Nam. Chức vụ cuối cùng trước khi ông bị buộc
thôi việc là chuyên viên Viện Nghiên Cứu Phát thanh và Truyền Hình Việt Nam.
Trong câu chuyện với Việt Hùng, từ Hà Nội, nhà báo Trần
Quang Thành kể lại câu chuyện như sau:
Nhà báo Trần Quang Thành: Cách đây đúng 15 năm vào ngày mùng 4 tháng 7 năm 1991,
sáng hôm ấy là 6:00 AM tôi đang ra quét cửa, hôm ấy lại đúng ngày sinh nhật của
con tôi đó ngày 4-07-1991 thì tôi đang quét cửa thì có một người đến hỏi là
"chú ơi cho cháu hỏi nhà báo Trần Quang Thành ở đâu...", tôi bảo tôi
đây... thế là nói hắt luôn một ca axít vào mặt tôi rồi nó chạy vào trong ngõ đi
mất...
Sáng hôm ấy gia đình tôi lên báo ngay công an, rồi vào cấp
cứu bệnh viện thì coi như mặt mất hết cả mặt, mũi, mồm .... mất hết, chả còn một
nét mặt nào nữa. Đến buổi trưa thì công an quận Đống Đa và đội trọng án công an
Hà Nội mà hồi đó ông Nguyễn Đức Nganh làm Trưởng phòng, bây giờ ông ấy là Giám
đốc Công an Hà Nội rồi.
Việt Hùng: Phải chăng câu chuyện bắt đầu là như thế nào thưa ông Trần
Quang Thành?
Nhà báo Trần Quang Thành: Lúc đó tôi chống tham nhũng, vì hồi xưa tôi là phóng viên
của Đài Truyền Hình Việt Nam và Đài Tiếng Nói Việt Nam, sau đó tôi được cử đi
làm ở bên Campuchia trong thời đánh Pol Pot ấy thì tôi bị thương. Năm 1982 thì
về và tôi được chuyển sang làm việc tại Viện Nghiên Cứu Phát Thanh Truyền hình,
tôi là chuyên viên của Viện này.
Công an thì được thưởng, mất tháng sau họ mới đến gặp tôi
và tặng cho tôi cái bằng khen, tôi bảo bằng khen thì tôi không cần, tôi chỉ cần
bảo vệ cho tôi thôi, cuối cùng thì họ chẳng bảo vệ gì, rồi họ lại quan hệ với
"thằng" có lệnh truy nã thì nó lại được về, khi nó được về thì tôi biết
là hỏng rồi ....
Hồi đó tôi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng và đào tạo các
phóng viên cho các Đài Phát Thanh và Truyền Hình các địa phương và đồng thời là
Trợ lý cho ông Viện trưởng Đặng Trung Hiếu để nhập các thiết bị phát thanh truyền
hình cho các đài địa phương...
Sau khi tôi làm việc tôi phát hiện ra ông Viện trưởng đã
bán các thiết bị ấy ra bên ngoài để lấy chênh lệch giá..., lúc đó tôi đã báo
cáo với lãnh đạo đảng và nhà nước và Bộ Nội Vụ hồi đó đi điều tra phát hiện
đúng như thế thật, công an bắt được họ và thu hồi khoảng gần 20 ngàn đô-la (US
dollar) hồi đó là năm 1986.
Việt Hùng: Tức là vì việc mà cá nhân ông là người đã phanh phui đưa
ra ánh sáng...
Nhà báo Trần Quang Thành: Từ vụ việc đó tôi bị mất việc làm, ông ấy trả thu tôi,
ông ấy vô hiệu hóa tôi, không cho tôi làm việc nữa và con gái tôi làm cùng với
tôi cũng bị cho nghỉ luôn.
Việt Hùng: Tức là các cơ quan chính quyền đã phát hiện việc làm của
ông Viện trưởng như vậy?
Nhà báo Trần Quang Thành: Vâng ạ, ông ấy có quyền cao chức trọng, ông ấy mạnh lắm ạ.
Ủy ban Thanh tra Nhà nước đi thanh tra, có một ông Phó Chủ nhiệm đứng đầu đi
phát hiện ra rồi cuối cùng về "im luôn" thế là cuối cùng tôi mắt việc
làm. Tôi có gửi lên và gặp trực tiếp ông Đỗ Mười hồi ấy là Tổng bí thư, gặp trực
tiếp rồi đấy ạ. Gửi tất cả các đơn đi rồi cuối cùng cũng chẳng giải quyết được
gì cho tôi cả, cứ ngồi đó thôi, thế là cả hai bố con thất nghiệp....
Tôi về thì tôi vẫn tiếp tục viết bài đi đấu tranh chống
tham nhũng ngoài xã hội, bài viết ra phát trên Đài Tiếng Nói Việt Nam, thế thì
công an họ nghe được bài đó họ đến họ vận động chúng tôi cung cấp tài liệu cho
họ, để họ chặn được đường dây buôn lậu cũng như buôn bán phụ nữ qua biên giới...
Ngày mùng 1-10-1989 tôi có giúp cho cơ quan công an phá
được đường dây buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc và sang Campuchia, thế rồi chính
trong công an họ lại tiết lộ ra với "bọn kia" như thế không biết rồi
nó lại đe dọa, dọa giết tôi nhưng không được.
Đến ngày 1-11-1990 khi mà chính phủ ra lệnh cấm buôn bán
thuốc lá ngoại thì tôi lại viết bài "Buôn lậu thuốc lá qua đường hàng
không và đường bưu điện" cũng phát trên Đài Tiếng Nói Việt Nam thế rồi
công an lại đến xin tôi tài liệu và tôi lại đưa tài liệu cho họ để họ đi họ bắt,
coi như mở đầu cho vụ án lớn nhất miền Bắc, thưa ông lớn nhất nước lúc đó đấy ạ,
nhà nước thu được như thế là mấy trăm triệu tiền hàng tất cả cơ mà....
Công an thì được thưởng, mất tháng sau họ mới đến gặp tôi
và tặng cho tôi cái bằng khen, tôi bảo bằng khen thì tôi không cần, tôi chỉ cần
bảo vệ cho tôi thôi, cuối cùng thì họ chẳng bảo vệ gì, rồi họ lại quan hệ với
"thằng" có lệnh truy nã thì nó lại được về, khi nó được về thì tôi biết
là hỏng rồi ...., lúc đó ông Nguyễn Đức Nhanh làm Trưởng phòng Cảnh sát điều
tra của Công an Hà Nội, ông ấy ký cái lệnh ngưng truy nã nó. Cuối cùng nó được
về, tháng 4-1991 nói được về thì đến ngày 4-07-1991 tôi bị tai nạn đó...
Nhà báo Trần Quang Thành chụp năm 2006, năm 65 tuổi, sau 15
năm bị tạt axit, mù mắt trái, thương tật 81%. Sau 15 lần phẫu thuật để tạo hình
mặt mũi.(tai nạn xảy ra ngày 4-07-1991). RFA PHOTO
Công an họ đến họ bảo tôi là đã báo cáo với phó Giám đốc
Công an là ông Vũ Đình Hoành là có lập Ban Chuyên án để đi điều tra rồi, báo cả
với ông Phạm Tâm Long rồi, ông Phạm Tâm Long lúc đó là Trung tướng, Thứ trưởng
Thường trực Bộ Nội Vụ, thế thì cũng bảo là có Ban Chuyên án, tôi cũng tin thôi.
Chờ mãi chả thấy gì cả "kẻ thù" thì không bị bắt
thậm chí nó lại còn gọi điện đến dọa tôi, nó nói "đó mày thấy chưa, bây giờ
ai được bảo vệ", nó lại dọa tôi thế. Tôi báo cáo, mấy ông cảnh sát điều
tra ông bảo là, " nếu bây giờ đưa lên báo chí thì họ đe dọa họ giết chú
thì chúng tôi không chịu trách nhiệm đâu...", nó không cho mình đưa lên
báo chí nữa.
Việt Hùng: Cấp nào ở cơ quan công an họ nói với ông là không nên đưa
lên báo chí, nếu đưa lên là bị như vậy?
Nhà báo Trần Quang Thành: Đấy là hai ông cảnh sát điều tra của Phòng Cảnh sát Điều
tra Công an Hà Nội và Công an quận Đống Đa. Thế thì đến gần 1 năm sau, mắt tôi
nó đỡ đỡ một tí thì tôi mới đến công an Hà Nội, lúc đó ông Phạm Chuyên là Phó
Giám đốc Công An Hà Nội thì ông ấy nói với tôi là ngày tôi bị tai nạn như thế
hoàn toàn công an Hà Nội không biết. Không có một văn bản nào hoặc mà cuộc giao
ban sáng mùng 4-07 hoặc là sau đó có báo cáo là tôi bị tai nạn cả. Như thế
chính bản thân ông Hoành lúc đó là Phó Giám đốc Công an Hà Nội bưng bít vụ này
rồi, bị đi rồi.
Thế rồi tôi hỏi ông Tình là Phó Giám đốc Công an Hà Nội,
phụ trách về xây dựng lực lượng tổ chức, ông ấy mở sổ ra nói là không có tên
anh và ngày 4-07 cũng không ai báo cáo là có vụ đó cả chứng tỏ họ bịt đi. Tôi lại
đến tôi gặp trực tiếp ông Phạm Tâm Long, Trung tướng, Thứ trưởng Thường trực Bộ
Nội Vụ lúc đó. Ông ấy cũng trả lời với tôi là không có báo cáo nào lên Bộ về vụ
đó cả.
Việt Hùng: Ông có tin là những điều mà quan chức Sở Công an Hà Nội
cũng như là Bộ Nội Vụ nói lúc đó là không biết không hay là một hình thức để
cho qua chuyện...
Nhà báo Trần Quang Thành: Nói thật với anh, tức là chính bản thân tôi có hỏi ông
Chuyên và ông Long đều nói với tôi là như thế này, nếu vụ này biết sớm phát hiện
ngay từ hôm đó thì chỉ nửa tháng hay 10 ngày là phát hiện được và sau này họ
bưng bít và đúng là vào đầu năm 1993 thì báo chí Hà Nội mới đăng cái vụ của tôi
lên và Công an Hà Nội lúc đó lại mời tôi lên và bà Thủy là Trung tá, Đội trưởng
Đội Trinh sát Hình sự Công an Hà Nội có nhận với tôi là trong vụ án của tôi
công an Hà Nội có tiêu cực .....
Vừa rồi là lời nhà báo Trần Quang Thành, trong vụ án này
theo lời kể của ông thì công an Hà Nội nhận là có tiêu cực thế nhưng cho đến
nay cánh cửa công lý vẫn khép mặc dù 15 năm nay với thân hình tàn phế nhưng nhà
báo Trần Quang Thành vẫn tiếp tục đấu tranh đòi công lý.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Trong một buổi phát thanh tới nhà báo Trần Quang Thành sẽ
trở lại để nói về cái gọi là "sự im lặng đáng sợ từ các cấp chính quyền"
cũng như trăn trở của một người cầm bút nói với những đồng nghiệp trong làng
báo tại Việt Nam, mời quí vị nhớ đón nghe.
Theo dòng câu chuyện:
- Nhà báo bị trù dập và tạt axit vì… đấu tranh chống tham
nhũng (Phần 2)
© 2006 Radio Free Asia
Những bài liên quan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét