Sơ
lược
Hai ông Tổng thống này có nhiều điểm độc
đáo, họ đứng đầu ngành Hành pháp kế tiếp
nhau, cùng được người dân Mỹ xếp hạng Tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa
Kỳ, mỗi ông một vẻ mười phân vẹn mười.
Năm
2008 người dân quá chán Cộng Hòa, cuộc chiến Iraq, Afghanistan của TT Bush sa
lầy, người ta nói nước Mỹ đã đi sai đường. Những cuộc khủng bố đẫm máu hàng
ngày diễn ra tại Iraq khiến dân Mỹ vô cùng chán nản. Trước ngày
bầu cử Tổng thống năm 2008
khoảng sáu tuần lễ thì khủng hoảng tài chính diễn ra
dữ dội, thị trường chứng khoán lao xuống đáy vực, có ngày chỉ số Dow Jones mất
gần 800 điểm, có ngày mất tiêu một ngàn tỉ, ngày nào cũng tụt xuống từ 700 tới
500 điểm, khủng hoảng kéo dài mấy tuần liên tiếp đã làm tiêu tan trên 8 ngàn tỉ
Mỹ kim. Nhiều ngân hàng phá sản, hãng xưởng cho công nhân viên nghỉ hàng loạt...
Biện pháp Bail out lấy công quĩ 700 tỉ của chính phủ để cứu nguy thị trường
chứng khoán y như muối bỏ biển, không thấm vào đâu.
Mặc
dù Cộng Hòa đưa bà Sarah Palin trẻ đẹp ra làm ứng cử viên phó Tổng thống cho
ứng cử viên McCain nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế. Mới đầu thăm dò cho
thấy Cộng Hòa lên điểm nhờ mỹ nhân kế nhưng rồi cũng tàn lụi dần.
Người dân hốt hoảng trước viễn tượng khủng
hoảng kinh tế, uy tín của Cộng Hòa bị phá
sản, cử tri dồn phiếu cho Dân Chủ và Obama đắc cử vẻ vang với 365 phiếu cử tri
đoàn gấp hai lần đối thủ McCain 173 phiếu, 69,498,516 phiếu phổ thông hơn
McCain gần 10 triệu phiếu. Dân Chủ đại thắng trong cuộc bầu cử 2008, vừa làm
chủ tòa Tòa Bạch ốc đồng thời kiểm soát
điện Capitole với 257 ghế Hạ Viện (53%)
và 57 ghế Thượng viện (57%).
Người dân tin tưởng ủng hộ TT Obama tràn trề hy vọng vào ông sẽ ra tay cứu
vãn khủng hoảng kinh tế. Lễ nhậm chức của Tổng thống Obama đầu năm 2009 huy
hoàng rực rỡ chi phí lên tới một trăm triệu đô la, tốn kém nhất và danh giá
nhất từ trước đến nay. Hai năm trôi qua, người ta tưởng ông có phép lạ cứu nguy
kinh tế, đem công ăn việc làm cho nhiều người nhưng càng ngày tỷ lệ thất nghiệp
càng cao. Cuối năm 2008 khi ông Bush bàn giao cho ông Obama tỷ lệ thất nghiệp
là 7.3, cuối 2010 nó leo lên 9.5. Ta có thể tìm trên
Google hay vào link này
Và rồi người dân tức giận bầu cho Cộng Hòa nắm
Hạ Viện, họ được thêm 64 ghế thành 242
ghế. Và bây giờ năm 2014 từ hy vọng tràn trề những năm trước đây, người dân thất vọng ê chề ngày càng
chán Dân Chủ cả về kinh tế lẫn đối ngoại, chính sách quốc phòng, ngoại giao yếu
có nguy cơ ảnh hưởng an ninh nước Mỹ. Người ta chán Dân Chủ quá xá nên họ lại bầu
cho Cộng Hòa nắm cả Lưỡng viện Quốc Hội, tại Thượng viện họ thêm 8 ghế thành
53, Hạ Viện họ thêm 12 ghế thành 246 (56.55%), Thống đốc chiêm 31 ghế (62%) so
với Dân Chủ 17 ghế. Kỳ nay Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ Viện kể từ 1946 và chiếm đa số tại Quốc
hội kể từ 1928.
Dân Chủ thảm bại cũng giống Cộng Hòa 6 năm
trước đây, gió đã đổi chiều. Cuộc bầu cử giữa kỳ 2014 thể hiện ý muốn của người dân: ông Tổng
thống cần lãnh đạo đất nước đi đúng đường chứ không phải bằng bánh vẽ, chính
sách mị dân không còn ăn khách, tương lai của Dân Chủ năm 2016 coi như đã được
quyết định rồi.
Tổng thống Bush
Ngược dòng thời gian trở lại chuyện TT Bush
và khởi đầu sự nghiệp của ông trong cuộc bầu cử cách đây 14 năm, cuộc bầu cử có
rất nhiều tranh cãi. Trước kỳ bầu cử Tổng thống năm 2000, theo thăm dò phó TT
Al Gore ứng cử viên Dân Chủ hơn ông Bush con, ứng cử viên Cộng Hòa chừng 4 hoặc
5 điểm. Nhiều người không muốn thay đổi vì kinh tế của Hành Pháp Clinton-Al
Gore 1992-2000 rất tốt đẹp nên họ ủng hộ Al Gore, cá nhân tôi cũng bỏ phiếu cho
Gore.
Nhiều người nghĩ Gore chắc ăn qua thăm dò
nhưng kết quả hơi bất ngờ, phiếu cử tri đoàn khi kiểm gần xong Al Gore được
266, Bush được 264 thua Gore 22 điểm, luật đòi hỏi 270 phiếu để đắc cử. Florida
có 25 phiếu cử tri đoàn là nơi quyết định thắng bại hai bên và cuối cùng Bush
đã được 25 phiếu này thành 271 điểm và
Tòa Bạch Ốc lại mang tên Bush một lần nữa. Al Gore hơn Bush 543,895 phiếu phổ
thông toàn quốc nhưng lại thua phiếu cử tri đoàn mà nước Mỹ không theo phổ
thông đầu phiếu, ai nhiều phiếu cử tri đoàn thì người nấy thắng. Đây là lần thứ
4 trong lịch sử Mỹ sau các cuộc bầu cử 1824, 1876, 1888 người thắng cử lại thua
phiếu phổ thông.
Vấn đề rắc rối ở đây là Bush thắng tại
Florida với tỷ lệ rất khít khao, chỉ hơn Gore có hơn 1,000 phiếu nên người ta cho
đếm lại, thời gian đếm lại kéo dài cả tháng khiến ông Bush sốt ruột thưa lên
Tối cao pháp viện và họ xử ông thắng, được làm Tổng thống. Tính từ ngày bầu cử
7-11 cho tới hơn một tháng sau mới được biết kết quả, đếm đi đếm lại Bush chỉ
hơn Gore có 537 phiếu tại Florida, người Mỹ nói số phiếu chênh lệch hai bên rất
mỏng manh, như lưỡi dao cạo razor blade.
Trong tổng số khoảng 6 triệu phiếu tại Florida mà hai ông chia nhau, Bush hơn Gore có 537
phiếu như nói trên. Thật ra tại một quận ở Florida (Palm Beach ?) những người bầu cho Gore đã bầu nhầm
khoảng 3,000 phiếu cho ông Bush vì năm đó phiếu in cho Cộng Hòa khiến người ta
tưởng lầm là cho Dân Chủ, cử tri khiếu nại nhưng chính quyền trả lời “Bầu nhầm
ráng chịu”
Người ta nói ông Bush chỉ là Tổng thống gặp
hên, nếu không có 3,000 phiếu bầu nhầm thì ông đã tiêu ma rồi. Khi ông Bush làm
lễ nhậm chức có hai chục ngàn người
chống đối ông, họ hô to “ông không phải là Tổng thống của tôi”, những ông bà
này chuyên nghề ngồi không ăn sẵn lãnh trợ cấp chống ông Bush là đúng rồi.
Ông Bush làm Tổng thống chưa được một năm thì khủng bố Al Qaeda mở cuộc
tấn công táo bạo vào hai tòa nhà chọc trời Nữu Ước ngày 11-9-2001, gây thiệt
mạng 3,000 người. Thiệt hại vật chất khá nhiều, chúng gây ảnh hưởng tâm lý và
gây tại hại cho nền kinh tế Mỹ. Cả nước kinh hoàng và căm hờn đưa tới cuộc
chiến Afghanistan trong năm và cuộc chiến Iraq hai năm sau. Tổng thống Bush đòi Taliban
phải giao Osama bin Laden và trục xuất bọn Al-Qaeda nhưng họ chỉ đòi Bin Laden
rời khỏi nước và từ chối không dẫn độ Laden vì không có bằng cớ y đều khiển
cuộc tấn công ngày 11-9. Mỹ từ chối thương thuyết và mở cuộc tấn công Afghanistan từ 7-11-2001 cùng với các nước Nato. Trong
vài tuần Mỹ Anh đã đã lật đổ chế độ Taliban ở thủ đô Kabul . Đa số cấp lãnh đạo Taliban chạy trốn qua
Pakistan, cuộc chiến kéo dài cho tới nay, chiến phí tính tới năm 2011 là 467 tỷ
Mỹ kim, có 2,200 người Mỹ thiệt mạng tính tới tháng 8-2014.
Tiếp
theo Afghanistan là một cuộc chiến lớn hơn, tàn khốc hơn. Ngày
11-10-2002 Quốc Hội Hoa Kỳ thuận cho TT Bush đánh Iraq nếu không chấm dứt sản xuất vũ khí giết
người hàng loạt. Hoa Kỳ và các nước tham chiến gồm 265,000 người, trong đó Hoa
Kỳ 148,000, Anh 45,000, còn lại các nước khác
Ngày
17-3-2003 TT Bush gửi tối hậu thư cho Saddam Hussein yêu cầu phải rời khỏi nước
trong 48 giờ nhưng ông ta khước từ. Ngày 20-3-2003 Mỹ mở cuộc tấn công xuất
phát từ Kuwait vượt 186 miles chưa tới một tuần. Ngày
9-4-2003 quân Iraq bị đánh tan, phía Liên quân có 200 người tử thương, Hoa Kỳ
138 người, quân của Saddam Hussein chết vào khoảng từ 7,600
tới 10,800 người .
Ông Bush tái đắc cử năm 2004 vì người dân muốn ông tiếp tục chiến dịch quân
sự tại Iraq , phần vì đối thủ John Kerry do Dân Chủ đưa ra quá tệ.
Bush được 286 phiếu cử tri đoàn so với 251 của Kerry, Công Hòa đồng thời kiểm
soát Quốc Hội với 232 ghế Hạ viện và 55 ghế Thượng viện trong khi Dân Chủ chiếm
202 ghế Hạ viện và 41 ghế Thượng viện. Người ta bầu cho Cộng Hòa nắm cả Hành
pháp, Lập pháp để họ dễ dàng chống khủng bố, anh nhà giầu sợ chết.
Sau đó bọn khủng bố từ bên ngoài vào Iraq đánh du kích, đánh bom tự sát, đặt bom
giết hại cả dân, lính.
Tổng thống Bush bị chỉ trích điều hành cuộc chiên kém đưa tới chỗ sa
lầy làm chết nhiều người cho một mục
đích không chính đáng, không chấp nhận được. Chính phủ không tìm được kho vũ
khí hủy diệt hàng loạt như đã nói, bị đối
lập chỉ trích là nói láo, Hoa Kỳ không bị đe dọa.
Tổn thất nhân mạng tính tới 2011: Mỹ 4,470 người, Anh 179 người, các nước khác
139 người, bị thương 32,600 người.
Khi chuẩn bị dư luận để đánh Iraq các nước Tây Âu nhất là Pháp, Đức chống đối cuộc chiến mạnh. Dư luận bi quan cảnh
báo cuộc chiến tranh Iraq sẽ sa lầy như chiến tranh Việt Nam, ông Bush quả
quyết Iraq khác Việt Nam vì quân đội miền nam VN không chịu đánh chỉ chờ Mỹ
dánh dùm. Khi không tìm thấy vũ khí hủy diệt ông Bush lại đưa ra một mục tiêu mới:
dân chủ hóa Iraq . Nhiều người cho rằng cuộc chiến Iraq là do ý muốn riêng của một mình ông Tổng
thống này.
Ông
Bush xây dựng dân chủ cho Iraq nhưng bọn khủng bố ngày càng gia tăng đánh bom tự sát, cứ vài ngày nó lại
“ình” một cái ngoài chợ làm mấy chục người banh xác, máu chẩy chan hòa. Người Iraq chửi bới lính Mỹ “vì các người đem quân
vào đây nên chúng tao mới khổ thế này” dư luận cho biết tình trạng tồi tệ hơn
thời Saddam Huissen. Tại Mỹ người ta chán quá xá cuộc chiến sa lầy, man rợ, họ
cũng chán ngấy ông Bush và quá chán Cộng Hòa.
Nhưng
về kinh tế tỷ lệ thất nghiệp thời Bush
con rất thấp, thấp nhất trong mấy thập niên vừa qua, thấp hơn cả thời Clinton , ở đây không cần biện luận mà chỉ cần tìm
trên Google hoặc vào link như đã nói
trên
http://data.bls.gov/timeseries/LNS14000000
Chúng
ta sẽ tìm được tỷ lệ thất nghiệp theo năm và từng tháng một, nguồn tư liệu do
văn phòng thống kê Bộ lao động Mỹ cung cấp.
Chỉ cần làm phép tính cộng và chia chúng ta
sẽ có tỷ lệ thất nghiệp trung bình các năm và các nhiệm kỳ của ông Bush. Trong nhiệm kỳ đầu (2000-2003) tỷ lệ thất
nghiệp năm 2000 trung bình 4 chấm, năm 2001 trung bình 4.8, năm 2002 trung bình
5.8…. tỷ lệ thất nghiệp trung bình tòan bộ nhiệm kỳ thứ nhất (2000-2003) là
5.1
Nhiệm kỳ thứ hai (2004-2008) của TT Bush tỷ lệ thất nghiệp trung
bình là 5 chấm. Toàn bộ tỷ lệ thất
nghiệp trung bình cả hai nhiệm kỳ dưới thời Bush là 5.1+5 : 2= 5.05. Chỉ có
tháng cuối cùng của nhiệm kỳ hai 12-2008 tỷ lệ lên 7.3
Hai Tổng thống Clinton , Bush con đều rất hên nhờ sự bùng phát của
internet, của công nghiệp điện tử high tech, computer… đã đưa nền kinh tế tới
phồn thịnh. Mặc dù ông Bush mang lại công ăn việc làm cho mọi người nhưng họ vẫn
chán nản, chỉ trích ông về sự sa lầy tại Iraq , cứ vài ngày lại có đánh bom tự sát.
Cuối nhiệm kỳ ông Bush năm 2008, trong khi ngày bỏ phiếu đã gần kề tự
nhiên sinh ra khủng hoảng tài chính dữ dội, chứng khoán lao xuống dốc không
phanh, nhiều ngân hàng phá sản, người ta lo sợ trở lại thời kỳ đại khủng hoảng
gần 80 năm trước và chỉ trích ông Bush gây ra thảm kịch. Nay theo thăm dò TT
Bush chỉ còn được từ 26% tới 30% dân chúng ủng hộ, năm 2007, có 109 sử gia Mỹ
tại New York tặng cho ông Bush danh hiệu Tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ. Trong
cuộc tranh cử, Đảng Cộng Hoà cấm không cho ông Bush vận động tuyên bố tranh cử
dùm, ông đã không còn uy tín và làm tổn thương Đảng quá nhiều
Sự thực kinh tế Mỹ thường là mười hoặc hơn mười năm sẽ suy thoái một lần.
Kinh tề gia Samuelson ví nó như một trái banh khi ném xuống đất banh sẽ nẩy
lên, một nhà bơi lội nhẩy từ trên cầu cao xuống hồ tắm anh ta chìm dưới làn nước
rồi sẽ nổi lên. Trăm dâu đổ đầu tằm, người ta trút hết trách nhiệm cho ông
Bush. Kinh tê học không phải là một khoa học chính xác nên không thể quyết đoán vấn đề mà phải phân tích
hay dùng lý luận giải thích.
Tổng thống Obama
Cuộc
bầu cử 2008 khiến Dân Chủ thắng lớn cả hai cơ quan Hành pháp và Lập pháp. Obama
được nhiều phiếu của phụ nữ, dân da mầu, người thiểu sồ và nhất là giới trẻ, họ
rủ nhau đi bầu cho đông nghĩ rằng ông Obama, một người trẻ sẽ thay đổi dòng
lịch sử, chính phủ sẽ chiếu cố giúp đỡ giới sinh viên đại học. Tông thống Obama
với chính sách ôn hòa sẽ lấy lại cảm tình của các nước Tây phương và Hồi giáo
mà ông Bush đã khiến họ thù ghét Mỹ.
Cộng
Hoà 4 năm trước đây hân hoan ăn mừng chiến thắng vĩ đại, họ kiểm soát cả Hành
pháp và toà nhà Quốc Hội nay sụp đổ tan tành thê thảm. Sau 8 năm cầm quyền, 4
năm kiểm soát cả toà Bạch ốc và điện Capitol, nay Cộng Hoà tan như xác pháo
trước sự bất mãn của người dân mà ông Bush là đối tượng tiêu biểu
Người ta đặt nhiều hy vọng vào Obama phần lớn
vì những lời hứa hẹn hoa mỹ của ông, trong cảnh suy thoái kinh tế trầm trọng,
ông ví như cái phao cho những người chết đuối bám lấy. Vào tòa Bạch ốc tháng
1-2009, tân Tổng thống dùng phương pháp Bail out như ông Bush nhưng với số tiền
khổng lồ gấp bội lần, kết quả là những bước đầu đã cứu được các ngân hàng khỏi
phá sản, chận đứng sụp đổ của thị trường chứng khoán. Dow Jones tháng 1, tháng
2 -2009 tụt thê thảm xuống dưới 7,000 rồi từ từ lên 7,000, 8,000….đến gần cuối
năm lên 10,000, người dân cho là chính phủ đã đi đúng đường.
Nhiều người biểu tình chống đối chính phủ lấy tiền thuế của dân để cứu Ngân hàng, hãng
xe hơi… họ lý luận nếu thiếu tiền trả bill tụi nó sẽ kéo xe tịch thu ngay,
người biểu tình muốn bỏ cho tụi nó chết
luôn nên chính phủ cũng gặp trở ngại.
Nhưng rồi thay vì chuyên tâm vào kinh tế ông lo cải tổ y tế, nay y tề
chiếm tới 20% ngân sách, một gánh nặng lớn nguyên do nay 31 triệu người Mỹ
không có bảo hiểm, những người này khi bệnh nặng vào nhà thương công sẽ là gánh
nặng cho chính phủ vì chi phí rất cao. Nếu họ có bảo hiểm, được chẩn bệnh, chữa
trị ngay thì sẽ tránh được bệnh nặng gây tốn kém. Sự thực ông Obama cũng muốn
lưu danh thiên cổ với chương trình y tế thường mang tên ông Obamacare. Vấn đề
đặt ra là muốn giúp cho 31 triệu người không có bảo hiểm chính phủ sẽ phải trợ
cấp nhưng lấy tiền ở đâu? bằng tiền thuế của dân. Những người không có bảo hiểm
gồm những người làm tiểu thương, hãng nhỏ, thất nghiệp.. họ không mua bảo hiểm
vì giá rất cao. Chương trình được sự chấp thuận của Tối cao pháp viện nay đã
giúp được khoảng 4 triệu người nghèo, chính phủ trả 75%.
Tuy vậy vấn đề không đơn giản, thời nay không thể làm theo kiểu tướng
cướp đáng yêu, Le brigand bien aimé, lấy của người giầu chia cho người ghèo. Bảo
hiểm Obamacare buộc những người không có bảo hiểm phải mua, sự bắt ép này khiến
những người không muốn mua bảo hiểm, nhất là giới trẻ bất mãn chính phủ.
Người
bình dân thường nghĩ chính phủ Obama là chính phủ của người nghèo, ông cho thấy
có khuynh hướng mị dân hơn các Tổng thống Dân chủ trước đây. Obamacare cũng có
mục đích lấy lòng dân nhưng cũng có nhiều nguười chống lại.
Như trên cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ 2010 người dân bất mãn với tình
hình kinh tế trì trệ, thất nghiệp gia tăng và họ đã bầu cho Cộng hòa nắm Hạ
viện thêm 64 ghế thành 242 ghế. Tỷ lệ thất nghiệp
ngày càng lên cao, mặc dù Obama đổ hết trách nhiệm cho chính phủ tiền nhiệm
nhưng người dân càng bất mãn, họ bỏ phiếu cho Obama vì tưởng ông có phép lạ cứu
nền kinh tế.
Từ ngày Obama vào Tòa Bạch ốc, tỷ lệ thất
nghiệp tăng nhanh từ 7,8 lên 9.9 năm 2009,
tính tới cuối năm sau 2010 có giảm chút đỉnh còn 9.4.
Tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2009 là 9 chấm, năm 2010 trung bình
9.6, năm 2011 trung bình 8.9, năm 2012 trung bình 8.2
Tính trung bình nhiệm kỳ một của Obama (2009-2012) tỷ lệ thất nghiệp
là 8,9 coi như gần 9 chấm
Mặc dù chính phủ bỏ tiền rất nhiều nhưng cũng không vực dậy nền kinh tế,
những năm xa xưa các cường quốc kinh tế Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản độc chiếm thị
trường thế giới, nay họ không thể giữ mãi địa vị ưu việt này. Các nước nghèo Trung
Cộng, Ấn Độ, Ba Tây, Mễ…đã sản xuất được các hàng hóa tiêu dùng không những
cạnh tranh trên thế giới mà còn cạnh tranh ngay tại các nước tân tiến Tây Âu,
Bắc Mỹ… nhờ nhân công rẻ.
Năm 2012 Obama tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai
phần vì người ta muốn ông tiếp tục chương trình cải tổ y tế, phần vì đối thủ
Mitt Romney cũng không có gì suất sắc. Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một ông
Tổng thống tái đắc cử với tỷ lệ thất nghiệp trên 8%. Người dân càng thất vọng
hơn sau đó vì tỷ lệ thất nghiệp không giảm mấy, có người nói đùa ông là anh em
với nhà tỷ phú Steve Jobs và tên ông là
No Jobs, họ gọi ông là Tổng thống No jobs.
Khi
ông Bush nhậm chức nợ công của Hoa Kỳ là 5,659 tỷ, sau 8 năm nợ lên 10,011 tỷ. Năm 2009 sang thời TT Obama nợ tăng
dần mỗi năm cho tới nay 2014 là 17,824 tỷ hay gần 18,000 tỷ . Như thế có nghĩa
là trong 8 năm ông Bush đã nợ thêm 4,352 tỷ và ông Obama trong 6 năm đã nợ thêm
gần 8 ngàn tỷ, gần gấp hai 8 năm của ông Bush. TT Obama xài tiền quá nhiều nên đã
nợ nần khủng như hiện nay, nợ các nước nay đã lên 6,060 tỷ trong đó nợ Tầu
1,260, nợ Nhật 1,221 tỷ.
(Xin
vào link dưới)
http://en.wikipedia.org/wiki/National_debt_of_the_United_States
Sở dĩ người dân bầu cho Cộng Hòa nắm Hạ
viện từ năm 2010 để kiểm soát chi tiêu của Hành pháp.
Người dân chỉ trích kinh tế của Hành pháp
Obama trì trệ, đã 6 năm qua tỷ lệ thất nghiệp nay vẫn gần 6 chấm, tỷ lệ tăng
trưởng thấp trong khi Trung Cộng đang tiến nhanh tỷ lệ gấp hai Mỹ, Tổng sản
lượng của họ nay đã bằng một nửa Mỹ.
Bị
mất điểm về kinh tế Obama cũng bị chỉ trích nhiều về chính sách di dân kiếm
phiếu người gốc châu Mỹ latin, lời tuyên bô vô trách nhiệm đã khiến người ta ùn
ùn kéo vào biên giới Mỹ. Người dân chống đối di dân lậu vì họ không phải đóng
thuế nhưng lại được hưởng quyền lợi như người Mỹ, nay ông mới đơn phương ký sắc luật hành chánh hoãn trục xuất 5 triệu di dân lậu để thách đố
Lập pháp Cộng hòa, ông đã tự làm giảm tỷ
lệ ủng hộ cho chính mình.
Nhưng vấn đề kinh tế, di dân chưa đáng e ngại
bằng chính sách đối ngoại nhu nhược khiến tình hình an ninh của đất nước có thể
bị đe dọa, đó là lý do khiến cử tri vội vã bầu cho đảng đối lập như
đã thấy trong kỳ bầu cử vừa qua.
Mặc
dù kinh tế có trì trệ nhưng quốc phòng Mỹ vẫn thừa sức đè bẹp các cường quốc
hạng nhì Trung Cộng, Nga. Ngân sách quốc phòng Mỹ nay là 640 tỷ gấp 3 lần Tầu
(188 tỷ) gấp 7 lần Nga (88tỷ)
(nguồn: List of countries by military expenditures,
Wikipedia)
Hải quân Mỹ có trên 10 hàng không mẫu hạm hạng
nặng tối tân trên 100,000 tấn trong khi Trung Cộng chỉ có một tầu sân bay hạng
nhẹ 60,000 tấn thuộc loại tân trang có thể chết máy giữa biển khơi bất cứ lúc
nào. Sức mạnh quân sự Mỹ cộng với chính sách đối ngoại nhu nhược của Obama đã
khiến Hoa Kỳ thành cọp giấy không hơn không kém. Khác với vị Tổng thống tiền
nhiệm Bush con quá cứng rắn, ông Obama đã để cho các cường quốc hạng nhì vuốt
râu hùm. Chính sách đối ngoại mềm nhũn của Obama đã khiến Trung Cộng ngày càng
lộng hành làm trời tại biển đông. Các nước đồng minh Á châu lo sợ, họ cũng mất
tin tưởng vào ông anh cả đồng minh nên đã phải tự vũ trang, mua vũ khí mới, tìm
vây cánh để chống bọn bành trướng bá quyền
Ngày 21-2-2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng
thống Yanukovvych thân Nga và cử TT lâm thời Turchynov lên thay, Mỹ và các nước
Tây phương công nhận chính phủ mới nhưng Nga phủ nhận, hai ngày sau họ đưa vũ
khí lén giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử
ma mãnh dưới sự yểm trợ xe tăng Nga để sáp nhập vào Nga. Obama đứng trơ mắt
nhìn ngoài vài câu phản đối xuông, sự nhu nhược của ông đã khiến người Mỹ vô
cùng bất mãn, họ đâm lo, nay các cường quốc hạng nhì dám giở trò hăm dọa siêu
cường, Putin nói “Nga là nước duy nhất trên thế giới biến Hoa Kỳ thành tro bụi”
Người Mỹ thất vọng vào chính sách đối ngoại Obama
và theo nhiều thăm dò, ông được xếp hạng Tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ từ sau Thế
chiên thứ hai, tỷ lệ ủng hộ tụt xuống còn từ 35 tới dưới 40%
Theo
tin Bộ quốc phòng Hoa Kỳ các cuộc hành quân Iraq trong 10 năm qua (2003-2013) đã làm hao
tổn khoảng 700 tỷ Mỹ kim, cũng có tài liệu khác nói vào khoảng 800 tỷ. TT Obama
tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Iraq cuối năm 2011mà ông cho là cuộc chiến sai
lầm, ngu xuẩn. Vào ngày 18-12-2011, đơn vị cuối cùng của Hoa Kỳ đã rút khỏi Iraq chấm dứt cuộc viễn chinh của người Mỹ tại
đây.
Nhưng ở đời thật không biết thế nào là khôn là
dại, khi kéo binh từ Iraq về nước để lấy lòng dân, TT Obama không nghĩ tới hậu
quả tai hại của nó sau này. Cái giá mà ông ta phải trả cho quyết định mỵ dân
này là cuộc chiến chống ISIS hiện
nay.
ISIS băt nguồn từ lực lượng quá khích chống
lại TT Assad tại Syria từ năm ngoái, chúng tiến từ Syria qua Iraq mở nhiều mũi tấn công mạnh từ cuối tháng
5-2014. Trước đà tiến quân của ISIS, lính Iraq hoảng sợ bỏ chạy để lại nhiều vũ khí,
nhiều tỉnh thành lọt vào tay đối phương.
Chúng đã chiếm hơn một phần ba đất nước nằm ở phía tây bắc Iraq rồi thành lập Nhà nước Hồi giáo . ISIS tàn ác, sát hại tù binh và cả thường dân vô tội. Mối
nguy Đế chế Nhà nước Hồi giáo đang đe dọa các nước trong khu vực mà cả Hoa Kỳ
và các nước Tây phương.
Trước
lời chỉ trích của đảng đối lập và người dân về nguy cơ Iraq sụp đổ, Obama cho oanh tạc phiến quân để
yểm trợ cho chính phủ Iraq bắt đầu từ 7-8-2014. Cuộc oanh kích kéo
dài mấy tháng qua. Lực lượng phiến quân được ước lượng vào khoảng 80,000 người
gồm 50,000 tại Syria và 30,000 tại Iraq .
Kế hoạch oanh kích ISIS đã
thất bại không ngăn cản được đà tiến quân của chúng. Khoảng hai tháng trước quân
địch đã chiếm được 2/3 tỉnh Kobani, một
tỉnh chiến lược tại Syria sát biên giới Thổ sau 3 tuần vây hãm, phiến quân đe
dọa tiến vào Thổ. Oanh kích mà không có bộ binh đã thất bại như cuộc chiến
tranh Triều tiên đầu thập niên 50 và VN 1964, 65. Nhờ sự chiến đấu gan dạ của
người Kurd mà Kobani chưa mất, họ than phiền vũ khí cũ không đối chọi được với
phiến quân được vũ trang tối tân hơn. Kobani nay hoang tàn đố nát, bên nào
chiếm được cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Sau khi thất bại lớn trong cuộc bầu
cử giữa kỳ 2014 vừa qua, ông Obama vội đưa thêm 1,500 quân sang để tỏ ra cứng
rắn, mất trộm rồi mới rào dậu. Tuần này ngoại trưởng John Kerry cho biết cuộc
chiến chống ISIS sẽ kết thúc cho tới năm 2016.
Nay cuộc chiến Syria đã kéo dài hơn hai năm tổng cộng có từ
202,354 cho tới 282,354 người thiệt mạng và chiến tranh tại biên giới Ukraine do Putin yểm trợ nhóm thân Nga từ bốn
tháng qua thiệt hại cả hai bên lên tới từ 4,000 tới 5,600 người. Thế mà ông
Tổng thống siêu cường tai cứ ngơ măt điếc coi như không hay biết gì.
Thảm
bại của Dân Chủ trong kỳ bầu cử vừa qua tại Lưỡng viện Quốc hội và cả Thống đốc
tiểu bang là một bài học đáng ghi nhớ cho các vị chức sắc trong đảng. Đây cũng là
cái giá mà họ phải trả cho chính sách mỵ dân giả dối của họ, đã đến lúc Dân chủ
phải thấy rõ chính sách mỵ dân đã lỗi thời không còn ăn khách.
Hơn ai hết, ông Obama thừa biết rằng người ta đã chán ngấy cái đảng mỵ
dân nhu nhược của ông, thế mà gần đây ông tuyên bố ủng hộ gà nhà.
“Năm
2016 bà Hillary sẽ là vị Tổng thống vĩ đại”.
Ông làm
như người dân không ai hay biết gì.
Người
Mỹ là một dân tộc văn minh nhưng họ vẫn có thể lầm lẫn khi bầu lên hai ông Tổng
thống tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. TT Bush đắc cử do mấy ngàn cử tri ở
Florida bầu nhầm cho ông thì không nói chi, TT Obama thắng cử vẻ vang chứ không
gặp hên như ông Bush.
Năm 2008 giới trẻ đã nhiệt tình rủ nhau đi bầu cho đông để đưa một vị
cứu tinh dân tộc giả hiệu lên ngôi và chính họ phải chịu trách nhiệm về quyết
định, về lá phiếu của họ.
Trọng Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét