Báo Dân

Sir Gustave Eiffel - "Ngài kỹ sư vĩ đại"
Ngày 10-10-1889, khi tới thăm Tháp Eiffel, nhà phát minh trứ danh người Mỹ Thomas Edison đã viết vào sổ vàng lưu niệm ở đây những lời lẽ trân trọng đến mức tưởng như không còn gì đáng trân trọng hơn: Xin gửi tới Ngài Eiffel, Công Trình Sư dũng cảm đã xây dựng nên mô hình khổng lồ và kỳ diệu của công nghệ hiện đại, lòng kính trọng và sự ngưỡng mộ cao nhất của tôi dành cho tất cả các kỹ sư (đã tham gia xây dựng Tháp), bao gồm Ngài Kỹ Sư Vĩ Đại.Vị Chúa Tốt Lành, Ký tên: Thomas Edison. Sự trân trọng tột cùng đó hoàn toàn xứng đáng với một con người không chỉ tạo ra một Tháp Eiffel huyền thoại, mà còn là đồng tác giả của Tượng Nữ Thần tự Do bất hủ ở Mỹ, và là tác giả của hàng chục công trình sắt thép khổng lồ nổi tiếng khác trên khắp thế giới, trong đó có Cầu Long Biên ở Hànội, Cầu Tràng Tiền ở Huế và Kết Cấu Nhà Bưu Điện Saigon.

Lê Văn

Ðóm lửa Ðã Bật Sáng
Cuối cùng, ý chí của toàn dân đã đánh bại tinh thần nô lệ Trung Cộng của Việt Cộng. Cuối cùng thì một cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược đã được thực hiện tại nhiều nơi trên đất nước Việt Nam thân yêu, chứng tỏ chỗ nào cũng chống Trung Cộng, quan thầy của Việt Cộng. Cuối cùng thì người dân cũng đã nói một cách công khai với tất cả đảng viên Cộng Sản

Trần Bình Nam

Phiếm luận
Mó Dái Ngựa
Trần Bình Nam
          Đây chỉ là Phiếm luận khi quý bà phụ nữ Việt Nam để cho các ông bàn chuyện “Nga đánh Mỹ, Mỹ đánh Tàu” trong khi các bà bàn chuyện thực tế “mua nhà ở đâu, cho con học đại học nào”. Và trong khi các nhóm đấu tranh chính trị cho một nước Việt Nam tự do dân chủ phú cường “chửi bới” Trung quốc là xâm lăng ỷ mạnh hiếp yếu, chỉ trích chính quyền Hà Nội là “hèn nhát” mà chưa đưa ra một đối sách cứu quốc nào làm cho đồng bào trong nước yên tâm trước đe dọa quốc phá gia vong.     


Lê Hoài Nguyên

Tư liệu Vụ Nhân Văn
– GIAI PHẨM TỪ GÓC NHÌN [2]
Ðýợc ðãng bởi nguyentrongtao vào lúc: 6:37 chiều ngày 13/08/2010 341 lýợt xem  0 Bình luận
NTT: Nhà vãn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Ðại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo giõi vãn nghệ sĩ và vãn hóa) ðã gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân Vãn Giai Phẩm. Các bạn hãy ðọc nó nhý ðọc một “góc nhìn” về sự thật.

Tạp ghi Huy Phương

Nỗi đau văn hóa ( cung đình Huế )
            Tứ Phương Vô Sự” thuộc quần thể Ðại Nội, cố đô Huế, được các vua Nguyễn xây trên mặt thành phía Bắc, có cửa ra mang tên Hòa Bình để nhà vua những lúc rỗi rảnh không cần nhọc công vi hành ra ngoài dân dã, đứng từ ngôi lầu này có thể quan sát cả một vùng đất rộng lớn ngoài cung cấm, nhìn sự sinh hoạt đi lại của người dân, mà mong rằng, bốn phương không có sự gì xảy ra. Lầu “Tứ Phương Vô Sự” cũng như tên cửa “Hòa Bình” chính là điều mong muốn của nhà lãnh đạo quốc gia mong cho (bốn phương) đất nước được an bình, thịnh trị.

Trần Nam Chấn

nh Đồng C’ Là Điều Xấu Xa Nhất
Dưới chế độ cộng sản, ‘đảng’ ‘dạy’ rằng NÓ chính là tinh hoa của nhân loại, rằng chủ nghĩa của NÓ là đỉnh cao của trí tuệ và không bao giờ sai, rằng tình đồng chí giữa những người cộng sản là thứ tình cảm tốt đẹp nhất trên đời. Mọi thứ tình cảm khác – tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình yêu đôi lứa,… đều thấp kém hơn tình đồng chí. Thậm chí, tình yêu sẽ bị coi là phản động và phải bị loại trừ nếu nó không mang ‘tính đảng’!

Lữ Giang

Tiếp tục vẽ lại lịch sử!
Một cuộc hội thảo về lịch sử với đề tài “Kinh nghiệm của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á từ 1946 đến 1975” (The American Experience in Southeast Asia, 1946-1975) vừa được tổ chức tại East Auditorium, George C. Marshall Conference Center của Bộ Ngoại Giao ở Washington DC trong hai ngày 29 và 30.9.2010. Hà Nội đã theo dõi rất kỹ cuộc hội thảo này vì họ muốn biết người Mỹ muốn nói gì với họ. Trong khi đó, người Việt chống cộng ở hải ngoại vốn có truyền thống “chống cộng theo cảm tính”, không cần biết Đồng Minh và Địch làm gì, nên ít ai chú ý.

Phóng viên Bauxite Việt Nam

Những công dân nhỏ, cháy ngọn lửa dân tộc lớn
Chuyện kể về những tấm ảnh trong ngày 05/6/2011:
Do ưu tiên tính thời sự, bài tường thuật “Chúng ta đã làm được điều nhỏ nhất có thể” phải cố gắng cô đọng. Sau đây là những “chuyện bây giờ mới kể” liên quan đến vài tấm ảnh đã đăng và những hình ảnh chưa hề công bố trong ngày 05/6 vừa qua, tại TP.HCM, của phóng viên Bauxite Việt Nam. Nó không nhằm ngoài mục đích là liều thuốc “chống lãng quên, chống nguội lạnh”. Tất cả xoay quanh những công dân đầy nghĩa khí đã góp sức bé nhỏ của mình trong công cuộc chống ngoại xâm.

Nguyễn Hưng Quốc

Lòng dân như một vũ khí
Thứ Ba, 07 tháng 6 2011
Hình: AP / Na Son Nguyen
Suốt buổi trưa và buổi chiều Chủ nhật ngày 5 tháng 6, tôi cứ ngồi lì trước computer để theo dõi các bài tường thuật về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn và Hà Nội. Theo tin sơ bộ trên blog của Dân làm báo, Anh Ba Sàm,Tiến sĩ Nguyễn Xuân DiệnPhạm Viết Đào, số người tham gia biểu tình tại Hà Nội lên đến khoảng gần một ngàn; ở Sài Gòn lên đến mấy ngàn. Công an có vẻ như không can thiệp mạnh dù trước đó một số trường đại học ở Sài Gòn, theo chỉ thị của Sở công an thành phố, gửi thông báo ra lệnh cho các sinh viên không được tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc (1), và dù, ngay sáng Chủ nhật, công an cũng tìm cách ngăn chận và xua đuổi, hình như bắt đi một số người (2). Tuy nhiên, cuối cùng, cuộc biểu tình cũng đã diễn ra một cách sôi nổi.

Nguyễn Hưng Quốc

Lính đánh thuê trên mạng
Sau khi viết xong bài “Tự do phát biểu và sân chơi dân chủ”, tôi đọc được một số bản tin rất thú vị trên báo chí tiếng Anh về hiện tượng Trung Quốc bỏ tiền thuê một lực lượng nhân viên đông đảo chỉ để làm mỗi một việc là viết các ý kiến phản hồi bênh vực cho đảng và chính phủ trên internet (1). Tôi gọi đó là lực lượng lính đánh thuê trên mạng.

Trước, nhiều quốc gia, kể cả một số cường quốc Tây phương, có một lực lượng quân đội đặc  biệt, gồm những tên lính đánh thuê, chủ yếu được sử dụng trong việc chinh phạt các thuộc địa. Người Việt

Khánh An, phóng viên RFA

Lệnh bắt các bloggers trước cuộc biểu tình
Hà Nội
Tin cho biết nhà thơ Bùi Chát đã bị tạm giữ tại phi trường Tân Sơn Nhất khi ông chuẩn bị ra Hà Nội vào chiều 5/6, là hôm diễn ra cuộc tuần hành chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải tại Hà Nội và Sài Gòn.
Hình ảnh biểu tình chống Trung Quốc ngày 05/06 tại Hà Nội Source damlambao.com
Trước đó, một số blogger như Người Buôn Gió, Mẹ Nấm cũng đã bị công an tạm giữ.

Phan Thanh Tâm

Hai Tập Thơ Tù
Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh
Một trang thơ trong
Hoa Ðịa Ngục do
Nguyễn Chí Thiện viết
tay bằng mực xanh.
Từ tù lớn đến tù nhỏ, từ tù thời Tây cho đến tù thời nay ,Việt Nam là nước có số lượng văn thơ tù ngục nhiều nhất thế giới. Đố ai đếm được nước mình có bao nhiêu thơ tù thì cũng như đố ai biết lúa mấy cây, biết mây mấy từng hay đố ai nằm ngủ mà không mơ vậy.Tuy thế, hầu như mọi người trong chúng ta đều nghe nói tới hai tập thơ Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện  Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh.

Hoa Địa Ngục với “những vần thơ từ đau khổ bao la” xuất hiện lần đầu tiên hồi tháng 9/80 một cách khá ly kì, do Thời Tập ở Virginia in ra, không tên tác giả, không đầu đề , “song sức phá vạn lần hơn trái phá” của tập thơ đã gây xôn xao trong dư luận. Gần hai năm sau, người ta mới biết tác giả là Nguyển Chí Thiện, một cái tên lạ hoắc, bị chế độ của Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hoà, tác giả tập thơ Nhật Ký Trong Tù, đày đến tầng cuối địa ngục trần gian, khiến ông phải than rằng: “Tôi sợ bác Hồ vạn lần hơn bác Hổ.”

Vietlist sưu tầm.

Tội ác Cộng Sản Việt Nam: Thuyền Nhân

Sau khi chà đạp lên hiệp định Hoà bình Paris 1973 và cưỡng chiếm miền Nam vào năm 1975, csvn đã áp đặt một chế độ độc tài, man rợ lên toàn đất nước. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi. Trong khi khoảng 2 triệu người may mắn đến được bến bờ tự do, thì có đến trên dưới nửa triệu người Việt thân yêu đã bỏ thây trên biển cả. Những hình ảnh dưới đây được ghi nhận từ năm châu, bốn biển để tưởng nhớ đến những thân nhân bất hạnh không bao giờ còn thấy được bến tự do .
Đồng bào Việt Nam bỏ nước ra đi bằng mọi phương tiện. Biết bao cảnh hãi hùng
mà thuyền nhân đã chịu đựng trên biển cả mà không bút mực nào tả xiết.

Ðỗ Dzũng/Người Việt

RFA nói thay cho những người không được nói

Photo courtesy of Dân Huỳnh/Người Việt
Nhân dịp tham dự một cuộc hội thảo tại California, hôm 12 tháng 8, bà Libby Liu, tổng giám đốc đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), cùng giám đốc Ban Việt Ngữ, ông Nguyễn Văn Khanh, đã đến thăm nhật báo Người Việt.

Duyên Anh

Sài Gòn Ngày Dài Nhất

Tôi không hiểu, trong Dinh Độc Lập, Dương văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức độ nào trước ống kính xấc xược của bọn phóng viên cộng sản và trước những câu hạch hỏi hỗn láo của bộ đội giải phóng cấp tá. Họ có nghe những tiếng súng danh dự, trách nhiệm, tổ quốc của lính văn nghệ diệt T-54 ở cầu Thị Nghè, của lính nhẩy dù cách cổng Dinh Độc Lập chẳng bao xa?

Tài liệu Văn khố Douglas Pike

Tài liệu  lịch sử Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời/ CPCMLT

Tài liệu này của Văn khố Douglas Pike thuộc Viện Đại Học California ( UCLA), đã chuyển giao cho Viet Nam Center Lubbock. Số tài liệu : 231 0509021a - Juspao doc 111

Tài Liệu của Thư Viện Đại Học Hoa Kỳ  liên quan đến Thích Đôn Hậu .
Một vài  " phóng ảnh "  dưới đây được trích ra từ  tài liệu anh ngữ nghiên cứu về những người lãnh đạo của Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời/ CPCMLT ( Provisional Revolutionary Government : PRG),  Mặt Trận Tổ quốc Giải Phóng Nam Việt Nam hay Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ( National Front Liberation of South Viet Nam: NFLSV) , và những tổ chức phụ thuộc, 1973.

Phạm Hoài Nam

Tại sao có sự khác biệt quá lớn giữa người Việt Nam và người Nhật Bản?

Trước đây do công việc tôi có dịp đi Nhật nhiều lần cũng như đi nhiều nước khác trên thế giới. Nước Nhật không phải là nước mà tôi thích đến nhất (có thể vì đắt đỏ quá) nhưng đó là đất nước mà tôi nể phục nhất - không chỉ phục ở những thành tựu của sự văn minh, những công trình kiến trúc tuyệt mỹ mà còn ở yếu tố con người.

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Phật Giáo

« Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã xây dựng miền Nam Việt Nam trở thành một Quốc Gia dưới chính thể Cộng Hoà. 
Một Quốc Gia có đầy đủ chủ quyền, độc lập, tự chủ và tự quyết, được cộng đồng quốc tế công nhận và nể vì.  Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gầy dựng nước Việt Nam Cộng Hoà từ một đống tro tàn và những hệ lụy của những năm tháng chinh chiến điêu linh, những tàn tích của thực dân phong kiến. 

Chỉ trong một thời gian ngắn, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ổn định được cuộc sống cho gần một triệu người từ miền Bắc di cư vào Nam tránh nạn cộng sản.

Toàn thể lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà đã được bình định.  Bên cạnh những ổn định chính trị và quốc phòng, các lãnh vực kinh tế, giáo dục được chú trọng và

Lê Hoài Nguyên

Tư liệu VỤ NHÂN VĂN
GIAI PHẨM TỪ GÓC NHÌN [2]
Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 6:37 chiều ngày 13/08/2010 341 lượt xem  0 Bình luận
NTT: Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo giõi văn nghệ sĩ và văn hóa) đã gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm. Các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật.

Hà Sĩ Phu

Dân Tộc Phải Hồi Sinh
Hà Sĩ Phu

1. Mất nước là gì?
Ngoại xâm là sự xâm lăng từ bên ngoài, nội xâm là sự xâm lăng từ bên trong, đối với một quốc gia. Nếu quốc gia ấy không chống cự nổi trước sự xâm lăng, dù từ bên ngoài hay từ bên trong, thì kết quả đều giống nhau: mất nước!
Có người thắc mắc: trường hợp mất nước vào tay người trong nước là nghĩa làm sao?
Xuất phát từ quan điểm Dân là gốc của nước thì ngày nay phải hiểu “mất nước” là tình trạng nhân dân bị mất quyền làm chủ đất nước của mình.

Lý Khôi Việt

Lịch Sử Của Chùa Báo Thiên, Nhà Thờ Lớn Hà Nội Vá Tòa Khâm Sứ.
Lý Khôi Việt
Trung Hoa là một nước lớn, với rất nhiều công trình vĩ đại, như Vạn Lý Trường Thành, dài 5.000 cây số, như Tử Cấm Thành có 9.999 phòng, nên người Hoa thấy nước Việt ta chỉ là một nước nhỏ và không có cái gì vĩ đại để ca ngợi. Thế nhưng từ ngàn năm trước Trung Hoa đã nói đến An Nam Tứ Đại Khí, đó là bốn công trình Phật giáo tại Việt Nam, mà công trình lớn nhất, vĩ đại nhất là tháp Báo Thiên, được xây năm 1057 dưới đời Lý Thánh Tông, trên bờ hồ Lục Thủy ở về phía Đông Nam kinh thành Thăng Long, mà hiện nay là nhà thờ lớn Hà Nội và tòa Khâm Sứ.

Công Nguyên

Hàn Phi - Nhà tư tưởng lỗi lạc

Hàn Phi Tử là nhà triết học, người tập hợp các học thuyết pháp gia và là nhà tản văn nổi tiếng trong thời chiến quốc Trung Quốc ( 475-221 trước công nguyên ). Ông đã sáng lập ra học thuyết pháp trị, trở thành cơ sở lý luận cho sự ra đời của nhà nước chế độ tập quyền trung ương chuyên chế thống nhất đầu tiên ở Trung Quốc.

Hàn Phi Tử sinh vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, là Vương tộc nước Hàn sau thời chiến quốc. Ông nói ngọng, không có sở trường hùng biện nhưng lại rất giỏi viết lách. Lúc đó, nước Hàn ngày càng suy yếu, do yêu nước ông nhiều lần gửi sớ cho vua nước Hàn, kiến nghị biến pháp, chủ trương người thống trị cần phải lấy

Phạm Hoài Nam

Cuộc Cánh Mạng Minh Trị Duy Tân

Minh Trị Thiên hoàng
(3 tháng 11 năm 1852 – 30 tháng 7 năm 1912)
hình từ sách Tenno Yondai
Vào giữa thế kỷ 19, các nước Tây Phương đã trải qua thời Thời Đại Khai Sáng ( Enlightenment Age ) và cuộc Cách Mạnh Kỹ Nghệ, tạo ra những thay đổi rất lớn về phương diện tư tưởng và kinh tế, bên cạnh đó cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 là một mốc quan trọng của lịch sử thế giới gợi ý cho những giá trị dân chủ và dân quyền. Hoa Kỳ sau gần một năm độc lập đã trở thành một cường quốc về quân sự và kinh tế. Nói chung vào thời điểm đó thế giới Tây Phương đã thay đổi rất nhiều, trong lúc đó thì Á Châu vẫn còn trong tình trạnh "bán khai", trung tâm của nền văn minh Châu Á là Trung Quốc vẫn còn ngủ mê trên những hào quang của quá khứ trong suốt hơn một ngàn năm, không thể chống đỡ ni trước sức mạnh quân