Trung Quốc bị tố cáo bóp méo lịch sử vì
mục đích chính trị
Một đoạn trong Vạn Lý Trường Thành . REUTERS |
Thời
gian qua, báo chí Pháp tốn không ít giấy mực để phân tích cái gọi là quyền lực
mềm do chính phủ Bắc Kinh áp dụng để mở rộng qui mô ảnh hưởng văn hóa song hành
cùng sự phát triển ngày càng lớn mạnh của kinh tế và quân sự. Nhật báo Le Monde
hôm nay đi vào một chi tiết khác của chính sách bành trướng văn hóa Trung Hoa
với bài viết chạy dòng tựa mỉa mai : «
Nhìn từ Hàn Quốc, vạn lý trường thành đâu có to như thế ».
Kể từ
năm 2007, Cục quản lý Di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc đã tiến hành điều tra
chiều dài của Vạn Lý Trường Thành qua 15 tỉnh thành dọc đất nước và đưa ra kết
quả là: Chiều dài của toàn bộ Trường thành được xây dựng và sửa chữa giữa thế
kỉ thứ 3 đến thế kỉ 16 để bảo vệ biên giới phía bắc của Trung Hoa không chỉ có
8 850 km như số liệu của năm 2009, mà là đến 21 196,18 km. Như vậy, theo số
liệu mới này, vạn Lý Trường Thành sẽ đi từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở
phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc
gốc") và Mãn Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy
Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Công
bố trên lập tức làm dấy lên nhiều chỉ trích gay gắt tại Hàn Quốc. Báo chí và
giới học giả Hàn Quốc cho rằng, nghiên cứu mới đây của Trung Quốc đã mắc lỗi
bởi nó không chỉ tính toàn bộ các bức tường thuộc Vạn Lý Trường Thành mà còn cả
các pháo đài lớn nhỏ nằm dải rác trên khu vực phía bắc Trung Quốc. Điều đó có
nghĩa là con số 21 196.18 km không phải là chiều dài thực của Vạn Lý Trường
Thành mà con số trên đã gộp vào tất cả những bức tường khác. Thực ra, nghiên
cứu của Trung Quốc đã tính cả các bức tường phía đông bao gồm nhiều khu vực vốn
thuộc các vương quốc Triều Tiên cổ đại, cụ thể là của vương quốc Câu Cao Ly
(thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên), và của
vương quốc Bách Tế (Thế kỷ 7 đến thế kỷ 16 sau Công Nguyên).
Đây
không phải là lần đầu hai nước tranh cãi về Vạn Lý Trường Thành. Hồi năm 2009,
Hàn Quốc cũng đã từng lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc cho rằng Tường
Bakjak được xây dựng dưới triều Cao Câu Ly ,thuộc thành phố biên giới Đan Đông
giữa Trung Quốc và Triều Tiên, là một phần của Vạn Lý Trường Thành.
Le
Monde cho biết, giới nghiên cứu và truyền thông Hàn Quốc xem việc Trung Quốc tự
ý tăng chiều dài Vạn Lý Trường Thành là một hành động có mục đích chính trị.
Ngày 8 tháng này, nhật báo Joongang của Hàn Quốc đã tỏ thái độ kiên quyết khi
cho rằng : «Viện cớ tìm hiểu
về lịch sử vẻ vang của dân tộc, Trung Quốc ngày càng muốn dùng lịch sử để bắt
nạt láng giềng ». Giáo sư Lee Seong-jee thuộc Quỹ Lịch sử Đông Bắc Á cho
rằng, việc nâng thêm chiều dài của Vạn Lý Trường Thành vốn nằm trong kế hoạch « cũng cố khối thống nhất quốc gia
thông qua việc thống nhất xã hội đa sắc tộc ở Trung Quốc ». Theo Giáo sư Lee, kế hoạch kéo dài Vạn
Lý Trường Thành cũng tương tự như kế hoạch Đông Tây được Trung Quốc triển khai
vào năm 2002 và kết thúc vào năm 2006, với mục đích chứng minh rằng, tất cả các
dân tộc sông trên lãnh thổ Trung Hoa trước kia đều thuộc về nước Trung Quốc
ngày nay.
Kế
hoạch này đã khiến Seoul giận dữ vì cho rằng nó nhắm đến việc ghép vào lãnh thổ
Trung Quốc các lãnh thổ của Hàn Quốc thời Cơ Tử Triều Tiên (2300-108 trước Công
Nguyên), thời Câu Cao Ly và thời Bách Tế. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết sẽ
tiến hành điều tra tỉ mỉ toàn bộ di sản Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc và
sẽ có những hành động cứng rắn nếu tìm ra bằng chứng cho thấy phía Trung Quốc
bóp méo lịch sử.
Phản
ứng của Hàn Quốc tuy nhiên đã bị phía Trung Quốc cho là thiếu căn cứ. Tờ Hoàn
cầu Thời báo của Trung Quốc đã khẳng định vào hôm 8/6 rằng, các thành trì trên
lãnh thổ Trung Quốc đã được xây dựng qua nhiều thời kì lịch sử bởi nhiều tộc
người khác nhau, tất cả các phần còn hiện hữu vì thế thuộc về Trung Quốc.
Syria
: Assad tăng cường trấn áp do sợ bị đồng minh Nga bỏ rơi
Đến
với Syria, Le Figaro có bài đặt câu hỏi : «
Tại sao chính quyền Assad ngày càng mạnh tay trấn áp ? ».
Mười lăm tháng đã trôi qua kể từ khi đất nước Syria rơi vào biến động. Thống kê mới nhất cho thấy đã có hơn 14 nghìn người chết kể từ khi nổ ra xung đột. Thế mà xung đột chẳng những không chút dịu bớt mà lại ngày càng dữ dội hơn, đẫm máu hơn. Chỉ ngày thứ ba vừa qua đã có đến 80 người bị sát hại, còn ngày hôm qua cũng có trên dưới 20 nạn nhân. Tại sao chính quyền Assad lại ngày càng mạnh tay như thế ? Le Figaro dẫn lời một thành viên của phái đoàn ông Kofi Annan cho rằng, do chính quyền Assad lo ngại bị đồng minh Nga bỏ rơi.
Mười lăm tháng đã trôi qua kể từ khi đất nước Syria rơi vào biến động. Thống kê mới nhất cho thấy đã có hơn 14 nghìn người chết kể từ khi nổ ra xung đột. Thế mà xung đột chẳng những không chút dịu bớt mà lại ngày càng dữ dội hơn, đẫm máu hơn. Chỉ ngày thứ ba vừa qua đã có đến 80 người bị sát hại, còn ngày hôm qua cũng có trên dưới 20 nạn nhân. Tại sao chính quyền Assad lại ngày càng mạnh tay như thế ? Le Figaro dẫn lời một thành viên của phái đoàn ông Kofi Annan cho rằng, do chính quyền Assad lo ngại bị đồng minh Nga bỏ rơi.
Thật
ra, Maxcơva chưa hề tuyên bố bỏ rơi chính quyền Damas, nhưng mới đây đã tuyên
bố muốn tiến hành triệu tập một hội nghị quốc tế với thành phần tham gia bao
gồm cả phe chính phủ Assad và phe nổi dậy, mục tiêu hội nghị là để chuẩn bị cho
quá trình chuyển giao chính trị. Một doanh nhân Syria thân cận với các lực
lượng an ninh của chính phủ Damas cho biết, ông Assad tăng cường trấn áp để có
thể nhanh chóng giành thế thượng phong trước khi đặt chân đến hội nghị mà Nga
đề xướng nói trên.
Theo
Le Figaro, trước thái độ mới này của Nga, chóp bu chính quyền Assad bị phân làm
hai cực : Một bên muốn mạnh tay trấn áp để nhấn chìm cuộc nổi dậy ; Một bên ủng
hộ đàm phán, nhưng muốn bên nổi dậy phải có ban lãnh đạo chính thức để có thể
tiến hành thương thảo theo như mong muốn của Nga. Vấn đề đặt ra ở đây là, bên
phía nổi dậy chưa ai dám đứng ra lãnh trách nhiệm khó khăn này.
Theo
báo cáo của các quan sát viên Liên Hiệp Quốc tại hiện trường, 40% lãnh thổ có
dân cư đang thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền Trung Ương, tức tương đương
1/3 toàn bộ diện tích lãnh thổ Syria. Thế nhưng, những người nổi dậy ở các vùng
này không biết chung sức chiến đấu, mà họ chỉ tác chiến riêng lẽ. Phương tiện
liên lạc của họ cũng bị thiếu thốn.
Tại
Syria : Trẻ em bị dùng làm lá chắn che đạn
Cũng
liê quan đến Syria, nhật báo Le Monde mang đến một thông tin đáng chú ý với bài
viết : « Tại Syria, trẻ em
được dùng làm lá chắn sống ».
Hôm
thứ ba ngày 12/6 này, báo cáo thường niên mang tên Trẻ em và các xung đột vũ
trang của Liên Hiệp Quốc đã được công bố, theo đó lần đầu tiên Syria bị xếp vào
danh sách các nước tra tấn, hãm hiếp và sử dụng trẻ em trong các trận đánh.
Trong danh sách này có đến 10 chính phủ và 42 nhóm vũ trang ở một số nước.
Báo
cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết, có nhiều bé gái, bé trai vị thành niên bị bỏ
tù, tra tấn, tàn sát. Thậm chí có những trẻ em mới lên 8 tuổi đã bị dùng làm lá
chắn sống trong các trận đánh. Báo cáo nói rõ, trước khi tấn công vào một ngôi
làng, các bé này bị lính tráng bắt đứng trước cửa kính của những xe chở lính để
che đạn cho họ. Theo tổ chức Human Rights Watch, từ tháng 3/2011 đến nay, tại
Syria đã có ít nhất 1 176 trẻ em bị lạm sát.
Điều
đáng chú ý là không chỉ cáo buộc quân đội chính phủ trong hồ sơ này, mà báo cáo
còn cho biết, phe đối lập cũng có dùng trẻ em theo kiểu như vậy.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc được soạn thảo trước khi xảy ra vụ thảm sát Houla ngày 25/5, và được công bố trong bối cảnh xung đột ngày càng dữ dội ở Syria. Đến mức mà, hôm thứ ba vừa qua, một quan chức Liên Hiệp Quốc cho rằng, Syria đã thật sự rơi vào nội chiến.
Báo cáo của Liên Hiệp Quốc được soạn thảo trước khi xảy ra vụ thảm sát Houla ngày 25/5, và được công bố trong bối cảnh xung đột ngày càng dữ dội ở Syria. Đến mức mà, hôm thứ ba vừa qua, một quan chức Liên Hiệp Quốc cho rằng, Syria đã thật sự rơi vào nội chiến.
Pháp
: "Trống đánh xuôi kèn thổi ngược " ngay trong nhà Tổng thống
Trước
vòng 2 của cuộc bầu cử quốc hội Pháp, trong khi tân thổng thống François
Hollande ủng hộ người vợ cũ là bà Ségolène Royal thì người đang sống chung với
ông là bà Valérie Trierweiler lại lên tiếng ủng hộ đối thủ của bà Royal. Ngoài
ra, bà Trierweiler còn một số hạnh động được cho là ghen tuông khác nữa. Báo
chí Pháp hôm này dành khá nhiều bài viết mổ xẻ sự việc này.
Nhật
báo Le Monde dành 3 trang cho hồ sơ Trierweiler, trong đó đáng chú ý là bài xã
luận đăng trên trang nhất với dòng tựa ấn tượng : « Lời khuyên dành cho đệ nhất phu
nhân : hãy quên twitter đi ». Bài
viết trích lại nguyên văn lời ủng hộ mà bà Trierweiler đăng trên trang Twitter
cá nhân để ủng hộ ông Olivier Falorni, đối thủ của bà Royal ở vòng 2 cuộc bầu
cử quốc hội Pháp diễn ra vào chủ nhật này.
Tác
giả nhận định, chỉ với 135 kí tự, mà bà Trierweiler đã khiến cho khẩu hiệu «
tổng thống bình thường » của ông Hollande khi tranh cử trở nên không bình
thường nữa. Cái mỉa mai của sự việc là chính vợ tổng thống lại nói điều ngược
lại với tổng thống vào thời điểm mang tính quyết định, ngay trước vòng hai của
cuộc bầu cử.
Tác
giả khẳng định, ý kiến đăng trên Twitter của bà Trierweiler là một sai lầm
chính trị thật sự. Người gánh hậu quả đầu tiên chính là tân tổng thống
Hollande, bởi nó phương hại đến hình ảnh của một vị tổng thống. Nạn nhân kế
tiếp chẳng ai khác hơn chính là bản thân bà Trierweiler.
Theo
tác giả, hành động của bà Trierweiler là thường tình ở phụ nữ, bởi so với cánh
đàn ông, họ bị ràng buộc nhiều hơn về việc chọn lựa giữa sự nghiệp và gia đình.
Thế nhưng, trường hợp của bà Trierweiler không phải thông thường, bởi chồng bà
đang là tổng thống. Như vậy, giữa vị trí nhà báo và vai trò đệ nhất phu nhân,
bà Trierweiler buộc phải chọn một. Và nếu như bà chọn làm đệ nhất phu nhân, thì
phải dứt khoát tạm dừng vai trò nhà báo, để tránh cảnh « trống đánh xuôi kèn thổi ngược » trong phủ tổng thống.
Kết
thúc bài viết, tác giả mỉa mai : Một lời khuyên cuối cùng dành cho bà
Trierweiler, đó là hãy quên Twitter đi.
Tổng
thống không trị được vợ nhà ?
Chia
lửa với Le Monde, nhật báo Le Figaro chạy tựa lớn trên trang nhất : «Rắc rối
trên chóp bu đất nước » với hai trang bình luận. Tuy nhiên đáng chú nhất là bài
xã luận đăng trên trang nhất với hàng tít : «
Hollande chống lại Hollande ».
Mới
vào đề, tác giả đã nhận định, mới đó mà «
vị tổng thống Bình thường » bổng
trở nên «lạ lẫm".
Sự việc đến mức mà thủ tướng của một nước đã phải lên tiếng kêu gọi vợ tổng
thống nên biết dè dặt. Ngay trên chóp bu đất nước mà lại để xảy ra một cuộc
thanh toán chính trị xen lẫn tình cảm lộ liểu như vậy. Lỗi của bà Trierweiler
thì hẳn nhiên rồi, nhưng cội nguồn có lẻ phải trách tổng thống Hollande.
Theo
tác giả, không cần thiết phải cứng rắn cho lắm, ông Hollande với tư cách là một
người chồng cũng có thể dễ dàng yêu cầu vợ mình biết giữ chừng mực ngay sau khi
bước chân vào điện L’Elysée. Tác giả nhấn mạnh, khi đã vào dinh tổng thống rồi,
thì họ không còn chỉ là của nhau, bởi họ đã bắt đầu đại diện cho nước Pháp, họ
phải biết gác lại mọi cay đắng trong tình yêu và mọi sự ghen tuông. Thế mà vụ
việc Trierweiler cho thấy, tân tổng thống Hollande đã không biết nhắc nhở bài
học ứng xử này cho vợ mình.
Nhìn
vào hậu quả, tác giả nhấn mạnh, sự việc sẽ làm hại đến hình ảnh của tổng thống
Hollande, sẽ khiến người ta nghĩ rằng ông này nhu nhược với vợ nhà. Ông
Hollande vốn tỏ ra biết nhún nhường, và đó cũng là điểm mạnh của ông trong cuộc
bầu cửu tổng thống vừa qua. Thế nhưng, tác giả cho rằng, nhún nhường không phải
là yếu đuối.
Theo
tác giả, khi đã là tổng thống, ông Hollande đôi khi phải biết hành xử trái
ngược với bản tính của mình, tức là phải biết quyết đoán, biết trừng phạt người
khác. Tác giả nhắc lại, thần tượng của ông Hollande là cựu tổng thống Francois
Mitterand trước kia cũng đã làm được điều đó. Thế nhưng, tác giả mỉa mai : Khi
ấy, ông Mitterand chẳng bao giờ xem việc làm tổng thống là một « nghề nghiệp
bình thường », thế thì ông Hollande cũng nên nhanh chóng nhận ra lí lẻ này.
Động
cơ diesel chắc chắn gây ung thư
Trong
lĩnh vực y tế, nhật báo L’Humanité mang đến một thông tin quan trọng qua bài
cảnh báo : « Bệnh Ung thư :
Tổ chức y tế thế giới (WHO) buộc tội động cơ diesel ».
Sau
cuộc họp kéo dài một tuần giữa các chuyên gia quốc tế tại thành phố Lyon Cộng
hòa Pháp, được tổ chức bởi Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc
WHO, chủ tọa cuộc họp tiến sỹ Christopher đã tuyên bố : « Khí thải từ động cơ diesel gây
ung thư phổi ».
Thật
ra, từ năm 1988, khí thải độc hại từ các động cơ chạy bằng diesel đối với sức
khỏe con người đã được WHO theo dõi chặt chẽ, thế nhưng người ta chỉ xếp khí
thảy này vào loại « gần như
chắc chắn gây ung thư » (nhóm
2A). Như vậy lần này, mức độc hại của khí thảy từ động cơ diesel đã được nâng
lên mức « chắc chắn gây ung thư » (Nhóm 1). Khí thải từ các động cơ chạy bằng
xăng được xếp mức « có thể
gây ung thư » (nhóm
2B).
Các
chuyên gia cảnh báo, khi hít khí độc vào, không chỉ phổi bị ảnh hưởng, mà có
thể còn gây ra những bệnh lí hô hấp khác, như ung thư bàng quang , bệnh xuyển
hoặc dị ứng.
Thế
nhưng, tác hại này không thể bị loại trừ trong nay mai, bởi trên phương diện
tài chính, diesel vẫn là nhiên liệu dễ tiếp cận nhất. Ngoài ra, diesel còn được
yêu chuộng bởi so với các loại khác, diesel được cho là sạch hơn do thải ra ít
khí CO2 hơn.
Từ
hơn 40 năm nay, Trung tâm nghiên cứu ung thư quốc tế của WHO đã tiến hành đánh
giá mức độ nguy hiểm của 900 tác nhân hóa, vật lí và sinh học.
Lê
Phước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét