Huỳnh Tâm

Hoài niệm Trịnh Công Sơn (4)
Một buổi sáng mùa xuân, mạn đàm.
Mùa xuân năm 2004, Phạm Văn Hạng mời một số bạn bè ăn sáng tại một quán café xinh xắn và ấm cúng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Từ trái sang phải: Phạm Văn Hạng và Phu nhân, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Trọng Văn, Lê Trọng Nhi, Tôn Nữ Thị Khương, Bùi Thế Cần (xây lưng), Nguyễn Q. Thắng, Tôn Thất Lan, Trương Thìn.

Nói là ăn sáng nhưng điều chính yếu là để gặp nhau. Hôm đó có mặt Nguyễn Văn Trung, trước đây là Giáo sư Đại học tại Huế và Sài Gòn, có thời là Khoa trưởng Văn Khoa (Cũng như ĐH KHXH & NV bây giờ). Hôm đó Nguyễn Văn Trung khác với lệ thường, có vẻ trầm ngâm ít nói.
Trịnh Công Sơn siết chắt cổ Phạm Văn Hạng
 
Ngược lại Tôn Thất Lan là người nhiều chuyện nhất. Là Giáo sư của thập niên 60 của thế kỷ trước, rồi làm nghề hát rong do nghiệp dĩ, vào cuối thập niên 70 Tôn Thất Lan lại trở về nghề cũ, dạy học, trong khi thực chất là một nhạc sĩ tài hoa khủng khiếp.

Hôm đó, Bùi Thế Cần, kẻ đã từng hỏi Trịnh Công Sơn: “Khi Toa viết một ca khúc thì thường lời đến trước hay nhạc?”. Và Trịnh Công Sơn nói: “Tùy khi, có lúc là dòng nhạc, có lúc lại là một câu thơ và thích nhất là cả hai đến cùng một lúc”.
Cả Tôn Thất Lan lẫn Trương Thìn và Bùi Thế Cần đều đồng ý vì đó là sự thật của cuộc sống.
Từ trái: Tôn Thất Lan, Nguyễn Q. Thắng và Bùi Thế Cần
 
Tôn Nữ Hỷ Khương góp ý: Trong thơ không thể thiếu vắng nhạc và người phổ nhạc đôi khi phải hiểu được nhà thơ, nhạc phổ mới hay. Hôm đó có hai người phổ nhạc thơ Hỷ Khương: Tôn Thất Lan và Trương Thìn, thế là cả đám được nghe, thưởng thức hai ca khúc phổ thơ Hỷ Khương. Các ca sĩ tuy trọng tuổi, nhưng hát vẫn hay. Với một cây đàn ghita do Tôn Thất Lan mang theo, Trương Thìn hát thật thoải mái, không màu mè, không làm dáng, dung dị mà sâu lắng.
Sau Trương Thìn là Tôn Thất Lan, nhí nhảnh bất chợt, đầy chất sáng tạo mà vô cùng trong sáng.

Có một lúc câu chuyện xoay quanh về Trịnh Công Sơn, cái yêu đời tham sống sợ chết nơi Trịnh Công Sơn vốn là cái số của mọi người. Nhưng nơi Trịnh Công Sơn ám ảnh sự chết hiện diện từ rất sớm, từ những ca khúc đầu tay. Có đôi lần quên nó đi, có những ca khúc không có chỗ cho nó, nhưng nếu cứ để tự nhiên thì nó lại ẩn hiện qua từng từ, từng câu, từng âm điệu, từng hình ảnh ngụ ý, ẩn dụ …

Phu nhân Phạm Văn Hạng và Nguyễn Văn Trung.
 
Hôm đó còn có mặt Nguyễn Q.Thắng, vốn là Giáo sư tại ĐH Cần Thơ và là nhà nghiên cứu văn học có tầm cỡ, và Nguyễn Trọng Văn, Giáo sư Văn Khoa cũ, người đã từng viết về Phạm Duy vào những năm 70, và Lê Trọng Nhi, một người bạn hiền hòa, thâm trầm của nữ sĩ Hỷ Khương.

Không khí hôm đó thật là dễ chịu và càng dễ chịu hơn với lối tiếp bạn ân cần chu đáo của Phạm Văn Hạng và phu nhân.

Đề tài là thơ trong nhạc, là nhạc phổ thơ, những tương tác giữa thơ và nhạc nơi mỗi nhạc sĩ, giữa nhạc sĩ và thi sĩ trong trường hợp thơ phổ nhạc.
Từ trái: Nguyễn Trọng Văn, Lê Trọng Nhi và Hỷ Khương.
 
Tôn Thất Lan có một tập nhạc đã được trình làng hai năm trước đó, gồm 60 ca khúc phổ nhạc thơ của Bằng Hữu tựa là “Rừng hương”. Trong đó có một bài thơ của Hỷ Khương và đề tặng ca sĩ Hà Thanh:

“Ta thương nhớ em qua tiếng hát
Chìm trong dĩ vãng bóng chiều xưa
Bâng khuâng tình khúc vương hồn nhạc
Nghe thấm can trường buổi nắng mưa
Em ơi ta hiểu thấu lòng em
Cuộc thế chơi vơi cảnh nổi chìm …
 
Thôi nhé mùa xuân đang trở lại
Cười lên cho mộng ước đừng phai”
(Thơ Hỷ Khương)
 
Cũng trong tập "Rừng Hương", bài "Vội vàng chi Em" không có được âm điệu thanh thản như trong thơ Hỷ Khương:
"Quán vắng thật rồi, quán vắng thật rồi,
Ta ngồi cô đơn
Bồi hồi nhớ nhớ miên man
Hởi Em nơi nào sao mãi lang thang
Hởi Em nơi nào nhớ Em vô vàn..."
( Thơ Bùi Thế Cần )
 
Điểm chung của những người tham gia hôm đó là đều dính tới Huế, kể cả Nguyễn Q.Thắng, đã từng theo học tại Văn Khoa Huế, Nguyễn Văn Trung và kể cả Phạm Văn Hạng mà tuổi trẻ đã gắn liền với nhịp sống đất Thần Kinh. Nói chi đến Trương Thìn hay Hỷ Khương, Bùi Thế Cần là những kẻ đã gửi nhau rốn của mình tại đó, cho nên cuộc mạn đàm cứ xoay quanh về Huế, về thơ, nhạc, và lẽ tất nhiên Trịnh Công Sơn cũng nằm trong mạng lưới đó.
 
 
Huỳnh Tâm xin phép anh Phạm Văn Hạng, loan tải trên báo Tổ Quốc :

Không có nhận xét nào: