Đại Kỷ Nguyên

Trung Quốc: Các chính quyền địa phương nợ nần chồng chất
Quận Hồng Kiều, một khu thương mại cao cấp của Thượng Hải và cũng là một trong những khu trung tâm lớn nhất trên thế giới, vào hồi tháng 6, đã vi phạm hợp đồng về một khoản nợ trị giá 20 tỷ nhân dân tệ (3,24 tỷ đô la Mỹ) mà quận đã vay từ một ngân hàng nhà nước.

Trong một phát biểu trong một phòng kín tại Thẩm Dương, Trung Quốc, giáo sư kinh tế tại Hồng Kông, Larry Lang Hsien Ping đã dự đ
oán rằng Trung Quốc sẽ sớm phải trải quan một trận “sóng thần kinh tế” trên diện rộng do các khoản nợ của chính quyền địa phương ngày càng lớn. Giá trị trái phiếu gần đây của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã góp phần chứng minh luận điểm của giáo sư Lang rằng “tất cả mọi tỉnh thành của Trung quốc đều là Hy Lạp” – bị phá sản.

Giá trị của những khoản nợ mà chính quyền địa phương Trung Quốc đang gánh không thể được đánh giá chính xác dựa vào những số liệu chính thức Trung Quốc đưa ra, những con số ấy vốn đã nổi tiếng là không đáng tin cậy. Theo dữ liệu do Cục kiểm toán quốc gia Trung Quốc đưa ra vào cuối tháng 6, khoản nợ của các chính quyền địa phương trong cả nước đến cuối năm 2010 đã lên tới 10,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương với 1,68 nghìn tỷ đô la Mỹ)

Giáo sư Lang khẳng định rằng tổng số nợ thực sự là khoảng 36 nghìn tỷ nhân dân tệ (5,66 nghìn tỷ đô la Mỹ). Số liệu của ông bao gồm 19,5 nghìn tỷ nhân dân tệ theo tính toán của Moody trong tháng 7 cộng với 16 nghìn tỷ nhân dân tệ đi vay từ những doanh nghiệp nhà nước. Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc là 40 nghìn tỷ nhân dân tệ (6,2 nghìn tỷ đô la Mỹ).

Trái phiếu của chính quyền địa phương
Với nỗ lực nhằm giải quyết khủng hoảng nợ của các chính quyền địa phương, lần đầu tiên trong 17 năm nay, vào cuối tháng 10, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã thông qua chương trình thí điểm cho phép bốn chính quyền địa phương trực tiếp bán trái phiếu. Thượng Hải là chính quyền đầu tiên phát hành số trái phiếu trị giá 7,1 tỷ nhân dân tệ (1,12 đô la Mỹ) vào ngày 15 tháng 11 và theo sau đó là các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang và thành phố Thâm Quyến. Tuy vậy, lợi tức của số trái phiếu chính phủ mới này cực kỳ thấp, thập chí còn thấp hơn cả lãi suất hiện hành của trái phiếu chính phủ trung ương.Bề ngoài, việc bán số trái phiếu mới này nhằm đáp ứng với nhu cầu trái phiếu rất lớn. Nhưng một số nhà phân tích đã nhận định rằng đằng sau tỷ lệ sinh lợi trái phiếu “bị bóp méo” này là một mối quan hệ “bất thường” giữa quyền lực và thị trường, đi ngược lại với cơ chế theo định hướng thị trường.

Nhà kinh tế học, tiến sĩ Ma Hongman đã chia sẻ trong một bài báo được đăng trên tờ Yangcheng Evening News rằng lãi suất trái phiếu thấp hơn là do chính phủ trung ương đã trực tiếp công nhận những trái phiếu này.

Dưới vẻ ngoài hoành tráng là sự vỡ nợ bí mật của mọi cấp chính quyền Trung Quốc
Tạp chí kinh tế Hồng Kông đã đăng một đoạn trích trên Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng: “Những ngân hàng bao mua số cổ phiếu này thà mất một ít để giúp các chính quyền địa phương giảm chi phí vay bây giờ với hi vọng sẽ thu hút những khoản tiền gửi lớn của họ trong tương lai, nghĩa là tổng lợi nhuận là tốt”.

Tạp chí Caijing, có trụ sở tại Bắc Kinh đã viết: “Thời gian đầu, biện pháp hành chính này có thể giúp tăng lượng bán ra của các trái phiếu, nhưng về lâu dài cách thức này sẽ không thể giải quyết được vấn đề khủng hoảng nợ của các chính quyền địa phương”.

Vi phạm hợp đồng

Trước khi thực hiện các dự án thí điểm này, các chính quyền địa phương Trung Quốc đã tăng quỹ đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phần lớn nhờ việc bán số trái phiếu đầu tư xây dựng khu vực đô thị.

Trong bài phát biểu dài bốn giờ đồng hồ vào ngày 22 tháng 10, giáo sư Lang đã chia sẻ rằng dựa vào những cuộc điều tra của nhóm nghiên cứu của ông, các chính quyền địa phương đã bán 483 trái phiếu đầu tư xây dựng khu đô thị, 33% số trái phiếu đó có luồng tiền âm.

Giáo sư đã lấy trường hợp của những quận/huyện “tốt” ở Thượng Hải như một ví dụ. Huyện Minghang có tỷ lệ nợ chiếm 46% và tổng khoản nợ lên tới 15 tỷ nhân dân tệ (2,36 tỷ đô la Mỹ) với lãi suất hàng năm là 1 tỷ nhân dân tệ (157 triệu đô la Mỹ). Tỷ lệ nợ của một huyện khác, huyện Hồng Khẩu, lên tới 190% với luồng tiền âm lên tới 200%.

Quận Hồng Kiều, một khu thương mại cao cấp của Thượng Hải và cũng là một trong những khu trung tâm lớn nhất trên thế giới, vào hồi tháng 6, đã vi phạm hợp đồng về một khoản nợ trị giá 20 tỷ nhân dân tệ (3,24 tỷ đô la Mỹ) mà quận đã vay từ một ngân hàng nhà nước.

Giáo sư Lang cho hay: trên thực tế, chính quyền tất cả các cấp ở Thượng hải đã bị phá sản.

Bí thư Đảng của chính quyền một quận ở thành phố Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam là cựu sinh viên của giáo sư Lang. Theo giáo sư, cuối năm vừa rồi vị bí thư này không thể trả lương cho nhân viên của ông ta, nhưng ông ta không thể làm gì để giải quyết vấn đề đó, đành tiếp tục nói dối mọi người và chờ được thuyên chuyển sang một vị trí mới trong năm tới.

Dân làng Ô Khảm biểu tình
Kinh doanh bị ngừng trệ
Giáo sư Lang cho biết cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào ngày 26 tháng 4 khi tỉnh Vân Nam là tỉnh đầu tiên vi phạm hợp đồng về một trái phiếu xây dựng khu đô thị, theo sau nó là các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Giang Tô, Chiết Giang và một số tỉnh khác. Do đó, việc kinh doanh trái phiếu đầu tư xây dựng khu đô thị ở Trung Quốc hầu như đã bị ngừng trệ từ ngày 8 tháng 7.

Do giao ước về các khoản nợ không rõ ràng, những trái phiếu mới của các chính quyền địa phương sẽ có thể rơi vào tình trạng như vậy.

Ông Liu Ligang, đứng đầu Greater China Economics thuộc tập đoàn Ngân hàng ANZ (Úc và New Zealand) chia sẻ trong một bài báo đăng trên tờ Thời báo Tài chính (Financial Times ) bản in tiếng Trung rằng lãnh đạo mới của một chính quyền địa phương thường miễn cưỡng giải quyết những món nợ của những người đi trước nhưng có xu hướng huy động quỹ cho những dự án “lớn”, vì thế mà phát sinh thêm nhiều khoản nợ hơn nữa.

Ông Liu cho biết: nếu không có những điều chỉnh tài chính hợp lý để kiểm soát việc lạm chi, những chính quyền địa phương vẫn có thể bị phá sản do những khoản nợ ngày càng tăng.

Tờ Daily News đã viết rằng nếu mô hình sinh nợ này vẫn tiếp tục, thì việc bán những trái phiếu của chính quyền địa phương chỉ là “vay nợ mới để trả nợ cũ” và sẽ sinh ra những khoản nợ lớn hơn.

Giáo sư Lang cho hay việc giải quyết những khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc đã trở nên bất khả thi, và “cho phép các chính quyền địa phương trực tiếp bán trái phiếu giống như việc uống thuốc độc mong làm giảm cơn khát”.
( Theo Đại Kỷ Nguyên, tin180 )

Không có nhận xét nào: