Những câu hỏi cần được giải trình.
Phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc
hội vừa qua về các vần đề kinh tế tài chánh đã được nhiều đại biểu đưa ra các ý
kiến hết sức thiết thực liên quan đến báo cáo của chính phủ cũng như hiện trạng
kinh tế tài chánh hiện nay.
RFA : Bộ Tài Chính Việt Nam, Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội / Mặc Lâm đem những nhận xét này để đặt câu hỏi với TS Lê Đăng Doanh, nguyên tư vấn cho Bộ Kế hoạch Đầu tư nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề đặt ra tại nghị trường Quốc hội.
Báo cáo hồng: thói quen khó bỏ?
Mặc Lâm: Trong báo cáo
kinh tế xã hội của chính phủ gửi cho Quốc hội, đại biểu Nguyễn Đình Quyền đặt
câu hỏi phải chăng chính phủ báo cáo những điều đã làm được nhiều hơn những gì
thực sự yếu kém. Là một chuyên gia về kinh tế ông nghĩ sao về lời phát biểu
này?
TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ
rằng chính phủ đã có những nỗ lực rất nghiêm túc và cũng đã nhìn thấy vấn đề.
Tuy nhìn ra tính nghiêm trọng của vấn đề nhưng những người đang thực hiện
thường là bao giờ cũng thấy mình làm được nhiều việc, nhiều tiến bộ. Các đại
biểu Quốc hội đã ghi nhận những tiến bộ chẳng hạn như lạm phát đã bắt đầu giảm,
một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có phần ổn định hơn, nhập siêu giảm đi, dự trữ
ngoại tệ có tăng…tuy nhiên tất cả những điều đó nó chưa thể hiện bản chất yếu
kém của nền kinh tế tại Việt Nam.
Các đại biểu Quốc hội muốn đào
sâu vào những nguyên nhân, thực chất và những gì tiềm ẩn đàng sau các yếu kém
đó như đầu tư công, như lãng phí, như việc các tập đoàn kinh tế nhà nước kém
hiệu quả. Tôi nghĩ những nỗ lực chân thành, đầy thiện chí của các đại biểu Quốc
hội kỳ này rất đáng hoan nghênh và được công luận hết sức ủng hộ
Các đại biểu Quốc hội muốn đào
sâu vào những nguyên nhân, thực chất và những gì tiềm ẩn đàng sau các yếu kém
đó như đầu tư công, như lãng phí, như việc các tập đoàn kinh tế nhà nước kém
hiệu quả. Tôi nghĩ những nỗ lực chân thành, đầy thiện chí của các đại biểu Quốc
hội kỳ này rất đáng hoan nghênh và được công luận hết sức ủng hộ
TS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Đại biểu Lê
Thanh Vân nghi ngờ con số tăng trưởng 4% trong 4 tháng đầu năm rất đáng xem xét
lại vì theo ông con số này mâu thuẫn với chỉ số tăng trưởng tín dụng âm. Đáng
ra 2 chỉ số này luôn phải tỷ lệ thuận với nhau. TS có nhận xét gì về nhận định
này?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi
thì chỉ số tăng trưởng 4% của chính phủ đưa ra là có căn cứ bởi vì nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp
và dựa vào các hộ gia đình rất lớn. Các hộ gia đình này là những nền kinh tế
phi hình thức, họ hoạt động không dựa vào vay mượn tín dụng từ ngân hàng mà họ
dựa vào sự vay mượn ngoài xã hội. Nền kinh tế này tạo ra rất nhiều công ăn việc
làm. Tạo ra sự đóng góp rất đáng kể cho nên tôi nghĩ 4% là có phần sự
thật. Nếu so các chỉ tiêu về tín dụng thì phải ngầm hiểu rằng nền kinh tế Việt
Nam là một nền kinh tế tiền mặt đang còn rất lớn và tín dụng ngoài ngân hàng
vẫn rất đáng kể vì vậy các con số khó có thể đem so sánh tương tự như trong
sách giáo khoa được
Chỉ số
tăng trưởng tín dụng giảm là một chỉ số đáng lo ngại và điều ấy đang tác động
đến khu vực kinh tế, chính thức là các khu vực kinh tế tư nhân đã có đăng ký và
khu vực ấy thì hiện nay đang chết hàng loạt, và đấy là điều đáng lo
ngại.
Giảm lạm phát hay dân không còn
tiền để mua?
Mặc Lâm: Đại biểu Trần
Du Lịch nhấn mạnh cần phải xem xét việc lạm phát liên tục được nhà nước kéo
xuống có phải là tín hiệu tốt hay không. Theo ông Lịch thì dấu hiệu này đáng lo
hơn là đáng mừng vì nó thể hiện sức mua giảm quá mạnh. Sức mua giảm khiến nhập
khẩu giảm và chắc chắn khi kinh tế phục hồi thì nhập siêu sẽ lại tăng. TS có
đồng ý với phân tích này hay không?
TS Lê Đăng Doanh: Hoàn
toàn đồng ý rằng việc lạm phát giảm là do các sự giảm
sút rất nghiêm trọng trong sức mua. Tôi chứng kiến cảnh người dân bây
giờ phải chắt bóp mồm miệng như thế nào. Phải tự hạn chế những tiêu dùng tối
thiểu như thế nào. Tôi đã gặp những người điều hành siêu thị họ cho biết doanh
số của họ bị giảm và đã phải chuyển các mặt hàng có giá trị cao xuống thành mặt
hàng giá trị thấp như thế nào.
Việc nhập khẩu giảm dẫn đến nhập
siêu giảm chỉ có mặt tích cực biểu hiện bên ngoài là cân đối thương mại quốc tế
cân bằng hơn, nhưng cái nguyên nhân sâu xa khiền người ta không nhập khẩu bông,
sợi hay các trang thiết bị hay vật tư để sản xuất và điều ấy là một dấu hỏi rất
lớn cho quá trình tăng trưởng trong những quý tới.
...Hoàn toàn đồng ý rằng việc lạm
phát giảm là do các sự giảm sút rất nghiêm trọng trong sức mua. Tôi chứng kiến
cảnh người dân bây giờ phải chắt bóp mồm miệng như thế nào. Phải tự hạn chế
những tiêu dùng tối thiểu như thế nào. Tôi đã gặp những người điều hành siêu
thị họ cho biết doanh số của họ bị giảm...
TS Lê Đăng Doanh
Nếu nền
kinh tế Việt Nam không nhập khẩu thì nền kinh tế ấy cũng sẽ rất khó mà xuất
khẩu. Tỷ lệ giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam rất thấp, rất
cần nhập khẩu để mà xuất khẩu dệt may, da giày, hay điện tử. Vì vậy nếu không
nhập khẩu thì những mặt hàng xuất khẩu đó sẽ bị hạn chế rất nhiều, và đấy cũng
là lo ngại của tôi.
Từ kinh nghiệm bản thân
Mặc Lâm: Đại biểu Đặng
Thị Hoàng Yến, với kinh nghiệm của một doanh nhân bà cho biết đang có rất nhiều
doanh nghiệp không thể tiếp cận vốn vay với lãi suất quy định. Bà Yến báo động
rằng đã có hiện tượng môi giới vay ngân hàng, có nghĩa là doanh nghiệp phải chi
thêm tiền hối lộ mới vay được ngân hàng. Theo TS hiện tượng này phát sinh do
nguyên nhân nào?
TS Lê Đăng Doanh: Theo tôi
thì tình hình mâu thuẫn ngay trong nền kinh tế Việt Nam
là các ngân hàng thương mại thừa vốn thừa thanh khoản, trong khi đó thì các
doanh nghiệp đói vốn, không tiếp cận được vốn. Cái rào cản đó do các
doanh nghiệp hiện nay bị tồn kho hàng hóa quá nhiều. Họ không trả được nợ cũ
nên không vay được tín dụng mới. Tôi đã có kiến nghị là phải có quỹ bảo lãnh tín dụng và phải có quỹ mua lại nợ xấu
nhưng trên cơ sở công khai minh bạch và có các tiêu chí khách quan, chứ không
được dồn vốn vào các công ty sân sau, đưa tiền cứu các công ty có quan hệ thân
quen của mình.
Tôi nghĩ rằng cần phải giải quyết
sớm một cách có hiệu quả cái vướng mắc này thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể
tăng trưởng được.
Trong số những doanh nghiệp hiện
nay không hoạt động được có rất nhiều doanh nghiệp chết oan. Đó là những doanh
nghiệp tốt có khách hàng, có hợp đồng, đã có xuất khẩu. Lâu nay họ vẫn trả nợ
ngân hàng tốt vẫn đóng thuế đấy đủ nhưng tình hình từ đầu năm cho đến nay họ
gặp khó khăn rất lớn và tôi nghĩ nhà nước cần phải giúp đỡ những doanh nghiệp
này. Đấy cũng là một hy vọng, một cơ may là nền kinh tế Việt Nam nếu có liều
thuốc đúng thì vẫn có thể thúc đẩy tăng trưởng trở lại.
Tôi lưu ý rằng dân số Việt Nam
tăng trưởng 1,1% cho nên nếu nền kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 4% thì coi
như chỉ duy trì mức sống đã được mà thôi chứ không có cải thiện gì cả. Bởi vì
với mức tăng trưởng dân số 1,1% thì tăng trưởng 4% là quá ít để tạo nên công ăn
việc làm. Trong khi tình hình công ăn việc làm của tầng lớp trẻ năm nay, những
người mới ra trường rất khó khăn. Nhiều người phải bỏ nghề đi làm xe ôm, hầu
bàn và rất nhiều việc khác trong khu vực kinh tế phi hình thức. Đây là một hiện
trạng cần phải được lưu ý nếu không sẽ có những tác động về mặt xã hội không
thể lường trước được.
...Tôi nghĩ rằng lợi nhuận của
ngân hàng có rất nhiều lý do mà trong đó đại biểu quốc hội cũng có mổ xẻ và tỏ
ra có phản ứng rất mạnh trước lợi nhuận của nó cũng như của thu nhập của một số
quan chức lãnh đạo ngân hàng quá cao, là một điều gây phản ứng trong xã hội.
TS Lê Đăng Doanh
Hiện tượng thu nhập của ngân hàng
Mặc Lâm: ĐB Nguyễn Đình
Quyền báo động rằng trong khi hơn 60 ngàn doanh nghiệp đã phá sản hay đang chết
dần, thì các ngân hàng ngược lại đang có lãi rất lớn, các giám đốc điều hành
(CEO) nhận được mức lương khó tưởng tượng. TS lý giải hai hiện tượng trái chiều
này như thế nào?
TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ
rằng lợi nhuận của ngân hàng có rất nhiều lý do mà trong đó đại biểu quốc hội
cũng có mổ xẻ và tỏ ra có phản ứng rất mạnh trước lợi nhuận của nó cũng như của
thu nhập của một số quan chức lãnh đạo ngân hàng quá cao, là một điều gây phản
ứng trong xã hội.
Tuy nhiên trong nền kinh tế thị
trường chúng ta không thể lấy chủ nghĩa bình quân, tức là mọi người đều phải có
thu nhập tương tự như nhau. Nều có mức thu nhập quá đáng thì tôi nghĩ phải điều
tiết bằng cách thu thuế thu nhập hay đánh vào thuế bằng các công cụ kiểm soát
chính thức của nhà nước chứ không thể kêu gọi về mặt đạo đức hoặc có những điều
tiết phi pháp luật trong trường hợp này được.
Ngân hàng lãi lớn trong khi doanh
nghiệp đổ vỡ thì tôi nghĩ lãi lớn của ngân hàng nó không bền vững và hiện nay
tình hình cho thấy nhiều ngân hàng thương mại đã khó khăn rồi cho nên tôi nghĩ
sớm hay muộn họ cũng sẽ điều chỉnh tiền lương, thu nhập và lợi nhuận của họ.
Mặc Lâm: Xin cám ơn
TS Lê Đăng Doanh.
Mặc Lâm biên tập viên, RFA, Bangkok
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét