Từ Mao Trạch Đông tới Tập Cận Bình (Trọng Đạt)


Mao Trạch Đông (Mao Zedong).
Cũng như Nga sô, Trung Hoa là một đất nước rộng mênh mông, một dân tộc vĩ đại chịu nhiều bất hạnh, khác với lịch sử hiền hòa của nước láng giềng rộng lớn Ấn Độ, nước Tầu trải qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc suốt từ thời Xuân Thu Chiến Quốc từ thế kỷ thừ bẩy tới thứ hai trước Tây lịch.
Thời nhà Tần, thế kỷ thứ hai sau Tây lịch diễn ra trận chiến Hán Sở tranh hùng, sau đó thời Tam Quốc cuộc chiến tranh quyền và nhà Tống, Nguyên, Minh… chống quân du mục Mông Cổ. Tới nay Mao Trạch Đông rước Cộng Sản về gây nên nhiều cuộc chiến tranh, cách mạng tàn phá đất nước.
Mao sinh ngày 26-12-1893 mất ngày 9-9-1976, ông là Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Hoa từ 1943 cho tới khi chết năm 1976. Mao thắng Tưởng Giới Thạch năm 1949, là người sáng lập chủ nghĩa Mác Lê theo kiểu Tầu gọi là Mao ít (Maoism). Mao có công thống nhất nước Tầu nhưng ông ta gây nạn đói năm 1959-1961 và phát động Cách mạng văn hóa làm nhiều triệu người chết.
Năm 1918 Mao tốt nghiệp sư phạm tỉnh Hồ Nam, năm 1921 tham gia lập đảng CS Trung Quốc tại Thượng Hải, hai năm sau ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương gồm có năm người. Năm 1924 Quốc Cộng hợp tác, năm 1926 Tưởng Giới Thạch quay ra đàn áp CS khiến Mao và tàn quân du kích chừng 1,000 người họp với quân Chu Đức lập căn cứ tại nơi giáp ranh hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây năm 1928. Tại nơi đây từ 1931-1934 Mao thành lập nhà nước Cộng hòa Sô Viết Trung hoa, ông được bầu làm Chủ tịch Chinh phủ trung ương lâm thời. Nội bộ đảng tranh quyền, phe theo Nga gồm 28 người thắng, Mao bị gạt ra ngoài.
Tháng 10-1934 Tưởng Giới Thạch đem 50 vạn quân bao vây khu Sô Viết trung ương khiến Hồng quân phải mở đường máu tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh gian khổ vượt 9,600 km suốt một năm trời tới tỉnh Thiểm Tây ở phía bắc lập căn cứ mới. Mao và các đồng chí phải di cư lên miền Bắc để được CS Nga giúp đỡ.
Tháng 1-1935 Mao được bầu vào Ban thường vụ Bộ chính trị,  nắm quyền thực sự và năm 1943, ông  được bầu làm Chủ tịch Bộ chính trị đảng CS Tầu. Tại căn cứ Diên An những năm 1937-1945 Mao lãnh đạo kháng chiến chống Nhật và hợp tác Quốc-Cộng. Tháng 6-1945 Mao được bầu làm Chủ tịch ban chấp hành Trung ương đảng CS, tại đây Mao ly thân với vợ hai để lấy Lam Bình sau gọi là Giang Thanh.
Thế chiến thứ hai gần kết thúc, ngày 6 và 9 tháng 8-1945 Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn ở Nhật, ngay sau đó một triệu rưỡi quân Nga tấn công lộ quân Quân Đông Nhật tại Mãn Châu. Sô Viết chỉ nhẩy vào ăn có sau khi Mỹ đã ném bom nguyên tử, gần một triệu quân Nhật đầu hàng. Người Nga lấy kho vũ khí to lớn của Nhật kể cả xe tăng thiết giáp giao cho Mao Trạch Đông, thật là giáo vào tay giặc.
Sau Thế chiến thứ hai, Tưởng giới Thạch muốn tấn công tiêu diệt giang sơn của Mao tại Mãn châu, tại đây CS Tầu chỉ kiểm soát được một phần tư đất đai và một phần ba dân số. Nga đề nghị Mỹ ép Tưởng ký kết hòa bình với Mao lấy cớ nhân dân đã khốn khổ nhiều. Quốc Cộng hòa hoãn đầu năm 1946 nhưng chỉ được 6 tháng thì nội chiến bùng nổ. Tưởng đưa hơn đưa 1 triệu 6 trăm ngàn quân từ miền nam lên căn cứ Mao tạo Mãn châu, Cộng quân đánh du kích tiêu hao Quốc Dân Đảng (QDĐ), vì xa căn cứ nên thiếu tiếp liệu, Tưởng Giới Thạch thất thế, thua mất cả triệu quân. Năm 1948 Cộng quân thắng thế, QDĐ ở thế thủ, dần dân xa cách Mỹ, Cộng quân chiếm được nhiều thành phố lớn Hoa Bắc như Thẩm Dương và Trường Xuân, họ chiếm Mãn châu hoàn toàn. Mao tiêu diệt được 144 sư đoàn thiện chiến của QDĐ. Cuối năm 1948, Tưởng cho phu nhân bà Tống Mỹ Linh sang Mỹ xin viện trợ nhưng họ lờ đi không đáp ứng.
Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, thủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Cuối năm 1949 Tưởng và khoảng 2 triệu Quốc Dân Đảng chạy ra đảo Đài Loan.
Dư luận Mỹ chỉ trích, lên án Tổng thống Truman đã để CS chiếm Trung Hoa. Thượng nghị sĩ Joe McCarthy cho rằng việc ngăn chận CS Tầu cần phải viện trợ nhiều hơn và có lẽ phải dùng cả không lực. Người ta bắt đầu hỏi ai đã làm mất Trung Hoa? tỷ lệ ủng hộ Truman từ 70% xuống còn 35%. Bộ trưởng ngoại giao của Truman bị coi là thằng hèn, Tướng George Marshall, ông Bộ trưởng ngoại giao tiền nhiệm bị coi là tên phản bội.
Dư luận chê Tưởng có một lực lượng hùng hậu, được Mỹ viện trợ  4 tỷ đô la quân sự nhưng lại bị Cộng quân yếu hơn đánh bại, họ nói Tưởng mất lòng dân, trong khi Hồng quân tuyên truyền nhiều người theo.
Có tài liệu nói sau Thế chiến, cán cân quân sự nghiêng về Mao. Chủ lực quân của họ tăng lên 1 triệu 2 và 2 triệu du kích. Vùng kiểm soát của họ chiếm 1/4 lãnh thổ Trung  Hoa  gồm nhiều tỉnh thành quan trọng. Ngoài ra Nga Sô đã giúp CS Tầu nhiều vũ khí.  QDĐ chống quân Nhật hồi Thế chiến thứ hai đã bị mất nhiều đơn vị tinh nhuệ trong những trận đánh lớn khi ấy  CS Tầu ít thiệt hại, họ ít đụng chạm Nhật. Sau Thế chiến Mỹ không thực sự giúp Tưởng thắng Hồng quân vì vai trò chống Nhật của QDĐ đã hết.
Mao chiếm được Hoa lục làm lệch cán cân quân sự quốc tế của hai phe CS và Thế giới tự do đã đưa tới các cuộc chiến đẫm máu khác ngay trong năm sau.
Giữa năm 1950 Nga Sô, Trung Cộng giúp Bắc Hàn xâm lược Nam Triều Tiên khiến Mỹ phải đưa quân vào, cuộc chiến tàn khốc tới tháng 7-1953 thì Triều Tiên đình chiến. Từ 1950 Mao giúp Việt Minh chống Pháp thắng lợi, sau 8 năm khói lửa, Pháp bại trận tại Điện Biên Phủ tháng 5-1954. Người Mỹ để mất Trung Hoa đưa tới nhiều hậu quả thảm khốc.
Từ 1949-1958 Mao thực hiện cải cách ruộng đất, mới đầu thành lập các đội giúp đỡ nhau từ 5-15 nhà, sau đó từ 1953 thành lập hợp tác xã nông nghiệp từ 20-40 nhà, 1956 tiến lên đại hợp tác xã gồm từ 100-300 nhà. Giai đoạn đầu không thành công mấy và nạn đói lan rộng năm 1956. Kế hoạch Đại nhẩy vọt (Great Leap Forward) 1958-60 đưa tới hậu quả tai hại, chủ trương nhẩy vọt từ nông nghiệp sang kỹ nghệ lớn. Hậu quả là đưa tới khoảng từ 20 tới 40 triệu người bị chết đói. Ngay từ 1956 bắt đấu có nạn đói, năm 1957 Mao cho mở chiến dịch Trăm hoa đua nở, cho tự do phê bình nên có nhiều người chỉ trích chính sách. Mao nổi gận cho thanh trừng khoảng nửa triệu người do Đặng Tiểu Bình tổ chức. Năm 1957 Mao chỉ trích Khrushchev muốn sống chung hòa bình với các nước Tây phương. Kế hoạch Đại nhẩy vọt Ngũ niên lần thứ hai 1958-1963 ra sức sản xuất thép kể cả cấp xã. Nhà cửa bị phá làm củi đốt, nồi niêu xoong chảo được cung cấp sắt cho các lò, thành phẩm chỉ là sắt nguyên liệu phẩm chất rất kém, dù biết đây là một kế hoạch điên rồ nhưng không ai dám lên tiếng.
Vì số lao động chuyển qua làm đúc thép nên vụ mùa sút kém, năm 1958-1960 thời tiết xấu, khô hạn, lụt lội. Tháng 7-1959 sông Hoàng Hà gây lụt khiến cho khoảng 2 triệu người chết vì lụt, đói. Tại miền quê thuộc những tỉnh triệt để theo chính sách của Mao thiệt hại nhiều, chết nhiều như  An Huy, Cam Túc, Hà Nam, tỉnh Tứ Xuyên đông dân mầu mỡ lại bị chết nhiều nhất.
Kế hoạch Nhẩy vọt bị ngưng lại, đảng cho nhập cảng gạo, lúa từ Úc, Canada khiến nạn đói giảm, nhà nước chính thức công nhận có 14 triệu người chết nhưng các nhà học giả ước tính từ 20-40 triệu . Năm 1959 Mao từ chức Chủ tịch nhà nước, Lưu Thiếu Kỳ giữ chức vụ này, Đặng Tiểu Bình giữ chức Tổng bí thư đảng. Bộ trưởng quốc phòng Bành Đức Hoài chống đối kế hoạch bị Mao kết án theo Nga, bị cách chức giao lại chức cho Lâm Bưu. Sau khi Mao chết người ta cho rằng lỗi lầm của ông ta quá lớn. Thời “Đại nhẩy vọt” Mao 60 tuổi, thời Cách mạng văn hóa Mao 70 tuổi và khi bang giao với Mỹ Mao 80 tuổi.
Năm 1994, nhà đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu đã thực hiện cuốn phim giá trị To Live, Anh Phải Sống, được hai giải thưởng tại Đại hội điện ảnh Cannes 1994, Củng Lợi đóng vai chính. Trương Nghệ Mưu đã qua mặt kiểm duyệt diễn tả lại mấy chục năm lịch sử tang thương đau khổ của nước Tầu dưới thời Mao. Người Tây phương cho rằng Mao là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử thế giới ngày nay (Mao is regarded as one of the most important individuals in modern world history). Mao làm Chủ tịch Trung ương đảng 1945 khi dân số Trung Hoa khoảng 550 triệu, năm 1976 khi Mao chết dân Tầu khoảng 900 triệu.
Mao có thể là nhân vật quan trọng đối với lịch sử thế giới nhưng ông ta ảnh hưởng tai hại với Trung Hoa và cả thế giới, đã đầy đọa giết hại nhân dân suốt 26 năm cầm quyền. Không những thế, Mao đã trực tiếp, gián tiếp gây hai cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 và Đông Dương  1950-1975 làm chết nhiều triệu người gồm Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Pháp, Mỹ. .. Mao đã kéo lùi nước Tầu lại thời Trung cổ, một đất nước đói khổ, lạc hậu nhưng cuối đời ông ta có thức tỉnh, bắt tay với Mỹ để đưa đất nước khỏi cảnh lạc hậu, tối tăm.
Mao đã biến nước Tầu thành một địa ngục đói khổ tang thương thê thảm nhất là những năm Nhẩy vọt, đây là một sự sai lầm của lịch sử đã lựa chọn Mao. Cũng như Staline và Hitler, Mao là người phạm tội ác chống nhân loại ấy thế mà vẫn được sùng bái, ca tụng, lập lăng miếu thờ phụng.. thì quả thực là một điều quái gở chỉ có ở bên Tầu.
Quốc Dân Đảng Trung Hoa câm quyền tại Đài Loan và đã đưa đảo quốc nhỏ bé này lên hàng cường quốc kinh tế Á châu, chúng ta thử tưởng tượng nếu họ tiếp tục cai trị nước Tầu, nếu Mỹ không bỏ rơi Tưởng Giới Thạch năm 1949 thì bộ mặt của đất nước này sẽ huy hoàng là nhường nào.

Hoa Quốc Phong (Hua Guofen).
Sinh 16-2-1921, mất 20-8-2008 tên khai sinh của ông là Tô Chú, ông lấy biệt danh là Hoa Quốc Phong. Chu Ân Lai chết tháng 1-1976, Hoa lên lên thay làm Thủ Tướng, tháng 9-1976 Mao chết khiến Hoa kế vị Mao làm Chủ tịch đảng CS Tầu. Ông tống cổ lũ bốn người vào tù gồm Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn nguyên và Vương Hồng Văn. Cách mạng văn hóa thời Mao và Giang Thanh để loại Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và Bành Chân. Hoa Quốc Phong là người cố chấp đi theo chủ nghĩa Mao. Mấy năm sau Hoa bị Đặng Tiểu Bình lật đổ, về hưu non, người ta đồn ông là con Mao Trạch Đông. Hoa được bầu vào Trung ương đảng năm 1969, vào Bộ chính trị năm 1973, năm 1972 làm Bộ trưởng công an, năm 1975 làm Phó Thủ tướng rồi quyền Thủ tướng tháng 1-1976 khi Chu Ân Lai chết, Phó chủ tịch thứ nhất đảng tháng 4-1976, khi Mao chết Hoa Quốc Phong lên làm Chủ tịch đảng tháng 9-1976, ông chấm dứt cuộc Cách mạng văn hóa. Hoa Quốc Phong trở lại tái lập công nghiệp và kế hoạch hóa như Nga. Phe Đặng Tiểu Bình phản đối dựa trên kinh tế thị trường, năm 1977 Hoa bắt treo hình Mao và Hoa bên cạnh nhau, thật là một điều quái đản, hình người chết bên cạnh người sống.
Đặng Tiểu Bình dần dần nắm quyền kiểm soát đảng CS Trung quốc, Hoa Quốc Phong bị lên án và bị thay thế các chức vụ chính:  Năm 1980 bị thay thế chức Thủ tướng bởi Triệu Tử Dương, năm 1981 bị thay chức Chủ tịch đảng bằng Hồ Diệu Bang. Cả hai Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang đều được Đặng Tiểu Bình bảo trợ trong nhiệm vụ cải cách kinh tế Trung Quốc. Hoa Quốc Phong bị giáng cấp Phó chủ tịch, chức này bị bãi bỏ năm 1982, Hoa chỉ còn là thành viên của Trung ương đảng và nắm giữ vị trí này cho tới năm 2002.
Việc loại bỏ Hoa quốc Phong cho thấy cuối thập niên 70 đầu 80 chức vụ chính thức không có thực lực, giá trị vì mặc dù ông là lãnh tụ chính thức của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhưng Hoa bị phe Đặng chèn ép và hất cẳng không bị tù đầy, ám hại như những năm trước.

Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping)
Sinh ngày 22-8-1904 mất ngày 19-2-1997. Từ 1920-1926 ông ta du học tại Paris, sau dó sang Nga. Tên khai sinh là Đặng Tiên Thanh, tên Đặng Tiểu Bình được dùng từ năm 1927. Họ Đặng tuy không giữ chức vụ Chủ tịch nước nhưng thực sự cầm quyền tại Trung Quốc từ cuối thập niên 70 tới đầu 90. Ông đã giữ các chức vụ Phó chủ tịch đảng, Tổng thư ký ban bí thư Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng tham mưu trưởng quân đội, Chủ tịch ủy ban cố vấn đảng, Chủ tịch Quân ủy Trung ương (tức đại diện của Đảng trong quân đội). Với vai trò lãnh đạo tối cao đất nước ông cải cách Trung Quốc, thu hồi Hồng Kông và Ma Cao.
Năm 1966 thời Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán là theo chủ nghĩa tư bản, bị cách mọi chức vụ. Ngày 23-3-1973 ông rời Giang Tây trở lại Bắc Kinh được phục hồi bầu vào Ban chấp hành Trung ương đảng rồi Phó chủ tịch đảng, Phó thủ tướng, rồi Đệ nhất Phó thủ tướng. Khi Chu ân lai mất ông lại bị Mao cách chức hết. Năm 1978 sau khi lũ bốn người bị lật đổ họ Đặng lại được khôi phục các chức vụ như dã nói trên, ông đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên cải cách mở cửa. Năm 1979 Đặng thăm Mỹ để bình thường hóa quan hệ hai nước sau đó dậy cho VN một bài học, gây lên chiến tranh đẫm máu tại biên giới Việt-Hoa, nó nằm trong chính sách ngăn chận ảnh hưởng Nga tại Đông nam Á và đã gây nhiều khó khăn cho CS Hà Nội.
Cuộc biểu tình không lồ tại Thiên An Môn điễn ra dưới thời Đặng Tiểu Bình, nhiều người tin rằng ông ta đã nhúng tay vào máu trong cuộc thảm sát  phong trào tại quảng trường này. Cuộc sô sát ngày 4-6 hay sự náo động từ mùa xuân tới mùa hè 1989, một loạt những cuộc biểu tình của giới trí thức, nhà hoạt động, công nhân viên ở Trung Cộng đòi tự do ngôn luận, báo chí, dân chủ…do bất mãn về tham nhũng của chính quyền. Những cuộc đụng độ đã khiến khoảng hơn 2,000 người bị giết, hàng chục ngàn người bị thương. Đỉnh cao của cuộc chống đối có tới một triệu người tụ tập tại quảng trường. Trí thức cho rằng các nhà lãnh đạo quá tham nhũng, cải cách kinh tế đưa tới lạm phát rất cao. Trong hàng ngũ đảng có sự chia rẽ về cách ứng phó với cuộc biểu tình, nhóm cứng rắn chủ trương đàn áp. Ngày 20-5-1989 thiết quân luật, ngày 3-6 và 4-6 xe tăng, bộ binh đàn áp bắn người biểu tình bằng đại liên. Theo ước lượng của Mỹ khoảng từ 4,000 tới 6,000 người bị giết, Hồng thập tự Trung Cộng phỏng đoán có 2,600 người chết, một nhân viên Hồng thập tự TC ước tính có 5,000 người chết, khối Sô viết ước tính 10,000 người bị giết, số bị thương được ước lượng từ 10,000 tới 30,000 người.
Cuộc biểu tình bắt đầu khi Gorbachev thăm Bắc Kinh, nhiều đảng viên cao cấp ủng hộ biểu tình, khi phong trào vượt quá tầm kiểm soát họ cho nổ súng, cuộc tắm máu Thiên An Môn bị cả thế giới lên án. Tổng bí thư Triệu Tử Dương muốn can cả hai bên nhưng thất bại vì quá trễ. Mới đầu cuộc biểu tình do sinh viên, trí thức khởi xướng sau được công nhân thành thị tham gia và được các thành phố Thượng Hải, Trùng Khánh, Hồng Kông, Đài Loan và các cộng đồng người Hoa tại Bắc Mỹ, Canada, Âu châu ủng hộ mạnh.
Tổng bí thư Triệu Tử Dương có cảm tình và ủng hộ cuộc biểu tình, Thủ tướng Lý Bằng muốn đàn áp, Đặng Tiểu Bình là Chủ tịch quân ủy trung ương kiểm soát được quân đội có khả năng dẹp biểu tình. Triệu Tử Dương bị gạt ra khỏi ban lãnh đạo. Quân đội tại Bắc Kinh không chịu đàn áp nên đảng phải đưa quân từ địa phương khác tới để bắn vào nhân dân.
Nay biến cố Thiên An Môn được chính quyền bưng bít che dấu khiến cho các thế hệ sau tại Hoa Lục, nay họ hầu như không được biết tới. Mặc dù không có báo cáo chính xác vai trò Đặng Tiểu Bình tại Thiên An Môn mà người ta thường cho là ông đóng vai chính. Sau biến cố họ Đặng rút khỏi chính trường, Thiên An Môn có gây chia rẽ trong Đảng và Quân đội giữa hai phe bênh và chống.   
Nhiều người mỉa mai nói Quân đội nhân dân quay súng bắn vào nhân dân, thật là xấu hổ khi họ lấy quần chúng đặt tên cho quân đội. Năm 1989 cuộc cách mạng dân chủ đang bùng phát tại Đông Âu, các nước CS tại đây đua nhau từ bỏ CS trở lại chế độ dân chủ tự do tư bản, các sinh viên, công nhân Bắc Kinh nắm lấy thời cơ phát động phong trào nhưng đã bị đàn áp dã man. Dù sao CS da trắng văn minh, yêu nước hơn CS da vàng rất nhiều, họ biết hy sinh quyền lợi cho nhân dân, đất nước. Ngược lại bọn CS da vàng sẵn sàng bắn giết đồng bào ruột thịt của mình để bảo vệ địa vị của đảng, cuả tập đoàn CS một cách mù quáng. Mặc dù cùng tôn thờ chủ nghĩa Mác Lê, CS da trắng vẫn thường khinh bỉ ghê tởm CS da vàng như một lũ mọi rợ súc vật.

Giang Trạch Dân (Jiang Zemin)
Ông sinh ngày 17-8-1926, thuộc thế hệ lãnh đạo thứ ba, giữ chức Tổng bí thư đảng từ 1989-2002 , Chủ tich nước từ 1993 tới năm 2003 , Chủ tịch quân ủy trung ương từ 1989-2004. Giang Trạch Dân lên nắm quyền từ sau vụ Thiên An Môn, năm 1989 ông giữ chức Tổng bí thư thay thế Triệu Tử Dương bị thanh trừng vì nhượng bộ với những người phản kháng. Đặng Tiểu Bình ngày càng già, ảnh hưởng kém, Giang Trạch Dân trở thành lãnh đạo tối cao thập niên 90. Thời Giang Trạch Dân, kinh tế tiến triển bền vững, thu hồi Hồng Kông  và Ma Cao, xã hội nhiều bất công nên Giang bị chỉ trích, những đảng viên cứng rắn buộc tội họ Giang quá thiên về cải cách, thiên về tư bản.
Giang biết nói nhiều thứ tiếng, năm 1947 tốt nghiệp Kỹ sư điện tại Thượng Hải, có du học ở Nga. Năm 1983 ông giữ chức Bộ trưởng công nghiệp, năm 1985 Chủ tịch thành phố Thượng Hải sau làm Bí thư thành ủy Thượng Hải, năm 1987 được vào Bộ chính trị. Chính sách cởi mở của Đặng Tiểu Bình đưa ra rất khôn ngoan khiến Trung Cộng tiến mạnh, trong vòng ba năm, Đặng Tiểu Bình chuyển hết quyền lực đảng, nhà nước, quân đội cho Giang Trạch Dân.
Khi được Đặng tin tưởng, Giang bổ nhiệm những người thân tín vào chính quyền thay thế các đảng viên già nua lỗi thời, năm 1989, Giang nắm Quân Ủy Trung ương, tháng 3-1993 giữ chức Chủ tịch nước. Dưới thời Giang tệ nạn tham nhũng gia tăng mạnh, các vùng ven biển phát triển nhanh đưa tới doanh nghiệp nhà nước đóng cửa nhiều, thất nghiệp lên 40% tại một số vùng thành thị. Sự phát triển nhanh nhưng hố cách biết thành thị nông thôn ngày một sâu xa. Quan chức tham nhũng làm mất đi 10% GDP của quốc gia, đa số các tài sản tham nhũng được chuyển ra ngoại quốc. Tỷ lệ tội phạm tăng cao tại các thành phố, Giang tiếp tục bỏ vốn vào phát triển các vùng kinh tế đặc biệt các vùng ven biển. 
Năm 1999 Pháp Luân Công (PLC), một môn pháp tu dưỡng cơ thể và tinh thần tại Hoa Lục bị Giang Trạch Dân chỉ đạo đàn áp dã man. Năm 1999 số môn đệ PLC đã tăng lên 70 triệu người, mặc dù tập thể này không tham gia chính trị và gây ảnh hưởng xấu nhưng lại bị Giang phát động chính sách đàn áp đẫm máu bắt đầu từ tháng 7-1999. Công an Trung Cộng cho lùng bắt giam giữ các môn đệ PLC, tra tấn man rợ, các hình ảnh sau này đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới, hình ảnh có thật do chính những Công an, mật vụ tại các trại giam vượt biên qua các nước Úc, Canada… phổ biến tố cáo chính quyền Tầu đỏ. Nhiều hình ảnh đã gây căm phẫn trên khắp thế giới như một người phụ nữa bị treo trên xà ngang, phía dưới là ngọn lửa hồng, nhiều cô con gái liễu yếu đào tơ  bị bắn vỡ sọ. Tổng cộng khoảng 7,000 nạn nhân bị bắn giết hoặc tra tấn cho tới chết.
Năm 2006 Bộ ngoại giao Canada đã thu thập nhiều bằng chứng tố cáo Trung Cộng cho mổ gan, thận các tử tù đem bán với giá cao, tội ác tầy trời này được coi là chưa từng có trên trái đất, dã man hơn cả thời Đức Quốc Xã.
Mặc dù Tầu đỏ chối cãi tra tấn, đàn áp PLC nhưng tại Mỹ một tổ chức nghiên cứu đã có bằng chứng rõ ràng về hệ thống đàn áp qui mô này.
Môn đệ Pháp Luân Công tại các nước đã thu thập chữ ký khắp nơi để xin một toàn án nhân quyền xét xử Giang Trạch dân và đồng bọn. Tháng 1-2004 có 16 vụ án tố cáo tội ác của Giang và các lãnh đạoTrung Cộng   đã phạm tội ác chống nhân loại. Ngày 18-11-2009 Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha truy tố Giang Trạch Dân và 4 viên chức Tầu đỏ phạm tội các tra tấn diệt chủng, nếu những người này tới các nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha họ sẽ phải đối mặt với 20 năm tù giam về tội ác nêu trên. Tháng 12 năm 2009, một toàn án của Argentina (Á Căn Đình) cũng đã ra lệnh bắt giữ cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân về tội ác chống nhân loại nếu ông ta tới một nước nào đã ký Hiệp ước dẫn độ với Argentina. Giang được coi như người đàn áp, diệt chủng PLC, bị kết án tại 17 quốc gia trên thế giới.
Giang ôn hòa với Mỹ và Tây phương, ông ta sang Mỹ năm 1997 bị Quốc hội chất vấn nhiều về việc giết hại môn phái Pháp Luân Công và bán các bộ phận tử tù. Thời Giang Trung Cộng gia nhập tổ chức Thương mại thế giới và Thế vận hội 2008. Năm 2002 Giang rời Ban thường trực Bộ chính trị nhường cho thế hệ lãnh đạo thứ tư Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư đảng, Giang vẫn giữ chức cơ quan đầy quyền lực Quân ủy trung ương.
Các lãnh đạo CS Tầu từ Mao Trạch Đông Đặng Tiểu Bình tới Lý Bằng, Giang Trạch Dân toàn những tên uống máu người không tanh, bọn này giết hại đồng bào mình bị cả thế giới nhất là Tây phương khinh bỉ ghê tởm như như thú vật. 

Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao)
Sinh ngày 21-12-1942, được kết nạp vào đảng năm 1964, tháng 7-1965 tốt nghiệp đại học hạng ưu, Chủ tịch nước từ 15-11-2003 tới 14-3-2013, ngày 19-9-2004 Giang Trạch Dân từ chức Chủ tịch quân ủy trung ương, Hồ Cẩm Đào lên thay. Giang bị chỉ trích chú trọng phát triển nhanh gây ảnh hưởng xấu môi trường, khoảng cách giầu nghèo ngày càng tăng.
Hồ Cẩm Đào tiếp tục chính sách cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình, ông có tư tưởng ôn hòa trong việc kiểm duyệt báo chí. Năm 1992 kỳ Đại hội  14 đảng CS Trung Cộng, Hồ Cẩm Đào được bầu vào Ủy ban thường vụ Bộ chính trị, năm 1998 được bầu Phó chủ tịch nhà nước, năm 1999 được bầu làm Phó chủ tịch quân ủy trung ương , năm 2002 được giữ chức Tổng bí thư đảng
Hồ Cẩm Đào là người ôn hòa, giai đoạn này đời sống nông thôn thành thị rất cách biệt. Tháng 7-2009 vụ bạo động đẫm máu diễn ra tại Tân Cương, Công an Trung cộng đã đàn áp bạo động khiến khoảng 200 người chết và gần hai ngàn người bị thương. Tháng 8-2009 Hồ Cẩm Đào lệnh cho giới hữu trách trấn áp những thành phần đòi ly khai. Đây là cuộc bạo loạn chủng tộc, người Hồi giáo Tân cương từ bao lâu nay hận thù người Hán, tháng 7-2009 họ đốt phá các cửa tiệm, đánh đập người Hán, ít ngày sau người Hán trả thù tấn công người Hồi khiến mối hận thù tại đây càng gia tăng. Hồ Cẩm Đào chấm dứt nhiệm kỳ giữa tháng 3-2013, Tập Cẩn Bình là người kế nhiệm.

Tập Cận Bình (Xi Jinping)
 Sinh ngày 1-6-1953 hiện là nhà lãnh đạo tối cao Trung Cộng, Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy trung ương thuộc thế hệ lãnh đạo thứ năm. Năm 2002 Tập Cận Bình (TCB) đậu Tiến sĩ luật, được vào Trung ương đảng năm 2007, năm sau 2008 Phó chủ tịch nước. Tháng 10- 2010 được bầu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương, cơ quan chỉ đạo quân đội. Ngày 15- 11-2012 Tập được Trung ương đảng bầu Tổng bí thư, rồi Chủ tịch quân ủy. Ngày 14-3-2013 ông được bầu làm Chủ tịch nước.
Tập Cận Bình ủng hộ phát triển kinh tế thị trường, thận trọng cải cách chính trị, duy trì lãnh đạo của đảng CS là cần thiết để ổn định xã hội, ông là người cứng rắn trong các vấn đề quốc tế. Một ngày đẹp trời cuối năm 2013, TCB  đi ăn bánh bao tại một cửa tiệm nhỏ chỉ có một người lính hầu đi theo, ông ta trả tiền, ngồi ăn cùng với thường dân đã được ca ngợi trên truyền thông. TCB mở chiến dịch chống tham nhũng từ quan trên tới cấp nhỏ mà người ta gọi là “đả hổ, đập ruồi” (root out tigers and flies).
Các nhà quan sát cho rằng họ Tập là nhà lãnh đạo nhiều quyền lực nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình, ông ta chỉ trích Bắc Hàn và cải thiện quan hệ với Nam Hàn. Năm 2013, TCB họp với Obama tại Cali bị phía Mỹ chỉ trích chính sách biển đông của Trung Cộng. TCB  nhắc nhở lời tuyên bố sự lãnh đạo tối cao của đảng qua quan điểm của Đặng Tiểu Bình, cải cách kinh tế chỉ diển tiến tốt dưới chỉ đạo của độc đảng, họ Tập chủ trương “kinh tê cấp tiến nhưng chính trị bảo thủ”. Văn thư phổ biến trong nội bộ đảng 2013 cảnh báo những tư tưởng Tây phương như dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự. TCB nhìn nhận tính chất tối thượng của đảng CS thống trị Trung Quốc. Triều đại của họ Tập bắt giam các nhà bất dồng chính kiến, ông ta chủ trương củng cố sức mạnh chính trị để lãnh đạo nền kinh tế lớn. 
Theo nhận định của BBC họ Tập trở lại chính sách chuyên chính từ thời xa xưa, kiểm duyệt, thắt chặt kiểm duyệt truyền thông, internet. Chính sách đối ngoại cứng rắn khiến các nước láng giềng e ngại, ưu tiên hàng đầu của Tập Cận Bình là củng cố quyền lực. Hai thập niên qua, Hoa Lục được điều hành bởi Bộ chính trị nay Tập đưa mình lên cao, tập trung quyền lực giống như Mao và Đặng Tiểu Bình trước đây. Nay ông ta thực sự trở thành nhà độc tài giống chính sách độc tài cá nhân như kiểu cách của Staline ngày xưa và Kim Jong Un ngày nay vậy, họ Tập có nhiều chức danh quan trọng.
Xung quanh ông ta là những người cùng phe cánh, nay họ Tập làm bất cứ điều gì ông muốn, mở chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào các đảng viên cao cấp. Tới nay có khoảng 40,000 quan chức chính quyền bị kỷ luật, 10,000 quan chức khác bị đuổi và chính quyền thu hồi được 65 tỷ Mỹ kim trong số này chỉ có vài con cọp, còn lại là ruồi. 
Tập Cận Bình trong sạch hóa đảng để bảo vệ tương lai của tập đoàn, vừa củng cố quyền lực vừa bảo vệ tương lai đảng. CS Tầu nay quá thối nát, tham nhũng tràn lan, sự thực bài trừ tham nhũng sẽ làm giảm tăng trưởng của Tổng sản lượng. Chi tiêu chính quyền gồm tiệc tùng, quà cáp, du lịch của quan chức đóng góp vào chi tiêu ở Trung Cộng.
Khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, nhiều người hy vọng sẽ có cởi mở hơn về tự do ngôn luận nhưng ngược lại, ông ta cho bắt bớ những nhân vật bất đồng chính kiến, đàn áp tôn giáo vẫn khốc liệt ở Tây tạng, tân Cương. TCB thuộc hàng Thái từ đảng, con cháu của đảng viên cao cấp, trong một nă.m trời, ông ta đã thiết lập cơ cấu chính trị cho nước Tầu CS đưa về cơ cấu lúc đầu ấy là một người trên đỉnh quyền lực, hay nói khác đi trở lại thời kỳ độc tài cá nhân Mao, Đặng.
Hai thập niên vừa qua, tăng trưởng kinh tế Trung Cộng rất cao: Từ 1989 tới 2014 trung bình là 9.08%, cao điểm là 14.2 quí 4 năm 1992 và thấp nhất 3.8 quí 4 năm 1990, tỷ lệ do văn phòng thống kê Trung Cộng báo cáo. Từ 2012 tới nay, tỷ lệ tăng trưởng chậm lại: năm 2012 tỷ lệ 8.1, 7.6, 7.4 năm 2013 tỷ lệ 7.8, 7.5, 7.9, năm 2014 tỷ lệ 7.5, 7.3… tỷ lệ tăng trưởng trung bình từ 30 năm qua là 10%.
Lợi tức đầu người trung bình nay là 7,600 Mỹ kim, đứng hàng thứ 82 trên thế giới, lợi tức phân phối không đều, cách biệt giầu nghèo quá xa, so sánh các miền ta thấy miền quê nghèo nhất, lợi tức đầu người chỉ được 9%, miền kỹ nghệ được 42%, khu dịch vụ 48%. Trung Cộng là cơ sở sản xuất kinh tế lớn nhất thế giới và xuất cảng nhiều nhất, các vùng kinh tế mức sống rất cách biệt. Hoa Lục đầu tư ra nước ngoài  62 tỷ (Mỹ kim). Năm 1979, 1980 báo Sài Gòn Giải phóng của CSVN đăng lại một bản tin của Tây phương cho biết trữ lượng ngoại tệ của Trung Cộng chỉ có 4 tỷ Mỹ kim so với 32 tỷ của Đài Loan, nghĩa là Đài Loan gấp 8 lần Tầu lục địa năm 1980, như thế nay Hoa Lục đã đi hia bẩy dặm tiến quá nhanh.
Mỹ và các nước Tây phương kéo nhau vào đầu tư  tại đây từ cuối thập niên 80 để bóc lột khối nhân công rẻ mạt, nhờ đó Trung Cộng thu được ngoại tệ tiến nhanh. Nền kinh tế Hoa Lục chưa đủ trình độ một nền kinh tế tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào xuất cảng khoảng 60%. Tổng sản lượng khoảng 9,000 tỷ Mỹ kim, nợ nước ngoài 863 tỷ, dự trữ ngoại tệ 3,840 tỷ.
Tập Cận Bình cứng rắn với quôc tế đưa tới tranh chấp biển đông giữa các nước Hoa Lục, Brunei, Đài Loan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Việt Nam… về Hoàng Sa Trường Sa. Bộ nhiên liệu khoáng sản Tầu ước lượng biển đông chứa 17.7 tỷ tấn dầu thô nhưng nguồn ước lượng khác cho là chỉ có một tỷ tấn.

Kết luận
Mấy thập niên trước Hoa Kỳ cùng các nước Tây phương, Nhật, Nam Hàn.. ồ ạt đầu tư vào Hoa Lục, một thị trường béo bở  để bóc lột khối nhân công rẻ. Người Mỹ cho rằng một khi trở nên giầu có sung túc, nước Tầu sẽ từ bỏ chế độ CS nhưng đó là một sai lầm lớn, người ta chỉ trích Mỹ nuôi Trung cộng cho béo để họ thành mối đe dọa cho cả thế giới. Nay kinh tế Tầu tăng trưởng nhanh, Tổng sản lượng của họ khoảng một nửa Mỹ (Mỹ 17,000 tỷ đô la),
càng giầu họ càng đe dọa với các nước lân bang tại đông nam Á. Hoa Lục tăng ngân sách quốc phòng lên 126 tỷ (con số này do Họ đưa ra nhưng Mỹ ước lượng 188 tỷ). Sức mạnh quân sự Trung Cộng nay gồm 9,150 xe tăng, 4,788 thiết giáp, 1,710 đại bác tự hành (tự di chuyển được) ,6,246 đại bác kéo, 1,770 dàn hỏa tiễn. Không quân gồm 2,788 máy bay trong đó khoảng 2,000 máy bay chiền đấu, 762 vận tải, 380 huấn luyện, 856 trực thăng. Hải quân tổng cộng 670 tầu thủy, một hàng không mẫu hạm (nguồn China military strength, globalfirepower.com).
Không quân các cường quốc như Mỹ có 13,683 máy bay, Nga 3,082, Trung Cộng 2,788 , Nhật 1,595, Ấn Độ 1,785, Nam Hàn 1,393, Pháp 1,202. Quốc phòng, quân sự Trung cộng đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới về số lượng  nhưng mặt phẩm còn yếu kém, năm ngoái một ông Tướng 4 sao của Nhật tuyên bố quân sự Trung Cộng nhất là Không quân, Hải quân lạc hậu khoảng  từ 10 tới 20 năm so với Nhật.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ những năm 1999 là 4.8, 2000: 4.1.. sau đó tỷ lệ xuống thấp những năm gần đây 2010 là 2.5, 2011: 1.6 , 2012: 2.3 , 2013: 3, 2014: 4.1 (nguồn developpement of the US’s GDP). Vì tỷ lệ tăng trưởng Trung Cộng cao, Hoa Kỳ thấp nên người ta cho rằng trong một tương lai gần họ sẽ qua mặt Mỹ để thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên họ chỉ có thể hơn Mỹ về Tổng sản lượng còn lợi tức đầu người muốn theo kịp Mỹ có sớm lắm cũng phải mất nửa thế kỷ nữa.
Nay dân số Âu Châu (không kể Nga) khoảng 600 triệu, dân số Đông Nam Á (không kể Tầu Nhật, Hàn Quốc) khoảng 600 triệu, dân số Tầu là 1 tỷ 3 bằng cả hai khối Âu Á cộng lại. Kinh tế Hoa lục tăng trưởng nhanh là nhờ cái đống thịt 1 tỷ 3 chứ không phải vì hàng kỹ nghệ cao như Nhật, Nam Hàn, Đức quốc. Một điều lạ, nước Tầu xa xưa truyền bá văn minh cho Nhật, Triều tiên nhưng nay Hoa Lục không văn minh bằng Nhật, Hàn quốc về mọi phương diện. Kinh tế Hoa lục thật ra là một nền kinh tế bấp bênh, phụ thuộc vào xuất cảng, nếu bị cấm vận, rút đầu tư thì họ khốn đốn ngay. Nay Hàng không, sản xuất công nghiệp của Hoa Lục phụ thuộc vào nhập cảng, thí dụ như cái TV phụ thuộc vào nhập cảng cơ phận từ 50% trở lên, máy bay 80% …một nền kinh tế không tự chủ được mà phụ thuộc vào Mỹ,Tây phương, Nhật không khác gì hình thức phồn thịnh giả tạo.
Như đã nói trên kinh tế Hoa Lục chưa đủ trình độ một nền kinh tế tiệu thụ, dân còn nghèo, 60% sống nhờ xuất cảng mà hầu hết là hàng tiêu dùng rẻ  tiền do khối nhân công rẻ mạt, nói chung phụ thuộc vào Âu châu, Mỹ, Nhật…thực chất chỉ là một nền kinh tế đi làm gia công cho các nước khác. Hàng Hoa Lục rẻ, vừa túi tiền người nghèo nhưng phẩm chất xấu, tiền nào của nấy. Vì mải chạy đua tăng trưởng nên phẩm chất ngày càng tồi tệ nhất là thực phẩm, trái cây bị trên thế giới tố cáo là độc hại có thể gây chết người, tại VN ngày nay người ta khiếp sợ hàng lậu Trung Cộng tràn lan từ biên giới vào. Hoa Lục gia tăng tốc độ chạy đua bất kể môi trường, hậu quả là đất nước bị ô nhiễm trầm trọng đã khiến lượng du khách ngoại quốc giảm mấy chục phần trăm vì người ta sợ hãi nước sông ngòi dơ bẩn độc hại, không còn nước sạch để ăn uống.  
Những năm gần đây Trung Cộng diệu võ dương oai tại biển đông để đe dọa các nước lân bang nhưng gặp phản ứng cứng rắn các nước trong khu vực họ đã ôn hòa trở lại. Có người thăm viếng Trung Cộng cho biết bộ máy quân sự cũa họ để tự vệ thì đúng hơn là để tấn công. Mặc dù về mặt số lượng, quân sự nước Tầu đứng sau Mỹ nhưng về mặt phẩm còn lạc hậu nên chỉ dùng để dọa chứ chẳng đánh được ai. Sự thực Trung Cộng không hề muốn chiến tranh vì nếu có đánh lớn thì sự nghiệp mà họ xấy dựng mấy chục năm nay sẽ tan thành tro bụi.
Tập Cận Bình  không cần thiết phải đưa Hoa Lục tiến lên hàng siêu cường kinh tế quân sự, chưa cần thiết phải thành nền kinh tế lớn nhất thế giới mà ông cần chú trọng giữ uy tín cho người dân Tầu không bị các nước ngoài khinh bỉ. Người Hoa Lục ra ngọai quốc bị thiên hạ nhất là các nước Tây phương coi rẻ. Du khách Tầu không có được cái lịch sự tối thiểu, nhiều người khạc nhổ, nói chuyện ầm ĩ tại phi trường, khách sạn. Nhiều người vào tiệm ăn, khách sạn cầm đồ ăn lên ngửi rồi vứt xuống khiến nhiều nước không muốn tiếp du khách Hoa Lục. Thái Lan cũng than phiền về du khách Tầu, nhiều nơi phản đối không chịu tiếp đón người Lục địa. Mấy tháng trước trên một chuyến máy bay từ Thái Lan về Trung Cộng, một cô du khách Tầu hắt nước nóng vào mặt chiêu đãi viên khiến máy bay phải quay về Thái Lan. Trên một chuyến máy bay khác, một cô du khách Tầu phơi su chiêng, quần lót trên ghế ngồi thản nhiên. Cách đây khá lâu, tôi được biết tại Chinatown Chicago, người Tầu Hồng Kông, Đài Loan rất khinh bỉ người Tầu lục địa thậm chí có khi còn nhổ nước miếng để tỏ sự miệt thị.
Trước mắt ông Tập Cận Bình nên chú trọng việc cho nhân dân Hoa Lục học tập nếp sống văn minh, biết thế nào là xã giao xử thế để người ngoại quốc không nhìn dân tộc mình bằng cặp mắt khinh bỉ hơn là lo những kế hoạch to tát viển vông. Ông Tập nên chú ý đừng dể dân Tầu bị khinh rẻ, hơn là lo quân sự hoặc tăng trưởng tốc độ kinh tế để thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tập Cận Bình đã trở thành nhà độc tài, ông ta đưa Trung Cộng trở lại chế độ Mao, Đặng nhiều thập niên trước. Cách đây 25 năm, Đông Âu, Nga Sô từ bỏ Cộng Sản, giới lãnh đạo CS da trắng chấp nhận từ bỏ quyền lợi đảng cho quyền lợi của nhân dân, đất nước. Trong khi ấy CS da vàng không chịu học cái hay của CS da trắng mà chỉ giữ những cái những cái xấu xa lỗi thời của họ để bảo vệ quyền lợi đảng, lợi ích cá nhân. Họ giữ rất kỹ những cái cặn bã xấu xa của CS da trắng, CS da vàng nay chỉ là thứ cặn bã của CS da trắng, là chất thải của CS da trắng mà ngay chính CS da trắng cũng phải khinh bỉ, ghê tởm CS da vàng.

    Trọng Đạt 

Không có nhận xét nào: