Chung quanh những luận điểm mới về Hồ Chí Minh 3 – « Dĩ bất biến, ứng vạn biến » và giải pháp Dân chủ (Nguyễn văn Trần)

Trần Trọng Kim

Nay đề cặp tới Ông Từ Quốc Hoài, người thứ hai đưa ra luận điểm nhằm phục hồi giá  trị  lịch sử  Hồ  Chí  Minh và còn kêu gọi vận dụng tư tưởng hồ chí minh để thay đổi chế độ bằng bài góp ý của ông với đảng cộng sản «Tháo bỏ ách tắc để giử lấy độc lập và chấn hưng đất nước bằng cách trở về với Hồ Chí Minh của Hiến pháp 1946 » (Thư ngỏ gởi Ban Chấp Hành TW và đảng viên đảng cộng sản việt nam) .

Cũng như Ông Lê Kỳ Sơn, Ông Từ Quốc Hoài cũng bắt đầu bằng phê phán chế độ và mạnh dạng hơn Ông Lê Kỳ Sơn, vì ông là đảng viên . Ông còn thẳng thẳng chỉ rỏ cái tai hại của chủ nghĩa mác-lê mà ông gọi là « ách tắc » hay « lỗi hệ thống » và ông kêu gọi hảy tháo bỏ đi - tức tháo bỏ cái chù nghĩa mác-lê đi - đê chấn hưng đất nước .
Ông báo động « Đất nước ta đang đối mặt với hiểm họa khôn lường. Trung Quốc lộ mặt chủ nghĩa bành trướng, quyết liệt thôn tính lãnh thổ Việt Nam. Trong nước ngổn ngang những thách thức: kinh tế suy thoái nghiêm trọng; dân mất lòng tin; xã hội bất an, tội phạm tăng; Đảng và Nhà nước bị ràng buộc bởi những tính toán tư lợi, bế tắc về mặt chiến lược, loay hoay với các giải pháp tình thế » .
Ông chỉ rỏ « lỗi hệ thống » là do chủ nghĩa mác vẽ ra một thế giới ảo mang lại cho « nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức hào quang của một thiên đường . Đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người, nền kinh tế phát triển tột bậc, con người được tôn trọng, phát triển mọi mặt, làm tùy sức hưởng theo nhu cầu. Không còn áp bức, chiến tranh... loài người chung sống trong một thế giới đại đồng. Tác giả của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản khẳng định: Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xích xiềng trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới ». Ông cũng không quên nhắc lại lời Quốc tế ca « Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình ».
Theo ông, Lê-nin có công lập ra Quốc tế 3, khai sanh Liên Bang Sô viết, mở rộng cộng sản chiếm gần phân nửa địa cầu, nuôi tham vọng thực hiện gìấc mở của Mác làm cho người cộng sản tin tưởng họ sẽ ngự trị toàn thế giới, tư bản thối nát, giãy chết …
Nhưng chính chế độ cộng sản chết mà không kịp giãy vì tự nhiên sụp đổ như chưa từng có mặt ở quê hương của nó và cả ở các nước chư hầu.
Sau khi hoàn hồn trước biến cố kinh hoàng đó, Tàu và Việt nam đều phải bước ra khỏi lằn ranh của chủ nghĩa xã hội, khoác lên mình bộ trang phục mới của nên kinh tế thị trường để tồn tại . Nhưng vẫn giử chế độ độc tài đảng trị trong bộ lốt « chánh quyền của nhân dân », vẫn giử độc quyền chân lý, không chấp nhận mọi phản biện, quyết liệt chống lại mọi kiểm soát quyền lực của đảng cộng sản .
Ông Từ Quốc Hoài ca ngợi những « chiến thắng vẻ vang của Việt nam từ cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 đem lại độc lập, chiến thắng Điện Biên phủ giành lại được nửa nước, rồi chiến thắng 30.04/1975 thống nhứt đất nước theo phe xã hội chủ nghĩa, đã đưa uy tín đảng Lao động việt nam lên tột đỉnh vinh quang » .
Ông lấy làm tiếc lẽ ra Việt nam đã « bắt tay vào việc chấn hưng đất nước với một thể chế dân chủ đã được Hồ Chí Minh đặt nền móng từ năm 1945, thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập, trong Chính phủ đoàn kết dân tộc và Hiến pháp dân chủ 1946 . Nhưng nhà cầm quyền đã vội vã đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đổi tên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam » . Ông cho rằng sự thay đổi này là  « cuộc chia tay với dân tộc, đã làm xáo trộn đến tận nơi sâu thẩm của tinh thần dân tộc …, đồng thời, tạo sức ép ngộp thở lên đời sống người dân, khung đạo đức của xã hội bị xô lệch, lòng tin ở Đảng, Nhà nước chỉ còn được tô vẽ trên các khẩu hiệu…. » .
Ông Từ Quốc Hoài phê phán chế độ cộng sản ở Việt nam từ cốt lõi như vậy, tưởng khó có người phía chống cộng có thể làm hơn ông .
Ông đề nghị « tháo gở ách tắc để giử lấy độc lập, chấn hưng đất nước » là điều đúng . Còn cho rằng đảng cộng sản đã không biết làm « sáng tỏ tư tưởng hồ chí minh, trái lại còn nhập làm một với chủ nghĩa mác-lê và, kết cục, là cùng với chủ nghĩa mác - lê nhận lãnh hậu quả đã đẩy đất nước tới thực trạng suy thoái toàn diện, nghiêm trọng như hiện nay», vậy đâu là thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh, Hiến pháp 1946 và đảng Lao động ?

Hiến pháp 1946, đảng Lao động và Việt nam Dân chủ Cộng hòa
Trong phần phê phán chế độ hiện hành tại Việt nam, Ông Từ Quốc Hoài tỏ ra rất lương thiện, một sự lương thiện hiếm có trong những người cộng sản đảng viên . Có lẽ nhờ ông có thời gian hoạt động trong Miền nam qua xâm nhập . Phải thật lòng mà nói, về mặt nhận thức chế độ, ông vượt hẳn những tiền bối của đám lãnh đạo ngày nay, như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn văn Linh, Võ văn Kiệt tuy là những tên gần như suốt đời ở trong Miền nam, được dân Miền nam nuôi dưởng, đùm bộc như ruột thịt mà vẫn phủ nhận thực tế miền nam ! Nhưng đề nghị « sửa sai » hay « đổi mới nghiêm chỉnh », Từ Quốc Hoài tỏ ra có nhiều thiện chí nhưng hảy còn vường mắc quá nhiều ảo tưởng đẹp về Hồ Chí Minh có lẽ do lúc dấn thân làm chiến tranh chống Mỹ giải phóng Miền nam ? Ở Miền trung, không như ở trong Miền nam, chỉ có « xôi » hoặc « đậu », chớ không có vùng « xôi đậu » . Chắc Từ Quốc Hoài chịu ảnh hưởng gia đình theo Việt Minh trước đó, rồi đi theo cộng sản luôn ? Mà đã đi theo Việt Minh và cộng sản thì không thể tránh khỏi « Đêm qua, em mơ gặp bác Hồ » !
Muốn tìm hiểu thực chất tư tương hồ chí minh, Hiến pháp 1946, đảng Lao động, Việt nam Dân chủ Cộng Hoà, tưởng nên tìm hiểu con người thật của Hồ Chí Minh .
Về điểm này, có lẽ nên nhắc lại nhận xét của Cựu Hoàng Bảo Đại, người biết Hồ chí Minh khá nhiều, tiếp theo, tìm hiểu đường lối lãnh đạo đất nước của ông suốt thời gian ông cầm quyền tuyệt đối .
Cựu Hoàng nhận xét : « Hồ Chí Minh là con người đóng kịch rất tài tình nhưng sau chiếc mặt nạ, đó là một con người gian xảo, nham hiểm khó có ai bằng. Luôn luôn sẳn sàng ôm hôn để nhằm dễ làm ngộp thở mọi người…. » (Jacques de Folin, L’Indochine 1940-1955 – La fin d’un rêve, Perrin, Paris, 1998, p.79) .
Trước hết, nên nhìn lại Cách mạng tháng Tám và ngày 02/09/1945 để thấy sự thật . Và chính sự thật này đã mở ra chế độ hồ chí minh .
Cụ tô Hải là nhơn chứng sống lúc đó, hiện còn sống ở Hà nội, quả quyết không có chuyện cướp chánh quyền từ tay Pháp-Nhựt, mà đơn giản chỉ là cuộc « cướp chánh quyền » của Cụ Trần Trọng Kim trong tình trạng như ngôi nhà không chủ và cửa mở toang . Và sau đó, những người trong Chánh phủ Trần Trọng Kim được mời tham gia trong chánh phủ liên hiệp trang điểm cho chánh phủ hồ chí minh một thời gian ngắn vừa mới ra đời .
Cuộc bìểu tình ngày 07/08/1945 là của Tổng Hội Công Chức tổ chức trước Phủ Toàn quyền . Cụ Tô Hải và những người khác cầm cờ vàng 3 sọc đỏ (cờ của Chánh phủ Trần Trọng Kim) giương cao, miệng hát lớn « Này thanh niên ơi ! Quốc gia đến ngày giải phóng ! » để ủng hộ Chánh phủ Trần Trọng Kim, bổng thấy có một nhóm người lạ xuất hiện với cờ đỏ sao vàng thật lớn và phát những lá cờ nhỏ hơn chiếc quạt mo cho những người đang biểu tình .  Thế là cuộc biểu tình trở thành « Tổng khởi nghĩa Cách mạng mùa thu » của Hồ Chí Minh !
Thật ra, lúc đó ai nói « Độc lập, Tự do » là mọi người chạy theo . Đến Hoàng Đế Bảo Đại còn nói « Làm dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ » . Ông nói thật lòng . Sau này, trở lại chánh quyền, ông vẫn giử ngôi vị Quốc trưởng . Ông gặp khó khăn khi Pháp muốn ông trở lại ngôi vua nhưng ông từ chối vì « làm vua đồng nghĩa với việc trở lại chế độ thực dân đô hộ » ( François Guillemot, Đại Việt, L’indépendance et la révolution, L’échec de la 3e voie, Les Savantes, Paris, 2012), Tư cách của ông biểu hiện một sự lương thiện khó thực hiện trong điều kiện có và đủ của ông.
Cụ Tô Hải biểu tình hăn say, cũng như 60 tên việt minh mới từ Việt Bắc về, không ai lo sợ vì biết « Tổng khởi nghĩa tay không cướp chánh quyển » sẽ không đổ máu vì « Nhựt  đã đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, Pháp còn bị nhốt trong các trại giam chờ trao trả cho Đồng Minh » .
Mọi “ mâm cỗ độc lập tự do” đã có chính phủ Trần Trọng Kim dọn sẵn, kể cả hàng loạt cuộc mít tinh, biểu tình suốt từ ngày Nhật đầu hàng vô điều kiện cho đến ngày 19 tháng 8…, tất cả các hoạt động thanh niên tiền tuyến, thanh niên khất thực, phụ nữ, nhi đồng, công chức… đều được “ tự giác ” tổ chức bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, suốt 126 ngày….để mừng Độc lập, ủng hộ Chánh phủ Trần Trọng Kim, lên án thực dân pháp .
Việt Minh có công chỉ làm một việc duy nhứt, không hề mặc cảm, là nhảy vào bàn tiệc được dọn sẳn, cầm ly đứng lên hô to : “ Nào ! Mời các bạn cầm đũa ! ”. Cứ tự nhiên làm như bữa tiệc ấy là chính mình bỏ tiền ra chiêu đãi toàn dân vậy !
Và lớp trẻ của Cụ Tô Hải, “ hoạt động cách mạng ” từ đấy . Một sự “ đánh tráo ” mà kẻ đánh tráo và người bị lừa đều… vui vẻ cả vì… tất cả đều công nhận sự đánh tráo để cùng có lợi…
Còn chủ nhà “ giọn cỗ mời ông xơi ” của chính phủ Trần Trọng Kim thì không có trong lịch sử ! Chẳng những vậy mà có một thời người ta còn  gọi là “ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim ”. Đúng . Cụ Tô Hải nhìn nhận ít ra nó làm bù nhìn cho Hồ Chí Minh !
Nên nhớ lúc ấy, nhà binh nhựt muốn trao vũ khí cho chính phủ Trần Trọng Kim chống lại Việt Minh… Nhưng các ông đã cự tuyệt vì “ nhiệm vụ nhận vũ khí quân đội Nhật là của Quân Đội Đồng Minh ”. Hơn nữa, các ông ấy “ không muốn dân Việt Nam  lại phải dùng vũ khí chống lại nhau ”. Trong tranh đấu, người trí thức tiểu tư sản vì bản chất vốn quá lương thiện nên luôn luôn thua người cộng sản . Nhứt là cộng sản hồ chí minh .
Và ngày 02/09/1945, chỉ 14 ngày sau, trở thành bửa quốc yến cho Việt Minh một mình môt cổ hả hê say sưa !
Điều quan trọng nên biết thực tế đất nước ngày nay có nguồn gốc lịch sử khởi từ ngày 19/08/1945 . Vì theo Cụ Tô Hải, đó là thời điểm dân tộc đã bắt đầu bị đổi màu, máu bắt đầu đổ .
Hầu hết những ai không chịu đổi màu, thì hoặc bị thủ tiêu, hoặc “ tìm đường cứu nước ” bằng một hướng đi khác để trở thành “ kẻ thù của nhân dân ”, hoặc đơn giản hơn, chỉ để sống và làm việc bằng trái tim và khối óc của chính mình .
Những ai còn lại đành cam chịu kiếp sống sợ, sống hèn, chờ đợi, hy vọng vào một ngày được thực sự Tự do, Độc lập…
Tóm lại, là một nhân chứng đã sống và “ hoạt động cách mạng quáng gà ” rồi “ cách mạng  câm-điếc ” suốt 65 năm, qua 3 chế độ “ Quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim ”, “ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ” và “ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ”, bây giờ sắp giã từ cõi đời này, tớ,Tô Hải, thấy có nhiệm vụ phải nói lên những gì mà lớp trẻ, kể cả các nhà lãnh đạo trẻ, những trí thức trẻ (đối với tớ cứ từ 60 trở xuống đều coi là trẻ cả) và đặc biệt các nhà viết sử trẻ nên đào sâu, tìm hiểu về cái thời gian lịch sử bị xuyên tạc cố ý này…để sự thật lịch sử hảy trả lại cho lịch sử dân tộc !
Cuộc «Tổng khởi nghĩa » đã trân tráo gian dối thì những biến cố tiếp theo từ đó cũng không ngoài sách lược cách mạng cộng sản mác-lê . Hơn nữa Hồ Chí Minh là người có khả năng làm tất cả mọi chuyện miển phục vụ cho mục tiêu cách mạng cộng sản . Đúng theo « giáo lý của người cách mạng » (Catéchisme du révolutionnaire, Serge Netchaiev) (*) .
Hiến pháp 1946 có giá trị dân chủ tương đối khá hơn các bản Hiến pháp 1959, 1982, 1992 . Chánh phủ lúc đó cũng mang tên không cộng sản « Việt nam Dân chủ Cộng hòa » (VNDCCH) để nhằm vừa tránh né sự công kích của các đảng phái quốc gia vốn mạnh hơn, vừa nhằm tìm sự ủng hộ của thế giới phía Tây phương để mọi người thấy là nước VNDCCH mới ra đời sau cuộc cách mạng mùa thu, đi theo đường lối tự do dân chủ Tây phương, cùng phe với Tây phương, che dấu đi cái cộng sản hảy còn « thiếu tháng » chưa đủ sức ra trước nắng gió . Thậm chí Hồ chí Minh còn tuyên bố giả vờ giải táng đảng cộng sản .
Nên nhớ Quốc Hội1946 được bầu, tuy theo thể thức phổ thông đầu phiếu nhưng cử tri hạn chế, các đảng phái quốc gia không cộng sản như Đại Việt, bị cấm tham dự . Giống như ngày nay « đảng cử, dân bầu » . Khi Hiến pháp làm xong, không bao giờ được thi hành, mà phổ biến chỉ để tuyên truyền vì không phải Hiến pháp thật sự cộng sản . Trái lại, những Hiến pháp sau đó đều được áp dụng. Để thấy tại sao các bản Hiến pháp này được áp dụng, xin mời đọc lại Trường Chinh, dựa theo Staline, khi phổ biến dự thảo Hiến pháp 1959, nhấn mạnh « Hiến pháp phải thể hiện thành tựu của đảng cộng sản trong giai đoạn lịch sử đã qua và đồng thời phải đề ra nhiệm vụ, đường lối, chính sách của đảng cộng sản trong giai đoạn tới . Ông Trường Chinh còn gọi đó là tính đảng, tính giai cấp trong việc xây dựng Hiến pháp » .
Riêng Hồ Chí Minh, đầu năm 1951, trước đảng cộng sản của ông họp Đại hôi II ở Tuyên Quang để vạch ra hướng đi, ông đọc báo cáo do Trường Chinh soạn « Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội » . Và cũng từ đây, đảng cộng sản đổi ra thành « Đảng Lao động » để cho phù hợp với tên nước . Nhưng đảng vẫn chủ trương « đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn và chuẩn bị những tiền đề đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến thành công » . Ngoài ra, đảng còn xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một đảng cộng sản riêng .Và sau này, Trung Uơng Cục Miền nam đặc trách luôn cộng sản ở Miên .
Như vậy trước sau như một, Hồ Chí Minh vẫn dứt khoát làm cách mạng để đem lại chế độ cộng sản cho toàn cõi ông Dương là sứ mạng mà ông nhận lảnh . Với người cộng sản, không có vấn đề dân chủ tự do, dân tộc độc lập . Dân chủ của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, như đã nói rỏ trong báo cáo chánh trị ở Đại Hội II, là « dân chủ nhân dân », tức dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện và trìệt để của đảng cộng  sản .
Cho nên đừng bao giờ mơ hồ có một Hồ Chí Minh nặng tinh thần dân tộc, làm chiến tranh giải phóng đem lại Độc lập và Dân chủ Tự do cho dân tộc . Về căn bản, người cộng sản không thể có dân tộc bởi cộng sản chỉ có quyền lợi bản thân và phe nhóm .
Hiến pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Đảng Lao động, Việt nam Dân chủ Cộng hòa, chiến tranh giải phóng dân tộc, tất cả chỉ là mục tiêu giai đoạn nhằm phục vụ cho mục tiêu dài hạn và sau cùng là chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản .
Trường Chinh từng chỉ dạy đảng viên « Chiến tranh giải phóng Việt nam là một bộ phận của chiến lược giải phóng toàn thế giới theo cộng sản » .

Nhắc lại thêm một lần những chuyện …
« Giáo lý của người cách mạng » dạy người cộng sản muốn có chánh quyền phải cướp chánh quyền . Dùng dối trá và bạo lực giử chánh quyền, điều hành chánh quyền trở thành thứ pháp lý cách mạng . Do đó, Hồ Chí Minh phải tổ chức cướp chánh quyền ở chánh phủ Trần Trọng Kim và tuyên bố độc lập trong lúc Việt nam đã độc lập, thống nhứt, trên cơ sở pháp lý rỏ ràng . Cách mạng cướp chánh quyền của Hồ Chí Minh ngày 19/8/1945 không gì khác hơn là lớn tiếng hô hào xô cửa vào ngôi nhà cửa đã mở sẳn .
Xin nhắc lại, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp ngày 9/3/1945, Hoàng đế Bảo Đại chấp nhận yêu cầu của Nhựt tuyên bố Việt nam Độc lập . Ông giải thích tại sao ông chấp nhận tuyên bố độc lập khi tiếp kiến Trần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục Cụ Kim chấp nhận làm Thủ tướng đầu tiên của Chánh phủ Nam Triều độc lập (**) : « Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chánh phủ để đối phó mọi việc » . Lời tuyên bố của Hoàng đế Bảo Đại hàm chứa đây đủ tính pháp lý và tính chính thống của một Việt nam Độc lập .
Tiếp theo, cũng cách nói lấy được để ca ngợi Hồ chí Minh, Từ Quốc Hoài lập lại giai thoại không hề có thật :
« Hồ Chí Minh dấn thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc được khởi sự bằng hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành tham gia vào cuộc đấu tranh chống sưu thuế của đồng bào miền Trung . Rồi vì cuộc dấn thân này mà Nguyễn Tất Thành bị trường Quốc học Huế đuổi học, bị chính quyền thực dân giám sát . Nhưng chính cái khởi sự này lại rất có ý nghĩa, cho chúng ta thấy được gốc rễ của tư tưởng Hồ Chí Minh : thương dân, đấu tranh cho quyền lợi của người dân. Nói rộng ra là đấu tranh cho quyền của Con Người » .
Cũng may người cộng sản chỉ nói Hồ Chí Minh tham gia chớ không phải là người tổ chức . Mà tham gia thì không riêng gì Hồ Chí Minh, cả ngàn người khác, cả những người tổ chức, kêu gọi biểu tình chống thuế . Mà chắc gì Hồ Chí Minh có ý tham gia hay chỉ đứng coi vì hiếu kỳ ? Nghĩa là ông ta hoàn toàn không liên hệ tới biểu tình nên ngày 7/8/1908 được Ông Đốc Chouquet của Quốc Học Huế sẽ nhận vào học Lớp Nhì Năm thứ I (Cours Moyen 1ère Année – Cours Moyen 2è Année, Cours Supérieur, thi bằng cấp Sơ học = Certificat d’Etudes Primaires Supérieures Indochinoises = CEPSI) niên khóa 1908-1909.
Ở điểm này, tưởng nên nói cho rỏ « Biểu tình chống thuế ở Huế diển ra từ ngày 9 – 13 /4 /1908 mà ngày 7/8/1908, Hồ chí Minh sẽ được nhận vào học . Vậy Hồ Chí Minh không bị đuổi học nếu có học hoặc ông ta không đi học » .
Qua năm 1909, Ông Nguyễn Sinh Sắc dẩn cả 2 anh em, Đạt và Thành, đi vào Bình Khê vì ông được bổ nhiệm Tri Huyện . Ngày 17/09/1910, bị bãi chức do say rượu đánh chết phạm nhơn lúc xử án, Ông Nguyễn Sinh Sắc phải rời miền Trung đi lần vào Nam kiếm sống bằng đủ nghề : dạy học, bói toán, coi mạch hốt thuốc, ...
Hồ Chí Minh cũng không thể ở lại miền Trung được do thành kiến xã hội còn quá nặng nề đối với trường hợp của cha, ông cũng từng bước vào Nam kiếm sống .
Thời gian từ  17/09/1910, nếu đi liền sau ngày cha bị bãi chức, tới ngày /05/06/1911, đã có mặt trên tàu của hảng vận tải Chargeurs Réunis « đi tìm đường cứu nước », chỉ có hơn 9 tháng, mà Nguyễn Tất Thành vừa dạy học ở Trường Dục Thanh Phan Thiết, vừa học ở Trường Thợ máy Sài gòn ? Đó là chưa tính thời gian di chuyển lúc bấy giờ  ! Như vậy nên thật thà hiểu Thành ghé qua Trường Dục Thanh để nghỉ chơn, xin ăn, xin lộ phí và tự nguyện làm vài dịch vụ về vệ sinh cho học sinh nhỏ tuổi để chờ ngày thuận tiện vào Sài gòn (Nói chuyện với Bác sĩ Hồ Tá Khanh, 18, rue de bellevue, 92 Boulogne, ngoại ô phía Tây Paris, đã mất . Cụ là con trai của Cụ Hồ Tá Bang, trong Ban Quản trị Hội Liên Thành, Phan Thiết và người sáng lập Trường Duc Thanh) (***) . Đúng hơn là dạy học thật sự . Mà việc làm « trao đổi » này không đẹp sao, để phải nói « dạy học » ?
Nên bình tỉnh thấy rỏ Hồ Chí Minh lúc này chỉ lo kiếm sống và phải sống xa quê hương tránh xấu hổ vì chuyện cha bị bãi chức Tri Huyện và lo giúp đở cha . Tại sao đảng cộng sản không ca ngợi Hồ Chí Minh là một thanh niên biết tự trọng và  hiếu để, lại phải bốc thơm lấy được bằng những chuyện hoàn toàn bịa đặt ? Phải chăng như vậy mới đúng là cộng sản ?

Tư tưởng hcm « Dĩ bất biến ứng vạn biến
Đề cặp tới « tư tưởng hồ chí minh », trước nhứt nên tìm hiểu tại sao bổng nhiên xuất hiện « tư tưởng hồ chí minh » ? Và thực chất là gì ?
Từ đại hội đảng cộng sản kỳ VII, noi theo gương đảng cộng sản trung quốc đề cao tư tưởng mao trạch-đông, đảng cộng sản hà nội cũng đề cao một cách giả tạo cái gọi là « tư tưởng hồ chí minh » . Phải chăng muốn cho chế độ của mình phải có chút ít « việt nam » sau khi chủ nghĩa mác-lê và thành  trì cộng sản đã sụp đổ trọn vẹn ? Giả tạo vì chính Hồ Chí Minh đã từng nói « Bác không có tư tưởng gì ngoài tư tưởng của chủ nghĩa mác-lê cả » (Nguyễn văn Trấn, viết cho Mẹ và Quốc Hội, Văn Nghệ, Huê kỳ, 1995) .
Vậy chủ nghĩa mác-lê mà Hồ chí Minh học và trở thành tư tưởng của ông là gì ? Trước nhứt, quan điểm của Staline mà Hồ Chí Minh vô cùng tâm đắc là « Đảng cộng sản là công cụ của chuyên chính vô sản » . « Chuyên chính vô sản về thực chất được thay thế bỡi chuyên chính của đảng cộng sản » . Sau cùng, chuyên chính của đảng cộng sản là chuyên chính của Bộ chánh trị, chuyên chính của Tổng Bí thư (Dimitri Volkogonov, Staline, Triomphe et Tragédie, Flammarion, Paris,1991) . Đúng ra có thể xác định tư tưởng của Hồ chí Minh chính là tư tưởng của Staline . Theo Pierre Brocheux, tác giả quyển « Hồ Chí Minh » (Presses de Sc. Po., Paris, 2000), Boris Bouvarine từng cho rằng « Hồ Chí Minh là một đồ đệ tuyệt trần của Staline » . Mà Staline là đệ tử kế nghiệp của Lê –nin, được  Lê-nin tuyển chọn nhờ thành tích du đảng và cướp ngân hàng (Montefiore, Le jeune staline, được giải thưởng lớn về sach loại tiểu sử, 2008) .
Về tư tưởng của Hồ Chí Minh học được ở Mao, tưởng chỉ cần nhắc lại câu Hồ Chí Minh tuyên bố trước Đại Hội II lúc đổi đảng cộng sản thành Đảng Lao động « Cách mạng việt nam phải học nhiều kinh nghiệm của cách mạng trung quốc . Kinh nghiệm và tư tưởng mao trạch-đông đã giúp chúng ta hiểu thấu đáo hơn học thuyết của Mác-Ănghen-Lênin-Stalin . Những người cách mạng việt nam phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn Mao Trạch-đông về sự công hiến to lớn này »(Hồ Chí Minh, oeuvres choisies, t.2, Hà nội, 1962, trg 221-222 . Đoạn này bị cắt bỏ trong HCM Toàn Tập, Sự Thật, Hà nội, 1986). Và cũng tại Đại hội II này, Hồ Chí Minh nói thêm « Ai đó thì có thể sai chớ đồng chí Staline và đồng chí Mao Trạch-đông thì không bao giờ có thể sai được » (Nguyễn Minh Cần, Đảng cộng sản việt nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, Tuổi Xanh, Huê kỳ, 2001, trg 36) .
Cũng về tư tưởng hồ chí minh, Phạm văn Đồng khai triển « Tư tưởng hồ chí minh bao gồm 5 yếu tố chủ yếu :
« chủ nghĩa mác-lê, sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản, chuyên chính vô sản, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản »(Phạm văn Đồng Hồ chí Minh, un  homme, une nation …, Hà nội,1990 . Nguyễn Khánh Bật, Những bài giảng về môn học Tư tưởng hồ chí minh, Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1999).
Và sau cùng, về tư tưởng hồ chí minh, trong tâp sách « Lẽ phải của chúng ta », GsTs Nguyễn Phú Trọng, đương kim Tổng Bí thư đảng cộng sản hà nội, cũng hiểu tư tưởng hồ chí minh và chủ nghĩa mác-lê là một « …nền tảng tư tưởng của đảng là chủ nghĩa mác-lênin, ở Việt nam là tư tưởng hồ chí minh … » (Vấn đề đảng cầm quyền và công cuộc đổi mới ở Việt nam, Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2004) .
Tóm lại, tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh không gì khác hơn là « tư tương Mác-Lê, Staline và Mao trạch-đông » mà Hồ Chì Minh học được và đem áp dụng nguyên bản vào việc cai trị Việt nam .
Vậy cái « Bất biến » ở Hồ chí Minh là tư tương « mác-lê, staline, mao » . Mà thật vậy Hồ Chí Minh luôn luôn vẫn coi đó là « học thuyết đúng đắn nhất, cách mạng nhất », là « kim chỉ nam » cho hành động  và cái « Ứng vạn biến » là hành động của ông trong việc  áp dụng tư tưởng ấy .
Mà « Dĩ bất biến ứng vạn biến » thật sự có phải là tư tưởng tinh ròng của Hồ Chí Minh không ? Tức do ông nghĩ ra ?
Câu này được Hồ Chí Minh nói lại với Cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ tịch nước trong chánh phủ liên hiệp năm1946, tại sân bay nhơn lúc Hồ đi qua Pháp hội nghị về vấn đề độc lập của Việt nam, như lời dặn ở nhà điều hành việc nước trên căn bản đã hội ý với nhau . Nghĩa của câu nói rất hay, rất đầy đủ vì cô đọng . Đó là cái thông thái của người xưa, chớ không phải của Hồ Chí Minh .
Câu này, theo từ điển chữ hán, là của Thiền Tông Công Án . Tư tưởng kinh điển của Thiền Tông . Cũng có người nói là của Đạo Gia . Nhưng nếu tìm trên những nguồn thông tin tiếng việt thì sẽ thấy đó là « tư tưởng hồ chí minh », …
Cũng theo từ điển chữ hán, nghĩa của câu « Dĩ bất biến ứng vạn biến » là « Sử dụng nguyên tắc đã định để đối phó với tinh thế thiên biến vạn hóa » .
Dỉ nhiên đây là một câu nói xưa, ngày nay, ai cũng có quyền sử dụng, không cần ghi xuất xứ. Nhưng đừng để có thể hiểu lầm người nói lại câu nói đó là tác giả, là tư tưởng của chính người đó .
Cũng như khẫu hiệu « Lợi ích 10 năm, trồng cây . Lợi ích 100 năm, trồng người » là lời của « Bác » dạy, chưa bao giờ thấy ghi nguồn gốc là quốc sách của Quản Trọng hiến dâng cho Tề Hoàn Công :

« …Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
       Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn … »

Ông Từ Quốc Hoài cũng thừa nhận Hồ Chí Minh, trong cả cuộc đời, không tự đề xuất ra những tư tưởng mang dấu ấn đặc biệt hoặc riêng biệt của mình … mà chỉ góp nhặt những lời dạy của Mác, Lê-nin, Staline, Mao đem áp dụng vào thực tế . Cho nên đảng cộng sản thường giải thích rằng « tư tưởng hồ chí minh » là một sự « vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa mác-lê vào điều kiện cụ thể của nước ta ». Nhưng trên thực tế, những gì Liên-xô và Trung quốc làm đều được đảng cộng sản hà nội đem áp dụng nguyên bản vào xã hội việt nam nên hậu quả mà dân chúng phải gánh  chịu thật khủng khiếp, như cải cách ruộng đất, đàn áp văn nghệ sĩ, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tiểu thương,  tiểu chủ, công thương nghiệp, vùng kinh tế mới,…Và ngày nay, tuổi trẻ yêu nước chống Tàu, nhà báo tự do, blogers bị khủng bố cực kỳ dã man bằng thứ pháp quyền xã hội chủ nghĩa .
Về sự lãnh đạo của đảng cộng sản, Hồ Chí Minh, ngay từ lúc đầu, chủ trương thủ tìêu bất cứ ai muốn cạnh tranh hay chống đối . Ông từng tuyên bố « Đảng ta không những giành được quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước, mà còn đập tan mọi âm mưu của giai cấp tư sản hồng tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng với đảng ta » (Hồ chí Minh toàn tập, chánh trị quốc gia, Hà nội, 1995, t. X, trg 17) . Nên Việt Minh trong chiến tranh chống thực dân pháp đã ám sát tất cả những người ái quốc không cộng sản . Những người Đệ Tứ như Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Phan văn Chánh, Trần văn Thạch, Hồ văn Ngà, Nguyễn văn Sâm, Huỳnh văn Phương, … từng hợp tác với Đệ Tam chống thực dân pháp ở Sài gòn, bị Hồ chí Minh giết và còn thóa mạ một cách hằn học, cùng cung bậc với Staline ở Mạc-tư-khoa « đồ chó trốt-kít » và còn buộc tội họ là « phản bội, gián điệp, tay sai đế quốc », « những kẻ đầu trâu mặt ngựa », « kẻ thù của nền dân chủ và tiến bộ », …(Hồ chí Minh toàn tập, xem Nguyễn Minh Cần, Đảng cộng sản việt nam …trg 97, sđd) và cho ám sát tất cả .
Những người bị Hồ Chí Minh giết, ai cũng biết rỏ là những trí thức vô cùng lương  thiện, ái quốc thật sự. Họ có đủ điều kiện để làm « người hữu ích cho nhà cầm quyền thực dân – như nguyện vọng của Hồ chí Minh lúc tìm đường cứu nước » nhưng chọn con đường tranh đấu giành độc lập thật sự cho Việt nam . Nên khi ký giả pháp Daniel Guérin hỏi Hồ Chí Minh về cái chết của Tạ Thu Thâu, Hồ vừa rươm rướm nước mắt, vừa trả lời « Ông ấy là người yêu nước vĩ đại . Tôi thương xót ông ấy » . Liền sau đó, với thái độ đanh lại, Hồ nói tiếp « tất cả ai không theo đúng đường lồi của tôi đều bị tiêu diệt hết ».
Về dân chủ, Hồ Chí Minh từng giải thích rỏ « dân chủ cần phải có chuyên chính », đúng theo quan điểm kinh điển của Lê-nin « Chế độ dân chủ là một hình thức của Nhà nước mà bản chất của nó là sự xử dụng một cách có tổ chức và có hệ thống sự cưởng bức đối với dân chúng » (Pierre Brơcheux, Hồ chí Minh, sđd, trg 93) .
Cũng theo Lê-nin về quan điểm dân chủ, « nhân dân (nhân dân ở đây là nhân dân lao động của chế độ) được quyền bày tỏ ý kiến của mình, miển là trong khuôn khổ của đường lối, chánh sách mà đảng đã vạch ra, chớ không thể đặt lại vấn đề về đường lối đó ». Nếu nhân dân ngoan ngoản như vậy thì không có lý do gì sợ bị đàn áp . Đó là dân chủ ! Còn chống lại đường lối của đảng thì bị đàn áp ngay . Đó là chuyên chính . Dân chủ nhân dân  đã được áp dụng trìệt để suốt thởi gian Hồ Chí Minh lãnh đạo và cho tới ngày nay, tuy có kém triệt để hơn do nhóm lãnh đạo sau này kém bản lãnh hơn Bác của họ .
Và cho tới hiện nay, đảng cộng sản hà nội vẫn coi « tiến lên chủ nghĩa xã hội » là tư tưởng cứu cánh của Hồ Chí Minh (Tuy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói không biết 100 năm nữa có cnxh chưa ? ) . Hồ Chí Minh, rặp khuôn theo Lê-nin và cả Mao, quả quyết sau « cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân », tức sau chiến tranh chống thực dân và cải cách ruộng đất thành công, thì tới cuộc « cách mạng xã hội chủ nghĩa » và cả hai giai đoạn này gắn bó chặt chẻ với nhau dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản (lúc bấy giờ là đảng Lao động) .
Năm 1957, tại lễ khai mạc trường đảng Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chì Minh khẳng định tư tưởng cốt lõi này « Miền Bắc hoàn toàn gìải phóng, ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội » . Qua đầu năm 1960, lại rặp khuôn theo Mao làm « đại nhảy vọt », ở Hà nội, Hồ Chí Minh vội tung ra khẩu hiệu, tới sau 30/04/1975, còn đem dạy dân Miền Nam học tập « Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội » . Vẫn trong hướng đó, ông khai triển thêm tư tưởng cứu cánh của ông bằng một bài báo « từ một nước nông nghiệp lạc hậu (nói Miền Bắc) tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải thông qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa » (H C M toàn tập, Nguyễn Minh Cần trích dẩn trg 97, sđd - Nhắc lại ai đã học tập chánh trị ở Sài gòn, sau 30/04/1975, có thể còn nhớ lời này) .
Cho tới năm 1963, Hồ Chí Minh vẫn tin tưởng tuyệt đối ở chủ nghĩa xã hội vì « Trên thế giới bây giờ chỉ có cách mạng nga là đã thành công … nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật » .
Và tại Đại hội III, ông còn quả quyết « chủ nghĩa xã hội cuối cùng nhất định toàn thắng khắp thế giới » và « chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định biến đổi thành chế độ xã hội chủ nghĩa » .
Nhưng chẳng may bức tường bá linh sụp đổ lôi cuốn theo toàn khối liên-xô và đông âu đã làm cho giấc mơ của «Bác» không trở thành hiện thực được . Từ đây, những người cộng sản sống sót ở Hà nội nổ lực tìm cách móc Bác ra khỏi đóng gạch vụn kia .
Vậy nên hiểu cho đúng tư tưởng hồ chí minh : cái « Dĩ bất biến » của Hồ Chí Minh là chủ nghĩa « mác-lê », cái « Ứng vạn biến » là xây dựng chế độ chuyên chính nhằm thực hiện mục tiêu « tiến lên chủ nghĩa xã hội » . Yêu tổ quốc phải được găn liền với chủ nghĩa xã hội . Hậu quả cho tới ngày nay, ngoài hằng triệu người chết đau đớn và đất nước bị lệ thuộc Trung qưốc, còn là « khủng hoản toàn diện, khủng hoảng tổng thể của xã hội, khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực, …kinh tế và xã hội, tinh thần và đạo đức, tư tưởng và chính trị » (Nguyễn Kiến Giang,Tuyển tập, Trăm Hoa, Huê kỳ, 1993, trg 131-133)  .

Trở về với Hồ Chí Minh để thay đổi chế độ
Ông Từ Quốc Hoài tóm tắc tư tưởng của Hồ Chí Minh là « Độc lập dân tộc, Hạnh phúc cho mọi người dân » . Ông dẩn chứng thêm : năm 1946, tại kỳ họp Quốc hội lần thứ nhất, khi một vị đại biểu đặt câu hỏi Chủ tịch nước thuộc Đảng nào, Hồ Chí Minh đã trả lời : Đảng của tôi là Đảng Việt Nam ! Hồi ức của ông Hoàng Tùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ghi lại ý kiến của Hồ Chí Minh : “ Đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo là Đảng theo thời cuộc, chiều lòng người. Đảng lãnh đạo đất nước phải là Đảng Dân tộc . Vậy đảng cộng sản ở Hà nội có phải Đảng Dân tộc không ?
Tôi trích dẩn thêm vài lời nói đẹp của Hồ Chí Minh về đường lối cai trị Việt nam lúc ông nắm chánh quyền và được lòng dân thật sự, tức những biểu hiện tư tưởng chánh trị của ông : « Hể chính phủ nào mà có hại cho dân chúng thì dân chúng phải đập đỗ chánh phủ ấy đi và gây nên chính phủ khác » (HCM Toàn tập, Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1995, t.2, trg270) . Hoặc như ông lấy tư tưởng chánh trị của Tôn Dật Tiên làm ra khẫu hiệu « Độc lập dân tộc, Hạnh phúc nhân dân ». Và xa hơn, trong một bức thư gởi cho  các kỳ, tỉnh, huyện, xã hồi tháng 10/1945, tức sau khi nước Vìệt nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với tư cách là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã khẳng định rỏ « Nếu nước độc lập mà dân không hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì » (HCM Tơàn tập, t.4, Chánh trị Quốc gia, Hà nội 1995, trg 56-57) .
Những câu nói tương tợ như vầy, nghe qua, ai cũng thấy Hồ Chí Minh là một người lương thiện, dân chủ, đầy lòng ái quốc . Những người không ưa ông vì một lẽ gì hay bất đồng chánh kiến, tưởng cũng khó chống đối . Nhưng trên thực tế, qua suốt thời gian ông nắm quyền tuyệt đối qua đảng cộng sản của ông và mãi về sau này, trong chế độ hồchminh không Hồ Chí Mnh, những ý tưởng của ông về dân tộc, độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc chưa bao giờ được thực hiện bởi lý tưởng thật sự của ông theo đuổi là chủ nghĩa mác-lê, con đường mà ông chọn đưa đất nước Việt nam tiến lên là chủ nghĩa xã hội !
Sau cùng, về một giải pháp chấn hưng đất nước, Ông Từ Quốc Hoài, bằng bản văn góp ý, kêu gọi những nhà lãnh đạo đảng cộng sản ở Hà nội cần thức tỉnh, từ bõ những quyền lợi không chánh đáng, tháo gở ách tắc, trở về với tư tưởng hồ chí minh theo những lời đẹp của « Bác » . Ông đề nghị thay đổi tuần tự như bắt đầu lấy ý kiến từ các cơ sở đảng hay qua Đại hội Đại biểu để đổi đảng cộng sản thành Đảng Dân tộc, tên nước trở lại Việt nam Dân chủ Cộng hòa, tổ chức bầu Quốc Hội với sự tham gia của Đảng Dân tộc (hậu thân của đảng cộng sản) và nhiều đảng khác, cả ứng cử viên độc lập . Quốc Hội dựa trên hiến pháp 1946 làm hiến pháp mới với đầy đủ các quyền căn bản và các quyền dân chủ, chánh thức đổi tên nước thành nước VNDCCH .
Với đề nghị đó, Ông Từ Quốc Hoài lạc quan tin tưởng «Trong hiểm họa, Dân tộc ta lại có cơ hội thoát khỏi sự trói buộc của một chủ thuyết đã mất hết sức sống, đang phát tác độc hại… để hướng tới một xã hội Dân chủ thật sự, giàu sức sống mà các quốc gia văn minh đã và đang áp dụng thành công » .
Đã dám vứt bỏ chủ nghĩa mác-lê thì còn gì nữa mà Từ Quốc Hoài không dám cho Hồ Chí Minh đi theo luôn Lê-nin và Staline như ở các nước Đống Âu ? Phải chăng muốn dựa vào huyền thoại để giử cho sự thay đổi sẽ không biến thành bạo loạn ? Nhưng liêu sẽ có kết quả như mong muốn không ?
Thử nghĩ trong những người cầm quyền của đảng cộng sản ngày nay có người có bản lãnh dám từ bỏ  tư lợi mà nghĩ tới đất nước và dân tộc ? Nên nhớ cái nảo trạng dấn thân làm cách mạng cộng sản là để cướp quyền lực và quyền lợi đã bắt rể từ Hồ Chí Minh để vừa phục hận, vừa giàu có sung sướng khi cướp được chánh quyền . Trái lại, họ không có gì để mất nên phải giử chánh quyền với bất cứ giá nào .
Thật ra giải pháp đề nghị thay đổi của Từ Quốc Hoài không phải hoàn toàn không giá trị nhưng tránh tình trạng « rượu củ, bình mới  » không phải đơn giản khi mà cái đảng cộng sản hảy còn nguyên đó, với bao nhiêu tội ác chồng chất suốt từ cách mạng mùa thu với Hồ Chí Minh tới nay, liệu dân chúng có tin  tưởng không ? Tưởng không gì hay hơn là học lấy kinh nghiệm thay đổi ở các nước Đông Âu : dẹp bỏ hết tất cả thần tượng củ vì thần tượng cộng sản là hiện thân tội ác chống nhơn dân, Quốc Hội mới ban hành luật cấm vỉnh viển cộng sản hoạt động chánh trị, cấm mọi chế độ độc tài xuất hiện trên đất nước . Có như vậy dân chúng mới yên lòng và xã hội mới giử được ổn định .
Hơn nữa, cộng sản ngày nay không gì khác hơn là « độc tài chánh trị » để giử quyền và « chủ nghĩa cộng sản » được đổi thành lý tưởng tiền bạc . Bảo họ tự thay đổi chẳng khác nào bảo họ hảy tìm giây tự treo cổ mình !
Hoặc chờ một lúc nào đó, xã hội bùng vở, người dân đứng lên thu hồi lại chủ quyền của chính mình « Quyền người dân tự mình cai trị chính mình  » !

Ghi chú :
(*)  Nên tìm đọc tài liệu về cội nguồn thật sự của tất cả chế độ cộng sản trên thế giới từ 1917 đến nay 2015 : « Le cathéchisme du révolutionnaire (1869) de Serge Netchaiev , Michel Bakounine «  , trong 2 cuốn sách :
René Cannac , Aux sources de la révolution russe , NETCHAIEV , du nihilisme au terrorisme , Payot , Paris 1961.
 Jean Préposiet , Histoire de l’anarchisme ,  Pluriel , Paris 2012 .
(**) Chánh phủ Trần Trọng Kim.
(***) Trích Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử , tập I , NXB Chính trị quốc gia , HN 1993 :
Theo tờ trình của Bộ Lại ngày 29/5/1909 , Nguyễn Sinh Huy được cử nhậm tri huyện Bình Khê , Bình Định .
Theo lời khai của bà  Nguyễn Thị Thanh ở Sở Mật Thám Pháp ngày 7/5/1920 nói rõ thân phụ bà đi nhậm chức tri huyện Bình Khê có đưa Nguyễn Tất Thành và  Nguyễn Tất Đạt đi cùng .
Theo lời khai của Nguyễn Tất Đạt , thời gian đầu Nguyễn Tất Thành xin vào học Trường thợ máy (Ecole des mécaniciens) , sau vài tháng học mới làm phụ bếp trên tàu của hãng Chargeurs Réunis . Ngày 5/6/1911 , Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng , Sàigòn , đi sang Pháp (Sổ theo dõi tàu ra vào cảng Sàigòn tháng 6/1911) .
Nguyễn văn Trần


Không có nhận xét nào: