Chung quanh vài luận điểm mới về Hồ Chí Minh 1 – Tìm đường cứu nước (Nguyễn văn Trần)


Hồ Chí Minh chết nay được 46 năm, mồ yên mả đẹp nhưng ông vẫn chưa được yên . Người ta đào bới lên đủ thứ chuyện về ông :  bản thân, gia đình, con đường lập thân, ... để xác định một Hồ Chí Minh  thiệt trong lịch sử vìệt nam .
Gác qua những phê phán, công kích hay đánh giá hoàn toàn tiêu cực về Hồ Chí Minh, chúng ta, hôm nay, chỉ ghi nhận, trong gần đây, xuất hiện vài nhận định (*) khá mới, ôn hòa, có vẻ như mang tính khách quan, phê phán tình trạng kinh tế tụt hậu, xã hội băng hoại, đạo đức bật gốc, tham nhũng tràn lang, đàn áp dả man mọi người khác chánh kiến, ...và qui trách tất cả đều do " lỗi hệ thống " .
Tức lỗi của chế độ . Và chế độ đó là chế độ ở Hà nội hiện nay .Từ phê phán này, người ta mới đặt vấn đề « cần có nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh như thế nào để đạt tới sự chính xác, công bằng, khách quan ? » .
Ai cũng biết Hồ Chí Minh là người cộng sản và khai sanh ra chế độ cộng sản ở Hà nội năm 1945 . Vậy ông có những liên đới trách nhiệm gì với tình trạng đất nước suy đồi hiện nay, với những tội ác " long trời lở đất " do đảng cộng sản của ông gây ra cho dân tộc liên tục từ trước tới nay hay không ?
Những luận điểm nhằm khôi phục giá trị lịch sữ Hồ Chí Minh, cho rằng ông không phải là người đầu tiên du nhập cộng sản vào Việt nam, ông là người cộng sản theo Lê-nin chớ không phải theo Staline-Mao, ông là người yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc, dân chủ, theo Tôn Dật Tiên và Phan Chu Trinh, …
Chúng tôi sẽ tuần tự đưa ra những luận điểm nhằm khôi phục lại giá trị lịch sử của Hồ Chí Minh và những nhận xét của chúng tôi .

I - Công lao to lớn cứu nước, giải phóng dân tộc ?
Ngày 6 tháng 3/1946, Hồ Chí Minh ký thoả hiệp án với Pháp để rước Pháp trở lại Hà nội với ý đồ mượn tay Pháp tiêu diệt lực lượng các đảng phái quốc gia vì lúc bấy giờ lực lượng việt minh hảy còn yếu . Có người trong hàng ngũ lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh, lúc đó, hỏi Hồ Chí Minh : « Nhựt trao trả độc lập cho Việt nam . Tại sao ta không nhận mà còn đánh giặc ? » . Hồ Chí Minh không ngần ngại giải thích : " Ta nhận độc lập đó là độc lập của các đảng phái quốc gia . Độc lập thật sự là độc lập do ta cướp được chánh quyền ..." .
Trong quá khứ có nhiều cơ hội độc lập, tránh chiến tranh đổ máu, cùng xây dựng đất nước dân chủ và phát triển . Nhưng Hồ Chí Minh đều bỏ qua và còn tuyên bố « Dù phải đánh giặc mười năm nữa để có độc lập cho ta, ta cũng phải làm » .
Trong những cơ hội đó, độc lập đầu tiên và thật sự, cần ghi nhớ, là độc lập do Hoàng Đế bảo Đại tiếp thu ở Nhựt với đầy đủ giá trị pháp lý và cả tính chánh đáng . Nhưng biến cố này bị quên lảng do tuyên truyền của cộng sản chỉ nhắc nhở cách mạng tháng 8 và Tuyên ngôn Độc lập 2/9 của Hồ Chí Minh . Tiếp theo, chánh quyền quốc gia Đệ I Cộng Hòa vì chủ trương « bài phong đả thực » mà nhận chìm bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đại thêm mấy độ sâu nữa trong quên lảng .
Thật bất hạnh cho dân tộc ! Sau khi thu hồi độc lập, ngày 17 tháng 3 năm 1945, Hoàng Đế bảo Đại ban hành Dụ số 1, long trọng xác nhận những điểm cụ thể về vận mệnh mới của Việt nam :

« 1/ Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu « DÂN VI QUÍ » .
   2/ Trong chính giới sẽ chiêu tập các nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng   là một nước độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.
   3/ Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân ".

Nhận định về Đạo dụ này, Luật Sư Bùi Tường Chiểu (Thanh Nghị, số 107, ngày 5 tháng Năm 1945) nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của bản văn :
“ Đạo dụ trên đối với chế độ chính trị nước ta sau này có một tính cách quan trọng đặc biệt mà ta có thể nói rằng Đạo dụ này đã nêu lên một cách tóm tắt những quả quyết rõ ràng về những nguyên tắc kiến thiết chính thể nước Việt-Nam sau này ” .
Dựa trên « Dân Vi Quý », ông phân tích :
“ Nay đạo Dụ số 1 đã nêu lên khẩu hiệu Dân vi quí có nghĩa là Hoàng Đế Bảo Đại đã hủy bỏ cái lý thuyết cũ mà đến nay hầu hết các nước văn minh đã cho là không hợp thời. Đã lấy dân làm trọng, đã lấy quyền lợi dân để trên tất cả thì vua tất chỉ là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi hành. Như thế là trong nền chính trị Hoàng Đế Bảo Đại đã định đặt quốc dân ta đi vào một con đường mới ” (**).

Sau đó, Hoàng Đế Bảo Đại đã từng bước tiến hành tổ chức Chánh quyền, xây dựng đất nước bằng những nguyên tắc lấy dân chủ làm căn bản để xây dựng một thể chế mới với sự đóng góp của nhiều người thay vì của một thiểu số quan lại trong triều . Tức chánh sách Đại đoàn kết dân tộc . Cụ thể, Ngài cho thầnh lập 4 cơ quan tối cao gồm các nhơn sĩ đại diện đủ 3 Miền :

Hội Đồng Dự Thảo Hiến Pháp,
Hội Đồng Cải Cách cai Trị, Tư Pháp và Hành Chính,
Hội Đồng Cải Cách Giáo dục,
Hội Đồng Thanh Niên .

Nhà Vua còn ban hành một số Dụ về các quyền căn bản như Tự do lập nhiệp đoàn, Tự do lập hội, Tự do hội họp, …
Đây là những đạo luật ấn định những nguyên tắc qui định các quyền tự do căn bản của người dân của một chế độ dân chủ pháp trị thật sự .
Chỉ trong vòng không quá 3 tháng, Chánh phủ Việt nam Độc lập đầu tiên Trần Trọng Kim, dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại, đã thật sự chấm dứt chế độ quân chủ cả ngàn năm trong đó 400 năm triều đại Nhà Nguyễn, đã đặt được những nền móng cho một chế độ dân chủ thật sự theo nguyên tắc « do dân, vì dân  » (Dân vi quí) . Phải chăng đây là một cuộc cách mạng chánh trị đúng nghĩa của nó ? Điều này thực hiện được tốt đẹp do lòng ái quốc và sự quyết tâm của nhà vua phối hợp với tâm huyết tha thiết đem lại nền độc lập cho Việt nam của Nội các Trần Trọng Kim .
Nhưng nền độc lập này là của đất nước việt nam chớ không phải của cộng sản Đệ III Quốc tế nên ngày 19/8, Hồ Chí Minh đã  phải ra tay « cướp chánh quyền » (sau khi chánh phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm) và dẹp bỏ tất cả các cơ chế dân chủ vừa thành lập, điển hình, ngày 22/9/1945, sau khi tuyên bố độc lập lần nữa, Hồ Chí Minh ban hành lệnh « bãi bỏ các nghiệp đoàn trên toàn cỏi Vìệt nam » và Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị định ngày 14/9/1945 giải tán Hội Khai Trí Tiến Đức, đồng thời ký một Nghị định khác thành lập Hội Văn Hóa Cứu Quốc Việt nam .
Sự hiệu lực xóa bỏ các cơ sở dân chủ của nước Việt nam độc lập do Nhà Vua Bảo Đại tuyên cáo ngày 11 tháng 3 năm 1945 là từ 1954, rồi 30/04/75,mọi quyền căn bản của người dân bị Hồ chí Minh và chế độ cộng sản do ông khai sanh tước đoạt sạch . Người dân bị chế độ độc tài khủng bố, đàn áp . Đất nước bị đảng cộng sản từng bước đưa vào vòng lệ thuộc Tàu theo cùng hệ xã hội chủ nghĩa .
Đó là công lao to lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh chọn lựa con đường cộng sản để cứu nước và giải phóng dân tộc mà người dân, ai không cộng sản, cũng đều thấy rỏ ràng .

II - Hồ Chí Minh phải chọn con đường cộng sản lê-nin
Lập luận bênh vực Hồ Chí Minh giải thích rằng hồi thập niên 20 của thế kỷ trước Hồ đã phải chọn con đường Lê-nin vì « tư bản lúc đó đi chiếm thuộc địa, từ đầu đến chân nó đều thấm bùn và máu », khác với ngày nay « đã lột xác trở thành văn minh . Cũng như vậy, Quốc tế III thời Lê-nin đầu thế kỷ XX cũng khác với cộng sản đã bị Staline và Mao hóa sau này . Nếu Quớc tế III không công khai ủng hộ các dân tộc thuộc địa - nếu cũng chỉ như Quốc tế II - chắc gì Hồ đã ngã  theo chủ nghĩa cộng sản ?
 Thứ hai, cũng cần phân biệt điều mà Hồ Chí Minh tự giác, chủ động lựa chọn với điều mà tình thế bắt buộc ông phải chấp nhận (khi không còn CON đường nào khác), lại càng khác xa với những điều người khác nhân danh Hồ Chí Minh đã làm ! Vai trò của vĩ nhân là ở chỗ có biết nắm bắt thời cơ và tận dụng được thời cơ do thời cuộc mang lại để thành đạt mục tiêu độc lập, thống nhất hay không; còn cá nhân một lãnh tụ, dù lỗi lạc đến đâu - nhất là lãnh tụ của một nước thuộc địa  nghèo nàn, lạc hậu như nước ta – làm sao có thể vượt qua được vị thế yếu kém của mình, để tác động vào thời đại, nhằm thực hiện thắng lợi lý tưởng, hoài bão mà mình theo đuổi ? » .
Ngày nay, người cộng sản không thể bênh vực Staline và Mao vì  2 người này đã gìết hại hằng 100 triệu nhơn dân của họ khi họ cầm quyền . Và còn qui sự cai trị bạo ngược, dã man của cộng sản ở Tàu, Bắc hàn và Việt nam là do theo Staline và Mao . Vậy Lê-nin thế nào ?
Chúng tôi, để phơi bày lại bộ mặt thật, rất thật của Lê-nin mà Hồ Chí Minh đã chọn đi theo làm cách mạng vì không có con đường nào khác - và đó là một chọn lựa của một vĩ nhơn vì tự giác - không gì bằng mời bạn đọc xem qua bức điện của Lê –nin gởi đi ngày 11 tháng 8 năm 1918 kêu gọi giết :

« Này các đồng chí, cuộc nổi dậy của phú nông  trong trong năm vùng của các đồng chí phải được tiêu diệt không thương tiếc . Quyền lợi của cách mạng bắt buộc, bởi vì ở khắp nơi, sự tranh đấu với phú nông từ nay đi vào giai đoạn kết thúc .
Các đồng chí phải :
1/ bắt (tôi nói bắt là làm cho mọi người trông thấy) không dưới một trăm phú nông hút máu nhơn dân .
2/ Công bố tên tuổi của chúng nó.
3/Tịch thâu tầt cả mùa màng của chúng .
4/Nhận dìện những con tin như tôi đã chỉ thị trong bức điện hôm qua . Làm điều này bằng cách trong phạm vi hơn 100 km, nhơn dân chứng kiến được, thấu hiểu, rung sợ và thét lên : người cách mạng sìết cổ và tiếp tục sìết cổ những phú nông hút máu .
Các đồng chí hảy đánh điện trả lời đã nhận được và đã thi hành chỉ thị này .
Lê-nin của các đồng chí » (Nicolas Werth, Lénine, Paris, 2003) .

Bức điện này là một trong hằng ngàn văn kiện của vị sáng lập ra Liên-xô chưa bao giờ được phổ biến, cả trong « Lê-nin Toàn tập » qua suốt 5 lần ấn hành trong thời gian từ 1920 tới 1960 .
Nhờ Liên-xô sụp đổ, văn khố mở cửa mà những văn kiện « kiểm duyệt của Lê-nin » mới được các sử gia tham khảo .
Cũng về đường lối chánh trị của Lê-nin, Simon Leys (Essais sur la Chine, Robert Laffont, Paris, 1998) trích dẩn một câu nói kinh điển của Lê-nin tưởng cũng cần ghi ra đây để thấy tại sao cộng sản phải cai trị độc tài triệt để : « Một chế độ sẳn sáng thực thi khủng bố không giới hạn thì không thể nào bị sụp đổ được » .
Hơn nữa, nên nhớ Lê-nin rất tâm đắc « Hư vô chủ nghĩa » (nihilisme) . Trong quyển « Le jeune Staline – Calmann-Lévy, Paris, 2010 », tác giả người Anh S.S Montefiore kể lại chuyện Staline thởi trai trẻ được Lê-nin tuyển dụng vì bản tánh du đảng, đã có thành tích ăn cướp, để đào tạo Staline ăn cướp ngân hàng lớn lấy tiền lập đảng cộng sản . Nhà Hư vô chủ nghĩa Serge Netchaiev, trong « Giáo lý Cách mạng » nổi tiếng, dạy rỏ để trở thành người cách mạng cộng sản « Mọi âu yếm, ủy mị trong tình ruột thịt, bằng hữu, tình ái, lòng biết ơn và ngay cả danh dự phải được thủ tiêu, nhường chổ cho một thứ đam mê duy nhứt và lạnh lùng là cách mạng » .
Chính nhóm khủng bố « Ý Chí Nhơn Dân » lúc bấy giờ lấy tư tưởng của Serge Netchaiev làm kim chỉ nam mà  « Giáo lý của Nhà Cách mạng » đã khai sanh ra Lê-nin và Staline . Giáo lý dạy phải bìến cái thế giới những người du đảng này thành một sức mạnh vô địch và bất diệt » (Le jeune Staline, các trang 180-183) .

Nay mọi người đã hiểu tại sao báo Anh, Daily Mail, 10/2014, trong bài “ Từ Staline đến Hitler, những chế độ diệt chủng ác nhứt thế giới » ghi tên Hồ Chí Minh vào danh sách cùng với những tên đồ tể như Staline, Mao Trạch-đông, Hitler, Kim Nhựt-thành, Pol Pot và nói rỏ thêm « Hồ Chí Minh và chế độ cộng sản ở Hà nội là thủ phạm gây ra cái chết của ít nhứt 200 000 người dân Mìền nam Việt nam » .
Vậy ai có thể nói khác hơn được Hồ Chí Minh và cái đảng cộng sản của ông vì học theo Lê-nin mà cho tới ngày nay không luôn luôn « ngập trong bùn và máu của nhơn dân việt nam từ đầu tới chơn » ? 
Và Hồ chí Minh không ai khác hơn là tên tội phạm chống nhơn loại, một thứ tội bất khả thời tiêu !


(*) Lê Kỳ Sơn, « Chung quanh vấn đề nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh hiện nay », Việt-Studies, 17/05/2015
      Từ Quốc Hoài, « Tháo bỏ ách tắc để giử lấy độc lập và chấn hưng đất nước – Thư ngỏ gời Ban Chấp Hành tW và đảng viên đảng cộng sản việt nam », internnet, 31/07/2014 .

(**) Phạm Cao Dương, « Lẽ ra ngay từ năm 1945, dân tộc ta đã có độc lập, tự do rồi », trên «dhsps.org .



Nguyễn văn Trần

Không có nhận xét nào: