Đông Nam Á: Thế giới mạng trở nên phức tạp trong bối cảnh bất
đồng chính kiến gia tăng (Chun Han Wong)
"...tốc
độ mà những quốc gia như Singapore, Malaysia, Campuchia và Việt Nam
đang tiến
hành áp đặt các biện pháp kiểm soát lại gây lo ngại cho những người ủng hộ nhân
quyền, họ sợ rằng việc hạn chế tự do internet hơn nữa có thể bóp nghẹt tự do
ngôn luận và tước đi sinh lực của nền kinh tế".
Chun
Han Wong (The Wall Street Journal, 12.6.2013)
Bản dịch của Luna Nguyen (Defend
the Defenders)
Chính phủ các nước Đông Nam Á đang
viện tới những công cụ pháp lý mới và những quyền lực nhà nước hà khắc trong
bối cảnh hệ thống internet ngày càng cho phép các công dân trẻ tuổi chỉ trích
các nhà lãnh đạo chính trị "bám trụ" quá lâu.
Không phải tất cả các quốc gia Đông
Nam Á này đều hiệu quả như Trung Quốc cùng "Vạn lý Tường lửa" nổi
tiếng của nó, thứ có thể lọc tất cả từ các bài viết trên microblog cho đến việc
tìm kiếm thông tin thông thường trên internet. Tuy vậy, tốc độ mà những quốc
gia như Singapore, Malaysia, Campuchia và Việt Nam đang tiến hành áp đặt các
biện pháp kiểm soát lại gây lo ngại cho những người ủng hộ nhân quyền, họ sợ
rằng việc hạn chế tự do internet hơn nữa có thể bóp nghẹt tự do ngôn luận và
tước đi sinh lực của nền kinh tế.
Tháng này, Singapore đã áp đặt các
biện pháp kiểm soát có chủ đích lên các phương tiện truyền thông internet,
trong khi đó Malaysia cho biết họ có thể bổ sung một số quy định về Internet
nhằm mục đích bảo vệ trẻ vị thành niên. Campuchia thì đang cân nhắc các luật lệ
bài trừ tội phạm internet mà theo các nhà hoạt động thì chúng có thể được sử
dụng nhằm chống lại những người chỉ trích chính phủ, cũng như Philippines đang phải
chống chọi với những thách thức pháp lý nhằm vào đạo luật tương tự được thông
qua vào năm ngoái của họ. Trong khi đó, đến thời điểm này của năm 2013, Việt
Nam đã bỏ tù số blogger bất đồng chính kiến nhiều hơn cả năm 2012.
Những nỗ lực như thế diễn ra giữa
lúc khả năng truy cập internet băng rộng và di động đang phát triển nhanh chóng
ở Đông Nam Á, nơi có vài trong số những nền kinh tế đang phát triển với tốc độ
nhanh nhất trên thế giới. Các nhà phân tích
cho rằng kết quả là các tầng lớp trung lưu mới nổi của khu vực được đào tạo tốt
hơn và ít tôn trọng giới quan chức hơn.
Theo
Cythia Wong, chuyên gia nghiên cứu Internet kỳ cựu của tổ chức bảo vệ nhân
quyền Human Rights Watch (Washington), "nhiều chính phủ đang bắt tay vào
kiểm soát Internet vì lo sợ cách thức mà các phương tiện truyền thông xã hội có
thể hỗ trợ sự tranh luận tự do hoặc các phong trào xã hội", đặc biệt là ở những
quốc gia đã áp đặt ảnh hưởng hoặc sự kiểm soát nặng nề lên các phương tiện
truyền thông truyền thống.
Tuy
vậy, "nhiều chính phủ lại đang vật lộn để hiểu hệ thống internet hoạt động
như thế nào… Kết quả là họ mở rộng phạm vi áp dụng của các đạo luật truyền
thông truyền thống sang lĩnh vực internet một cách hoàn toàn vô lý, trước sự
khác biệt về công nghệ".
Trong
trường hợp của Singapore, các nhà phân tích cho rằng các biện pháp mới đánh dấu
một sự chuyển hướng khỏi cái gọi là phương pháp tiếp cận quản lý "chạm nhẹ"
(light touch), theo đó Đảng Nhân dân Hành động nhìn chung không áp đặt ảnh
hưởng nhà nước nặng nề lên các phương tiện truyền thông trực tuyến như đối với
báo đài chính thống.
Các
quan chức nhấn mạnh rằng những quy định mới nhằm mục đích làm cho các quy định
pháp luật về truyền thông trở nên hài hoà chứ không nhằm hạn chế bất đồng chính
kiến trên mạng. Các nhà hoạt động e ngại rằng Đảng Nhân Dân Hành Động (vốn chi
phối Singapore từ năm 1959) đang tìm cách ngăn Internet cung cấp thêm động năng
cho những người chỉ trích chính phủ, đặc biệt là sau những thành công có tính
lịch sử của phe đối lập trong các cuộc bầu cử gần đây.
Tại
Malaysia, các giới chức đã cân nhắc việc bổ sung các biện pháp kiểm soát mạng
sau khi liên minh Mặt trận Quốc gia (nắm quyền từ năm 1957), giành chiến thắng
sít sao trong cuộc bầu cử tháng Năm vừa qua trước một phong trào đối lập vốn
dựa nhiều vào các phóng viên báo mạng và truyền thông xã hội để thu hút sự ủng
hộ. Thủ tướng Najib Razak đã gạt bỏ việc tuân thủ các quy định theo kiểu Singapore,
nhưng lại đề xuất rằng các biện pháp tự quản lý có thể được theo đuổi nhằm
khuyến khích các chủ blog và website tin tức tiết lộ danh tính. Bất kì quy định
tiếp theo nào cũng sẽ tuân theo một đạo luật mới thông qua vào năm ngoái, vốn
buộc các nhà trung gian internet (như những người chủ hệ thống Wi-Fi hoặc các
biên tập viên trang mạng) phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với những tài liệu
được cho là khích động hoặc bôi nhọ phát tán thông qua tài khoản của họ.
Theo
Fathi Aris Omar, biên tập viên của cổng thông tin độc lập Malaysiakini,
"những điều luật như thế tạo ra một trình tự bí mật cho việc kiểm soát
internet, và có thể đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng thậm chí ngay cả khi
chính phủ chưa sử dụng chúng ngay lúc này".
Bộ
trưởng thông tin và truyền thông đa phương tiện Malaysia, ông Ahmad Shabery
Cheek cho biết chính phủ đã xem xét quy định bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi
những nội dung internet phản cảm nhưng lại nói rằng quốc gia này "vẫn giữ
nguyên cam kết đối với tự do ngôn luận", thứ tự do đồng hành với trách
nhiệm dành cho những người sử dụng mạng.
Tại
Philippines, quốc gia được biết với nền báo chí tự do, đã hoãn thực thi một đạo
luật chống tội phạm mạng trước những thách thức về pháp lý của các phóng viên
và các nhà hoạt động nhân quyền. Những người chỉ trích công kích rằng định
nghĩa của nó về phỉ báng trên mạng là quá rộng, hình phạt đưa ra thì quá nặng
(tối đa 12 năm tù), cũng như những quyền hạn điều tra thì quá rộng nên có thể
xâm phạm quyền riêng tư. Điều này khiến các cơ quan chức năng phải đề xuất
những sửa đổi, lưu ý đến những quan ngại như thế.
Campuchia
đang suy nghĩ về một đạo luật chống tội phạm mạng mà các nhà hoạt động rằng nó
có thể được dùng để hạn chế chỉ trích nhằm vào thủ tướng Hun Sen, người đã tại
vị quá lâu. Tháng 12 vừa rồi, các nhà chức trách Phnom Penh đã cấm các quán cà
phê Internet hoạt động trong vòng bán kính 500 m từ bất kì trường học hoặc cơ
sở giáo dục nào. Một động thái mà các nhà chức trách nói rằng nhằm hạn chế trẻ
em tiếp cận những nội dung phản cảm như sách báo khiêu dâm, tuy nhiên các nhà
hoạt động lại chỉ trích quy định này là nhằm đàn áp các nhà bất đồng chính kiến
trên mạng.
Thái
Lan thì bị chỉ trích rằng các nhà chức trách sử dụng luật quân chủ và tội phạm
máy tính để giám sát internet và cản trở các đối thủ tiềm năng. Vào tháng
5/2012, một chủ trang web ở Thái đã bị kết tội vì đã không nhanh chóng xóa
những bình luận được coi là xúc phạm nhà vua. Bà bị phạt và kết án tù treo.
Tại
quốc gia láng giềng Việt Nam, đảng cộng sản đã mở rộng chiến dịch đàn áp giới
blogger vì bị cho là đăng những bài viết chống chính quyền.
Một
điểm sáng cho các quyền tự do mạng đã được mở rộng là Myanmar, nơi mà chính
quyền bán dân sự đã cho phép những quyền tự do báo chí lớn hơn và thúc đẩy việc
sử dụng internet như một phần sống của mọi người trong những cải cách rộng lớn
về kinh tế và chính trị nhằm mục đích hiện đại hóa một đất nước nghèo khó do
một nửa thế kỷ dưới chế độ quân sự. Tuy nhiên, các điều luật hà khắc trước đây
từng được sử dụng để bỏ tù phóng viên, người bất đồng chính kiến vẫn còn nguyên
đó.
Theo
các nhà phân tích, các phương thức này rất có thể vẫn được duy trì bởi những
chính phủ thiếu các nguồn lực tiên tiến để kiểm soát internet. Mặc dù vậy, vẫn
có những nỗ lực giám sát song phương từ các chính phủ phương Tây, bao gồm
chương trình bí mật Prism của Mỹ. Chương trình đã thu thập thông tin từ các
công ty internet của Mỹ với mục đích giám sát nước ngoài, đã bị cựu nhân viên
Cơ quan An ninh Quốc gia, Edward Snowden tiết lộ. Các quan chức Mỹ đã bảo vệ
chương trình và xem xét việc truy tố Snowden, người được biết lần cuối ở Hong
Kong sau khi đã dành cho một tờ báo ở đây cuộc phỏng vấn phát hành vào thứ Tư.
Robin
Mansen, giáo sư về truyền thông mới và Internet tại Trường Kinh tế London cho
biết : "Thứ cân bằng đặt giữa tự do ngôn luận và bảo mật là một câu hỏi mở
và gây tranh cãi. Truyền thống thì hoàn toàn khác biệt giữa các quốc gia Đông
Nam Á nhưng câu hỏi này thì lại tương đồng".
Tại
Singapore, hơn 1000 người biểu tình chống các quy định mới về việc cấp giấy
phép Internet vào thứ Bảy vừa qua. Đây là cuộc biểu tình hiếm hoi tại quốc gia
có trật tự cao này. Hàng chục người mặc áo thun đen tuần hành với các biểu ngữ
và bày tỏ thái độ thành kính trước một tấm bia mộ giả với những lời lẽ tiếc
thương cho cái chết cảm nhận được của tự do ngôn luận.
Theo
Bridget Welsh, nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Quản trị Singapore, sự
phản ứng mạnh mẽ và bất ngờ như vậy cho thấy sự kiểm duyệt mạnh tay hơn có thể
phản tác dụng trước sự trỗi dậy của một tầng lớp trung lưu am hiểu công nghệ. "Các
chính phủ đang nhìn về quá khứ trong khi thực tế là họ đang tìm cách quản lý
tương lai".
James
Hookway tại Bangkok và Celine Fernandez tại Kuala Lumpur đã đóng góp cho bài
viết này.
Chun
Han Wong (The Wall Street Journal, 12.6.2013)
Bản dịch của Luna Nguyen (Defend
the Defenders)
Nguồn: Wall Street Journal
Tìm đọc thêm: vietnamhumanrightsdefenders.net
In Southeast Asia, the Web Gets
Tangled Amid Dissent
Posted on June
14, 2013 by DtD|
The Wall Street Journal (12.6.2013)
Southeast Asian governments are
reaching for new legal tools and raw state powers as the Internet increasingly
enables younger citizens to criticize their long-serving political leaders.
Not all these countries are as
effective as China and its famed “Great Firewall,” which filters everything
from microblog posts to ordinary Internet searches. But the speed with which
countries such as Singapore, Malaysia, Cambodia and Vietnam are moving to
impose Web controls is worrying human-rights advocates, who fear further curbs
on Internet freedoms could suppress free speech and strip these economies of their
vitality.
Singapore this month imposed
targeted controls on Internet news media, while Malaysia says it could
introduce additional Internet regulations in the name of protecting minors.
Cambodia is considering anticybercrime legislation that activists say could be
used against government critics, just as the Philippines battles legal
challenges against its own such law passed last year. Vietnam, meanwhile, has
jailed more dissident bloggers so far this year than in the whole of 2012.
Such efforts come amid a rapid
expansion of broadband and mobile Web access in Southeast Asia, home to some of
the world’s fastest-growing developing economies. The upshot, analysts say, is
that the region’s emerging middle classes are better educated and less
deferential toward political incumbents.
“Many governments are starting to
regulate the Internet out of fear of how social media can support unfettered
debate or social movements,” particularly in countries that already exert heavy
influence or control over traditional media, said Cynthia Wong, senior Internet
researcher at Washington-based advocacy group Human Rights Watch.
But “many governments are still
struggling to understand how the Internet works…As a result, they are extending
traditional media laws to the Internet that don’t really make sense, given how
different the technology is,” Ms. Wong said.
In Singapore’s case, analysts say
the new measures mark a departure from a so-called “light touch” regulatory
approach, under which the ruling People’s Action Party has largely spared
online media from the heavy state influence applied to mainstream newspapers
and broadcasters.
Officials have stressed that the
new rules are meant to harmonize its media laws and aren’t meant to curb online
dissent. Activists fear that the PAP - which has dominated Singapore since 1959
- is trying to prevent the Internet from providing further momentum to critics,
particularly after historic opposition gains in recent elections.
In Malaysia, authorities had
considered more Web controls after the National Front coalition, in power since
1957, narrowly won elections last month against an opposition movement that
relied heavily on Internet-based journalists and social media to garner
support. Prime Minister Najib Razak ruled out following Singapore-style
regulations, but suggested that self-regulatory measures could be pursued to
encourage blog and news Website owners to reveal their identities. Any further
rules would follow in the wake of a new law passed last year that makes
Internet intermediaries - such as owners of Wi-Fi connections or website
editors - legally accountable for material considered inflammatory or libelous
spread through their accounts.
“Such laws provide a backdoor route
for controlling the Internet, and could pose a serious threat even if the
government doesn’t use them immediately,” said Fathi Aris Omar, editor of
popular independent news portal Malaysiakini.
Malaysian Communication and
Multimedia Minister Ahmad Shabery Cheek said the government was considering
regulation to protect minors from objectionable online content, but said the
country “remains committed to freedom of expression” that comes with
accountability for Web users.
In the Philippines - known for its
freewheeling press - a new anticybercrime law has been suspended amid legal
challenges from journalists and rights activists. Critics have attacked its
broad definition of online libel, the harsh penalties it prescribes - up to 12
years in jail - and extensive investigative powers that could infringe on
privacy, prompting authorities to propose revisions taking such concerns into
account.
Cambodia is thinking about an
anticybercrime law that activists fear could be used to curb criticism against
long-serving Prime Minister Hun Sen. Already, Phnom Penh authorities in
December banned Internet cafes from operating within a 500-meter radius of any
school or educational institution - a move that authorities say is meant to
limit children’s access to objectionable material like pornography, but one
that is criticized by activists as a crackdown on online dissent.
Then there is Thailand, where
critics say authorities have used lèse-majesté and computer-crime laws to
police the Internet and deter potential rivals. In May 2012, a Thai webmaster
was convicted for failing to quickly delete commentary deemed insulting toward
the monarchy. She was fined and given a suspended prison sentence.
In neighboring Vietnam, the ruling
Communist Party has extended a crackdown on bloggers for allegedly posting
antigovernment articles.
One bright spot for expanded Web
freedoms is Myanmar, where a quasicivilian government has allowed greater press
freedoms and promoted Internet usage as part of broad economic and political
changes aimed at modernizing the impoverished country as it emerges from half a
century of military rule. Nonetheless, repressive laws previously used to jail
journalists and dissidents remain on the books.
Such methods will likely be
retained by governments that lack advanced resources for Internet policing,
analysts say. Even so, there are also parallels with surveillance efforts by
some Western governments, including the secret U.S. Prism program that obtains
information from American Internet firms for foreign-surveillance purposes,
recently exposed by former National Security Agency contractor Edward Snowden.
U.S. officials have defended the program and are considering prosecuting Mr.
Snowden, who was last known to be in Hong Kong, where he gave a newspaper
interview published Wednesday.
“What the balance should be between
freedom of expression and security is an open and contested question,” said
Robin Mansell, a new-media and Internet professor at the London School of
Economics. “Traditions are clearly different in countries in Southeast Asia but
the question is similar.”
In Singapore, more than 1,000
people protested Saturday against the new Internet licensing rules, a rare
demonstration in the regimented city-state. Dozens donned black T-shirts,
paraded placards, and paid respects to an ersatz tombstone lamenting the perceived
death of free speech.
Such backlash shows how greater
censorship can backfire given the rise of a technologically savvy middle class,
said Bridget Welsh, a political scientist at the Singapore Management University.
“Governments are looking to the past when the reality is that they are trying
to manage the future.”
- James Hookway in Bangkok
and Celine Fernandez in Kuala Lumpur contributed to this article.
- See more at: vietnamhumanrightsdefenders.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét