Việt-Trung ký 10 văn kiện hợp tác
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (P)
cùng với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình trước Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc
Kinh, ngày 19/06/2013 . REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn
Sang bắt đầu công du Trung Quốc từ hôm nay, 19/06/2013. Chuyến thăm này diễn ra
trong bối cảnh Bắc Kinh trong thời gian gần đây không ngớt có những hành động
ngày càng quyết đoán trong việc áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông,
bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước khác trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, theo nhận định của
giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (trường Đại học New South
Wales), hồ sơ Biển Đông tuy quan trọng, nhưng chỉ chiếm một vị trí thứ yếu trong
các cuộc thảo luận so với các vấn đề kinh tế. Bắc Kinh, theo ông Thayer, sẽ lợi
dụng thế yếu của Việt Nam, cần đến Trung Quốc về mặt kinh tế để gia tăng áp lực
trên một trong những nước phản đối mạnh mẽ nhất các đòi hỏi chủ quyền quá mức
của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư
điện tử, giáo sư Thayer trước hết xác định rằng bất chấp các sự cố liên quan
đến Biển Đông trong thời gian qua, nhân chuyến công du Trung Quốc của chủ tịch
nước Việt Nam, hai bên sẽ cố cho thấy là tranh chấp Biển Đông không hề tác hại
đến quan hệ song phương.
« Biển Đông sẽ nằm trong
chương trình nghị sự nhưng sẽ không chi phối các cuộc thảo luận... Mặc dù đã có
một vài sự cố ngoài Biển Đông được công khai hóa (trong thời gian qua), nhưng
Trung Quốc và Việt Nam đang « quản lý » tranh chấp lãnh thổ song phương.
Một nhóm làm việc cấp chính
phủ vẫn tiếp tục gặp nhau để thảo luận về các vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Việt Nam đã thúc đẩy một thỏa thuận về việc « không sử dụng võ lực trước » tại
Biển Đông. Hai bên cũng đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng quốc phòng.
Chuyến thăm của Chủ tịch
Trương Tấn Sang có nhiều mục tiêu. Thứ nhất, Việt Nam là nước đi bước đầu tiên
trong một chuyến thăm cấp cao. Điều này cho thấy thái độ tôn trọng (respect),
nếu không muốn nói là cung kính (deference) đối với Trung Quốc. Các vấn đề kinh
tế sẽ rất quan trọng vì lẽ Việt Nam bị thâm hụt thương mại nặng nề trước Trung
Quốc... và sẽ phải tìm kiếm thêm đầu tư từ Trung Quốc.
Tóm lại, cả hai bên đều không
để cho tranh chấp Biển Đông dâng trào, ảnh hưởng đến quan hệ song phương rộng
lớn hơn ».
Theo giáo sư Thayer, trong toàn
cảnh như vậy, trên hồ sơ Biển Đông, Việt Nam chỉ có thể nhắc lại những gì đã
từng được hai bên đồng ý từ trước đến nay, và tránh gây thêm rắc rối – như
tuyên bố ủng hộ vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc chẳng hạn :
« Một lần nữa, Việt Nam
và Trung Quốc sẽ ghi nhận là tranh chấp nên được giải quyết song phương (khi
không liên quan đến một bên thứ ba), tránh dùng võ lực đồng thời tuân thủ luật
quốc tế trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Cả hai sẽ cam
kết thực hiện bản Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, và ủng hộ đàm
phán về một Quy tắc Ứng xử COC.
Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện
sự cung kính Trung Quốc bằng cách không công khai ủng hộ Philippines và vụ nước
này kiện (Trung Quốc) ra trước Tòa án Trọng tài của Liên Hiệp Quốc. Việt Nam sẽ
tiếp tục giữ một thái độ kín đáo trên vấn đề Biển Đông, ngoại trừ khi phải đối
phó với những sự cố cụ thể. Trong các trường hợp đó, Việt Nam sẽ phản đối theo
các kênh chính thức».
Chuyến công du Trung Quốc của ông
Trương Tấn Sang diễn ra vào lúc toàn khối ASEAN chuẩn bị Hội nghị Ngoại trưởng
thường niên tại Brunei – từ ngày 27/06 đến 02/07/2013 - trong đó vấn đề Biển
Đông chắc chắn sẽ được đề cập tới. Theo giáo sư Thayer, Chủ tịch nước Việt Nam
có thể sẽ gặp áp lực trên một số vấn đề :
« Trung Quốc sẽ gây mọi
áp lực về mặt ngoại giao để ngăn không cho vấn đề Biển Đông bị các cường quốc «
bên ngoài » quốc tế hóa hơn nữa. Trung Quốc sẽ nêu bật thiện chí bắt đầu đàm
phán về một Quy tắc Ứng xử, nhưng với lời đe dọa ngấm ngầm là tất cả các nước
đang tranh chấp với Trung Quốc phải tránh không được chỉ trích Trung Quốc.
Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ
tương đối dễ dàng trong việc tán đồng ý kiến của Trung Quốc trong bản thông cáo
chung. Các cuộc thảo luận được dự kiến về một bộ Quy tắc Ứng xử là một chuyển
biến tích cực mà mọi bên đều mong muốn ».
Trong phần trả lời phỏng vấn của
hãng tin Mỹ Bloomberg vào hôm qua, giáo sư Thayer còn nêu bật một trong những
mục tiêu không được nói ra của chủ tịch nước Việt Nam nhân chuyến công du Trung
Quốc : Tìm hiểu rõ hơn về quan hệ Mỹ - Trung sau cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Tập
Cận Bình hồi đầu tháng tại California.
Dẫu sao thì Việt Nam, theo nhà
nghiên cứu Úc, không thể « nổ súng tiến lên » trên hồ sơ
Biển Đông, và phải rất thận trọng trong việc « chọn mặt trận nào »
với Trung Quốc.
Việt
- Trung ký 10 văn kiện hợp tác
Cập nhật: 15:04 GMT - thứ
tư, 19 tháng 6, 2013
Đây là chuyến thăm Trung Quốc
đầu tiên của ông Sang trong cương vị chủ tịch nước
Hôm 19/6, Chủ tịch Việt
Nam Trương Tấn Sang và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết
10 văn kiện hợp tác tại Bắc Kinh.
Đáng chú ý, hai nước sẽ thăm dò
dầu khí chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
Bộ nông nghiệp hai nước lần đầu
tiên sẽ lập đường dây nóng để giải quyết các vụ va chạm liên quan ngư dân trên
biển.
Ngoài ra còn có thỏa thuận hợp
tác giữa hai bộ quốc phòng, xây dựng trung tâm văn hóa tại hai nước.
Trung Quốc sẽ cấp khoản vay ưu
đãi 320 triệu nhân dân tệ cho dự án hệ thống thông tin đường sắt và còn có một
hiệp định cho vay liên quan dự án nhà máy đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu
đôla.
Hai bên còn ký chương trình hành
động giữa hai chính phủ về triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện.
Đây là chuyến thăm đầu tiên
của ông Sang trong cương vị Chủ tịch nước, và cũng là chuyến thăm đầu
tiên kể từ khi Trung Quốc có dàn lãnh đạo mới.
Giới quan sát cho rằng hai
chủ đề chính trong chuyến đi lần này của ông sẽ là kinh tế-thương
mại và an ninh ở Biển Đông.
Những ngày gần đây, truyền
thông hai bên đăng nhiều tin bài ca ngợi ý nghĩa của chuyến đi, mà
giới chức nói là "nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà
nước Việt Nam trong quan hệ với Đảng, Nhà nước Trung Quốc; đưa quan hệ hai bên
có bước phát triển thực chất theo khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn
diện; thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, nhất là về hợp tác kinh
tế-thương mại".
Trong một động thái đáng chú
ý, quan chức cao cấp của cả hai bên đều đồng loạt trả lời phỏng vấn
về chuyến đi này trên các kênh chính thống, cho thấy nguyện vọng
chứng minh ngược lại một số cáo buộc rằng quan hệ Việt Nam-Trung
Quốc đang 'có vấn đề' vì mâu thuẫn biển đảo.
Mới nhất, chính Chủ tịch
Trương Tấn Sang đã trả lời báo chí Trung Quốc trước thềm chuyến đi
của mình.
'Trước
sau như một'
Trong phỏng vấn thực hiện hôm
thứ Ba 18/6, ông Sang khằng định: "Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
trước sau như một hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện với Trung Quốc".
Tuy nhiên, ông đề cập tới các
thách thức mới đặt trước quan hệ Việt-Trung ngày nay, và nhấn mạnh:
"Hơn bao giờ hết, cả hai nước đều cần môi trường quốc tế và khu vực hòa
bình, ổn định để tập trung phát triển".
Gần đây Việt Nam và Trung
Quốc đã có nhiều cuộc va chạm trên Biển Đông. Tuy chưa xảy ra xung đột
vũ trang, nhưng rõ ràng an ninh và ổn định đã trở nên quan tâm hàng
đầu.
"Việc giải quyết vấn
đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến tâm
tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân."
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Cả hai bên đều thừa nhận
rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề mâu thuẫn lớn duy
nhất còn tồn tại giữa hai bên.
Tiến sỹ Ian Storey, chuyên gia
về an ninh châu Á, nói với BBC từ Singapore rằng ở thời điểm hiện
tại, "triển vọng có được một giải pháp chính trị hay pháp lý
đối với tranh chấp Biển Đông là rất yếu ớt vì thiếu ý chí chính
trị của tất cả các bên".
"Bởi vậy trọng tâm của
tiến trình này sẽ là giảm thiểu căng thẳng thông qua các cơ chế quản
lý xung đột."
Ông Storey dự đoán Việt Nam
và Trung Quốc sẽ vẫn còn tiếp tục căng thằ̉ng xung quanh vấn đề Biển
Đông, các nguồn lợi trong khu vực này, và do vậy các vụ va chạm vẫn
sẽ tiếp diễn.
Chủ tịch Trương Tấn Sang nói
ông hy vọng "sẽ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi thẳng
thắn, chân thành, tiếp tục có thêm những giải pháp để giải quyết thỏa đáng
những bất đồng trên biển giữa hai nước".
Ông Sang cũng bày tỏ nguyện
vọng hai bên cùng giữ lập trường "đối xử nhân đạo với ngư dân, xử lý
thỏa đáng vấn đề nghề cá".
Ông nói: "Việc giải quyết
vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng vì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đến
tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc, của người dân".
Giữ
thăng bằng
Tiến sỹ Storey cảnh báo rằng
lãnh đạo Việt Nam, nhất là Chủ tịch Trương Tấn Sang trong chuyến đi
này, sẽ phải đối mặt với áp lực phải giữ hòa khí với Trung Quốc
trong khi tỏ ra thấu hiểu và tôn trọng chính những điều mà ông Sang
gọi là "tâm tư tình cảm thiêng liêng của dân tộc" nói trên.
Dư luận trong nước đã nhiều
lần chỉ trích ban lãnh đạo Hà Nội là quá "nhu nhược" trước
các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Việt Nam đang phải tìm cách
thăng bằng quan hệ với Trung Quốc
Ông Storey nói với BBC:
"Để giữ thăng bằng, chính phủ Việt Nam đang theo đuổi cùng lúc 5
chiến lược: đàm phán ngoại giao song phương với Trung Quốc; ủng hộ
các nỗ lực của Asean trong việc thực thi Tuyên bố chung về Biển Đông
(DoC) và xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC); quốc tế hóa vấn đề Biển
Đông thông qua các diễn đàn an ninh khu vực; hiện đại hóa không
quân-hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ; và xây dựng quan hệ thân
cận với Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có thể đối trọng lại quyền lực
đang lên của Trung Quốc".
Thực tế Việt Nam đã hoan
nghênh hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực, cũng như chính sách
chuyển hướng về châu Á-Thái Bình Dương của Washington.
Giới chuyên gia nói trong
chuyến thăm lần này, ông Trương Tấn Sang sẽ tìm hiểu quan điểm của
lãnh đạo Trung Quốc sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có
họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hồi đầu tháng ở
California.
Ông Sang sẽ có cuộc gặp với
Chủ tịch Tập tại Bắc Kinh.
Vào cuối chuyến thăm, đoàn
của Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ có chuyến thăm Quảng Đông trước khi
quay trở lại Việt Nam.
Chặng cuối của chuyến thăm sẽ
tập trung vào chủ đề kinh tế.
Thương mại Việt-Trung bị đánh
giá là chưa xứng với tiềm năng. Trong 5 tháng đầu năm 2013, thương mại
hai chiều đạt 18,9 tỷ đôla, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo
thống kê của phía Trung Quốc.
Cùng giai đoạn này, thương
mại hai chiều của Trung Quốc với Singapore là 30,7 tỷ và với Malaysia
là 43,1 tỷ, các con số lớn hơn nhiều.
Thâm hụt thương mại của Việt
Nam với Trung Quốc ngày càng lớn, từ đầu năm tới cuối tháng Năm đã
lên hơn 11 tỷ đôla.
Hãng tin tài chính Bloomberg
nhận định ông Trương Tấn Sang sẽ phải làm một bài toán vô cùng khó
khăn, là đề cập chuyện biển đảo trong khi vẫn phải kêu gọi trợ giúp
và đầu tư của Trung Quốc cho nền kinh tế.
Hai nước đã đặt mục tiêu nâng
kim ngạch thương mại song phương lên mức 60 tỷ đôla vào năm 2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét