Mỹ không nên đối đãi với Nước Tàu như một
siêu cường
Washington Post:
Nước Tàu không phải là một siêu
cường của thế giới và Mỹ không cần phải đối đãi Bắc Kinh như thế trong cuộc hội
đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Fareed Zakaria, nhà phân tích vấn
đề quốc tế của Washington Post, Biên tập viên Tạp chí Times, dẫn chương trình
đài CNN cho rằng Nước Tàu không phải là một siêu cường của thế giới và Mỹ không
cần phải đối đãi Bắc Kinh như thế trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Barack Obama
và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nhà phân tích Fareed Zakaria.
Zakaria cho rằng cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh
đạo có thể được coi là một hội nghị lịch sử tương tự hội nghị tại Bắc Kinh năm
1972 giữa Tổng thống Richard Nixon và Thủ tướng Chu Ân Lai giúp bình thường
hóa quan hệ Mỹ-Hoa.
Khi đó, Nước Tàu là một quốc gia lớn nhưng có
nền kinh tế nhỏ, đang đối mặt với những biến động về kinh tế, văn hóa, chính
trị. Ngày nay, Nước Tàu đã giàu có và trở thành nền kinh tế lớn của thế giới,
nhưng vẫn không phải là một siêu cường mới trên thế giới – ông Zakaria nói.
Nước Tàu hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế
giới và một ngày nào đó có thể chiếm vị trí số 1 vì quy mô của nó. Nhưng quyền
lực lại được định nghĩa theo nhiều quy mô khác nhau, phổ biến nhất là về chính
trị, quân sự, chiến lược và văn hóa. Ngoài ra, Nước Tàu có thể mạnh và giàu,
nhưng không phải trên quy mô toàn cầu. Hiện tại, Bắc Kinh đang thiếu tham vọng
để thiết lập chương trình nghị sự toàn cầu.
Học giả David Shambaugh, người luôn nhận xét
tốt về Nước Tàu, viết trong một cuốn sách gần đây rằng: “Nước Tàu, về bản chất,
là một nhà nước rất hẹp hòi và thực tế chỉ tìm cách để tối đa hóa lợi ích và
quyền lực riêng của mình.
(Nước Tàu) ít quan tâm đến tính toàn cầu và
thực thi các tiêu chuẩn toàn cầu về hành vi (chỉ thích nói theo lý thuyết và
rêu rao là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia). Chính sách
kinh tế thì trọng thương, còn ngoại giao thì thụ động.
Nước Tàu cũng theo đuổi chiến lược bá quyền cô
đơn, không có đồng minh và đã làm mất lòng tin, gây mối quan hệ căng thẳng với
phần lớn thế giới”.
Washington đã tìm cách lái Nước Tàu phù hợp với
nền kinh tế, chính trị thế giới bởi điều đó sẽ đem lại lợi ích cho cả Mỹ, cả
Nước Tàu và thế giới. Nhưng rất nhiều xung đột đã đẩy mối quan hệ song phương
ra xa nhau.
Trong hai thập kỷ đầu tiên sau khi bình thường
hóa quan hệ Mỹ-Hoa , Washington đã thay đổi chiến lược phù hợp
với Bắc Kinh vì muốn thay đổi cán cân quyền lực chống lại Liên Xô. Khi đó, Nước
Tàu cũng cần tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và hỗ trợ chính trị của Mỹ để phát
triển kinh tế.
Ngày nay, Nước Tàu thực sự đã lớn mạnh và in
dấu chân trên khắp các lục địa. Điều đó không chỉ đe dọa lợi ích và giá trị của
Mỹ mà còn buộc Mỹ phải đứng ra bảo vệ lợi ích của các đồng minh châu Á đang bị
đe dọa trước sự trỗi dậy của Nước Tàu.
Đó là lý do vì sao cuộc hội đàm tại California giữa ông
Obama và Tập Cận Bình lại rất quan trọng. Cả hai cần phải có một cái nhìn sâu
sắc vào mối quan hệ song phương và từ đó tìm ra con đường mới củng cố lòng tin
để thúc đẩy hợp tác trong tương lai.
Bắc Kinh muốn có quan hệ tốt với Mỹ và bầu
không khí chung yên ổn ở bên ngoài. Bắc Kinh muốn quyền lực nhưng không tạo ra
một phản ứng dữ dội chống Nước Tàu mạnh mẽ giữa các cường quốc khác ở châu Á.
Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra nếu Nước Tàu
công nhận, tôn trọng và hành động theo quan điểm của một nhà nước quyền lực
toàn cầu chứ không phải là của một quốc gia “hẹp hòi” chỉ tìm cách tối đa hóa
lợi ích riêng của mình.
Nói cách khác, khi nào Nước Tàu bắt đầu hành
động như một siêu cường thì Mỹ mới nên đối xử với nó như một siêu cường.
(Nguồn: Washington
Post. Bản Việt ngữ: Gom Tin. com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét