Gia Minh

Tại sao người đi tiền phong chống Trung Quốc vẫn còn bị giam giữ

Cuộc biểu tình chống Trung Quốc được cho là khí thế nhất tại Hà Nội diễn ra vào ngày 24 tháng 7 vừa qua khiến cho nhiều người nhớ đến một số nhân vật hiện đang phải thụ án tù bởi từng công khai biểu tình chống những hành động xâm lấn và bắn giết ngư dân Việt Nam trước đây.


Lên tiếng quá sớm 
Có thể nói việc làm của những người như  ông Nguyễn Văn Hải, thường được biết đến với danh xưng blogger Điếu Cày Nguyễn Hòang Hải, hay cô Phạm Thanh Nghiên, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ … không khác gì mấy so với họat động công khai giương biểu ngữ, đi tuần hành hô vang khẩu hiệu chống Trung Quốc của nhiều người dân Hà Nội tiến hành gần đây.

Thế nhưng những người như ông Nguyễn Văn Hải, cô Phạm Thanh Nghiên, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ và một số người khác hiện phải ở trong trại tù thi hành những bản án mà tòa án Việt Nam tuyên cho họ.

Bà Dương Thị Tân, vợ ông Nguyễn Văn Hải, cho biết chính những cán bộ an ninh, công an Việt Nam cho rằng việc biểu tình chống Trung Quốc của ông Nguyễn Văn Hải là đi quá sớm khiến ông phải rơi vào cảnh tù tội;

Những việc ông ấy làm là làm trước khi người ta nói chứ không có gì sai. Ý kiến chủ quan của tôi là không có gì sai trái: những việc làm của ông là điều ai cũng bức xúc, mà trước đây báo chí không nói nên người ta không bức xúc.

Từ rất sớm ông đã có những thông tin rất sớm từ thời mất Thác Bản Giốc. Lúc đó ông đã có nổi canh cánh. Có người gọi tôi ra nói ‘hãy để nhà nứơc giải quyết’, nếu không Trung Quốc mích lòng gây chiến tranh. Thượng tá Phạm Thành Công nói với tôi ‘phải mềm dẻo’…

Anh Ngô Quỳnh, người từng bị bỏ tù vì có những họat động chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, đưa ra nhận định:

Tôi nghĩ tư duy của nhà cầm quyền lúc đó còn quá ‘lạ lẫm’ với chuyện đó; họ thấy việc biểu tình là quá mới không thể chấp nhận được. Họ tìm đủ mọi cách để gây khó dễ. Tôi đã chứng kiến họ đánh đập những anh em đi biểu tình rất dã man; sau đó họ tiếp tục đi bước nữa là quản chế, giam giữ.

Tôi nghĩ chưa có thể nói những hành động của nhà cầm quyền Hà Nội sắp đến đối với những người đã và đang đi biểu tình; nhưng cũng hy vọng chính quyền đang có những bước nhượng bộ thực sự để người dân có thể thực hiện những quyền tự do cơ bản nhất của mình.

Bà Nguyễn thị Lợi, mẹ của cô Phạm Thanh Nghiên hiện đang thụ án tù tại trại số 5, Thanh Hóa cho biết lý do mà người ta đưa ra để bắt con gái bà trước đây:

Tội danh khi bắt là ‘tọa kháng tại nhà’; vì nó đi lên Hà Nội biểu tình người ta không cho đi, canh gác vì thế nó tọa kháng tại nhà tức biểu tình tại nhà. Bắt là tội ‘Hòang sa- Trường Sa’ mà khi xử lại không xử tội ấy.

Tình cảnh hiện nay

Đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Hải, kề từ khi bị bắt hồi ngày 3 tháng 6 năm 2009 đến nay, bà vợ của ông không hề được gặp mặt. Ông này bị kết tội ‘trốn thuế’ và bị phạt tù; nhưng thời điểm mãn hạn vào ngày 20 tháng 10 năm ngóai ông lại bị giam tiếp tục với tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà Nước Việt Nam’. Thông tin gần đây cho hay ông Nguyễn Văn Hải bị mất một tay trong tù.

Bà Dương Thị Tân nói về thông tin đó, cũng như tình cảnh không chỉ ông Nguyễn Văn Hải phải chịu đựng mà cả gia đình bà cũng phải gánh sau khi ông này bị bắt vì đã lên tiếng và có hành động về sự bành trướng của Trung Quốc đối với Việt Nam:


từ phía trại giam và cán bộ có thẩm quyền, họ vẫn né tránh không trả lời vào vấn đề của tôi. Chưa có một thông báo chính thức nào cho gia đình. Tôi nghĩ hòan tòan bất công, bất công với chính bản thân ông Hải và với chính gia đình tôi: họ có những cách hành xử rất vô nhân đạo với gia đình tôi.

Bà Dương Thị Tân

Đến hôm nay hơn chín tháng, chưa có thông tin gì. Còn việc nói ông Hải bị mất tay chỉ thực sự từ miệng một người tiếp dân ở đó thôi. Còn từ phía trại giam và cán bộ có thẩm quyền, họ vẫn né tránh không trả lời vào vấn đề của tôi. Chưa có một thông báo chính thức nào cho gia đình. Tôi nghĩ hòan tòan bất công, bất công với chính bản thân ông Hải và với chính gia đình tôi: họ có những cách hành xử rất vô nhân đạo với gia đình tôi.

Tù nhân Phạm Thanh Nghiên, bị bắt hồi tháng chín năm 2008 khi đang tọa kháng tại nhà với biểu ngữ ‘Hòang sa- Trường Sa là của Việt Nam’, cũng như phản đối công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14 tháng 9 năm 1958 gửi cho ông Chu Ân Lai về vấn đề lãnh hải Trung Quốc. Tuy nhiên khi đưa ra xét xử thì tòa lại rút những cáo buộc đó mà tuyên án cô 4 năm tù giam, 3 năm quản chế về tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN theo điều 88 Bộ Luật Hình sự với một trong những chứng cứ là bài ‘Uất ức quá biển ta ơi’ viết về trường hợp những ngư dân Việt tại Hậu Lộc, Thanh Hóa bị phía Trung Quốc bắn chết khi đang đánh bắt cá tại Vịnh Bắc Bộ.

Tù nhân Phạm Thanh Nghiên, bị bắt hồi tháng chín năm 2008 khi đang tọa kháng tại nhà với biểu ngữ ‘Hòang sa- Trường Sa là của Việt Nam’...Tuy nhiên khi đưa ra xét xử thì tòa lại rút những cáo buộc đó mà tuyên án cô 4 năm tù giam, 3 năm quản chế về tội tuyên truyền chống nhà nước

Bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ của cô Phạm Thanh Nghiên cho biết tình hình của cô hiện nay qua chuyến đi thăm gần nhất là vào ngày 4 tháng 7 vừa qua:

Con tôi nhỏ bé tí xíu, ở nhà ăn uống cũng ‘khảnh ăn’. Còn gia đình có mang đồ tươi đến chỉ ăn một ngày thôi, chứ thời tiết nóng thế này thì thiu mất. Khi vào tù cháu bị ngất mấy lần, người ta cũng truyền nước, chữa chạy đến nơi đến chốn.

Đồng cảm
Một người từng về Hậu Lộc, Thanh Hóa cùng với cô Phạm Thanh Nghiên trong chuyến tìm hiểu gia cảnh của những thân nhân của ngư dân Việt bị phía Trung Quốc bắn chết, là anh Ngô Quỳnh hiện đã mãn án tù nhưng vẫn bị quản chế, nói về cô Phạm Thanh Nghiên như sau:
Ấn tượng của em về chị Nghiên là tốt. chị rất nhiệt tình và có tình cảm đặc biệt với ngư dân và người dân Việt Nam. Còn chuyện chị vẫn còn ở tù em không biết làm sao, chỉ biết mong chị sớm được trả tự do và giữ gìn sức khỏe.

Ngay sau khi nghe tin ông Nguyễn Văn Hải, nhiều người lên tiếng lo lắng về tình cảnh của ông, cũng như lên án việc làm bất minh của những cơ quan đang giam giữ ông như bài viết “Hải cụt’ của bác sĩ Phạm Hồng Sơn, rồi bài chia xẻ của ông Nguyễn Bắc Truyển. Hai người này là tù nhân lương tâm và nay đang bị quản chế.


Một người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam đang phải trốn chạy ra nứơc ngòai là ông Nguyễn Ngọc Quang có bài

‘Tiếng hót chim Phương Nam’; trong đó ông viết “Tôi chưa từng gặp anh Điếu Cày. Tôi yêu anh ấy qua lời kể của bạn bè. Ngày tôi ra tù, tôi cầm trên tay mảnh giấy chữ viết của anh ghi địa chỉ và số phone đi tìm chị Tân. Chị kể cho tôi nghe về anh và cho tôi xem chiếc nón của anh mà trên đó có going chử ‘Hòang Sa, Trường Sa là của Việt Nam’. Sau này có những lần nói chuyện với Uyên Vũ, Trăng Đêm, Bùi Chát, Lái Giáo, Anhbasg, Mẹ Nấm… những thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, tôi được hiểu thêm về anh, một người anh đáng kính rất cương nghị và có tố chất của một thủ lĩnh”.

‘Chuyện anh Điếu cày’ của tác giả Nguyễn Dư trên Dân Làm báo viết ‘Chỉ có những con người yêu tổ quốc như anh mới đi đến tận nơi địa đầu của đất nước để chứng kiến cảnh người ta đã bán lãnh thổ cho giặc, lúc đó anh mới tin. Anh cần bằng chứng sự thật. Và sự thật đã rõ.”


Đối với tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, sau khi tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trong phiên xử sơ thẩm hôm ngày 4 tháng 4 vừa qua tuyên án ông 7 năm tù giam, thì đã có gần 2000 người ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu trả tự do cho ông vì họ cho rằng những việc làm của ông không hề vi phạm luật pháp Việt Nam mà lại là những hành động yêu nước muốn cho đất nước phát triển, không phải rơi vào họa xâm lăng của ngọai bang.


Gia Minh, biên tập viên

Không có nhận xét nào: