Hà Đình Sơn

Hôm trước, hôm sau và hôm nay…
Vì những dòng chữ trên bia đá này khẳng định xương cốt trong núi của nghĩa quân Lữ Gia, nên người dân Sài Sơn và nhà chùa tin rằng, xương cốt trong động đã 2.100 năm tuổi.
Hôm trước – “Đám đông tụ tập”, hôm sau – “Biểu tình thể hiện tình yêu nước”, hôm nay lại là… “Đám đông tụ tập”.


Xã hội ai cũng cần, ai cũng muốn chính tai mình nghe thấy điều hay, chính mắt mình nhìn thấy cái đẹp. Không vì tình cảm thiên vị nhất thời, lợi ích sai khiến, nhận thức thấp, cao hãy khách quan để nhận ra chân của cái xã hội mình sống.

Có phải “Điều dối trá nói một trăm lần, một nghìn lần rồi người ta sẽ tin là thật” ? Có lẽ trước đây có thể đúng, nhưng với thời đại công nghệ thông tin những điều dối trá đó sẽ bị đẩy lùi vào bóng tối.

Mọi điều tốt sẽ đều được ghi nhớ, mọi điều ác cũng không thể quên bởi mỗi người dân là một nhân chứng của lịch sử.

Dân tộc Việt Nam có lẽ chưa bao giờ là dân tộc đi đầu trong các cuộc cách mạng xã hội của nhân loại. Vì thế chúng ta có cái thiệt thòi của người đi sau, nhưng chúng ta có cái lợi từ bài học của những dân tộc đi trước.




Về hình thức của các cuộc cách mạng xã hội thì nói nhiều cũng không hết; nhưng nó có một điều giống nhau là đều là sự tham gia của nhiều người. Tùy quan điểm, lợi ích của mỗi người mà người ta về danh từ gọi những người đó là “quần chúng”, là “nhân dân”, là “lực lượng” hay chỉ là “đám đông”, là “bọn người”, là “lũ người”… Về tính chất người ta có thể gọi hành vi của những người đó là “thể hiện tinh thần yêu nước” hoặc “đám người tụ tập”… Nhưng bản chất sự việc thì không thể vì sự tuyên truyền hay cách gọi chủ quan mà làm cho nó thay đổi được. Cũng chính qua cách nhìn, cách đặt tên hiện tượng nó phản ánh cái lợi ích, bộc lộ cái bản chất của kẻ gọi đó là gì.



Chỉ vì ngoan cố, vì lợi ích đối kháng với tiến bộ xã hội, để che đậy, xuyên tạc thì người ta đã từng gọi Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng Tháng Tám ViệtNam, Cách mạng dân chủ Đông Âu… đều là những đám tụ tập đông người, bị kẻ khác lợi dụng, nhưng sự thật thì lịch sử mới là người đặt tên cho các cuộc cách mạng đúng với bản chất của nó chứ không phải do một cỗ máy tuyên truyền nào có thể làm thay.



Biển Đông bị Trung Quốc bành trướng tuyên bố và hành xử coi như là của riêng mình, các nước gọi đó là “lưỡi bò” phi pháp. Gọi như vậy là vì trên bản đồ khu vực biển mà TQ tuyên bố chủ quyền trông giống hình cái lưỡi bò, và theo nghĩa khác là để tố cáo hành vi ăn cướp của Trung Quốc hòng “liếm” lãnh hải của các nước láng giềng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình của những người Việt Nam yêu nước trong thời gian qua. Sự việc đã không được nhìn nhận khách quan, không ghi nhận những nhân tố tích cực, quý hiếm còn tồn tại trong xã hội mà lại phản ứng một cách tiêu cực, không sáng suốt. Hôm trước gọi những người yêu nước đó là “đám đông tụ tập”, hôm sau nói rằng “biểu tình thể hiện tình yêu nước”, hôm nay lại là “đám đông tụ tập”. Có việc này là do cái “lưỡi người”!

Dù thế nào thì chân lý không thay đổi. Và không thể: người ngay lại sợ kẻ gian, dối trá lên ngôi, đạo lý thất thế.
Thăng Long – Hà Nội, 21/8/2011
H.Đ.S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Không có nhận xét nào: