Hồ Tuấn Hùng (2)


Tìm hiểu về cuộc đời
Hồ Chí Minh
Kỳ 2
5 - Phân tích về sai lầm và sự thật
Ghi chép về sự kiện Nguyễn Ái Quốc mất tích tại Hương Cảng nhất dịnh phải làm rõ hai vấn đề quan trọng:
a - Thời gian rời Hương Cảng và nơi đã đi qua?
b - Sau khi rời Hương Cảng thì đến nơi nào?


Về cơ bản, các chuyên gia nghiên cứu sự kiện "mất tích"  của Nguyễn Ái Quốc tại Hương cảng là khá thống nhất về thơi gian và nơi đi qua, được xem là khả tín. Đặc biệt, Đại sứ Lý Gia Trung, trong bài viết của mình, đã trích dẫn "Sự kiện Hương Cảng năm 1931" của Nguyễn Việt Hồng dẫn từ nguồn tư liệu Hồ sơ Hoàng gia Anh Quốc mới được giải mật. Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc, Paul Draken, trong hồi ký của mình đã viết, ông từng tham gia giải cứu Nguyễn Ái Quốc. Hai tác phẩm trên đều đưa ra những thông tin tương đối giống nhau về sự kiện Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng, thậm chí còn nói rõ cả việc Toàn quyền Hương Cảng William Peel cũng tham dự vào việc xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho Nguyễn Ái Quốc đào thoát. Khách quan mà nói, những tư liệu trên đều có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, đến đoạn tường thuật về quá trình rời khỏi Hương Cảng và sau khi đã rời khỏi Hương Cảng thì độ tin cậy thấp, bởi phần này do Hồ Chí Minh tự mình kể lại cùng những tư liệu của báo chí Cộng sản Việt Nam. Nói cách khác, các ông trình nghiên cứu sự kiện Nguyễn Ái Quốc trốn khỏi Hương Cảng, phần đầu diễn ra đúng với sự thực lịch sử, nhưng phần sau thì tất cả các bài viết đều cùng một giọng, nói rằng: "Sau khi rời Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn". Thực ra đây chính là cái bẫy của trò đánh tráo "dời hoa tiếp cây" của Hồ Chí Minh.

Kiến giải về việc Hồ Chí Minh từ Hương Cảng đến Hạ Môn, thời gian là không liên tục. Các tình tiết trong quá trình này là rất bất hợp lý. Duy chỉ có Paul Draken ghi chép về Nguyễn Ái Quốc trong nhật ký của mình là cung cấp thông tin ngược lại. Ông viết: "Sau khi xuống thuyền nhỏ rời cảng, Nguyễn Ái Quốc được đưa lên chiếc thủy phi cơ "Trân Châu Trung Quốc" bay đến Thượng Hải, hạ cánh xuống bến sông Hoàng Phố". Đây là thông tin hợp lý, có thể tin cậy, bởi nó đã giải thích được nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc mất tích ở Hương Cảng.

1- Giải thích nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc mất tích ở Hương Cảng.

Sau chuyến Nguyễn Ái Quốc đi Singapore bị buộc trở về Hương Cảng, lập tức có tin truyền ra là "mất tích". Cái gọi là "mất tích" chẳng qua là do nhà cầm quyền hương Cảng tung hỏa mù để giấu kín thông tin. Sự thật thì, Toàn quyền Hương Cảng cũng tham dự vào vụ đưa Nguyễn Ái Quốc rời Hương Cảng. Chẳng những thế, chính phủ Anh Quốc còn cử nhân viên tình báo đến chỉ đạo công việc, chứng tỏ, nhà đương cục Hương Cảng đặc biệt quan tâm đến vụ việc này. Việc loan truyền tin Nguyễn Ái Quốc mất tích xuất phát từ mấy nguyên nhân sau:

a/ Tránh được sự tranh chấp giữa chính quyền Hương Cảng và Cục cảnh sát di dân (tước đoạt mất tiền thưởng của Cảnh sát trưởng), nên đã bí mật hành động.

b/ Chính quyền Hương Cảng muốn tránh cặp mắt nhòm ngó của lãnh sự Pháp và mật thám Pháp nên phải rất thận trọng khi đưa Nguyễn Ái Quốc ra khỏi Hương Cảng.

c/ Giữ được uy tín của chính phủ Hoàng gia Anh Quốc mà vẫn không ảnh hưởng đến quan hệ bang giao hai nước, nên đã phái tình báo viên đến xây dựng kế hoạch, bí mật đưa Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng.

2 - Sự thật về việc Nguyễn Ái Quốc trốn khỏi Hương Cảng.

Như trên đã nói, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng thuận lợi là bởi chính phủ Anh cử tình báo viên xây dựng kế hoạch cùng với sự tham gia bí mật của Toàn quyền William Peel. Sự kiện này đã được Paul Draken viết trong hồi ký của mình.

Nếu đem ghi chép về Nguyễn Ái Quốc trong hồi ký của Paul Draken đối chiếu với William J. Duiker, Sophie Quinn Judge, cùng cuốn sách "Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh " của Lý Gia Trung, cựu Đại sứ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, có dẫn dụng cả "Sự kiện Hương Cảng năm 1931" của Nguyễn Việt Hồng, thì quá trình rời khỏi Hương Cảng của Nguyễn Ái Quốc hầu như hoàn toàn nhất trí. Có thể xem đây chính là sự thật lịch sử. Từ đó suy luận tiếp theo: "Cuối tháng giêng năm 1932, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng cùng với bạn của Paul Draken là cô Anne Kennedy, người có chiếc thủy phi cơ Trân Châu Trung Quốc', bay đến bến sông Hoàng Phố, sau đó một đồng chí chèo con thuyền nhỏ đón Nguyễn Ái Quốc về Thượng Hải". (Anne Kennedy là chị họ của tổng thống Hoa Kỳ thứ 35 John Kennedy, thân phụ là trùm dầu mỏ Hoa Kỳ, giáo phụ hắc bang Thượng Hải Hoàng Kim Vinh là cha nuôi).

Nguyễn Ái Quốc trên đường từ hương Cảng đến Hạ Môn

Đầu năm 1933, liệu có phải Nguyễn Ái Quốc đã từ Hương Cảng đến Hạ Môn? Theo đó, vào năm 1932 có đúng là, trên thực tế Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi? Còn Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn đầu năm 1933 chính là Hồ Chí Minh? Đây được xem là văn bản sớm nhất nói về sự kiện này. Sau đó, qua thời gian, người ta đã nhiều lần thêm thắt, sửa chữa. Vì vậy, so với những ghi chép ở nhật ký Paul Draken trong chiến dịch giải cứu Nguyễn Ái Quốc đến Thượng Hải thì hoàn toàn khác nhau. Hai quan điểm này khác nhau về thời gian, địa diểm đến và cả về lịch trình hành động. Vậy quan điểm nào là đúng? Chúng ta hãy tham khảo những dánh giá của các chuyên gia, học giả sau đây:

1 - Giáo sư Tưởng Vĩnh Kính trong tác phẩm "Hồ Chí Minh ở Trung Quốc" đã viết:

"Đầu năm 1932, Hồ được phóng thích và buộc phải rời khỏi Hương Cảng, căn cứ vào lời tự kể thì ông đã đến Thượng Hải. Để tránh tai mắt mật thám, một luật sư ở Hương Cảng đã sắp xếp cho ông ta cải trang thành nhà buôn Trung Quốc, lên tàu thủy ra khỏi Hương Cảng an toàn. Sau khi đến Hạ Môn, Hồ ở lại đây nửa năm rồi mới đi Thượng Hải".

Nội dung tường thuật của Tưởng Vĩnh Kính dẫn từ cuôn sách "Bác Hồ" của Hoài Thanh và Thanh Tịnh, NXB Ngoại văn Hà Nội, Việt Nam, 1962).

2 - Trong tác phẩm "Truyện Hồ Chí Minh", trang 209, tác giả William J. Duiker viết (Giáo sư William J. Duiker dẫn từ nguồn: "Hồ sơ Quân đội viễn chinh Pháp Quốc thuộc bộ phận hải ngoại", số hiệu 369 và "Hồ sơ thông tin 1932"):

"Nguyễn Ái Quốc được vợ chồng F.Loseby bố trí đi theo một nhân viên phiên dịch, chuẩn bị vào ngày 25 tháng giêng sẽ lên tàu đến Hạ Môn. Sáng sớm hôm sau ngày đến Hạ Môn, Nguyễn Ái Quốc và người phiên dịch xuống thuyền tìm đến quán trọ thanh niên Trung Quốc và ở đấy qua tiết lập xuân. Sau mấy tuần, cảm thấy chẳng những mất an toàn mà lại còn không biết tình hình bên ngoài ra sao, nên khi nhận được tiền bạn bè quyên góp gửi vào giúp đỡ từ luật sư Loseby, ông cũng được đưa xuống tàu thủy đi Thượng Hải". Trong phần chú giải ở trang 619, giáo sư William J. Duiker viết: "Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hạ Môn rất không rõ ràng, có khả năng trốn chạy đến Singapore rồi bị cảnh sát bắt giữ. Sự thật mối quan hệ giữa Đại sứ quán Pháp tại Hương Cảng và cảnh sát Anh rất tốt. Cuối tháng giêng, nhà đương cục Pháp có thông báo cho Singapore biết Nguyễn Ái Quốc đã trốn khỏi Hương Cảng. Như thế có thể cảnh sát Pháp ở Thượng Hải nhận định, nguyên nhân là Nguyễn Ái Quốc đang lẩn tránh ở trung tâm thành phố. Lại căn cứ vào một tài liệu gốc Việt Nam là "Hồ Chí Minh biên niên tùng thư", quyển 2, trang 42, và Trần Đạt Nhân "Vừa đi đường vừa kể chuyện", trang 43, ta dễ dàng nhận thấy, Nguyễn Ái Quốc mới đi khỏi Hạ Môn vào tháng bảy, chứng tỏ ông đã ở Hạ Môn 6 tháng".

Giải thích về sai lầm và sự thật.

Theo phân tích của giáo sư William J. Duiker, trang 209 cùng với phần chú giải bổ sung trang 619, rõ ràng ở thời gian trên, phần trước và phần sau mâu thuẫn với nhau. William J. Duiker cho rằng, ngày 25 tháng giêng Nguyễn Ái Quốc rời Hương Cảng, ngày 26 đến Hạ Môn và ở Hạ Môn qua tiết lập xuân mới đi Thượng Hải. Mặt khác, ông lại dẫn chứng những lời biện giải từ tác phẩm "Vừa đi đường vừa kể chuyện" của Trần Đạt Nhân, thì đến tháng bẩy Nguyễn Ái Quốc mới rời Hạ Môn, chứng tỏ ông ta lưu lại Hạ Môn 6 tháng. Giải thích sự việc này hiển nhiên là để hợp lý hóa thời gian cho chuyến đi từ Hương Cảng đến Hạ Môn, sau đó là từ Hạ Môn đến Thượng Hải. Đem ba địa danh Hương Cảng, Hạ Môn, Thượng Hải gộp lại với nhau chính là nhằm mục đích định vị thời gian vào cuối tháng giêng năm 1933, có điều đến tháng bảy mới rời Hạ môn mà nói rằng lưu lại Hạ Môn 6 tháng là không hợp lý, rất khó khó có thể vo tròn cho kín kẽ.

3 - Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1919-1941", trang 169, 195 và 197 viết:

"William Loseby thuyết phục Toàn quyền Hương Cảng William Peel trợ giúp Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng. Trong công văn, William Peel giải thích, ông đã bố trí cho Hồ Chí Minh vào buổi chiều ngày 22 tháng giêng xuống một chiếc thuyền nhỏ của tư nhân, không do chính quyền Hương Cảng quản lý, ra ngoài bến cảng, sau đó lên tàu "An Huy Châu Tế". Hồ Chí Minh  cải trang thành một phú thương Trung Quốc cùng thư lý của William Loseby là Long tiên sinh đến Sán Đầu(3)

Một người Thailand mật báo, vào tháng giêng năm 1935 đã chính mắt nhìn thấy Hồ Chí Minh  lẩn trốn tại tỉnh Nakhon Phanom (Thailand), tuy vậy về sau tin này được kiếm chứng là không chính xác‑(4).

Tháng chín năm 1933, một người Pháp cũng đã cáo giác, chính mắt nhìn thấy Hồ Chí Minh  cùng một đám người Việt ở Nam Ninh. Nữ thám viên Maria nói, trong số 4 thanh niên trú tại số nhà 78, phố Tùng Khải, có một người rất giống tấm ảnh chụp Hồ Chí Minh. Một người họ Tuyến nhìn thấy trong nhà có 3 phụ nữ, 3 cô bé và một cậu bé. Ông ta nói, Hồ Chí Minh dùng tên giả là Lý Tín Sơn.(5)

Vào tháng sáu năm 1931, Cục cảnh sát Anh Quốc bắt giữ một người khả nghi được xem là Nguyễn Ái Quốc thu một hộ chiếu dán ảnh Hồ Chí Minh.Hộ chiếu có thời hạn 6 tháng do Tổng lãnh sự Trung Quốc cấp,  nội dung ghi "một công dân Trung Quốc đến công tác Xiêm La".(6)

Chú thích:

(3): Nguồn dẫn từ PRO,CO 129/535/ trang 2,3 và 4, ngày 31 tháng giêng năm 1933, thư Toàn quyền  William Peel gửi Cunliffe- Lister.

(4): Nguồn dẫn từ: "Hồ sơ Quân đội viễn chinh Pháp Quốc thuộc bộ phận hải ngoại", số hiệu 369, hồ sơ liên quan đến Hồ Chí Minh tại Liêu Quốc.

(5): Nguồn dẫn từ "Hồ sơ Quân đội viễn chinh Pháp Quốc thuộc bộ phận hải ngoại", số hiệu 383, ngày 5 tháng chín năm 1933, do Barthouet ký.

(6): Nguồn dẫn từ: "Hồ sơ Quân đội viễn chinh Pháp Quốc thuộc bộ phận hải ngoại"( Sự kiện bắt Hồ Chí Minh).

Giải thích về sai lầm và sự thật.

Sophie Quinn Judge viết về sự kiện Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn: "Hồ Chí Minh cải trang thành một phú thương Trung Quốc cùng thư ký của Loseby là Long tiên sinh đến Sán Đầu. Phần chủ giải nói Long tiên sinh là Long Đình Chương. Dennis J. Duncanson đi theo Long Đình Chương nên được biết thêm một số chi tiết". Đoạn tự thuật này không khỏi làm cho người ta nghi ngờ. Tạm thời chưa đi sâu tìm hiểu về giai đoạn đến Sán Đầu, phải chăng việc đi Hạ Môn là do tác giả viết nhầm? Tự nhiên lại nảy ra một cái tên Long Đình Chương. "Dennis J. Duncanson đi theo Long Đình Chương nên được biết thêm một số chi tiết"(!?) là rất đáng ngờ. Dennis J. Duncanson trong "Hồ Chí Minh ở Hương Cảng năm 1931- 1932" đã ghi chép những sự kiện xảy ra trong hai năm 1931- 1932, vậy làm sao Nguyễn Ái Quốc lại có thể xuất hiện ở Hạ Môn?

William J. Duiker trong phần nhận định về Nguyễn Ái Quốc đi Hạ Môn có dẫn ra 3 tư liệu: "Một người Thailand mật báo, vào tháng giêng năm 1935 đã chính mắt nhìn thấy Hồ Chí Minh  lẩn trốn tại tỉnh Nakhon Phanom (Thailand), tuy vậy về sau tin này được kiếm chứng là không chính xác.

Tháng chín năm 1933, một người Pháp cũng đã cáo giác, chính mắt nhìn thấy Hồ Chí Minh  cùng một đám người Việt ở Nam Ninh. Nữ thám viên Maria nói, trong số 4 thanh niên trú tại số nhà 78, phố Tùng Khải, có một người rất giống tấm ảnh chụp Hồ Chí Minh. Một người họ Tuyến nhìn thấy trong nhà có 3 phụ nữ, 3 cô bé và một cậu bé. Ông ta nói, Hồ Chí Minh dùng tên giả là Lý Tín Sơn.

Vào tháng sáu năm 1931, Cục cảnh sát Anh Quốc bắt giữ một người khả nghi được xem là Nguyễn Ái Quốc thu một hộ chiếu dán ảnh Hồ Chí Minh. Hộ chiếu có thời hạn 6 tháng do Tổng lãnh sự Trung Quốc cấp, nội dung ghi "một công dân Trung Quốc đến công tác Xiêm La".

            Ba tư liệu đã dẫn chỉ là sự nhầm lẫn hay là đúng với đặc điểm nhân vật? Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ và đi đến kết luận, người ở trong cả 3 tư liệu trên đều không phải là Nguyễn Ái Quốc. Người này thật ra đã bị Hồ Chí Minh thay thế theo kiểu "dời hoa tiếp cây" vốn là Hồ Tập Chương, đến từ Đài Loan. Năm 1931, Hồ Tập Chương đổi tên là Hồ Chí Minh, vì vậy mà hộ chiếu mang tên Hồ Chí Minh, và danh xưng này đến sau năm 1942 thì được dùng thường xuyên. Do đó, tấm ảnh chụp năm 1931, hiển nhiên là của Hồ Tập Chương, bởi vì năm 1931, ông là phái viên của Quốc tế cộng sản, được cử đến Thailand, Singapore tham gia Đại hội Đảng Malaysia (xem Thiên II "Ve sầu thoát xác, thật giả kiếp người").

            Kiến giải về việc nhận nhầm người: Lấy ảnh Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh ) đem so sánh với Nguyễn Ái Quốc, tự nhiên sẽ nhận ra sự nhầm lẫn, đến mức mật thám Pháp vào tháng chín năm 1933 đã từng nhìn thấy Hồ Chí Minh cùng 4 thanh niên tại Nam Ninh, trong đó có một người rất giống với tấm ảnh chụp Hồ Chí Minh. Căn cứ vào sự kiểm tra các hạng mục tư liệu, 4 thanh niên Việt Nam ấy là Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Phùng Thế (Chí) Kiên và Hoàng Văn Hoan. Hồ Chí Minh đổi tên thành Lý Tín Sơn chính thực là Hồ Tập Chương. Vào mùa hè năm 1932, nhóm người này đang tạm trú ở Long Châu, Quảng Tây để chuẩn bị thành lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động hải ngoại sau này.

            Ý kiến tận mắt nhìn thấy Hồ Chí Minh ở Nam Ninh vào tháng chín năm 1933, William J. Duiker dẫn từ nguồn "Ghi chép về các hồ sơ" theo trình tự thời gian nhưng chưa phát hiện ra thời gian cư trú tại Nam Ninh của Hồ Chí Minh. Cho nên, cần phải xác định được thời gian trước tháng giêng năm 1933, ông ta ở đâu, làm gì? mới có câu trả lời chính xác.

4- Trong tác phẩm "Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh"- Lý Gia Trung, cựu Đại sứ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, trang 220 đến 222, viết:

            "Cuối tháng giêng năm 1933, một chiếc tàu biển cập bến Hương Cảng, chuẩn bị đi Hạ Môn, Thượng Hải và Nhật Bản. Luật sư Loseby đã mua sẵn 2 tấm vé đứng đợi khách ở đầu tàu. Đó là một ngày cuối tháng chạp âm lịch, con tàu nhổ neo rơi Hương Cảng tiếp tục hanh trình. Cùng lúc ấy, Toàn quyền Hương Cảng cử một chiếc ca nô cắm cờ chạy đến bến Tây Hoàng. Thuyền trưởng được lệnh đón một vị khách ở đây rồi chạy thẳng ra cảng, đuổi theo con tàu vừa khởi hành. Chẳng bao lâu ca nô cập bến Hạ Môn. Cửa khẩu lúc này rất vắng, vì nơi đây đang chuẩn bị đón tết Nguyên đán, chốc chốc lại rộn lên tiếng pháo. Long tiên sinh chính là người của luật sư Loseby có nhiệm vụ hộ tống Nguyễn Ái Quốc. Hai người thuê xe tìm đến nhà trọ. Vào phòng rồi, Nguyễn Ái Quốc nhìn ra ngoài cửa nhớ lại những ngày qua, bất giác hình dung những ngày sắp tới của kẻ tha hương. Long tiên sinh nói: "Hôm này là ngày ba mươi tết, rất tiếc giờ đã muộn, không thể kiếm được hoa đào hay hoa mai".

            5 - Sự nhầm lẫn trong sự kiện Nguyễn Ái Quốc đi Hạ Môn.

            Trong đoạn ghi chép về sự kiện Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn có mấy điểm sai lầm:

            a/ Đầu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc mất tích ở Hương Cảng, đến Hạ Môn vào đầu năm 1933 là bất hợp lý. Hành trình từ Hương Cảng đến Hạ Môn chỉ vài ngày, nhưng ở đây lại mất đúng một năm, rõ ràng là trái logic.

            b/ Ý kiến cho rằng Nguyễn Ái Quốc ở Hạ Môn là quan điểm thống nhất theo cách biện giải của báo chí và các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Rõ ràng cách nói "dưỡng bệnh nửa năm" ở Hạ Môn, đối với họ, không ngoài mục đích giải thích cho việc Nguyễn Ái Quốc đã chết đầu năm 1932, đến mùa xuân năm 1933, Hồ Chí Minh xuất hiện ở Hạ Môn, ngụy tạo nửa năm dưỡng bệnh, chính là để tiếp nối với cái "tin đã chết". Hành động trên chính là tạo tiền đề cho việc viết tiểu sử Nguyễn Ái Quốc, nghĩa là, vào thời kỳ đầu năm 1933, tiếp tục đến Hạ Môn, sau đó đi Thượng Hải, nên mới bịa ra chi tiết, trước khi đến Thượng Hải, Nguyễn Ái Quốc ở lại Hạ Môn một số ngày".

            c/ Biết được sự kiện Nguyễn Ái Quốc trốn khỏi Hương Cảng là do Long tiên sinh, người cùng đi với ông ta. Long tiên sinh có thể là Paul Draken, tuy nhiên, theo "Nhật ký Paul Draken", thì về căn bản, Paul Draken (Long Bảo La) không cùng đi với Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn. Rõ ràng, ý kiến cho rằng Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn chính là Hồ Chí Minh đã tìm hết cách mượn cái tên Paul Draken để liên kết, thuyết phục mọi người Nguyễn Ái Quốc đích thực đã trốn khỏi Hương Cảng đến Hạ Môn.

             (Tác giả nhận định: Trong năm 1932, chỉ biết có một người là Long tiên sinh mà không thấy có người tên là Paul Draken (Bảo La Đức Nhuế Khẳng, Long Bảo La), vì thế, nói rằng Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn hoàn toàn do Hồ Chí Minh hư cấu).

6 - Long tiên sinh là Long Đình Chương hay Long Bảo La (Paul Draken)?

            Cả William J. Duiker và cựu Đại sứ Lý Gia Trung đều viết là "Long tiên sinh cùng Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn", vậy Long tiên sinh và Long Bảo La (Paul Draken) trong thời gian này có mối quan hệ như thế nào? Phải chăng họ chỉ là một người? Sự kiện năm 1932 Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng là vô cùng bí mật, vì thế thân phận đích thực của Long Bảo la (Paul Draken) không thể nào được công khai.

            Hiện nay, hồ sơ "sự kiện Hương Cảng" của Nguyễn Ái Quốc đã được giải mật. "Nhật ký Long Bảo La" (Paul Draken - Nguyễn Ái Quốc) đã được xuất bản. Đối chiếu toàn bộ đầu cuối "sự kiện Hương Cảng", sẽ rất khó giải thích rõ ràng việc Long Bảo La (Paul Draken) là người trực tiếp đưa Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng. Long tiên sinh tức Long Bảo La, tức tình báo viên Anh Quốc Paul Draken.

            Rất đáng tiếc, trước khi hoàn thành công trình lớn của mình, William J. Duiker chưa biết đến "Nhật ký Long Bảo La - Nguyễn Ái Quốc", chưa sử dụng sự kiện Long Bảo La tham gia giải cứu Nguyễn Ái Quốc để chứng minh sự thật là, Nguyễn Ái Quốc rời Hương Cảng bằng thủy phi cơ đến Thượng Hải, mặc cho Hồ Chí Minh tự bịa ra câu chuyện hoang đường "từ Hương Cảng đến Hạ Môn".

            Từ khi Loseby nhận làm luật sư bào chữa vụ Nguyễn Ái Quốc, Tòa Hương Cảng đã trải qua  chín phiên xử. Viện Khu mật Hoàng gia London đã thẩm định đơn kháng cáo của đương sự và đình chỉ vụ án,, chưa từng nghe thấy văn phòng luật sư có một thư ký họ Long, cũng không biết tên của người họ Long là gì. Vậy mà, đột nhiên vào thời điểm Nguyễn Ái Quốc rời Hương Cảng đi đi Hạ Môn lại xuất hiện một Long tiên sinh và Long Bảo la. Cách nói tình báo viên "Long Bảo la" và "Long tiên sinh" hình như khớp nhau để tạo ra sự thật là cùng tham gia giải cứu Nguyễn Ái Quốc đào thoát Hương Cảng. Sự kiện Long tiên sinh cùng Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn và sự kiện Long Bảo La cùng Nguyễn Ái Quốc đến Thượng Hải, người sắm vai chính của hai trường hợp này, một là Nguyễn Ái Quốc và Long tiên sinh, một là Nguyễn Ái Quốc và Long Bảo La. Tính chất của hai sự kiện là khớp nhau, chỉ có tên người là không giống nhau mà thôi. Việc này giải thích rất dễ, Long tiên sinh chính là tình báo viên Anh Quốc Paul Draken (Bảo La Đức Nhuế Khẳng), cũng chính là Long Bảo La. Từ đó suy ra, Long Bảo La cùng đi với Nguyễn Ái Quốc  bằng chiếc thủy phi cơ bay đến Thượng Hải hạ cánh ở bến sông Hoàng Phố là hoàn toàn đúng với sự thật lịch sử, còn nói rằng, Long tiên sinh cùng Nguyễn Ái Quốc  đến Hạ Môn là hoàn toàn bịa đặt.

            Sự kiện Hồ Chí Minh từ Hạ Môn đến Thượng Hải

            Đại bộ phận chuyên gia, học giả đều trình bày và phân tích: "Đầu năm 1933, Hồ Chí Minh từ Hạ Môn đến Thượng Hải", chỉ có hồi ký của Long Bảo la là viết: "Đầu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc đi chiếc thủy phi cơ nhãn hiệu "Trân Châu Trung Quốc" từ Hương Cảng bay đến bến sông Hoàng Phố rồi về Thượng Hải trên con thuyền nhỏ". Hai đoạn văn này, thời gian, nhân vật và lịch trình đều khác nhau. Một phía là Nguyễn Ái Quốc đầu năm 1932 trực tiếp từ Hương Cảng đến Thượng Hải, phía kia là Hồ Chí Minh, đầu năm 1933, từ Hạ Môn đến Thượng Hải. Trong khoảng thời gian này, vấn đề mấu chốt là, thực chất có phải Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh phổi vào mùa thu năm 1932? Và, người từ Hạ Môn đến Thượng Hải vào đầu năm 1933 là Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Tập Chương? Rất mong  quý vị cao minh tường giải.       

            1 - Trong tác phẩm "Hồ Chí Minh ở Trung Quốc", trang 75, 76, giáo sư Tưởng Vĩnh Kính viết:

            Đầu năm 1933, Hồ Chí Minh từ Hạ Môn đến Hương Cảng. Lúc này tình hình ở Thượng Hải so với thời giam năm 1930 (khi mà ông ta ở đó) hoàn toàn không giống nhau. Tổ chức bí mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở đây được thành lập từ mùa hè năm 1931 đã bị đánh phá tan tác, do đó, vào lúc Hồ đến Thượng Hải thì không làm cách nào liên lạc được với họ. Vừa lúc Ủy viên Trung ương đảng Cộng sản Pháp là Paul Vaillant Couturier đến Thượng Hải, Hồ lập tức viết thư nhờ Tống Khánh Linh chuyển giúp. V́ phải lẩn tránh các nhân viên trị an nên Hồ Chí Minh đóng vai một công tử hào hoa, thuê hẳn chiếc xe hơi sang trọng, tận tay gửi vào hòm thư gia đình Tôn phu nhân. Mấy ngày sau, Hồ Chí Minh gặp Paul Vaillant Couturier, hai người đi theo một liên lạc viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, người này bố trí cho Hồ Chí Minh xuống một chiếc tàu thủy Nga Xô, rời Thượng Hải đi VladiVostok để đến Mạc Tư Khoa.

            Nội dung tác phẩm "Hồ Chí Minh ở Trung Quốc" của giáo sư Tưởng Vĩnh Kính đều dẫn nguồn từ cuốn sách "Bác Hồ" trang 67 của Hoài Thanh và Thanh Tịnh do NXB Ngoại văn Hà Nội ấn hành năm 1962.

2 - Giáo sư Hoàng Tranh trong tác phẩm "Hồ Chí Minh và Trung Quốc", trang 51, 52 đã viết:

Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc cải trang thành một thương nhân xuống tàu thủy rời Hạ Môn đi Thượng Hải. Lần đến Thượng Hải này, so với 2 năm trước đây, tình hình rất khác nhau, mà trước hết là, không có cách nào liên lạc được với các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một ngày kia, Hồ Chí Minh đọc được bản tin trên báo nói rằng, Đoàn đại biểu chống chiến tranh của phe Đồng Minh sẽ đến Thượng Hải, bèn viết một bức thư gửi người bạn Pháp là Paul Vaillant Couturier nhờ Tống Khánh Linh chuyển giúp. Hồ Chí Minh sắm vai một công tử hào hoa, thuê chiếc xe hơi sang trọng, đến số nhà 29, đường Molière, là nơi cư ngụ của Tống Khánh Linh, tự tay bỏ thư vào hòm thư gia đình. Mấy ngày sau, Hồ Chí Minh và Paul Vaillant Couturier liên lạc được với nhau. Nhờ Paul Vaillant Couturier, Hồ Chí Minh liên lạc được với tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Họ bố trí cho ông ta xuống một chiếc tàu thủy Liên Xô đi Vladivostok, sau đó chuyển sang xe lửa về Mạc Tư Khoa.

Nội dung bhi chép của giáo sư Hoàng Tranh đều dẫn từ bài báo "Tống Khánh Linh giúp đỡ đồng chí Hồ Chí Minh liên lạc với tổ chức Đảng" ("Nhân dân nhật báo", số ra ngày 6 tháng 9 năm 1981).

3 - William J. Duiker trong "Truyện Hồ Chí Minh", trang 210, 211viết:

            Sau khi Nguyễn Ái Quốc được Loseby gửi tiền do các bạn Trung Quốc bên ngoài quyên góp, cuối cùng xuống một chiếc tàu thủy rời Hạ Môn đến Thượng Hải. Vì để tránh con mắt các nhân viên bảo an khu tô giới Pháp, Nguyễn Ái Quốc cải trang thành một phú thương, ở trong một khách sạn sang trọng. Một người bạn nhắc Nguyễn Ái Quốc phải đề cao cảnh giác, vì Cục Bảo an cũng có thể đặt lại vấn đề về cái chết năm 1931 mà báo chí đã loan tin, và cho rằng, hiện tại ông ta đang ở Thượng Hải. Trong khi ấy, cảnh sát Pháp khu tô giới ráo riết truy tìm nơi lẩn trốn của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời treo giải thưởng cho người cung cấp thông tin. Từ năm 1927, chính quyền Tưởng Giới Thạch tiến hành đại khủng bố Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Thượng Hải. Đến năm 1931, Pháp và Anh cũng mở chiến dịch quy mô truy bắt các phần tử cộng sản. Lúc này Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rút vào hoạt động bí mật, vì thế, Nguyễn Ái Quốc muốn tìm sự giúp đỡ về tài chính từ các đồng chí ở Thượng Hải là không dễ dàng.

            Thật may, Nguyễn Ái Quốc tìm được người bạn Ủy viên Trung ương đảng cộng sản Pháp Paul Vaillant Couturier vừa đến Thượng Hải tham gia "Hội nghị Thế giới đồng minh bảo vệ nhân quyền" do do quả phụ của Tôn Trung Sơn là Tống Khánh Linh hiệu triệu, liền quyết định lợi dụng dịp này, gửi một bức thư cho Tôn phu nhân.  Quả nhiên, sau đó không lâu, Nguyễn Ái Quốc gặp được Paul Vaillant Couturier thông qua một liên lạc viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nguyễn Ái Quốc cải trang thành một phú thương, Paul Vaillant Couturier bố trí cho ông ta xuống một con tàu Nga Xô đi Vladivostok.(7) Vào một ngày xuân năm 1934, Nguyễn Ái Quốc từ Vladivostok đáp xe lửa băng qua vùng lãnh nguyên Siberi giá lạnh đến Mạc Tư Khoa.(8)

            Tư liệu William J. Duiker sử dụng trong phần này được dẫn từ:

            (7): Xem Trần Đạt Nhân " Vừa đi đường vừa kể chuyện", trang 51, và của Nguyễn Lương Bằng trong "Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta".

            (8): Dẫn từ "Hồ Chí Minh kỷ niệm văn vật" trong "Cùng Hồ thúc thúc ở Liên xô" của Nguyễn Canh Thác.


            4 -Sophie Quinn Judge, trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1919-1941", trang 197, viết:

             Nếu quả thật Hồ Chí Minh ẩn náu ở Nam Ninh, ta có thể suy đoán ông ta ra đi vào tháng chín, bởi vì, tháng chín năm 1933, một Ủy viên Trung ương đảng Cộng sản Pháp là Paul Vaillant Couturie đến Thượng Hải dự "Đại hội châu Á phản đối chiến tranh". Hồ Chí Minh nói rằng, khi ấy đúng là Paul Vaillant Couturier đã giúp ông ta bắt được liên lạc với tổ chức Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải rồi sắp xếp cho mình đi Mạc Tư Khoa.

            Nội dung Sophie Quinn Judge tường thuật ở trên được dẫn từ "Một ngày của Bác Hồ" của Nguyễn Lương Bằng, NXB Ngoại văn, 1961, trang 81.

9 - Lý Gia Trung, cựu Đại sứ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, trong "Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh ", trang 222 đến 224, viết:

            Hồ Chủ Tịch ở lại Hạ Môn không lâu, sau đó xuống thuyền đi Thượng Hải. Một hôm, Nguyễn Ái Quốc được biết, có một đoàn đại biểu châu Âu đến thăm vùng Viễn Đông sẽ đến Thượng Hải truyên truyền chống chiến tranh đế quốc. Trong đoàn có một người bạn Pháp là đồng chí Paul Vaillant Couturier. Thế là, Nguyễn Ái Quốc thuê một chiếc xe hơi sang trọng đến biệt thự của Tống Khánh Linh ở đường Molière nhờ gia nhân chuyển đến Paul Vaillant Couturier, đề nghị giúp đỡ để sang Liên Xô. Một ngày đầu năm 1934, một chiêc ca nô chạy đến gần con tàu  Liên Xô đang đậu ở bến cảng Thượng Hải. Hồ Chí Minh lên tàu trở lại quê hương Lenin, cảm động nói: "Lưu lạc quê người ba năm chẵn, trở lại gia đình dại công nông" (Lưu lạc tha hương tam niên chỉnh, hồi đáo công nông đại gia đình).

            6 - Bảo La Đức Nhuế Khằng "Nhật ký Long Bảo La- Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc ".

            Tôi lên tàu, vào buồng lái tìm thuyền trưởng, chỉ vào hải đồ, ra lệnh cho ông ta cho tàu đến một tọa độ ngoài biển. Từ xa đã nhìn thấy chiếc "Trân Châu Hương Cảng", tôi liếc nhìn đồng hồ, vừa đúng giờ, liền dùng ánh đèn làm hiệu. Anne Kennedy cũng dùng đèn hiệu đáp lại. Tôi cùng Nguyễn Ái Quốc chia tay với vợ chồng luật sư Loseby và Phó Toàn quyền phu nhân. Trước khi chia tay, phu nhân Loseby còn đặt trên bàn một gói điểm tâm cho tôi và Anne dùng trên đường đi. Rời tàu, tôi và Nguyễn Ái Quốc trèo lên chiếc thủy phi cơ. Anne lập tức khở động máy cho phi cơ cất cánh vế hướng Thượng Hải. Không lâu sau máy bay đậu xuống bến sông Hoàng Phố, tai đây đã có một đồng chí của Nguyễn Ái Quốc chèo thuyền đón ông ta vào thành phố.

            7 - Giải thích về sai lầm và sự thật.

            a/  Thời gian từ Hạ Môn đến Thượng Hải, phần lớn các nhà nghiên cứu đều ghi chép là đầu năm 1933, nhưng William J. Duiker thì cho rằng, mãi đến sau tháng chín năm 1933 Nguyễn Ái Quốc mới đến Thượng Hải căn cứ vào hai điểm sau:

            - Tháng chín năm 1933, Hồ Chí Minh ẩn náu ở Nam Ninh.

            - Tháng chín năm 1933, Paul Vaillant Couturier đến Thượng Hải tham gia "Đại hội châu Á phản dối chiến tranh".

            Ý kiến của William J. Duiker dẫn từ nguồn "Hồ sơ Quân đội viễn chinh Pháp Quốc thuộc bộ phận hải ngoại", ngày 5 tháng chín năm 1933, do Ba Tùng Uy(1) ký, số hiệu 394. William J. Duiker đã lấy thời gian ký vào hồ sơ làm cơ sở suy luận, vậy thì chính xác phải là trước tháng giêng năm 1933. Còn giả thiết tháng chín năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được Paul Vaillant Couturier giúp đỡ để rời Thượng Hải chỉ là câu chuyện hư cấu.

            Từ các nguồn tư liệu trên, có thể phán đoán, Hồ Chí Minh đầu năm 1933 từ Hạ Môn đến Thượng Hải không phải nhầm lẫn, có điều ông Hồ này tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc.

            b/ Cứ coi Hồ Chí Minh tức là Nguyễn Ái Quốc mà nói, hành trình của Nguyễn Ái Quốc từ Hương Cảng qua Hạ Môn để đến Thượng Hải rồi đi Mạc Tư Khoa sẽ phát sinh mâu thuẫn về thời gian.

            - Vì cớ gì Nguyễn Ái Quốc không trực tiếp từ Hương Cảng đi Thượng Hải, liệu có phải ông ta đang mắc bệnh trầm trọng? Vì sao lại phải chịu đựng trăm cay ngàn đắng cả một năm rồi mới đến Hạ Môn? Vì sao lại phải ngụy tạo ra nửa năm dưỡng bệnh ở Hạ Môn làm cho sự việc trở nên rắc rối?

            - Nguyễn Ái Quốc chẳng đã tuyên bố tại Thượng Hải là vô cùng túng bấn, vì sao vẫn lưu lại một năm? Có phải đơn giản chỉ là đợi Paul Vaillant Couturier đến giải cứu? Một năm ở Thượng Hải Nguyễn Ái Quốc làm gì? Vì sao kéo dài đến mãi đầu năm 1934 mới rời Thượng Hải? Những lý do được ngụy tạo để giải thích là rất khiên cưỡng, khó thuyết phục người đọc. Chỉ có một khả năng giải thích là, cuộc hội kiến cới Paul Vaillant Couturier chính là để liên kết giữa Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc, nhằm hóa giải nghi án về cái chết của ông ta, chứng minh, người năm 1933 có mặt tại Thượng Hải chính là Nguyễn Ái Quốc. Cho nên, đã trót ngụy tạo ra chuyện hoang đường, đến lúc có nguy cơ bị bóc trần, bất đắc dĩ người ta lại phải hư cấu ra một chuyện hoang đường khác, tuy nhiên, cuối cùng sự thật vẫn bị bóc trần.

            - Nếu nói Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương, thì nguyên nhân Hồ Tập Chương trở lại Thượng Hải rất không đơn giản là chỉ có một mục đích. Mùa hè năm 1931, nhân vụ việc Noulens, sau khi rời khỏi Hương Cảng, qua gần hai năm sống lưu vong cùng khổ, sau này, thấy tình hình yên ắng, Hồ Tập Chương mới trở lại làm việc trong " Công hội Thái Bình Dương Thượng Hải".

            Trở lại sự kiện sau khi đến Thượng Hải hai năm, Hồ Tập Chương phát hiện ra, tổ chức Quốc tế cộng sản nơi này đã hoàn toàn tan rã. Các cơ quan của Trung Cộng đều rút vào hoạt động bí mật. Ông ta trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, không thể trở về cơ quan công tác cũ mà cũng chẳng bắt liên lạc được cới Đảng Cộng sản Trung Quốc nên đã nảy ra ý định đi Mạc Tư Khoa. Chính vì thế Hồ Tập Chương phải nhờ đến Tống Khánh Linh. Để giữ bí mật, Hồ thuê một chiếc xe hơi sang trọng đến tư dinh Tống phu nhân, số nhà 29, đường Molière, gửi một phong thư vào hòm thư gia đình, hy vọng Tống Khánh Linh giúp đỡ sẽ liên lạc được với Đảng Cộng sản Trung Quốc để đi Mạc Tư Khoa. Còn như việc nhờ làm trung gian để gặp Paul Vaillant Couturier chỉ là sự bịa đặt.

            c - Sự kiện Paul Vaillant Couturier có liên quan đến thời gian Hồ Chí Minh rời khỏi Hương Cảng, vì thế, sẽ là một bước tiến làm sáng tỏ vụ việc. Để hoàn thành vở kịch "dời hoa tiếp cây", người ta đã ngụy tạo ra sự kiện Hồ Chí Minh gặp mặt Paul Vaillant Couturier nhằm đạt hai mục đích:

            - Chứng thực người ở Thượng Hải vào năm 1933 là Nguyễn Ái Quốc.

            - Xóa bỏ thông tin chết do bệnh lao phổi vào mùa thu năm 1932.

            Chỉ có điều cố tình kéo dài thời gian đến khi trở lại Mạc Tư Khoa là hoàn toàn mâu thuẫn. Bởi lẽ, vào mùa xuân năm 1933, Hồ Tập Chương đã đi Mạc Tư Khoa, làm sao có thể hội kiến với người bạn Pháp Paul Vaillant Couturier? Rõ ràng việc ngụy tạo đến tháng chín năm 1933, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) mới rời khỏi Thượng Hải là không phù hợp về thời gian. Paul Vaillant Couturier đến Thượng Hải tham gia "Hội nghị thế giới yêu hòa bình, phản đối chiến tranh" vào ngày 30 tháng chín năm 1933 (xem: Tống Khánh Linh truyện, quyển thượng, Istaael Epstein viết, Thẩm Tô Nho dịch, trang 373).

             Về phía Hồ Tập Chương mà nói, lúc ấy không hề quen biết Paul Vaillant Couturier, vì thế cũng không thể có cuộc gặp mặt giữa hai người. Sự việc ông ta thuê xe đến nhà Tống Khánh Linh với việc Paul Vaillant Couturier đến Thượng Hải dự hội nghị chẳng liên quan gì với nhau. Mùa hè năm 1931, Hồ Tập Chương vì bị liên quan đến vụ Noulens nên phải trốn khỏi Hương Cảng đến Quảng Châu, từng bị Quốc dân đảng truy đuổi đã lẩn trốn ở Quế lâm, Điền Châu vùng biên giới Thailand, đến mùa xuân năm 1933 mới từ Thailand qua Hạ Môn về Hương Cảng (xem Thiên III "Sự kiện Hồ Tập Chương bị truy đuổi ở Quảng Châu"). Ở lại Hạ Môn một thời gian, biết được Tống Khánh Linh đang vận động thành lập "Hội bảo vệ nhân quyền Trung Quốc" để nỗ lực giải cứu vợ chồng Noulens và các tù nhân chính trị Trung Quốc, Hồ bèn đến Thượng Hải. Nhưng tại đây, ông ta không làm cách nào trở về được nơi công tác cũ, cho nên phải cần đến sự giúp đỡ của "Hội bảo vệ nhân quyền..." thông qua Tống Khánh Linh để về Cục Phương Đông Quốc tế cộng sản ở Mạc Tư Khoa.

            Vì thế, sự thật được phơi bày. "Hồ Chí Minh về căn bản không yêu cầu sự trợ giúp của Paul Vaillant Couturier". Vào đầu năm 1933, ông ta rời khỏi Thượng Hải đến Mạc Tư Khoa. Dự đoán thời gian Hồ Tập Chương đến Mạc Tư Khoa là vào mùa he năm 1933.

            Bộ phim "Nguyễn Ái Quốc thoát hiểm ở Hương Cảng.

            Lần đầu tiên hai nước Trung-Việt hợp tác sản xuất bộ phim về Nguyễn Ái Quốc. Tên phía Trung Quốc đặt là "Thoát hiểm ở Hương Cảng" còn Việt Nam gọi là "Nguyễn Ái Quốc ở Hong kong" do Hội Điện ảnh Việt Nam và Công ty liên hợp Điện ảnh Châu Giang hợp tác sản xuất, phát hành. Phim được khởi quay vào cuối năm 2002, đến ngày 1 tháng chín năm 2003 chiếu duyệt lần đầu tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia Việt Nam. Giá thành phim là 15 tỷ đồng Việt Nam (ước khoảng 8 triệu NDT), phát hành bằng  tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh.

             Nội dung phim miêu tả đầu những năm ba mươi của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc bị bắt giữ, bị thẩm vấn rồi được giải cứu khỏi nhà giam. Phim có nhiều đoạn cao trào, gay cấn, sinh động. "Nguyễn Ái Quốc ở Hong kong" khắc họa Nguyễn Ái Quốc vào những năm 1931 - 1932 như một nhân vật thần bí, có những đoạn quá cường điệu, nhất là cảnh các đặc công ẩn trong lòng đất, tiến hành  giải cứu vô cùng thông minh, quả cảm. Với mục đích tuyên truyền, họ đã đẩy câu chuyện đến mức bất chấp sự thật lịch sử. Các nam nữ diễn viên và những pha tình cảm luyến ái chẳng qua là để làm trò câu khách. Rốt cuộc, những chuyện tình ái mùi mẫn do các nhà biên kịch, đạo diễn hư cấu không phải là sự thực trong tình yêu và hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc. Ngược lại, sự kiện Nguyễn Ái Quốc bị trọng bệnh tử vong đã được báo chí dưa tin, lại bị các nhà làm phim ỉm đi. Rõ ràng bộ phim Việt- Trung hợp tác sản xuất này chỉ nhằm hướng tới mục đích chính trị, hoàn toàn không phải đi tìm sự thật lịch sử.

             Từ bộ phim " Nguyễn Ái Quốc ở Hong kong", nhìn lại hiện thực lịch sử qua vụ án Nguyễn Ái Quốc, tôi đề xuất một bản kết luận giản lược như sau:

            (1) - Vào lúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng sáu năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt.

            (2) - Từ ngày 1 tháng  tám năm 1931 đến ngày 19 tháng chín năm 1931, trải qua chín phiên xử, tòa án Hương Cảng phán quyết giải Nguyễn Ái Quốc về Việt Nam.

            (3) - Ngày 12 tháng 12 năm 1931, luật sư Loseby gửi đơn kháng cáo lên Viện Khu mật Hoàng gia London, Anh Quốc.

            (4) - Cuối năm 1931, luật sư hai bên hoàn thành một thỏa hiệp, Khu mật viện Hoàng gia London, Anh Quốc quyết định trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc.

            (5) - Ngày 28 tháng 12 mười hai năm 1931, Nguyễn Ái Quốc được chính phủ Hương Cảng phóng thích và hứa để tự do xuất cảnh.

            (6) - Ngày 6 tháng giêng năm 1932, Nguyễn Ái Quốc xuống tàu di Singapore nhưng không được nhập cảnh, phải trở lại Hương Cảng.

            (7) - Ngày 19 tháng giêng năm 1932, Nguyễn Ái Quốc buộc phải quay lại Hương Cảng, bị cáo buộc vi phạm điều lệ nhập cảnh, lại bị câu lưu.

            (8) - Ngày 22 tháng giêng năm 1932, nhà cầm quyền bất chấp điều lệ nhập cảnh, hạn trong 3 ngày, Nguyễn Ái Quốc phải rời khỏi Hương Cảng.

            (9) - Ngày 25 tháng giêng năm 1932, Nguyễn Ái Quốc lên chiếc thủy phi cơ đi Thượng Hải, sau đó mất dấu vết.

            (10) - Mùa thu năm 1932, báo chí Cộng sản lần lượt đưa tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao phổi.

            (11) - Đầu năm 1933, Hồ Tập Chương từ Thailand về Hạ Môn rồi đi Thượng Hải.

            (12) - Mùa xuân năm 1933, Hồ Tập Chương từ Thượng Hải đi Mạc Tư Khoa.

            (13) - Đầu năm 1934, Vera Vasilieva, thuộc Quốc tế cộng sản phụ trách các vấn đề Việt Nam, yêu cầu Hồ Tập Chương thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc tiếp tục thực hiện cuộc vận động cách mạng Việt Nam, buộc Hồ Tập Chương phải thực hiện chương trình giáo dục cải tạo 5 năm tại Mạc Tư Khoa. Như vậy, cùng với lãnh đạo chóp bu Trung Cộng và Việt Cộng, Mạc Tư Khoa đã phối hợp, từng bước đạo diễn vở kịch "Nguyễn Ái Quốc chết mà sống lại" thực hiện âm mưu xảo trá "tráo rồng đổi phượng", "dời hoa tiếp cây".

            Phụ lục
            "Nhật ký Long Bảo La" (trích đoạn).

            "Tôi rất biết ngài có đủ kinh nghiệm". Tiên sinh M. trong bức điện báo cuối cùng đã viết thêm một câu như vậy. Tôi nghĩ lại, đại khái là vào năm 1924 đã cùng Trương đại soái ra Thanh Đảo, tận mắt nhìn thấy ông ta ra đi, và năm 1928, có tham gia vào vụ giúp công chúa Anna Anastasia trốn thoát đến nước Mỹ. Quả thật là đã làm phiền. Tôi đọc bức điện báo mà...chảy nước bọt, vì lúc ấy, ông ta đã được phía London đồng ý, chỉ đợi tôi trực tiếp ra lệnh, do đó tôi tìm mọi cách, trong một thời gian ngắn phải đến được Hương Cảng. Lúc này, tàu thuyền các công ty đều không thể phối hợp, ngoại trừ chiếc thủy phi cơ "Trân Châu Trung Quốc". Tôi đã gửi điện tín hỏi Anne, vừa lúc cô ta rất vui khi biết sẽ cùng tôi đồng hành. Buổi sáng ngày thứ hai chúng tôi bay đến Hương Cảng. Tại đây, việc đầu tiên là phải tìm gặp ngay tổ tình báo để nắm rõ tình hình, phát hiện Nguyễn Ái Quốc thực tế đã được Tòa án Hương Cảng xếp vào loại chính trị phạm, đã tuyên án nhưng không phải dẫn độ về An Nam. Ông ta hiện chỉ lưu lại Hương Cảng một thời gian ngắn, rồi lập tức bị buộc xuất cảnh. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc lên một chiêc tàuf khách Anh Quốc để rời Hương Cảng nhưng  bị phía Singapore buộc phải quay lại. Có tin chính phủ Pháp đã cử sát thủ đến Hương Cảng nên cảnh sát không thể không giam Nguyễn Ái Quốc vào ngục.

            Cảnh sát Hương Cảng rất cần một người có khả năng bí mật dưa Nguyễn Ái Quốc xuất cảnh an toàn, vì thế họ nhờ MI6 giúp đỡ. Thời kỳ ấy cảnh sát và MI5 cùng thuộc hệ thống nội chính, có quan hệ với nhau mật thiết, còn chúng tôi thuộc bộ phận ngoại giao của MI6, trái lại, thường có mâu thuẫn. Năm trước, khi bắt giữ Nguyễn Ái Quốc, nói thẳng ra là cảnh sát tham công, đã không biết nhìn sự việc xa hơn, tự tiện hành động, đến nỗi xảy ra sự cố "nướng khoai bỏng tay", bây giờ mới quay về tìm MI6. Vì thế, các điệp viên của tình báo Hương Cảng rất không muốn tham gia vào vụ này. Tuy nhiên, đây cũng là lúc tôi được lệnh của tiên sinh M. từ Thượng Hải đến Hương Cảng xử lý công việc. Rốt cuộc nhiệm vụ lại rơi xuống đầu tôi. Thật là tự mình đâm đầu vào tròng. Nghĩ tới những tình huống phức tạp này, trong đầu tôi mới lờ mờ nghĩ đến mối quan hệ giữa tiên sinh M. và Toàn quyền Hương Cảng. Tuy vậy lại không có bất cứ đầu mối nào nên tôi phải tự mình thăm dò Nguyễn Ái Quốc. Việc này không đơn giản. Ông ta bị giam giữ ở một nơi cực kỳ bí mật mà ngay cả các luật sư biện hộ cũng không được gặp mặt thân chủ, bởi lẽ, về lý mà nói, ông ta đã bị trục xuất khỏi Hương Cảng, không còn liên quan gì đến chính quyền sở tại. Yêu cầu cảnh sát giúp đỡ việc này là vô nghĩa. Thông qua một nguồn tin riêng, cuối cùng tôi cũng đến được nơi giam giữ Nguyễn Ái Quốc, thậm chí còn kéo được cả luật sư Loseby đi cùng.

            Biện hộ cho Nguyễn Ái Quốc  là luật sư Loseby, chủ tịch Công hội luật sư Hương Cảng, rất có năng lực và kinh nghiệm. Ông ta thu thập chứng cứ, biện giải đanh thép, nên qua chín phiên xử, Tòa án Hương Cảng phải chấp nhận luận điểm Nguyễn Ái Quốc là một phần tử bất đồng chính kiến, mà không bị dẫn độ về An Nam chịu mức án tử hình. Tôi và Nguyễn Ái Quốc gặp nhau trong căn hầm của Tổng bộ cảnh sát. Ông ta là một người trung niên thân hình ốm yếu, mắc bệnh phổi, xem tình hình sức khỏe không tốt. Nguyễn Ái Quốc biết  tiếng Hoa và tiếng Pháp nên chúng tôi có thể nói chuyện được với nhau: "Tôi là Paul Draken, đại diện Bộ Ngoại giao Anh Quốc - tôi nghĩ, chẳng cần để lộ mối quan hệ của tôi với MI6 nên nói tiếp - được cử đến đây giúp đỡ tiên sinh xuất cảnh, xin hỏi, ngài định đi đến nơi nào?". Nguyễn Ái Quốc uể oải trả lời trong khi vẫn không dứt cơn ho: "Tôi muốn đến Liên Xô". "Liên Xô? Vậy thì tốt nhất ngài nên qua lối Thượng Hải - tôi nói tiếp - tôi sẽ cùng đi Thượng Hải với tiên sinh, đến đó ngài sẽ tự quyết định nơi đi tiếp". Luật sư Loseby lo lắng hỏi: "Ngưới Pháp đã cử sát thủ đến Hương Cảng, vậy làm sao có thể đảm bảo an toàn cho Nguyễn tiên sinh xuất cảnh?". Cả hai chúng tôi đều liếc mắt về phía cảnh sát trưởng. Ông ta bảo: "Tôi đã biết ý tứ của các ngài. Chúng tôi có thể bắt giữ sát thủ Pháp, chỉ ngại chẳng may bí mật bị lộ, chính phủ làm sao giải thích được với nước Pháp? - Cảnh sát trưởng vốn là tay cáo già, lõi đời xua tay thoái thác - Chỉ đề nghị các ngài tìm được biện pháp xuất cảnh an toàn, tôi sẽ rất vui được thuận nước giong thuyền, tuy nhiên, phải nói trước, vạn nhất sự việc vỡ lở, tôi sẽ không thừa nhận, lúc đó sẽ đắc tội với chính quyền địa phương, mong các ngài thông cảm".

            Ra khỏi trụ sở Tổng bộ cảnh sát, Loseby lớn tiếng chửi Cảnh sát trưởng là tên xảo trá, tôi chợt nảy ra một kế hoạch khác. Loseby vốn rất quen thân với Toàn quyền Hương Cảng, nếu được ông ta đứng ra giải quyết vụ này, có thể xem đấy là lá bùa hộ mệnh, sẽ tránh được sự thất bại do ý đồ phản thùng của Cảnh sát trưởng. Nghĩ vậy, tôi bèn đóng giả làm khách của Toàn quyền William Peel, sau đó sẽ sử dụng chiếc thủy phi cơ "Trân Châu Hương Cảng" (China Pearl) của Anne Kennedy bay đến Thượng Hải. Tôi đem ý kiến này trình bày với Loseby. Ông cảm thấy có thẻ thành công bèn phân công nhau chuẩn bị hành động.

            Anne Kennedy và phu nhân Loseby mới gặp nhau mà đã như quen biết từ lâu. Hai người hẹn nhau đi dạo và uống trà vào buổi trưa. Tôi tranh thủ đến bên Anne, nói là có một nhiệm vụ bí mật cần cô giúp đỡ. Nghe xong, Anne vô cùng thích thú. Quen biết Anne đã nhiều năm, đây là lần đầu tiên tôi đề nghị cô tham gia vào một nhiệm vụ mạo hiểm. Tôi cũng nói vài lời để Anne yên tâm rồi thông báo thời gian, địa điểm và ám hiệu, hẹn giữa trưa ngày thứ hai cho máy bay đến đợi sẵn ngoài biển.

            Loseby cũng mời Phó Toàn quyền phu nhân xuống ca nô uống trà sau 12 giờ trưa. Hiện tại chỉ còn một việc là làm thế nào đưa được Nguyễn Ái Quốc từ nhà giam ra một cách an toàn. Tôi đồ rằng, thời điểm này, các sát thủ Pháp đã lảng vảng khắp nơi, vì vậy, vào lúc giữa trưa, tôi ăn mặc như một giáo sư đại học bước vào Tổng bộ cảnh sát. Nội vụ đã được Cảnh sát trưởng thỏa thuận. Ông ta nói không cản trở nhưng cũng không giúp đỡ. Tôi đến ngay phòng giam đề nghị Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng thay trang phục. Tôi cũng mặc quần áo đã chuẩn bị sẵn từ trước, cùng ông ta thong thả bước ra khỏi cửa chính Tổng bộ cảnh sát. Lúc ấy Loseby đã bố trí một chiếc xe cùng đội bảo vệ đến đón. Chúng tôi lại thay đổi y phục. Lần này Nguyễn Ái Quốc mặc bộ lễ phục sang trọng, còn tôi đóng bộ đồ trung úy hải quân trong vai phó quan, cùng lên chiếc xe hơi sang trọng ra bến cảng rồi xuống tàu.

            Hành trình hét sức thuận lợi, tuy rằng lúc ấy mọi việc phải thật khẩn trương. Loseby phu nhân và Phó Toàn quyền phu nhân vốn quen nhau từ trước, nên cuộc gặp mặt hết sức vui vẻ. Bàn trà được bày sẵn trên boong. Loseby nhanh chóng cùng Nguyễn Ái Quốc xống khoang tàu. Tôi đến buồng máy gặp thuyền trưởng và chỉ vào hải đồ ra lệnh cho tàu chạy đến tọa độ X ngoài biển. Từ xa đã nhìn thấy "China Pearl" đậu tại vị trí dự định. Tôi nhìn dồng hồ, thấy đã đến giờ bèn dùng đèn đánh tín hiệu. Anne cũng dùng ánh đèn đáp lại. Chiếc xuồng được hạ thủy. Chúng tôi chia tay vợ chồng Loseby và Phó Toàn quyền phu nhân. Bà Lose by còn gửi theo gói đồ điểm tâm cho ba người. Chúng tôi vừa bước lên "China Pearl" thì Anne dã cho máy bay chạy trên biển rồi bay vụt lên. Trên đường đi tôi đã thử nói chuyện với Nguyễn Ái Quốc nhưng có vẻ như ông ta không muốn đáp lời. Đối với người Anh hình như ông không mấy thiện cảm, cho dù chúng tôi đã làm hết cách để cứu tính mệnh ông, nhưng vẫn không làm thay đổi được quan niệm của người An Nam này coi chúng tôi là tay sai của chủ nghĩa đế quốc phương Tây.

            Chiếc thủy phi cơ "China Pearl" hạ cánh xuống bãi sông Hoàng Phố, tại đây những đồng chí của Nguyễn Ái Quốc đưa thuyền ra đón ông. Nhiệm vụ của tôi đến đây là xong. Nghe nói sau này Nguyễn Ái Quốc đi Mạc Tư Khoa vào học ở trường Đại học Lenin với mục têu về nước tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, vận động nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tôi có cảm giác quá trình hoạt động này có thấp thoáng hình bóng của M. tiên sinh...

 
THIÊN II
Ve sầu thoát xác, thật giả kiếp người

     Thời gian và vũ đài hoạt động trùng nhau

   Khoảng thời gian từ năm 1929 đến năm 1933, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương mỗi người có một công tác riêng tại vùng duyên hải đông nam Trung Quốc và Thailand, Malaysia, Singapore..., lần lượt thay nhau xuất hiện. Đặc biệt vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đã cùng ở trong Ban trù bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa hè năm 1931, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đồng thời bị bắt ở Hương Cảng và Quảng Châu. Những hoạt động qua lại của hai người rất không rõ ràng, cũng không được lưu trữ trong hồ sơ nên rất khó chứng minh. Năm 1934, Hồ Tập Chương được trao nhiệm vụ thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc đã bị chết vào tháng tám năm 1932, tiếp tục hoạt động. Vì thế, toàn bộ sự tích cuộc đời Hồ Tập Chương sau này là phải bắt chước làm sao cho giống với phong cách sinh hoạt và làm việc thường ngày của Nguyễn Ái Quốc, nhằm ráp nối cho khớp, mà sự kiện đầu tiên là "Từ Hạ Môn đi Thượng Hải".

            Tuy nhiên từ tháng tám năm 1932 đến đầu năm 1933, có nửa năm là thời gian khống, nên người ta đã ngụy tạo ra sự kiện Nguyễn "Ái Quốc lưu lại Hạ Môn nửa năm dưỡng bệnh". Tiếp nữa là, đầu năm 1933, sau khi đã đến Thượng Hải, lại một lần nữa bắt người ta phải tin vào "giả thuyết Paul Vaillant Couturier" nhằm hóa giải cái chết của Nguyễn Ái Quốc. Tuy nhiên, ngụy tạo ra thời gian từ mùa xuân năm 1934 Nguyễn Ái Quốc đi Mạc Tư Khoa lại nảy sinh nhứng ý kiến khác nhau. Tóm lại, khoảng thời gian từ 1929 đến 1933, đem hành trạng của Nguyễn Ái Quốc và hành trạng của Hồ Tập Chương gộp vào cho một người, tất nhiên sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Cho nên, bịa đặt ra những chuyện không có thật trong lịch sử, giống như cây kim bọc trong giẻ, đến một ngày nào đó, sự thật sẽ được phơi bày.

         Cùng lên cũ đài, một ẩn một hiện

Tháng giêng năm 1949, tạp chí "Sinh hoạt nội bộ" kỳ thứ 13 của Việt Nam có đăng tải một bài viết nhan đề "Đảng ta" do Hồ Chí Minh viết dưới bút danh Trần Thắng Lợi. Nhà xuất bản Chính trị Quôc gia đã đưa "Đảng ta" vào Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 547. Trong "Đảng ta" có một đoạn nói rất rõ ràng như sau:

Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám...

(Tác giả nhận định, nguyên Văn "Tản Anh" là viết tắt của Lê Tản Anh. Hồi ký cách mạng "Giọt nước trong biển cả" của Hoàng Văn Hoan, trang 4 có đoạn viết về Lê Tản Anh là thành viên sáng lập nhóm "Tâm tâm xã").

Đọc đến đoạn văn xác thực này, tôi như muốn nhảy dựng lên. Tại làm sao mà trong một tập san chính thức của nhà nước lại xuất hiện câu văn: "đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi". Câu văn này há chẳng khẳng định, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là hai người khác nhau đó sao? Năm 1929, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cùng tham gia tổ chức Hội nghị Hương Cảng ? Lúc mới đọc, tôi cho rằng có sự nhầm lẫn khi viết, sau đọc đó đọc đi đọc lại nhiều lần, rà soát cẩn thận từng chữ, và đi đến kết luận là hoàn toàn không có chuyện nhầm lẫn làm tôi đặc biệt quan tâm.

            Trở về tra xét lại thời kỳ 1929, 1930 trong bối cảnh thành lập Đảng Cộng sản, mới phát hiện ra sự thật là Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương là những người cùng tham gia thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Để tránh hiểu lầm chuyện trích dẫn, cắt xén, tôi xin dẫn nguyên văn từng câu, từng chữ của đoạn văn trên:

     " Năm 1929 (chính xác là ngày 19 tháng giêng năm 1929), trong khi đồng chí Nguyễn ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội khai toàn quốc Đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức đảng cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về.

Sau đó, trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau.

Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn ái Quốc trở lại Tàu (chính xác là ngày 20 tháng giêng năm 1930), cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.

Trong 7, 8 đại biểu,(1) ngoài đồng chí Nguyễn ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám.

Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng.

Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng.

Thế là Đảng ta chân chính thành lập...".

            Câu văn "Ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám" bao hàm ý nghĩa gì? Vì sao Hồ Chí Minh lại viết câu này? Qua nhiều lần suy nghĩ kết hợp với việc tra cứu hồ sơ, tài liệu "Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam", tôi mới hiểu, thực ra, lúc ấy Hồ Chí Minh chỉ kể lại một cách chân thật quá trình thành lập Đảng mà không hề có ẩn ý gì bên trong. Xét về mặt nội dung, câu văn trên biểu thị ba ý nghĩa sau:

            1 - Vào năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là 2 trong số 7, 8 đại biểu sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

            2 -Vào năm 1949 khi Hồ Chí Minh viết bài "Đảng ta", về mặt công khai, ông còn chưa thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, vì thế, vô tình đã hạ bút viết "Nguyễn Ái Quốc và tôi". Việc này trong "Truyện Hồ Chí Minh" của William J. Duiker, trang 449 đã viết rất rõ ràng: "Sau hai mươi năm giấu giếm thân phận, hiện tại Hồ Chí Minh 67 tuổi, cuối cùng ông cũng thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, để rồi các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước ra sức ca ngợi ông như một người suốt đời hy sinh vì lý tưởng cách mạng, phục vụ tổ quốc". Tiếp đó, tác giả lại viết: "Trước đây, Hồ Chí Minh chưa thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, vì vào năm 1946, khi triệu tập Hội nghị Quốc dân đại hội, Bộ trưởng Lao động Nguyễn Văn Thái có đề nghị vinh danh Hồ Chí Minh là "công dân số một" của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bởi lẽ, lúc ấy thân phận Hồ Chí Minh chưa được xác nhận là Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh chính là Hoa kiều tại Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, phái viên "Quốc tế cộng sản" được cử đến Việt Nam với nhiệm vụ thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Quốc dân đại hội biểu dương sự cống hiến của ông, đồng thời ban tặng danh hiệu "người công dân số một". Nếu quả thật Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc cùng là người Việt Nam, liệu còn có động tác giấu đầu hở đuôi "người công dân số một" này không?

            3 - Trước sau năm 1930, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh cùng làm việc ở Cục Phương Đông Thượng Hải thuộc Quốc tế cộng sản. Hai người thường qua lại Hương Cảng và Thượng Hải. Lúc ấy Hồ Chí Minh là phái viên của Cục Phương Đông Quốc tế cộng sản đến hoạt động ở Hương Cảng. Vậy thì người mang tên Hồ Chí Minh không phải Nguyễn Ái Quốc này là ai? Ông ta chính là phái viên Quốc tế cộng sản Hồ Tập Chương, thành viên tham gia Ban trù bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, được các yếu nhân của Trung cộng và Việt cộng hết sức giữ bí mật. Nhân vật vào tháng bảy năm 1931 bị Quốc dân đảng bắt giam tại nhà lao Quảng Châu là Hồ Tập Chương, sau đó, đến năm 1934, ông được Quốc tế cộng sản chỉ thị thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc.

            Chú thích (1):  Bảy vị đại biểu tại Hội nghị gồm Hồ Tập Chương là phái viên liên lạc của Quốc tế cộng sản, đương nhiên đứng đầu danh sách, tuy nhiên tài liệu ghi chép danh sách không thể tìm thấy, có khả năng đã bị sửa chữa hoặc giấu đi. Chỉ biết, sau khi thành lập Đảng, có 7 (bảy) vị Ủy viên Trung ương. Căn cứ vào các tư liệu lịch sử còn lại, bảy Ủy viên là: Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng mậu, Trịnh Đình Cửu, Lê Tản Anh, Trần Văn Cung, Lê Hồng Sơn và Hồ Tập Chương.

            Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

             Từ ngày 1 đến 19 tháng năm năm 1929, Đại hội đại biểu toàn quốc "Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội" do Lam Đức Thư khởi xướng tổ chức tại Hương Cảng. Mới vào hội nghị đã xảy ra xung đột nghiêm trọng giữa các phe phái. Các đại biểu Bắc Kỳ đề nghị thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Lam Đức Thư và Lê Hống Sơn do chưa có kế hoạch chuẩn bị thành lập chính đảng nên đã cự tuyệt đổi tên "Đồng chí hội". Các đại biểu Bắc Kỳ là Trần Văn Cung, Nguyễn Tuấn, Ngô Gia Tự... giận dữ bỏ hội nghị về nước. Hôi nghị tuyên bố tan vỡ.

            Ngày 17 tháng sáu năm 1929, Bắc Kỳ tuyên bố thành lập "Đảng Cộng sản Đông Dương". Sau khi Hồ Tùng Mậu và Hoàng Bộ Quân bị khai trừ khỏi "Đồng chí hội", tháng mười cùng năm, Nam Kỳ thành lập "An Nam Cộng sản đảng". Tân Việt đảng của Trung Kỳ cũng chuyển thành "Đông Dương Cộng sản liên đoàn" vào tháng giêng năm 1930.

            Ngày 20 tháng giêng năm 1930, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm La về đến Quảng Châu. Hồ Tùng Mậu cử phái viên đón ở Hương Cảng. Sau khi bắt liên lạc được với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đề nghị đại diện ba tổ chức cộng sản đối lập ở Việt Nam đến Hương Cảng hợp nhất thành một chính đảng. Từ ngày 3 tháng hai đến ngày 7 tháng hai năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản tại một phòng nhỏ trong khu lao động Cửu Long, sau đó lại được chuyển xuống một căn hầm bên dưới trụ sở câu lạc bộ bóng đá. Các đại biểu nhận đều nhận thấy những bất đồng của ba tổ chức cộng sản dẫn đến sự xung đột nghiêm trọng vừa qua, nên sau đó đã chấp hành chỉ lệnh của Quốc tế cộng sản, hợp nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

            Bệnh phổi trầm trọng, sức khỏe suy giảm.

            Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đang dự kiến thành lập "Liên đoàn Thanh niên cách mạng" tại Quảng Châu thì bị bãi miễn. Sự kiện này chứng tỏ, sau khi tân chính đảng hình thành, Nguyễn Ái Quốc tỏ ra không có khả năng lãnh đạo phong trào cách mạng.Ý chí hăm hở tiêu tan dần theo năm tháng, địa vị lănh đạo lung lay mà nguyên nhân chủ yếu là tình trạng sức khỏe. Lúc này Quốc tế cộng sản cũng không còn xem Nguyễn Ái Quốc là lãnh đạo duy nhất. Những năm ấy, lưu học sinh Việt nam được Quốc tế cộng sản dày công đào tạo tại Liên Xô, rất được chú trọng.

            1- Đầu tháng chín năm 1928, Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội đã có sự chuyển bến về tư tưởng sau Hội nghị VI Quốc tế cộng sản. Lúc ấy, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm La, mắc bệnh lao phổi trầm trọng, gần như mất hẳn liên lạc với Quốc tế cộng sản và Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc thông báo với Ngô Đức Trị là ông ta đang ở Xiêm La, bị bệnh hơn một năm. Từ tháng bảy đến tháng chín, Nguyễn Ái Quốc viết 6 bức thư gửi Cục Viễn Đông, trong bức thư đề ngày 2 tháng chín, ông giải thích, từ ngày 13 tháng tám đã hoàn toàn suy sụp bởi bệnh lao phổi, thường xuyên ho ra máu. Nói cách khác, vì tình trạng sức khỏe không tốt, cứ mỗi ngày, Nguyễn Ái Quốc lại xa dần quyền lực.

            2 - Năm 1929, Quốc tế cộng sản đã trì hoãn lâu ngày kế hoạch thành lập Đảng Cộng sản Đông Nam Á, chuyển sang quyết nghị thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 27 tháng mười năm 1929, Quốc tế cộng sản ra "Chỉ thị công tác Đông Nam Á", giao cho nhóm lưu học sinh vừa tốt nghiệp Học viện Stalin là Trần Phú và Ngô Đức Trị trở lại Việt Nam thực hiện "Nhiệm vụ cấp bách của đảng viên cộng sản Đông Nam Á". Ở phần phụ lục "Vấn đề kỹ thuật" của "Chỉ thị công tác" đã ghi rõ: "Trong nhiệm vụ của Đông Nam Á, nhất định phải dưa đồng chí Trần Phú và đồng chí Ngô Đức Trị vào cương vị lãnh tụ. Đồng chí Trần Phú làm chủ tịch là phù hợp, ưu tiên đồng chí Ngô Đức Trị".

            3 - Cuối tháng 12 năm 1930, vì nhiệm vụ và quyền hạn của Nguyễn Ái Quốc không được xác định, ông liền gửi một bức thư đến Quốc tế cộng sản yêu cầu phải dược trao quyền lãnh đạo rõ ràng. Thư viết: "Hiện nay tôi không biết chức vụ của mình như thế nào. Tôi đang là Ủy viên Trung ương mà tự nhiên lại trở thành đảng viên thường. Phải chăng Quốc tế cộng sản đã đình chỉ chức vụ, và giờ đay tôi chỉ là nhân viên của Cục Viễn Đông phải không? Rất mong được các đồng chí giải thích".

            Cùng tên nên có sự nhầm lẫn.

            Thời gian từ năm 1929 đến năm 1933, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương cùng hoạt động trên vũ đài chính trị, đặc biệt vào năm 1930 và nửa đầu năm 1931, hai người từng nhiều lần qua lại làm việc với nhau.        Sở dĩ vào sau năm 1934, Quốc tế cộng sản có ý đồ lấy Hồ Tập Chương thay thế thân phận Nguyễn Ái Quốc, là bởi vì vào những năm 1929 đến năm 1933, hầu hết những hoạt động của Hồ Tập Chương đều mang tên Hồ Chí Minh. Do đó mọi việc Hồ Tập Chương làm đều được hiểu một cách sai lầm là của Nguyễn Ái Quốc. Tuy nhiên, khi thẩm định kỹ các đoạn tư liệu ghi chép về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, nếu không thật chú ý, sẽ rất khó làm rõ được chỗ nào là thuộc về Nguyễn Ái Quốc, chỗ nào thuộc về Hồ Tập Chương. Ví dụ như, vào tháng sáu năm 1931, cảnh sát Hương Cảng bắt giữ Nguyễn Ái Quốc tại một căn phòng số nhà 186, phố Tam long, Hương Cảng, tìm được một tấm hộ chiếu dán ảnh Hồ Chí Minh. Bản hộ chiếu này đương nhiên không phải của Nguyễn Ái Quốc mà là của Hồ Chí Minh. Nếu không thì việc gì phải nói "hộ chiếu dán ảnh Hồ Chí Minh" mà là "tìm được một hộ chiếu dán ảnh Nguyễn Ái Quốc" chẳng phải là rõ ràng sao? Huống hồ, bí danh Hồ Chí Minh này, mãi dến năm 1942 mới có. Rốt cuộc Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tập Chương là Hồ Tập Chương, hai người hoàn toàn không phải là một. Nội dung đăng ký hộ chiếu càng nói rõ không thể là Nguyễn Ái Quốc. Tấm hộ chiếu ghi "công dân Trung Quốc, đến Thailand quan hệ công tác, thời hạn 6 tháng, do Lãnh sự quán Trung Quốc ký.

            Căn cứ vào tấm ảnh Hồ Chí Minh trong hộ chiếu, sẽ biết rõ vào khoảng trước, sau năm 1930, tất cả những gì Hồ Tập Chương viết và làm đều bị hiểu là của Nguyễn Ái Quốc. Từ năm 1929 đến năm 1931, Hồ Tập Chương là phái viên của Quốc tế cộng sản tại Cục Phương Đông tham gia hoạt động thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam, Thailand, Malaysia cùng nhiệm vụ như Nguyễn Ái Quốc và hai người đã nhiều lần làm việc với nhau. Tuy nhiên, những tài liệu ghi chép về thời kỳ này lại chỉ ghi danh Hồ Chí Minh. Do vậy, công tác của Hồ Tập Chương bị cố ý ẩn giấu hoặc chuyển dịch sang cho Nguyễn Ái Quốc, vì thế, trong tất các hồ sơ còn lại đều không có tên Hồ Tập Chương.

            Hiện nay, căn cứ theo Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", chương 5, "Cao trào cách mạng 1930-1931", tham chiếu với những tài liệu có liên quan đến Hồ Chí Minh trong thời kỳ này, tôi đã tiến hành phân tích và tách được những ghi chép về hoạt động của Hồ Tập Chương, kết qủa cho thấy, Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh không phải là một người. Hoạt động của họ, thời kỳ 1929-1933 là tương hỗ theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia"(nguyên văn "mũ ông Trương, ông Lý đội"). Xin dẫn ra một số tài liệu dưới đây để so sánh, đối chiếu:

1 - Mùa thu năm 1928, Bí thư thứ nhất Chi bộ Quốc tế cộng sản Cục Viễn Đông tại Thượng Hải quyết định thành lập tổ chức "Liên minh các dân tộc phương Đông bị áp bức". Trụ sở Liên minh đặt tại Singapore, trực tiếp lãnh đạo các tổ chức cộng sản Đông Nam Á và Bán Đảo Đông Dương. Malaysia, Indonesia, Myanmar, Thailand và Việt Nam đều trực thuộc cơ quan này. (Dẫn từ William J. Duiker, trong "Truyện Hồ Chí Minh",  trang 161)

            2 - Ngày 12 tháng mười một năm 1929, tiến hành hội nghị thảo luận tái lập Đảng Cộng sản Nam Dương (Indonesia). Quốc tế cộng sản hầu như không giải thích được khái niệm vị trí địa lý của vùng Nam Hải Trung Quốc (vùng biển phía nam Trung Quốc). Người Châu Âu thuộc Cục Viễn Đông cho rằng Singapore nằm giữa Ấn Độ và Indonesia, thuộc quyền quản lý của Cục Trung Đông, cho nên Kuusinen (của Quốc tế cộng sản) mới xem Singapore là khu vực Ấn Độ và Indonesia làm mục tiêu công tác. (Tác giả nhận định: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh  tại Hà Nội có một bản sơ đồ điều tra thực địa ngày 3 tháng ba năm 1930, vẽ giản đồ vùng phụ cận giữa Singapore và bán đảo Mã lai kèm theo chú giải bằng tiếng Hoa và tiếng Anh, ký tên Mục Hàm. Căn cứ vào bút tích tiếng Anh cùng những chứng cứ tra cứu được, bản sơ đồ này, chính là do Hồ Tập Chương vẽ.

            Lúc ấy, Nguyễn Ái Quốc đang ở Xiêm La chữa bệnh lao phổi, thời gian vừa đúng một năm. Hơn nữa, đây cũng là lúc giữa Nguyễn Ái Quốc và Quốc tế cộng sản đã hoàn toàn mất liên lạc, chưa từng được Quốc tế cộng sản giao nhiệm vụ công tác, nên không thể có khả năng qua lại vùng Bán đảo Mã Lai điều tra thực địa vẽ sơ đồ. Từ tấm sơ đồ có thẻ xác dịnh những dòng chữ tiếng Anh không phải bút tích Nguyễn Ái Quốc, cũng chưa bao giờ thấy ông có bí danh Mục Hàm ký trên các văn bản).

            Nguồn dẫn:. Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", trang 148. Phần phụ lục kèm theo sơ đồ Vùng phụ cận Bán đảo Mã Lai Á của Mục Hàm và Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh thân bút bằng tiếng Anh.


            3 - Đầu năm 1930, Rylski báo cáo, khu vực Nam Dương, Đông Nam Á của Cục Viễn Đông đang thiếu người liên lạc, hầu như chỉ trông chờ vào các đồng chí Trung Quốc mà không có biên chế riêng để phái đến Đông Dương chỉ đạo. Thibault và Quốc tế cộng sản cũng đã mất liên lạc. Vì thế, chúng tôi quyết định cử đồng chí Hồ Chí Minh đảm nhiệm công tác liên lạc, đồng thời giao một số công việc, tiếp tục hoạt động ở trong nước. Hồ Chí Minh sẽ có phương pháp làm việc hiệu quả và rất có thể sẽ t́m được nguyên nhân Thibault bị mất liên lạc. Mặt khác Mạc Tư Khoa cử Ryski hay Eisler đều không biết Trung văn nên rất khó làm việc. (Tác giả nhận định: Vào năm 1930, trình độ Nguyễn Ái Quốc nghe, nói, đọc và viết Trung văn là kém, không thể làm công việc phiên dịch tiếng Trung. Nguồn dẫn từ Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", trang 148 và 162).

4 - Ngày 27 tháng mười năm 1929, Quốc tế cộng sản gửi một bức thư đến ban lãnh đạo An Nam cộng sản đảng tại Hương Cảng, nói đến việc phái viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến truyền đạt chỉ thị. Ngày 16 tháng mười hai năm 1929, Hồ Tùng Mậu dẫn một phái viên Quốc tế cộng sản đến Hương Cảng. Vị phái viên này thông báo, Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn đều chưa chấp nhận thành lập Đảng Cộng sản, vì thế không ðýợc Quốc tế cộng sản công nhận. Cho đến trước khi hợp nhất ba tổ chức cộng sản, khu vực Đông Nam Á vẫn chỉ được coi là một đoàn thể của chủ nghĩa Marx dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. (Tác giả nhận xét: Vị đại biểu Trung Quốc, phái viên Quốc tế cộng sản chính là Hồ Tập Chương. Thân phận Hồ Tập Chương lúc ấy, ngoài việc là phái viên Quốc tế cộng sản được cử đến hoạt động ở Đông Dương, còn là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nguồn dẫn từ: William J. Duiker, trong "Truyện Hồ Chí Minh"-  trang 161).

            5 - Năm 1930, "Liên minh mậu dịch Thái Bình Dương" tại Vladivostok lập ra một cơ quan chuyên trách. Hồ Chí Minh được Cục Viễn Đông tại Thượng Hải điều động đến công tác, mở một khóa huấn luyện tuyên truyền 3 tháng cho các Hoa kiều tại Việt nam là Lê Quảng Đạt, Hồ Tùng Mậu và vợ là Lý Phương Thuận. (Tác giả nhận xét: Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có thâm niên mười năm là đảng viên cộng sản, vả lại, năm 1924, ông ta dã được học một khóa huấn luyện của Quốc tế cộng sản ở Đại học Phương Đông Mạc Tư Khoa, nên không có nhu cầu giáo dục ngắn hạn. Trong khi ấy, Hồ Tập Chương mới đến công tác tại "Liên minh mậu dịch Thái Bình Dương", rất cần tham gia khóa học này. Nguồn dẫn từ Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", trang 162).

            6 - Tháng tư năm 1930, Cục Viễn Đông gửi đi một bức thư không ký tên, nói là sẽ có một đồng chí Trung Quốc "nhận chỉ thị của chúng tôi" đến  Singapore tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Malaysia. Tháng tư năm 1930 Ủy viên Đoàn Chủ tịch Phương Nam lâm thời Ngô Gia Tự được biết, một vị đại biểu Trung Quốc thuộc Cục Viễn Đông, được được phái từ Thượng Hải đến Singapore, giữa đường đã ghé qua Sài Gòn. Vị đại biểu này cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam trực thuộc Cục Viễn Đông

là không hợp lý. Đây chính là điều ông phản đối.

            (Tác giả nhận định: Nguyễn Ái Quốc rất tích cực chủ trương đảng Cộng sản trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Cục Viễn Đông, trong khi ấy, vị phái viên Trung Quốc này lại chủ trương các đảng cộng sản vùng Đông Nam Á lại trực thuộc Bí thư xứ Singapore. Rõ ràng hai quan điểm này là bất dồng. Vị đại biểu Trung Quốc ấy chính là Hồ Tập Chương. Nguồn dẫn từ Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", trang 162, 164).

            7 - Tháng tư năm 1930, khai mạc lần thứ nhất "Hội nghị Liên minh Trung Quốc phản đối chủ nghĩa đế quốc". Các đại biểu gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Dương, Đài Loan, Đông Nam Á, Trung Quốc. Liên minh sẽ đặt trụ sở ở Singapore. Hồ Chí Minh cũng có khả năng tham gia hội nghị này.

            (Tác giả nhận định: Ông Hồ Chí Minh này chính là Hồ Tập Chương. Nguồn dẫn từ Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", trang 167).

            8 - Ngày 18 tháng năm năm 1930, Eisler và Bespalov gửi văn bản đến cơ quan bí thư Cục Phương Đông, nội dung là cử Hồ Chí Minh đến Singapore tham dự Hội nghi Malaysia cùng với việc lựa chọn đại biểu đi Mạc Tư Khoa tham gia "Hội nghị Quốc tế Lao động đỏ" lần thứ V. (Tác giả nhận định, Hồ Chí Minh này chính là Hồ Tập Chương, phụ trách công tác liên lạc, tuyên truyền vận động giai cấp công nhân. Nguồn dẫn từ  Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", trang 168).

            9 - Tháng sáu năm 1930, Ban Bí thư Cục Phương Đông cử một đại biểu đi Xiêm La thúc giục Xiêm La ủy viên hội (do các đảng viên Trung Quốc thành lập), kết hợp với số đảng viên Đông Bắc bộ Việt Nam thành một chi bộ đảng. (Tác giả nhận định, vị phái viên mà Cục Phương Đông cử đến Xiêm la chính là Hồ Tập Chương  mà không phải là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc vào cuối tháng ba năm1930 đã đến Bangkok thông báo với kiều dân Việt Nam về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng theo dõi việc thành lập Đảng Cộng sản Thailand. Khoảng thời gian này, cả Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương đều được Quốc tế cộng sản giao phó nhiệm vụ. Có một tài liệu nằm trong văn kiện "Nghiên cứu lịch sử nước Nga hiện đại" là "Báo cáo tình hình phổ biến của Xiêm La", nguyên văn bằng tiếng Trung, không ký tên. Căn cứ vào nội dung mà phán đoán, thì bản báo cáo này do Hồ Tập Chương viết. Trước năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chưa  thể đủ trình độ để viết những báo cáo trường thiên đại luận bằng Hoa ngữ, cũng chưa từng thấy ông dùng Trung văn trong bất cứ văn kiện nào. Nguồn dẫn từ Sophie Quinn Judge trong "Những năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941", trang 169.

            10 - Thời gian 1930 - 1931, căn cứ vào quyển thứ 3 trong "Hồ Chí MInh toàn tập", Các báo cảo gửi Quốc tế cộng sản, nguyên văn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Trung. Đối với văn kiện bằng tiếng Anh, những bài trường thiên đại luận, chính xác là đều do Hồ Tập Chương viết. Trong đó, hai bản báo cáo đề ngày 5 tháng ba năm 1930 (liên quan đến tình hình vận động cách mạng ở Việt Nam), và ngày 20 tháng chín năm 1930 (vận động cách mạng Đông Dương), cũng có thể khẳng định là do Hồ Tập Chương viết.

            Hãy lấy bản báo cáo liên quan đến tình hình vận động cách mạng ở Việt nam để chứng minh. Bản báo cáo này không ký tên ( chữ ký hẳn đã bị Quốc tế cộng sản xóa), nguyên văn bằng tiếng Anh, dùng ngôi thứ ba, gồm 8 trang, trình bày từ lúc thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam đến phong trào Cần vương, phong trào Đông du và quá trình vận động quần chúng Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ đấu tranh chống Pháp. Nội dung bài viết, bút pháp so sánh với Nguyễn Ái Quốc khác nhau rất xa. Đặc biệt, tác giả còn nhận định: "Các phần tử trí thức Việt Nam không ngừng vượt trùng dương theo tổ chức đảng do một vị hoàng thân làm chủ tịch và một vị đại văn hào làm tổng thư ký, hy vọng sẽ được Nhật Bản giúp đỡ". Đoạn văn này được ghi chép vô cùng kỳ lạ, rõ ràng không phải do Nguyễn Ái Quốc viết. "Hoàng thân" ở đây là chỉ thân vương Cường Để, còn "đại văn hào" chính là Phan Bội Châu, lúc ấy là thủ lĩnh của phong trào Đông du. Tuy nhiên, những danh từ "chủ tịch", "tổng thư ký", "đại văn hào"...vào thời điểm những năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đều không thể sử dụng, đơn giản là vì lúc ấy nó chưa phổ biến. Hơn nữa, không ít lần người viết dùng từ "An Nam" là một danh xưng  khá miệt thị do thực dân Pháp gọi người Việt Nam.

            Tôi đã nghiên cứu kỹ mới phát hiện ra, cách xưng hô này, lúc ấy là thông dụng đối với người Nhật Bản. Hồ Tập Chương là người Đài Loan, rất am hiểu văn hóa Nhật nên mới dùng  nhân xưng ngôi thứ ba để viết báo cáo. Tuy nhiên, tôi dám chắc, bản báo cáo đã bị cắt xén. Nguyên văn ở sau hàng thứ ba xuất hiện một tiểu chú thích, lại là chú thích (7) mà không có chú thích (1) đến (6). Bản báo cáo có tất cả 13 tiểu chú nhưng không có nội dung kèm theo, từ đó, tác giả phán đoán, bản báo cáo không phải do Nguyễn Ái Quốc viết, mà người viết chính là Hồ Tập Chương, bút danh Mục Hàm.

            Từ hai bản báo cáo trên, ta có thể thấy rõ, Hồ Tập Chương  đã từng có mối quan hệ rất mật thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam.

            11- Tại Long Châu, Quảng Tây vào năm 2005, Nhà triển lãm Hồ Chí Minh tiếp tục mở cửa. Trên tường trái trước cửa là khối đá hoa cương màu hồng nhạt khắc những dòng chữ khải, giới thiệu tóm tắt địa chỉ cơ quan bí mật của Cách mạng Việt Nam tại Long Châu. Nội dung đặc biệt đề cập vào đầu năm 1931, các nhà cách mạng Việt Nam, lấy danh nghĩa buôn bán, đã thuê phòng thiết lập cơ quan Cách mạng Việt Nam bí mật. Những người thường xuyên làm việc ở đây chủ yếu là lãnh tụ Hồ Chí Minh và các Ủy viên Thường vụ Trung ương, trong đó có Hoàng Văn Thụ, Lý Như Đông...

            Ngày 27 tháng mười hai năm 2006,  nhật báo Quảng Tây đăng một bài viết của phóng viên Lý Vĩ Đông phỏng vấn Nông Nhị đại tẩu là vợ Nông Nhân Bảo. Nông Nhân Bảo từng là Hoa kiều tại Việt nam. Nhị đại tẩu là người Việt. Nội dung bài viết đề cập đến cuối năm 1930, tại nhà Nông Nhân Bảo, Hồ Chí Minh và Hoàng Văn Thụ lập cơ sở liên lạc Cách mạng Việt Nam. Lúc ấy Hồ Chí Minh đã có dược điều kiện thuận lợi để triển khai hoạt động, lại được Nông Nhân Bảo giới thiệu đến làm việc tại một quán rượu ở đường Bạch Sa khoảng nửa năm. Sau khi Hồ Chí Minh rời Long Châu đến Hương Cảng, việc liên lạc ở đây đều do Hoàng Văn Thụ đảm nhiệm.

            Một bài viết khác vào ngày 9 tháng mười hai năm 2006, phỏng vấn Tô Thúy Phúc là vợ Nông Kỳ Chấn. Bà Tô Thúy Phúc năm nay đã 99 tuổi nhưng vẫn hoàn toàn minh mẫn. Bà hướng về chúng tôi kể lại tình hình công tác lúc ấy của Hồ Chí Minh ở nhà mình: "Năm 1930, khởi nghĩa Long Châu thành lập Hồng Bát quân, Nông Kỳ Chấn được cử làm tiểu đội trưởng Nông dân xích vệ quân. Không lâu, Hồng Bát quân rút khỏi Long Châu. Cấp trên thông báo là, Nông Kỳ Chấn tạm rút vào hoạt động bí mât, chờ đợi thời cơ. Một thời gian sau, ông ấy trở về làm hương trưởng Long Châu. Chức hương trưởng chỉ là cái vỏ bên ngoài, thực chất bên trong là liên lạc viên của Đảng Cộng sản. Năm ấy, sau khi  trạm liên lạc bí mật được thành lập, Hồ Chí Minh lấy nhà Nông Kỳ Chấn làm điểm dừng chân. Để che mắt người ngoài, ông nói Hồ Chí Minh là người bà con từ quê ra giúp việc đồng áng. Hồ Chí Minh giỏi việc nhà nông, từ cho gà lợn ăn đến giã gạo, gánh lúa, cày bừa ruộng đều làm được".

Theo những bài báo trên, rõ ràng cho thấy cuối năm 1930 đến tháng sáu năm 1931, Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đã hoạt động ở Long Châu thuộc khu vực biên giới Việt Trung. Vì thế, vị Hồ Chí Minh này không thể là Nguyễn Ái Quốc. Căn cứ theo thời gian hoạt động, địa bàn hoạt động, thì lúc ấy, Nguyễn Ái Quốc đang "chu du" ở Hương Cảng.  Cũng vào thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai đang yêu nhau thắm thiết, cho nên, không thể bí mật hoạt động ở Quảng Tây.

Hồ sơ Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu.

Vào lúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng sáu năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt giữ. Nguyên nhân bị bắt là, một đảng viên Cộng sản tên là Serge Lefrance của Ban bí thư Công hội Thái Bình Dương, đã tiết lộ bí mật Cục Viễn Đông có liên quan đến Nguyễn Ái Quốc. Việc Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hương Cảng đã trở thành một sự kiện quốc tế được báo chí đưa tin, sau này lại còn được làm thành phim, hầu hết công chúng đều biết. Thế nhưng, việc Hồ Tập Chương thì ngược lại, hoàn toàn bí mật. Vì có liên quan đến vụ Noulens nên các thành viên của tổ chức "Công hội Thái Bình Dương" trực thuộc Quốc tế cộng sản, đều bị truy bắt, phải bỏ Thượng Hải chạy về Quảng Châu, cuối cùng Hồ Tập Chương bị đặc vụ Quốc dân đảng bắt được vào mùa hè năm 1931.

Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hương Cảng và Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu, về thời gian, địa điểm, nội dung sự việc rất giống nhau, rất dễ để liên kết từ hai thành một. Đương nhiên với sự ẩn giấu của Trung cộng, người đời chỉ biết sự kiện "Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hương Cảng" mà không hề biết đến "Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu", thậm chí còn đem hai sự kiện khác nhau gộp lại làm một. Như trên đã nói, liên quan đến việc Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu, chưa từng thấy báo chí đưa tin, lại càng không được ghi chép ở bất cứ hồ sơ nào. Cho đến năm 2000, khi tập "Hồi ký Trịnh Siêu Lân" được xuất bản, độc giả  mới biết đến sự kiện này:

            "Mùa hè năm 1931, Phó Đại Khánh ở nhà giam Quảng Châu gặp Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh nhờ Phó Đại Khánh chuyển lời đề nghị Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách giải cứu". (Xem thêm: "Lịch sử và hồi ức- Ghi chép cuối đời của Trịnh Siêu Lân", quyển 2 "Truyện Phó Đại Khánh", hoặc tham khảo "Hồi ức Trịnh Siêu Lân", trích yếu như phụ lục 2 của tác giả).

Sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Châu, trước và sau Trịnh Siêu Lân (Truyện Phó Đại Khánh), chưa có bất cứ tờ báo nào đưa tin, thậm chí còn bị ngoa truyền lầm lẫn sang sự kiện Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hương Cảng. Tuy nhiên, gia đình chúng tôi lại biết khá rõ qua tin đồn. Ước khoảng vào năm 1932, Hồ Tập Chương có gửi người bạn một số tiền về Đài Loan giao cho người nhà, đồng thời thông báo để các bậc phụ huynh biết là ông đang bị giam giữ ở Quảng Châu. Nhiều năm sau, một người anh họ lại đưa cho tôi tấm ảnh Hồ Tập Chương rồi bảo: "bị trói gô cổ, chân xích, tay cùm" làm tôi vô cùng ghi nhớ. Nay đối chiếu với bài báo "Phía dưới Nam Sơn dằng dặc" có một thiên bình luận của Trịnh Siêu Lân trong "Truyện Phó Đại Khánh", đã đủ để chứng minh Hồ Chí Minh quả thực đã bị bắt ở Quảng Châu. Chỉ vì người đời nhầm lẫn từ "Phùng Kinh" thành "Mã Lương" (tự dạng các chữ Hán phồn thể này khá giống nhau), nên đã đem Hồ Chí Minh và Nguyễn Ái Quốc đồng nhất thành một người, rồi viết báo, viết tiểu sử, in ấn phát hành rộng rãi, khiến cho " Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hương Cảng'" và "Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Châu" bị hiểu lầm thành cùng một sự kiện.

            Những ghi chép về sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Châu

Mùa hè năm 1931, Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu, Đảng Cộng sản Trung Quốc tát nhiên biết rõ chuyện này. Tuy nhiên, vì có liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, nên các hồ sơ của vụ này đều được giấu đi. Mặt khác, cũng có thể, hai sự kiện cùng xảy ra thời gian , tính chất khá giống nhau, nên bị coi là cùng một vụ việc mà không chú ý đến những khía cạnh khác.

             Đối chiếu với "Mối tình nồng thắm giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan" của Lương Ích Tân, "Hồi ký Trịnh Siêu Lân", cùng với "Đài Loan nhật nhật tân báo" ngày 12 tháng mười một năm 1938, thì thấy các tư liệu trong cả ba công trình nghiên cứu này đều khẳng định sự kiện Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu là có thật, đồng thời cũng chứng minh ông là người thuộc sắc tộc Khách Gia quê quán Miêu Lật, Đài Loan: "Năm 1931, Hồ Tập Chương trốn đến Quảng Châu, bị bắt giam trong một thời gian ngắn". Năm 1946, Ngô Trọc Lưu có xuất bản cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Nhật "Hồ Chí Minh", đã viết về sự kiện này như sau: " Vào nửa đêm, Hồ Chí Minh bị cảnh sát bắt đưa đến một gian phòng kín thẩm vấn, sau đó gán tội danh gián điệp và bị giam giữ". Ngô Trọc Lưu miêu tả Hồ Chí Minh bị bắt giữ chính là Hồ Tập Chương. Biết tin này, người em ruột của ông là Hồ Tập Dưỡng đã thông báo cho gia tộc biết, Đó chính là người đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan, từng được truyền khẩu trong ký ức của gia đình chúng tôi.

        Lương Ích Tân viết về sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Châu

            "Mối tình nồng thắm giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan" của Lương Ích Tân, ở mục "Đảng sử thiên địa", đăng tải tại nguyệt san số 12 "Nhân dân văn trích", năm 2004. Trong thiên V nhan đề "Bài ca buồn về tình yêu và hôn nhân", tôi đã tường thuật tóm tắt những sự việc có liên quan đến mối tình của Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan.

Trong "Mối tình nồng thắm giữa Hồ Chí Minh và Lâm Y Lan", Lương Ích Tân, ở phần "Lẩn trốn bị truy bắt ở Quảng Châu", viết: "Đầu năm 1930, Tưởng Giới Thạch điều quân truy bắt Hồng quân khu Giang Tây Tô, đồng thời ra mệnh lệnh các địa phương khẩn trương tìm bắt các phần tử cộng sản. Dương Thành Quảng Châu cũng không ngoại lệ. Thời kỳ này Hồ Chí Minh đã đến Quảng Châu, thông qua liên lạc viên, nhờ Tỉnh ủy Quảng Đông giúp đỡ. Tỉnh ủy bí mật Quảng Đông, do Đào Chú Làm bí thư, bố trí nữ đảng viên Lâm Y Lan đóng giả làm vợ để bảo vệ ông khỏi bị bắt". Tiếp theo mục "Lâm Y Lan chấp hành mệnh lệnh làm vợ", tác giả tường thuật: "Lâm Y Lan làm công tác bảo vệ Hồ Chí Minh tại Quảng Đông, Hương Cảng, lấy danh nghĩa là vợ chăm sóc Hồ Chí Minh rất chu đáo. Không lâu sau, do bị phản bội, Hồ Chí Minh bị bắt". Tiếp đến "Trong hoạn nạn biết tấm lòng thành", đoạn văn kể: "Ba ngày sau, Hồ Chí Minh được ra khỏi nhà giam, Lâm Y Lan nhìn đăm đăm vào gương mặt hốc hác của Hồ Chí Minh nói: ' Chí Minh, huynh khổ sở quá! Vì sao không đợi muội đến đón?". Theo những lời Lương Ích Tân kể trên, hẳn là đã quá rõ ràng, Hồ Chí Minh, vào mùa hè năm 1931, bị Quốc dân đảng Quảng Châu bắt giữ.

 Ngô Trọc Lưu ở Đài Loan và trường thiên tiểu thuyết "Hồ Chí Minh"


            Ngô Trọc Lưu được vinh danh là "Người cha của nền văn nghệ Đài Loan", vào năm 1946, "Đài Loan quốc hoa thư tịch" đã xuất bản bộ tiểu thuyết "Hồ Chí Minh" của ông bằng tiếng Nhật (Ảnh bìa 1 phía dưới).

 Nhan đề cuốn sách là "Hồ Chí Minh", sau được đổi thành "Hồ Thái Minh", khi được chuyển sang Trung văn lại đổi là "Đứa con côi châu Á". Bản "Hồ Chí Minh" bằng tiếng Nhật, Ngô Trọc Lưu đã viết lời nói đầu, trong đó có đoạn làm người ta tỉnh ngộ: "Thế giới ngày nay lại biến thành màu xám, nếu như muốn tìm tòi tận gốc của nó, không nhất thiết phải sợ hãi những sự thật đã bị ẩn giấu. Chúng ta đòi hỏi lịch sử phải được minh bạch. Cần phải xem việc lẩn tránh sự thật chính là xuyên tạc lịch sử. Vì thế chúng ta nhất dịnh phải tìm hiểu sự thật trong quá khứ mới mong có được lời giải".

            "Hồ Chí Minh" là bộ tiểu thuyêt được viết trong bối cảnh lịch sử Thế chiến thứ hai, khởi thảo năm 1943, hoàn thành năm 1945, bối cảnh là thời kỳ Đài Loan bị Nhật chiếm đóng. Thời kỳ ấy, bất cứ nhà văn nào cũng không dám lấy hiện trạng lịch sử đương đại để viết tiểu thuyết, tuy nhiên, nếu chỉ dùng hình ảnh có tính ẩn dụ miêu tả thì vẫn được phép.

            Ở bản Trung văn "Đứa con côi châu Á", thiên thứ ba có các chương: "Xuân lành", "Giam cầm", Vượt ngục" v.v...có chen lẫn những đoạn Hồ Chí Minh trốn khỏi Quảng Châu và Mối tình nồng thắm với Lâm Y Lan đều là những bằng chứng lịch sử. Viết tiểu thuyết "Hồ Chí Minh", hẳn Ngô Trọc Lưu đặc biệt có ẩn ý là bảo tồn tư liệu lịch sử, chứng minh Hồ Tập Chương là người Đài Loan, cũng chính là Hồ Chí Minh. Trong "Hồ Chí Minh", các chi tiết đan xen nhau mà phần lớn kể những chuyện cũ về gia tộc Hồ Tập Chương. Trước đây, Ngô Trọc Lưu và Hồ Tập Chương rất quan biết nhau, sau này ông cùng với em trai Hồ Tập Chương là Hồ Tập Dưỡng, cháu rể Hồ Tập Chương là La Lộc Xuân có mối quan hệ rất thân mật. Những người này, trước sau đều là bạn đồng học trường Đại học Sư phạm Đài Bắc. vào khoảng năm 1943, sau khi Ngô Trọc Lưu biết tin Hồ Tập Chương đổi tên thành Hồ Chí Minh, trong đầu chợt nảy ra ý tưởng viết cuốn tiểu thuyết này để bảo tồn một thời kỳ bí mật của lịch sử.

            Ảnh trên: "Người cha của văn nghẹ Đài Loan" Ngô Trọc Lưu, viết năm 1946. Bìa tiểu thuyết "Hồ Chí Minh", bản tiếng Nhật, do "Đài Loan quốc hoa thư tịch" xuất bản, gồm 4 thiên.

 Hồ Tập Chương bị bắt ở Hà Nam, giam tại nhà ngục "Nam Thạch Đầu"

            Ngày 12 tháng mười một năm 1938, "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa tin, Hồ Tập Chương bị bắt giam tại nhà lao Nam Thạch Đầu, Hà Nam. Rốt cuộc "Hà Nam" là địa phương nào? Nam Thạch Đầu ngục ở đâu? Căn cứ vào "Lịch sử tổ chức Đảng cộng sản thành phố Quảng Châu" "Hà Nam" ở phía nam sông Châu, còn nhà giam Nam Thạch Đầu ở phố Nam Thạch Đầu, khu Hải Châu, thành phố Quảng Châu gọi là "Trại trừng giới". Sự kiện ngày 15 tháng tư năm 1927, Quốc dân đảng mở cuộc càn quét bắt giữ hàng loạt đảng viên cộng sản giam giữ tại đây. Liên quan đến sự kiện "Đài Loan nhật nhật tân báo" đưa tin Hồ Tập Chương bị giam tại nhà lao Nam Thạch Đầu, phải chăng có dính dáng đến việc đồng nhất thân phận Hồ Tập Chương với Hồ Chí Minh, khi Hồ Chí Minh vào tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938 đột nhiên mất tích ở cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm, Quảng Tây? Hồ Chí Minh bị giam ở Quảng Châu nhưng lại mất tích ở Quế Lâm nửa tháng đều thuộc tiểu sử Hồ Chí Minh  chưa bao giờ được báo chí đưa tin, lại càng chứng thực Hồ Tập Chương chính là Hồ Chí Minh. Mối quan hệ nhân qủa đặc biệt quan trọng này sẽ được trình bày cụ thể ở mục "Cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm" và "Đài Loan nhật nhật tân báo" trong Thiên IV.

 

         "Hồi ký Trịnh Siêu Lân": Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Châu

            Trang mạng "Bách gia tranh minh", chuyên mục "Lĩnh Nam di dân" có bài "Dưới Nam Sơn dằng dặc" đã đăng tải một thiên dẫn từ "Hồi ký Trịnh Siêu Lân" liên quan đến sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt ở Long Châu. Cũng ở chuyên much này, ngày 16 tháng chín năm 2007, đã đăng một bài viết về Hồ Chí Minh bị bắt, nội dung như sau: "Tôi đã nhiều lần đọc trên mạng thấy các bài viết của nữ sĩ Đới Tình dẫn ra hai thiên "Truyện Phó Đại Khánh" của Trịnh Siêu Lân. Trong đó, Trịnh tiên sinh đã đề cập đến Phó Đại Khánh (thân phụ của nữ sĩ Đới Tình), vào năm 1931, đã gặp Hồ Chí Minh ở phòng tạm giam Quảng Châu. Tại đây, Hồ Chí Minh đã nhờ Phó Đại Khánh chuyển tin đến Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị giải cứu. Từ những điều tác giả viết, Hồ Chí Minh tại đất Trung Quốc đã hai lần bị bắt, lần đầu bị cảnh sát Hương Cảng bắt vào năm 1931, lần sau bị Quốc dân đảng bắt vào tháng tám năm 1942 ở huyện Đức Bảo, Quảng Tây. Sau khi đọc hai bài viết trên, tôi tiến hành điều tra các nguồn tư liệu tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt, nhưng không thấy bất cứ tài liệu nào nói đến việc Hồ Chí Minh bị bắt giam ở Quảng Châu vào năm 1931. Sau này, tôi cũng đã hỏi một người rất thông thạo lịch sử Việt Nam là giáo sư Nguyễn Thế Anh, ông trả lời là chưa bao giờ được nghe chuyện ấy. Lẽ nào các sử gia lại để sót sự kiện này? Tôi bèn đọc lại "Hồi ký Trịnh Siêu Lân" và tạm thời đề xuất mấy khả năng có thể xảy ra như sau:

1 - Căn cứ vào văn bản của Trịnh Siêu Lân, Phó Đại Khánh bị bắt tại Calcutta, Ấn Độ, giải về Nam Kinh thẩm vấn, giữa đường gặp Hồ Chí Minh ở Quảng Châu, tức là hành trình Calctta - Quảng Châu - Nam Kinh. Vậy vì sao Phó lại không đi đường Calcutta - Thượng Hải - Nam Kinh, há chẳng tiện hơn sao? Có lẽ tuyến Thượng Hải - Quảng Châu và Calcutta, thuyền bè qua lại không nhiều, hoặc không có. Về mặt tư liệu và chứng cứ, chúng ta có thể phán đoán, giữa Hương Cảng và Calcutta các phương tiện giao thông rất thuận lợi, hai nơi này lại đều là thuộc địa Anh Quốc, nên có khả năng Phó và Hồ gặp nhau tại Hương Cảng. Trịnh lão tiên sinh, khi viết truyện này đã chín mươi tuổi, những vấn đề thuộc về ký ức rất có thể nhầm lẫn đem Hương Cảng đổi thành Quảng Châu. Rất tiếc tác giả đã qua đời nên không thể xác minh tường tận. Chỉ có một điểm, thời gian hai người gặp Hồ Chí Minh bị bắt tại Hương Cảng cũng tương đối gần nhau. Trịnh tiên sinh nói sự việc xảy ra vào giữa mùa Xuân và mùa Hè, mà thời gian chính xác Hồ bị cảnh sát Hương Cảng bắt vào ngày 6 tháng sáu năm 1931.

            2 - Hương Cảng và Quảng Châu cách nhau hơn trăm dặm, sau khi Hồ Chí Minh bị bắt ở Hương Cảng, cũng có thể bị giải đến Quảng Châu, vậy vì sao không có bất cứ tờ báo nào của thực dân Anh đưa tin này? Nếu phán đoàn và suy luận việc này là không có khả năng, như vậy, sự kiện Hồ Chí Minh từng đến Quảng Châu rồi bị bắt (hoạc bị tạm giam) sẽ là một chi tiết nhỏ trong tiểu sử Hồ Chí Minh mới được phát hiện.

            Ở phần trên, chúng ta đã biết đến sự kiện "Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Châu" của "Lĩnh Nam di dân". "Lĩnh Nam di dân" là chuyên mục của nhóm người Việt gốc Hoa, đã có những nghiên cứu về lịch sử Việt Nam hiện đại. Ở trang web này, đã có nhiều bài nghiên cứu về Hồ Chí Minh rất đáng đọc. "Lĩnh Nam di dân" đề cập đến sự kiện "Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Châu" có tham vấn ý kiến giáo sư Nguyễn Thế Anh, là chuyên gia nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam. Đối với Hồ Chí Minh, ông cũng có những phát hiện độc đáo, nhưng lại không hề biết về sự kiện "Hồ Chí Minh bị bắt ở Quảng Châu". Có thể thấy, vào những năm 1929 đến 1932, việc Hồ Tập Chương hoạt động ở Trung Quốc, được Trung cộng bảo mật khá tốt. Trong "Truyện Phó Đại Khánh", Trịnh Siêu Lân tiên sinh viết có đoạn Phó Đại Khánh tham gia giải cứu Hồ Chí Minh. Độc giả có thể đọc trang mạng "Lĩnh Nam di dân" hoặc tham khảo "Lịch sử và hồi ức" của Trịnh Siêu Lân (Sử sự dữ hồi ức - Trịnh Siêu Lân vãn niên văn tuyển đệ nhị quyển). Ngoài ra cũng có thể xem thêm "Quốc tế cộng sản và Trung Quốc", quyển 3, ghi chép các sự kiện trước sau năm 1930: "Phó Đai Khánh và Hồ Tập Chương nhiệt tình giúp đỡ nhau cùng tham gia hội nghị MalaysiaSingapore".

 Bí mật "Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu"

Liên quan đến bí mật "Hồ Tập Chương bị bắt ở Quảng Châu", gia đình ở Miêu Lật Đài Loan, cả hai lần đều được biết tin. Lần thứ nhất ước vào khoảng trước sau năm 1932, Hồ Tập Chương gửi tiền nhờ người bạn chuyển giúp. Người bạn này từ Đại Lục qua Nhật Bản rồi mới trở về Đài Loan, thông báo với người nhà: "Hồ Tập Chương là công chức trong 'Liên minh mậu dịch Thái Bình Dương' tại Thượng Hải, vì làm công việc in ấn tài liệu, bị kiểm tra, niêm phong nhà, có thể bị bắt, nên phải bí mật đến Quảng Châu tránh nạn, sau đó chuyển dến Quảng Tây, Xiêm La dạy tiếng Nhật và khai khoáng làm kế sinh nhai". Từ sau năm 1933, vì đã nhiều năm không có tin tức gì, gia đình cho rằng Hồ Tập Chương đã mất ở quê người.

Lần thứ hai, vào khoảng tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938, tờ "Nhật nhật tân báo" bằng tiếng Nhật ở Đài Loan đưa tin "Hồ Tập Chương, người Đài Loan, được Nhật Bản huấn luyện đặc vụ đưa đến Quảng Châu công tác, vì thân phận bại lộ, bị bắt giam tại nhà ngục Quảng Châu. Thời kỳ quân đội Nhật tiến đánh Quảng Châu, ông ta chạy thoát khỏi nhà giam, được giao nhiệm vụ thông dịch viên cho "Quân lệnh bộ Quảng Đông". Năm ấy, Hồ Tập Chương có một người em út là Hồ Tập Dưỡng bị quân Nhật trưng binh đưa đến Hạm đội Hương Cảng làm phiên dịch, đọc "Nhật nhật tân báo" mới biết tin về Hồ Tập Chương, liền đến Quảng Châu thăm anh. Sau đó Hồ Tập Dưỡng về Đài Loan thông báo với gia đình tình hình gần đây của Hồ Tập Chương, đồng thời đặc biệt chuyển lời của anh với gia tộc: "Sắp tới anh ấy sẽ đi Vân Nam chuyển đến Việt Nam để phát triển tổ chức, nếu không thành công sẽ không về nhà. Gia d́nh không cần phải đi tìm".

Từ đấy về sau, Hồ Tập Chương không có bất cứ sự liên lạc nào với gia đình.

                  Tiểu sử giản lược Hồ Tập Chương

            1 - Sinh năm 1901 (Minh Trị thứ 34), tức ngày 11 tháng mười năm Tân Sửu tại trang Đồng La, quận Miêu Lật, tỉnh Đài Loan vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan. Cha là Hồ Dần Lượng, mẹ là Lý Thị, đứng thứ 7 trong số 10 anh chị em. Cụ Hồ Dần Lượng  vốn là tú tài (sinh đồ), mở nhà dạy học kiêm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Dân địa phương phục tài xưng là "Thánh nhân".

            2 - Từ năm 1906 đến 1910, học với cha. Ngay từ buổi thiếu thời, Hồ Tập Chương đã được tiếp thụ nền giáo dục Hán học nghiêm ngặt, thông thạo thi từ, viết chữ phỏng, tuy không tinh diệu, nhưng đến việc đọc, viết đều không thành vấn đề. Sau đó ông còn luyện tập viết chữ cho đến khi có khả năng thư pháp.

            3 - Từ năm 1910 đến 1915, vào học trường phổ thông Đông La, tiếp thụ nền giáo dục mới của Nhật với 3 năm Hán văn và Nhật văn.

            4 - Từ năm 1916 đến năm 1921, học Khoa Hóa học ứng dụng trường Đại học Công nghiệp Đài Bắc số 1 cùng với các sinh viên Nhật Bản. Căn cứ vào lời người chú của tác giả, thì, lúc bấy giờ cả quận Miêu Lật chỉ có một người là Hồ Tập Chương được tuyển chọn. Năm 1921 đỗ tốt nghiệp cấp ưu tú. Sau năm 1921, Đại học Công nghiệp Đài Bắc số 1 và số 2 hợp nhất, đổi tên là Đại học Công nghiệp Châu lập Đài Bắc. Đến năm 1943, số sinh viên là 1545, trong đó, Nhật Bản 1105, như vậy Đài Loan chỉ có 429. Người Đài Loan lấy lý do chỉ có một nửa sinh viên so với Nhật nên đã phản đối sự thống trị của đế quốc Nhật, chủ trương giành độc lập cho Đài Loan.

            5 - Từ năm 1922 đến 1928, Hồ Tập Chương trở về Miêu Lật cùng với huynh trưởng mở xưởng nấu rượu và khai trương hiệu thuốc. Cùng với rượu và thuốc, Hồ Tập Chương còn kết hợp với một người bạn sản xuất xì dầu. Ông thường xuyên giao du, tụ tập bạn bè trao đổi tin tức chống Nhật, học thêm tiếng Anh và đọc các sách báo cộng sản, có dủ điều kiện hoạt động chống Nhật nhưng chưa tham gia các tổ chức cộng sản.

            6 - Năm 1926, kết hôn với người con gái cùng thôn là Lâm Quế.

            7 - Năm 1928, Sinh con gái đầu lòng là Hồ Tố Mai.

            8 - Mùa thu năm 1929, Hồ Tập Chương có người anh thứ ba là Hồ Tập Phỉ cùng với em rể Lưu Anh Hán và một người bạn ở Trung Lịch, đến bến Cơ Long, xuống tàu Nhật đi Thượng Hải. Sau chuyến đi, người bạn trở lại Đài Loan thông báo, gia đình mới biết Hồ Tập Chương đi Thượng Hải tham gia "Tổ chức lao động Thái Bình Dương" của Quốc tế cộng sản. Trước khi rời Đài Loan, Hồ Tập Chương đã đốt hết sách báo tài liệu liên quan đến cộng sản khiến người nhà không hiểu lý do, sau này mới rõ, ông làn thế là để tránh liên lụy đến gia đình.

9 - Mùa xuân năm 1930, con trai trưởng Hồ Thự Quang ra đời nhưng không biết mặt cha.Tôi có hỏi về mối quan hệ giưa Hồ Chí Minh với gia đình qua những thông tin trên báo chí, Hồ Thự Quang vào năm 2005 đã 75 tuổi, bị trúng gió nhẹ, cặp mắt hơi lệch, nói câu được câu mất: "Lúc còn nhỏ, bác Ba (Hồ Tập Phỉ) từng nói với tôi: 'Cha cháu làm nghề buôn bán ở Thượng Hải'. Khi tôi mười lăm, mười sáu, chú Út (Hồ Tập Dưỡng) lại bảo: 'Cha cháu có khả năng là Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Nam". Chú Thự Quang thở dài nặng nhọc, nói đứt quãng: "Mấy chục năm nay đã nghe nhiều tin đồn, chẳng biết có dụng ý gì. Chú muốn hỏi thân mẫu nhưng bà đã qua đời. Từ lúc phụ tử phân ly, mỗi người một phương, chưa từng gặp mặt, cũng chẳng để lại một dòng lưu bút nào. Được tôn xưng là 'Cha già Việt Nam', nhưng chú chắc rằng, trong lòng ông lúc nào cũng thương cảm mà thôi". Nói rồi, ông đứng dậy, nghẹn ngào. Tôi vội vàng đỡ lấy, an ủi: "Thời tao loạn, tạo hóa trêu ngươi. Từ lúc chính phủ Quốc dân đảng tiến nhập Đài Loan, ông không thể về, chứ không phải không muốn về. Tiểu thúc công chẳng đã từng nói, trên hành trình bôn ba, Người lấy tên Hồ Quang làm bí danh, đó chẳng phải là tình cảm của Người với gia đình sao?"

10 - Trước sau năm1932, những người bạn thay nhau truyền tin về gia đình là, Hồ Tập Chương làm việc tại "Liên minh mậu dịch Thái Bình Dương" Thượng Hải, khoảng thời gian giữa mùa hạ và mùa thu năm 1931, vì việc in ấn tài liệu mà bị bắt tạm giam nhưng đã trốn đến được đến Quảng Châu, sau đó lại bị bắt ở Quảng Châu, đến khi được giải cứu thì chuyển về vùng biên giới Việt Trung, Xiêm La hoạt động.

11 - Năm 1932-1933, có tin Hồ Tập Chương đến vùng núi Quảng Tây khai thác quặng, giám dịnh ngọc quý rồi sau đó sang Xiêm La hoạt động, có nhờ một người bạn gửi tiền về cho gia đình. Từ năm 1933, sau nhiều năm không nhận được tin tức, người nhà cho rằng Hồ Tập Chương đã qua đời.

12 - Từ tháng mười một đến tháng mười hai năm 1938, tờ báo Đài Loan bằng tiếng Nhật "Nhật nhật tân báo" đưa tin: "Hồ Tập Chương trốn khỏi nhà giam, bí mật đến quân doanh Nhật ở Quảng Đông làm nhiệm vụ thông dịch cho quan chỉ huy "Quảng Đông quân lệnh bộ". Như chúng ta đã biết, Hồ Tập Chương vốn tinh thông nhiều ngoại ngữ như là một vốn quý nên bị các thế lực tranh thủ lôi kéo không có gì lạ. Đến đây người nhà mới biết tin về ông.

13 - Đầu năm 1939, người em út của Hồ Tập Chương là Hồ Tập Dưỡng, bị quân Nhật trưng binh đưa đến Hạm đội Hương Cảng làm phiên dịch đã tìm đến Quảng Châu gặp Hồ Tập Chương. Khi về Đài Loan, ông đã báo tin cho gia đình, đồng thời chuyển lời dặn của Hồ Tập Chương là: "Anh ấy sắp sửa sang Việt Nam hoạt động, nếu không thành công sẽ không về nhà, gia đình đừng tìm kiếm".

14 - Đầu năm 1939, Hồ Tập Chương rời quân đội Nhật, gia nhập cơ quan Bát lộ quân Quế Lâm Quảng Tây thì không gặp lại Hồ Tập Dưỡng nữa, đồng thời cũng không có bất cứ sự liên lạc nào với gia đình.

            15 - Năm 1946, Ngô Trọc Lưu ở "Đài Bắc Quốc hoa thư tịch", xuất bản 4 cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Nhật, trong đó có cuốn "Hồ Chí Minh" nổi tiếng, có xen kẽ một số sự kiện Hồ Tập Chương hoạt động ở Thượng Hải, bị bắt giam, chính là đã truyền đạt ngầm một thông tin tối quan trọng về bí mật Hồ Chí Minh ở Việt Nam chính là Hồ Tập Chương đến từ Đài Loan. Sau này, tiểu thuyết "Hồ Chí Minh" chuyển ngữ sang Trung Văn được đổi tên thành "Đứa con côi châu Á", bởi lẽ, sau khi quân đội Quốc dân đảng tiến ra Đài Loan, Hồ Tập Chương không thể trở về quê hương, cuối cùng trở thành "Đứa con côi châu Á".

         Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc

            1- Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19 tháng năm năm 1890 tại thôn Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Tên hồi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, đến năm 11 tuổi đổi thành Nguyễn Tất Thành. Năm 17 tuổi, lúc ấy ông đang ở Paris đổi thành Nguyễn Ái Quốc. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan, là con thứ 3 trong số 4 anh chị em. Cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng được bổ tri huyện, sau khi bị cách chức chuyển sang làm thầy lang, lưu lạc đến phương Nam, bị bệnh chết năm 1928.

            2 - từ năm 1900 đến 1904, theo học chữ Hán nhưng không liên tục, thời gian rất ngắn.

3 - Năm 1905 đến 1908, vào học dự bị trường Quốc học Huế, học Pháp văn, Việt văn, thời gian không quá 4 năm.

4 - Năm 1910 làm giáo viên trường tiểu họ Dục Thanh, giảng dạy môn thể dục, thời gian khoảng 1 học kỳ.

5 - Năm 1911, khi mới đến Sài Gòn, tạm thời học nghề làm bếp, sau đó lên tàu Amiral Latouche Trevil xin làm phụ bép. Ngày 6 tháng năm, Nguyễn Tất Thành theo tàu đến Singapore rồi tiếp tục hành trình sang Pháp, bắt đầu cuộc đời phiêu bạt hoạt động cách mạng.

6 - Năm 1913, tàu đến Marseille, sau khi bốc hàng, lại tiếp tục đến Tây Phi rồi đi Bắc Mỹ.

7 - Thời gian từ 1914 đến 1917, tạm trú ở London, ban ngày làm nghề quét tuyết, buổi tối phụ bếp cho một quán ăn, học tiếng Anh, tham gia tổ chức Công nhân ngoại kiều phản đối chủ nghĩa thực dân. Sau này, do tàu thủy cần người làm việc, lại tiếp tục hành trình sang NewYork.

8 - Cuối năm 1917, quay lại Paris, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, kết giao thân thiết với các nhà cách mạng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường  v.v..

            9 - Năm 1919, làm quen với các chính khách Tả khuynh Pháp Marcel Cachin, Paul Vaillant Couturier, Léon Blum và gia nhập đảng Xã hội Pháp cùng với nhóm Phan Văn Trường, xuất bản tờ tuần san "Việt Nam hồn". Từ đó tên tuổi Nguyễn Ái Quốc nổi tiếng ở Pháp, ảnh hưởng trở lại Việt Nam.

            10 - Gửi bản kiến nghị 8 điểm đến Hội nghị hòa bình Versailles, ký tên Nguyễn Ái Quốc, đã có ảnh hưởng lớn đến cả hai nước Pháp, Việt.

11 -Năm 1920, tham gia Đại hội Tour của đảng Xã hội Pháp, lên án tội ác của chủ nghĩa tư bản Pháp đối với nhân dân Việt Nam. Cũng ở Đại hội này, Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng Cộng sản, trở thành đảng viên sáng lập của đảng Cộng sản Pháp.

12 - Năm 1921,  Đại hội đại biểu toàn quốc đảng Cộng sản Pháp cử hành tại Marseille, tích cực hoạt động tuyên truyền phản đối chủ nghĩa thực dân Pháp, trở thành chuyên gia về vấn đề "Chủ nghĩa thực dân" của Đảng Cộng sản Pháp.

13 - Cùng một số người yêu nước  của các thuộc địa Pháp ở Bắc Phi và Madagasikara đang sống tại Paris thành lập "Hội Liên hiệp thuộc địa" ((L'Union Intercoloniale) và xuất bản tờ báo "Người cùng khổ" (Le Paria), phát hành được 38 kỳ.

            14 -Tháng sáu năm 1923 rời Paris, tháng bảy đến Mạc Tư Khoa, được phân công làm việc tại Cục Viễn Đông của Quốc tế cộng sản. Tháng mười, tham gia Đại hội thành lập "Hội nông dân quốc tế", sau đại hội được bầu vào Đoàn chủ tịch của tổ chức này. Tháng  mười hai, vào học trường Đại học Lao động phương Đông, tiếp thụ khóa trình huấn luyện 7 tháng về chủ nghĩa Marx-Lenin.

            15 - Tháng sáu năm 1924, tham gia Hội nghị Quốc tế cộng sản lần thứ V, tìm mọi cách tranh thủ mọi cơ hội lên án đế quốc Pháp xâm lược và chủ nghĩa thực dân. Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu ra tranh cử dân biểu khu vực Paris, mở ra cho Nguyễn Ái Quốc chỗ đứng trong vai trò vận động các nhà lãnh đạo quốc gia đối với phong trào Cộng sản.

16 - Tháng mười năm 1924, rời Mạc Tư Khoa đến Vladivostok, từ đây, xuống tàu về Quảng Châu ngày 11 tháng mười một.

17 - Năm 1925, tại Quảng Châu, tham gia thành lập tổ chức bí mật "Tâm tâm xã", sau đổi thành "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội", kết nạp 10 thành viên, trở thành nhóm đảng viên dự bị đầu tiên cho việc thành lập Đảng sau này, là tiếng kèn hiệu đưa Việt Nam vào quỹ đạo phong trào Cộng sản thế giới. Từ tháng sáu năm 1925 đến tháng năm năm 1930, tuần san "Thanh niên" bằng tiếng Việt đã phát hành 208 kỳ, phần lớn các bài xã luận là do Nguyễn Ái Quốc viết.

18 - Năm 1926 tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Quốc dân đảng lần thứ II taj+i Quảng Châu, gửi Đại hội một bức thư ngắn gọn bằng tiếng Trung (tôi nhận thấy, đây là lần thứ nhất và cũng là duy nhất, Nguyễn Ái Quốc công khai viết bằng tiếng Trung), trình bày Việt Nam bị thực dân Pháp áp bức thống khổ. Trong Đại hội, Nguyễn Ái Quốc phát biểu bằng tiếng Pháp được Lý Phú Xuân chuyển dịch sang tiếng Hoa. Được Trung cộng giúp đỡ, Nguyễn Ái Quốc tích cực vận động người Việt Nam gia nhập "Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội".

19 - Ngày 18 tháng mười năm 1926, tại nhà hàng Thái Bình Dương, kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Đặng Dĩnh Siêu và Thái Sướng là người giới thiệu và làm chứng. Borodin và Trương Thái Lôi cũng đến dự hôn lễ.

            20 - Năm 1927, vì có cuộc thanh trừng cộng sản của Quốc dân đảng nên phải bí mật rời đến Vũ Hán. Tháng bảy, hợp tác Quốc Cộng tan vỡ, rời Vũ Hán đến Mạc Tư Khoa.

            21 - Tháng mười một năm 1927, được lệnh đến Paris trợ giúp đảng Cộng sản Pháp xây dựng kế hoạch phát triển có hiệu quả cuộc vận động cách mạng Đông Nam Á. Đầu tháng mươi hai, được Quốc tế cộng sản cử đến Bruxelles tham dự "Hội nghị Đồng minh phản đối đế quốc", sau đó qua Thụy Sĩ, Italia và Pháp khảo sát thực tế.

            22 - Cuối tháng sáu năm 1928, đi tàu thủy của hãng vận tải Nhật Bản đến Bagkok Thailand vào tháng bảy, kiểm tra các tổ chức cách mạng Việt kiều và thành lập "Xiêm La cách mạng đồng chí hội".

23 - Năm 1929, tìm kiếm phương pháp chữa bệnh đông y để điều trị lao phổi. Sau này, ông có báo cáo với các đồng chí Việt Nam ở Hương Cảng là phải tạm thời dừng chân ở Xiêm chữa bệnh một năm, không thể tiếp tục công tác được.

            24 - Đầu năm 1930, rời Bangkok đến Quảng Châu. Ngày 3 tháng hai, tại Hương Cảng, tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc Việt Nam cách mạng đảng do Nguyễn Ái Quốc điều hành. Ba tổ chức cộng sản vốn mâu thuẫn với nhau, hợp nhất thành một đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng mười, chủ trị hội nghị lần thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, chấp hành chỉ thị của Quốc tế cộng sản, lại đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

25 - Năm 1931, được cử làm đại biểu Quốc tế cộng sản tại Hương Cảng, phụ trách Cục Nam Dương. Cục Viễn Đông Quốc tế cộng sản bị khám xét. Ngày 6 tháng sáu, chính quyền Hương Cảng gán cho tội danh là phần tử phá hoại. Nhà đương cục Pháp tại Việt Nam trước đó cũng đã truy tố các tội danh chống Pháp và phán quyết tử hình vắng mặt, yêu cầu chính quyền Hương Cảng dẫn độ về Việt Nam thụ hình. Tại Hương Cảng, luật sư Loseby tìm mọi cách cứu Nguyễn Ái Quốc và bố trí cho ông đi Singapore.

            26 - Đầu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc bị thêm tội danh nhập cảnh trái phép do cảnh sát Singapore không cấp thị thực, buộc phải trở lại nhà giam Hương Cảng. Tại đây, luật sư Loseby cùng với tình báo viên Anh Quốc Paul Draken đã bí mật giải cứu đưa lên một chiếc thủy phi cơ bay đến bến sông Hoàng Phố, sau đó được các đồng chí của ông đưa thuyền ra đón về Thượng Hải. Mùa thu năm 1932, từ Thượng Hải đi Mạc Tư Khoa, bệnh lao phổi tái phát nguy kịch, đã chết trên đường đi.

            (Tác giả nhận xét: Có thể căn cứ vào những tấm ảnh đã chụp từ 10 đến 20 năm về trước để phân biệt được Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đối với người phương Tây nhìn người phương Đông thì hoàn toàn không dễ. Khuôn mặt người ta qua thời gian có sự biến đổi, nhưng cái tai và nhất là vành tai, trái lại không dễ biến dạng. Tai và vành tai Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh có không nhiều những nét khác nhau để chứng minh sự bất đồng. Tấm ảnh Nguyễn Ái Quốc (trong hồ sơ), phía trên cùng bên phải, William J. Duiker không ghi chú thời gian. Tác giả Trung Quốc Tào Tấn Kiệt trong tác phẩm "Các lãnh đạo quốc gia nước ngoài trong chiến tranh chống Nhật tại Trung Quốc", ghi chú ảnh chụp vào mùa xuân năm 1925 tại Quảng Châu. Tấm ảnh này thường xuyên được lưu trong hồ sơ Hồ Tập Chương (ảnh 1) cùng thay nhau xuất hiện là có sự liên kết về diện mạo giữa Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương). Như ảnh (1), (2), ảnh (1) là Nguyễn Ái Quốc, ảnh (2) là Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương).Tôi nhận ra tấm ảnh Nguyễn Ái Quốc này, cơ bản là ảnh giả, nhất là phía tai trái hiện ra rất rõ.Ý đồ là, dùng tấm ảnh Hồ Tập Chương chụp năm 1934 tại Mạc Tư Khoa làm ảnh Nguyễn Ái Quốc để hợp nhất hai người làm một. So sánh một loạt ảnh chụp của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh, có thể thấy, diện mạo của hai người có nhiều nét khác nhau.

Đọc tiếp: Kỳ 3 -

Không có nhận xét nào: