Tìm
hiểu về cuộc đời
Hồ
Chí Minh
Kỳ 8
3 – Thơ
cổ và điển điển tích
Hồ Chí Minh là người rất thuộc thơ chữ Hán và các diển cố Hán
học nên thường tùy miệng xuất ngôn dẫn dụng tặng bạn bè Trung Quốc hoặc khuyến
khích, động viên nhân dân trong nước mỗi khi ông viếng thăm một vùng nào đó.
Hai ví dụ dưới đây có thể chứng minh, nếu không dày công học tập, tu dưỡng nền
văn hóa Hán thì khó có thể tùy miệng dọc ngay được những bài thơ, bài từ như thế:
* Lỗ Tấn và bài thơ “Tự trào”
自嘲(魯迅)
橫眉冷對千夫指,府首甘為孺子牛
躲進小樓成一統,管他冬夏與春秋
Tự trào (Lỗ Tấn)
Hoành
my lãnh đối thiên phu chỉ,
Phủ
thủ cam vi nhụ tử ngưu.
Đoá
tiến tiểu lâu thành nhất thống,
Quản
tha đông hạ dữ xuân thu.
Tự giễu mình (Lỗ Tấn)
Mắt
trừng đối mặt phường hung bạo
Cổ
cúi làm trâu đám tí nhau
Nấp
chốn lầu con thành nhất thống
Kể
gì Đông, Hạ với Xuân, Thu.
Hoàng Trung Thông dịch
Tháng 10 năm 1945,
Hà Nội, Việt Nam vừa xây dựng xong chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh dẫn hai
câu đầu trong bài thơ “Tự trào” của văn hào Lỗ Tấn: “Hoành mi lãnh đối thiên
phu chỉ, Phủ thủ cam vi nhụ tử ngưu” đê khuyến khích quân đội, xác định thái
độ, nguyện vì nhân dân phục vụ.
* Vương Xương Linh và bài thơ “Lầu
Phù Dung tiễn Tân Tiệm”
芙蓉樓送辛漸(王昌齡)
寒雨連江夜入吳,平明送客楚山孤
洛陽親友如相問,一片冰心在玉壺
Phù Dung lâu tống Tân Tiệm (Vương Xương Linh)
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô,
Bình minh tống khách Sở sơn cô,
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.
Dịch nghĩa:
Lầu Phù Dung tiễn Tân Tiệm (Vương Xương Linh)
Mưa lạnh rơi khắp mặt sông trong đêm vào đất Ngô.
Khi trời sáng tiễn khách chỉ có ngọn núi đất Sở trơ trọi.
Nếu như bạn bè thân thích ở Lạc Dương có hỏi thăm,
(Thì xin đáp rằng lòng tôi đã thành) một mảnh lòng băng giá
trong bầu ngọc rồi.
Ngày 10 tháng 10 năm 1962, HCM đặt tiệc tại Hà Nội tiễn Bành Chân, trưởng
Đoàn đại biểu Trung Quốc sang thăm Việt Nam . Trong tiệc, HCM tùy miệng đọc diễn cảm hai câu thơ:
“ 北京親友如相問,一片冰心在玉壺 (Bắc Kinh thân hữu như tương vấn, Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ), đồng thời, nhờ Bành Chân chuyển lời thăm hỏi đến các đồng chí
Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức.
4 – Múa bút viết thư pháp Đại khải và Tiểu khải.
Mùa thu năm 1938, thời kỳ Hồ Chí Minh làm việc ở Quế Lâm đã để
lại không ít bức thư pháp. Lúc ấy, ông còn kiêm luôn cả công việc biên tập tờ
“Sinh hoạt tiểu báo” (có lẽ là báo tường – ND). Bản thảo đều dùng bút lông tự
viết trên giấy báo, sau đó đóng thành sách, trang bìa viết chữ Đại khải.
Năm 1959, Hồ Chí Minh đến Lư Sơn, Giang Tây, nhà khách đặc biệt
mời ghi lưu niệm, vì bút lông quá nhỏ, ông bèn láy ngón ta nhúng mực viết lên
giấy Tuyên ba chữ lớn: “盧山好” (Lư Sơn hảo), sau đó dùng bút tiểu khải viết dòng lạc khoản
“ Hồ Chí Minh, tháng tám năm 1959”
Trung tuần tháng 5 năm 1961, Hồ Chí Minh đến Ly Giang, (Quế
Lâm, Quảng Tây). Theo đề nghị của khách sạn Dung Hồ, ông ngẫu hứng cầm bút viết
bài phú tả cảnh Ly giang vào tờ giấy Tuyên khổ rộng trải trên chiếc sạp lớn:
桂林風景甲天下,如詩中畫,畫中詩
山中樵夫唱, 江上客船歸。
奇!
Phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất thiên hạ,
Như thơ trong họa, như họa trong thơ.
Trong núi tiều phu hát,
Trên sồng thuyền khách về.
Lạ kỳ!
Tại nhà khách Dương Sóc,
Hồ Chí Minh dùng bút đại tự viết 5 chữ lớn: “陽朔風景好” (Dương Sóc phong cảnh hảo)
thành bức tranh chữ rồi rồi đề lạc khoản phia dưới góc trái bằng bút tiểu khải
“ Hồ Chí Minh, 15 tháng 5 năm 1961”. Tác phẩm này đến nay vẫn còn lưu giữ trong
nhà khách Dương Sóc.
Ngôn ngữ thơ Hồ Chí
Minh đều biểu đạt tình cảm chân thành, thường tương ứng với hoàn cảnh mà mình
đã trải qua bằng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuần thục, sinh động. Như vậy, trong
số không ít các bài thơ, nhất là “Nhật ký trong tù” và thơ ngẫu hứng, rồi đến
các bức thư họa mà Hồ Chí Minh sáng tác trong quá trình hoạt động cách mạng,
xét về logic, không thể là tác phẩm của một người nước ngoài, chỉ được tiếp cận
với nền văn hóa Hán vài năm tiểu học. Lại nữa, từ trước năm 1933, hầu như
Nguyễn Ái Quốc không để lại bất kỳ bài
viết bằng Trung văn nào, vậy mà sau năm 1933, Hồ Chí Minh lại có một khối lượng
lớn các tác phẩm Trung văn, bao gồm cả chuyên luận, tạp văn, thông tấn, thơ, từ
và thư pháp. Từ đó suy ra, Nguyễn Ái Quốc
và Hồ Chí Minh chắc chắn phải là hai người khác nhau.
Di chúc của Hồ Chí Minh lúc
lâm chung.
Căn cứ vào lời kể
củ Vũ Kỳ, thư ký riêng của Hồ Chí Minh, qua bài “Hồ Chủ tịch 5 năm viết Di chúc”
như sau:
“ Đến đúng 9h sáng
ngày 10 tháng năm 1965, Người đặt bút viết dòng đầu tiên, đó là câu: “Tài liệu
tuyệt đối bí mật”.
Hồ Chủ tịch làm
việc trong 10 ngày liền, mỗi ngày đúng 1 tiếng vào thời gian con người minh
mẫn, sảng khoái nhất, đó là từ 9h đến 10h sáng. Khi viết, Người không tiếp bất
cứ ai. Cứ viết đến 10h thì Người lại bỏ tài liệu vào một bì thư đưa ông Kỳ cất
giữ hôm sau lấy ra. Sau 4 ngày, Người bắt đầu đánh máy và đến 16h thì hoàn
thành. Bản di chúc dài ba trang ở cuối đề ngày 15 tháng năm 1965. Hồ Chủ tịch
ký và bên cạnh có chữ ký của ông Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung
ương Đảng hồi bấy giờ. Đọc, sửa đến ngày 20 tháng năm, Người lại bỏ vào bì thư
cất đi.
Đúng một năm sau,
Hồ Chủ tịch lại lấy “tài liệu tuyệt đối bí mật” ra và viết tiếp, mỗi ngày một
tiếng từ 9h đến 10h. Nhưng năm ấy Người hầu như chỉ đọc và ngẫm nghĩ. Mấy ngày
sau, Người viết thêm câu: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” trong
đoạn nói về Đảng.
Năm 1967, Hồ Chủ
tịch không sửa gì nhiều bản di chúc, nhưng đến năm 1968 thì Người sửa rất
nhiều. Phần mở đầu Người viết năm 1965 là: “Năm nay tôi đã 75 tuổi, tinh thần
vẫn sáng suốt, thân thể vẫn khỏe mạnh”, nhưng sau Người lại sửa: “Năm nay tôi
vừa 78 tuổi, vào lớp những người trung thọ, tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức
khỏe có kém so với vài năm trước đây”. Và viết tiếp: “Người ta đến khi tuổi tác
càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là một điều bình thường”.
Sau đó Hồ Chủ tịch
viết thêm đoạn “Về việc riêng” có ý mới là sau khi hỏa táng sẽ lấy tro xương
của Người để vào ba hộp sành cho mỗi miền Bắc, Trung , Nam . Người viết thêm
về những công việc cần làm sau khi giải phóng miền Nam . Đó là chỉnh đốn
Đảng, chăm sóc đời sống các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm...
Những đoạn về chỉnh đốn Đảng, chăm sóc thương binh, Hồ Chủ tịch viết rồi lại
gạch chéo. Rất nhiều đoạn vòng xuống vòng lên, mực xanh lẫn mực đỏ.
Năm 1969, Hồ Chủ
tịch viết di chúc lần cuối cùng vào Ngày 10 tháng năm, Người viết lại đoạn mở
đầu, gồm một trang viết tay vào mặt sau của tờ “Tin tham khảo đặc biệt”. Đó
cũng là lần duy nhất Người viết quá 10 giờ sáng”.
Hồ Chí Minh phải
mất 5 năm mới viết xong “Di chúc”, không thể nói là không thận trọng. Đúng như
Vũ Kỳ kể: Tại bản viết năm 1965 ông có nói đến “ Đảng ta là một đảng cầm quyền.
Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”
Chỉ trong đoạn ngắn
này mà Hồ Chí Minh đã đặc biệt nhấn mạnh vào các cụm từ “đạo đức cách mạng”,
“cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”,
“là người đầy tớ trung thành của nhân dân” đều mang hàm ý “chân chính”, hoàn
toàn không phải là ngẫu nhiên.
Như chúng ta đã
biết, Hồ Chí Minh viết văn hoặc nói chuyện đều hết sức tránh dùng từ ngữ rườm rà, nhưng ở đây lại có khá nhiều
từ mang nội dung “đạo đức cách mạng”, và sự “chân chính” của cán bộ đảng viên,
hẳn là có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Vũ Kỳ từng viết: “ Ngày 15 tháng hai năm
1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn, buổi trưa, nghỉ lại Côn Sơn, thăm đền thờ
Nguyễn Trãi và đọc tấm bia cổ. Ở vào thời kỳ chuyển tiếp của lịch sử, Hồ Chí
Minh về thăm Cô Sơn viếng Nguyễn Trãi, liệu có phải là sự ngẫu nhiên? Cả hai
người đều là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, là bậc vĩ nhân, là nhà thơ
lớn, đồng thời cùng có niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh to lớn của nhân dân,
cùng có khát vọng đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy cách nhau 5 thế kỷ
(1380 – 1890), vậy mà, dường như có sự tương hợp kỳ diệu, như là từ lâu đã có
ước định hội ngộ lịch sử”. Vũ Kỳ mượn Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh mục đích là để
nhấn mạnh phẩm chất “cần chính”, “ái dân” của hai bậc vĩ nhân, nhằm ngầm khuyến
cáo Đảng phải “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”. Từ đó có thể suy ra, lời
Vũ Kỳ chính là lời Hồ Chí Minh trong “Di chúc” mà ông đã dành hẳn 5 năm cuối
đời để viết. Có thể nói, từng câu từng chữ đều vô cùng cẩn trọng ( “句句推敲,字字琢蘑”(cú cú thôi xao, tự tự trác ma).
Nội
dung “Di chúc” của Hồ Chí Minh.
“Di chúc Hồ Chí
Minh”, qua 5 năm soạn thảo, sửa chữa và bổ sung, đến ngày 10 tháng 5 năm 1969
mới hoàn chỉnh. Bản “Di chúc” này được xem là bản chính thức, công bố lần đầu
tiên. Nội dung có thể quy nạp vào mấy điểm sau đây:
1 – Chú trọng đến
Chủ nghĩa Quốc gia và Chủ nghĩa xã hội.
2 – Nhấn mạnh chỉnh
đốn Đảng, tăng cường đoàn kết nội bộ và tu dưỡng đạo đức cách mạng.
3- Chú trọng nâng
cao đời sống nhân dân cùng với việc tạo địa vị bình đẳng xã hội cho phụ nữ.
Dưới đây là toàn
văn “Di chúc Hồ Chí Minh” được sao lục từ bản Hán văn, nhà xuất bản Ngoại văn
Hà Nội, năm 1971, trong cuốn “Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội”, trang 320
– 323 (đã được người dịch chuyển trở lại bằng tiếng Việt):
Di
chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh
( Công
bố nǎm 1969 )
VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc
Cuộc chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song
nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc
chắn.
Tôi có ý định đến
ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và
chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu
quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ
thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ
nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
*
* *
Ông Đỗ Phủ là người
làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh
thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".
Nǎm nay, tôi vừa 79
tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất
sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài
70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì
lạ.
Nhưng ai mà đoán
biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu
nữa?
Vì vậy, tôi để sẵn
mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng
đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều
khỏi cảm thấy đột ngột.
TRƯỚC HẾT NÓI VỀ
ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân
dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết,
tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác.
ĐOÀN KẾT là một truyền
thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các
chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình.
Trong Đảng thực
hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là
cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải
có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng
cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong
sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân.
ĐOÀN VIÊN THANH
NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó
khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa
"hồng" vừa "chuyên".
Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi
cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và
thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân
ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn
luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế
hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời
sống của nhân dân.
CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều
người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Còn non, còn nước,
còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta
sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khǎn gian
khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định
phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc
nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã
anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng
vào phong trào giải phóng dân tộc.
VỀ PHONG TRÀO CỘNG
SẢN THẾ GIỚI - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào
với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi
càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng
ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết
giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế
vô sản, có lý, có tình.
Tôi tin chắc rằng
các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.
*
* *
VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết
lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải
từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng
không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua
đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc
của nhân dân.
*
* *
Cuối cùng, tôi để
lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho
các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời
chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng
quốc tế.
Điều mong muốn cuối
cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước
Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hà nội, ngày 10
tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh
“Di chúc Hồ Chí
Minh” có nhiều bản, trừ bản đầu tiên Vũ Kỳ giới thiệu trong bài “Hồ Chủ tịch 5
năm viết di chúc” ra, nhà xuất bản Thanh niên, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
cũng lần lượt cho ra đời các “Bản cảo” gốc “Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tại
nhà kỷ niệm Hồ Chí Minh ở Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc, trong tủ kính trưng
bày hiện vật cũng có bản “Di chúc” ngày 5 tháng mười năm 1969 được dịch sang
tiếng Trung do nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội ấn hành.
Những
nghi vấn về “Di chúc Hồ Chí Minh”.
Về “Di chúc Hồ Chí
Minh”, giáo sư William J. Duiker có nghi ngờ mấy điểm sau đây:
1 – Cắt bỏ nội dung
“Di chúc” có liên quan đến việc xử lý thi thể sau khi chết.
Bản “Di chúc” công
bố năm 1969, cát bớt phần Hồ Chí Minh đề nghị miễn một năm thuế nông nghiệp cho
nông dân.
3 – Dự đoán với
đồng bào về cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài thêm mấy năm. Về việc xử lý di
thể đã bị cắt bỏ so nội dung với bản gốc, căn cứ vào lời vị Đại sứ tiền nhiệm
của Trung Quốc tại Việt Nam Lý Gia Trung trong bài: “Nói chuyện về việc sinh
hoạt thường ngày của Hồ Chí Minh” như sau:
“Sau khi tôi qua đời chớ nên tổ chức điếu
phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu, thi hài tôi được đốt đi, nói chữ
là “hỏa táng”. Tôi mong rằng, cách “hỏa táng” dần dần sẽ được phổ biến. Vì như
thế đối với người sống là tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta
có nhiều điện thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia thành
ba phần, cho vào ba cái hộp sành, một cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung, một
hộp cho miền Nam .
Đồng bào mỗi miền,
nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá, tượng
đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn,
rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.
Nên có kế hoạch
trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ
niệm. Lâu ngày cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông
nghiệp. Việc chăm sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”.
Cái điều mà tôi
nghi ngờ, không phải ở chỗ “Di chúc” bị cắt bỏ mà là ở chố có vẻ như nội
dung của nó đã bị thay đổi. Mở đầu “Di chúc” viết: “Ông Đỗ Phủ là người làm
thơ rất nổi tiếng Trung Quốc thời nhà Đường, có câu rằng: “Nhân sinh thất thập
cổ lai hy”, nghĩa là, “Người thọ 70 xưa nay hiếm”.
Năm nay tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người
“xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém
so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao,
sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ”.
(“Nhân sinh thất
thập cổ lai hy”, nghĩa là”Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Năm nay tôi vừa 79 tuổi,
đã là lớp người “xưa nay hiếm”). Cứ theo logic ngữ nghĩa của đoạn văn này mà
xét, tôi phát hiện thấy dấu vết còn lại khá rõ của câu “Năm nay tôi
vừa 69 tuổi” bị sửa thành “Năm nay tôi vừa 79 tuổi”. Như vậy,
có khả năng nguyên văn bản gốc đoạn “Di chúc” này như sau: “Nhân sinh thất
thập cổ lai hy”, nghĩa là, “Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Năm nay tôi vừa 69 tuổi, đã là lớp người “xưa
nay hiếm”, như thế, đọc vừa thuận miệng, vừa thuận lý mà lại tránh được sự
tối nghĩa. Cứ tìm trong các bản thảo Hán văn của HCM thì thấy rất rõ, ông không
bao giờ viết câu văn lủng củng, mâu thuẫn, đại loại như: “Nhân sinh thất thập
cổ lai hy. Năm nay tôi vừa 79 tuổi”. Huống chi, nội dung “Di chúc” đã phải qua
5 năm chỉnh lý, bổ sung, sửa chữa, không thể có chuyện câu trước câu sau mâu
thuẫn với nhau. Từ đó, chúng tôi dự đoán, “Di chúc Hồ Chí Minh, trước tiên được
khởi thảo bằng Hán văn, sau đó căn cứ vào bản Hán văn, ông mới dần dần dịch
sang tiếng Việt, nên mới được liệt vào loại “văn kiện tuyệt mật” giao cho thư
ký riêng Vũ Kỳ bảo quản.
Hồ Chí Minh (Nguyễn
Aí Quốc) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, mà
Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) sinh ngày 11 tháng 10 năm 1901, chênh nhau
11 tuổi. Hồ Chí Minh tạ thế ngày 2 tháng 9 năm 1969, tính ra thì Nguyễn Ái Quốc
tròn 79 tuổi, còn Hồ Tập Chương tính cả tuổi mụ mới đủ 69. Đối chiếu với “Di chúc”
(“Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là, “Người thọ 70 xưa nay hiếm”.Năm nay
tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người “xưa nay hiếm”), lại nói: “ Khi người ta đã
ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có
gì lạ”.
Nội dung đoạn “Di
chúc” này, tuổi 79 căn bản không phù hợp với việc dẫn dụng thơ Đỗ Phủ: “Nhân
sinh thất thập cổ lai hy”. Dấu tích của câu “Năm nay tôi vừa 69 tuổi” bị sửa
thành “Năm nay tôi vừa 79 tuổi” còn rất rõ.
Những
bí mật về việc bảo tồn di thể Hồ Chí Minh.
Cựu Đại sứ Trung
Quốc tại Việt Nam Lý Gia Trung có bài viết: “ Bí mật về việc giữ gìn di thể
Hồ Chí Minh”, trong đó, ông thuật lại phương thức bảo tồn di thể liệu có
phù hợp với tình trạng người đã từng mắc bệnh ho lao? Tuy không hiểu biết
nhiều về y học, bệnh lý, nhưng chúng tôi cũng rất lấy làm nghi ngờ.
Lý Gia Trung kể,
thời trẻ ông từng làm phiên dịch tiếng Việt trong Ðại sứ quán Trung uốc tại Hà
Nội nhý sau:
“Về cuối đời, sức
khỏe Hồ Chí Minh không được tốt. Các vị lãnh đạo Trung Quốc rất quan tâm đến
sức khỏe Hồ Chí Minh, nên năm 1968 đã cử một đoàn chuyên gia y tế cao cấp sang
Việt Nam. Lúc ấy, tôi cũng được đi theo đồng chí Tham tán đến sân bay đón tổ
chuyên gia này. Các bác sĩ luôn luôn túc trực bên cạnh Hồ Chí Minh theo dõi sức
khỏe của Người.
Hạ tuần tháng tám
năm 1969, Hồ Chí Minh lúc ấy 79 tuổi, bị bệnh nặng. Cho dù tổ chuyên gia y tế
đã hết lòng cứu chữa, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai vẫn không yên tâm, nên ngày 24
và 26 tháng tám lại cử tiếp tổ thứ hai và thứ ba sang Hà Nội. Ngày 31 tháng tám,
Chu Tổng lý cử Viện trưởng Viện Y học nổi tiếng là giáo sư y khoa Ngô Giai Bình
đi chuyên cơ mang biệt dược sang Hà Nội và chẩn đoán bệnh tình cho Hồ Chí Minh.
Ngày 1 tháng chín, Chu Ân Lai đích thân nghe giáo sư Ngô báo cáo, đồng thời
triệu tập ngay các giáo sư y khoa đầu ngành thảo luận trong 5 giờ liền, cuối
cùng đi đến quyết định, để ông Ngô Giai Bình dẫn đầu tổ chuyên gia thứ tư cùng
với các thiết bị y tế và thuốc men, sáng sớm ngày 2 tháng 9 lên máy bay sang Hà
Nội cấp cứu. Thật đáng tiếc, tổ chuyên gia thứ tư mới bay đến vùng trời Quảng
Tây thì nhận được tin Hồ Chí Minh đã ngừng thở vào lúc 9 giờ 47 phút. Kết quả,
chiếc chuyên cơ đành quay trở về Bắc Kinh”. Tác giả kể tiếp: “ Ngày 2 tháng
chín là Quốc khánh Việt Nam . Cân nhắc kỹ, thấy
đây là thời điểm có liên quan đến sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, Chính phủ VN đề
phòng trong nước có biến động, nên đã quyết định chuyển ngày mất của Hồ Chí
Minh sang mồng 3 tháng 9, đồng thời ấn định ngày mồng 9 tháng 9 sẽ cử hành Quốc
tang”.
Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam ra thông cáo
đặc biệt: "Chủ tịch Hồ Chí Minh mắc bệnh tim nghiêm trọng đã từ
trần vào lúc 9 giờ 47 phút ngày mồng 3 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi".
Sau khi Hồ Chí Minh
mất hai tháng, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp vào ngày 29 tháng mười một năm 1969, ra
công bố quyết định giữ gìn di thể của người. Thực ra, trước đó một năm, xét
thấy sức khỏe HCM mỗi ngày một suy giảm, Ban lãnh đạo Việt Nam đã bàn đến vấn
đề làm thế nào để bảo quản được di thể trong tương lai. Tuy nhiên VN lúc ấy
tình trạng kinh tế vô cùng khó khăn, khoa học kỹ thuật lạc hậu, lại đang bận
kháng chiến chống Mỹ, không thể có khả năng giải quyết được vấn đề kỹ thuật ướp
xác cao như thế. Vì vậy, ngày 14 tháng chín năm 1967, bí mật cử một nhóm cán bộ
kỹ thuật đặc biệt sang Liên Xô. Tại Viện nghiên cứu Lăng Lenin ở Mạc Tư Khoa,
dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia, nhóm kỹ thuật viên Việt Nam, sau
7 tháng bồi dưỡng nghiệp vụ, đã nắm vững
được kỹ thuật bảo quản di thể sau khi con người tắt thở từ 15 đến 20 giờ, còn
trình tự các bước tiến hành như thế nào, đến lúc ấy, các chuyên gia Liên Xô sẽ
bay sang Hà Nội tiếp tục xử lý.
Sau khi rời Liên Xô về nước, căn cứ vào đặc điểm khí
hậu, thời tiết, tổ kỹ thuật Việt Nam đem những kiến
thức chuyên môn đã học được vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể trong nước. Tháng sáu
năm 1968, VN chính thức bí mật thành lập nhóm kỹ thuật đặc biệt. Nhiệm vụ của
nhóm là thâm nhập, nghiên cứu như thế nào để bảo quản được di thể trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới. Thời gian ấy, các nhà lãnh đạo VN chỉ thị, nếu như Chủ
tịch Hồ Chí Minh qua đời mà lăng mộ còn chưa được xây dựng thì nhiệm vụ của
nhóm kỹ thuật đặc biệt này là bảo quản di thể của ông tại một địa phương. Trong
thời gian này, họ phải tuyệt đôi tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
Nhất định phải giữ di thể ở nhiệt độ 16o C, chênh lệch không quá 0,2oC,
độ ẩm ổn định 75%. Lúc ấy, các nhà lãnh đạo Liên Xô nêu ý kiến là, sẽ có trách
nhiệm bảo quản lâu dài di thể Hồ Chí Minh, chỉ mong phía Việt Nam tuyệt đối tin
tưởng phối hợp với các chuyên gia Liên Xô, khắc phục những đặc điểm hoàn cảnh,
nhất định sẽ nắm vững kỹ thuật do các chuyên gia truyền thụ, để tự mình sẽ bảo
quản di thể lãnh tụ Hồ Chí Minh một cách tôt nhất.
Thời gian Hồ Chí
Minh lâm trọng bệnh, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã cử Do Tiệp Bột Phu(8)
(由捷勃夫),cầm đầu nhóm chuyên gia y tế
kịp thời đến Hà Nội. Sau khi Hồ Chí Minh qua đời, phía Việt Nam lập tức chuyển giao thi thể của ông cho các chuyên gia. Xét
thấy VN đang trong hoàn cảnh chiến tranh, các chuyên gia Liên Xô kiến nghị, đưa
di thể Hồ Chí Minh sang Mạc Tư Khoa tiến hành xử lý để tránh bị phân hủy, nhưng
các nhà lãnh đạo Việt Nam không đồng ý phương án này. Vì thế, Liên Xô phải đem
máy móc, thiết bị bằng đường hàng không
sang Việt Nam . Lại vì để tránh máy bay Mỹ oanh tạc, Việt Nam lúc đầu chọn một nơi cách
Hà Nội 30 km, thuộc vùng rừng nhiệt đới rậm rạp, tạm thời xây một hầm mộ rồi
đưa quan tài thủy tinh của Hồ Chí Minh xuống đó. Không lâu sau lại phát hiện
cách nơi ấy chừng 2 km có biệt kích Mỹ nhảy dù tìm phi hành đoàn do bị không
quân Việt Nam bắn hạ nên đành phải chuyển quan tài vào một hang động. Vì vậy phải
gấp rút làm một nhánh đường núi. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mỗi khi mở xong
một đoạn, xe bọc thép chở quan tài thủy tinh vừa đi qua, lập tức có bộ phận phá
hủy rồi ngụy trang. Cứ như vậy, di thể Hồ Chí Minh được bảo quản bí mật trong
hang động cho đến ngày chiến tranh VN kết thúc. Ngày 29 tháng 8 năm 1975, lăng
Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn thành. Quan tài thủy tinh chính thức được đưa vào.
Đầu những năm 1990
của thế kỷ XX, Liên bang Xô viết giải thể, do tình hình đất nước hỗn loạn,
không còn khả năng cử chuyên gia sang Hà Nội chỉ đạo việc duy trì bảo tồn di
thể Hồ Chí Minh. Đối mặt với tình huống này, các cán bộ, kỹ sư Việt Nam khắc phục bằng
cách trực tiếp sang nước Nga liên hệ với chuyên gia, nhờ họ hướng dẫn ngiệp vụ.
Đến nay, VN đã đào
tạo được một đội ngũ chuyên gia giỏi, chẳng những nắm chắc kỹ thuật chuyên
ngành ướp xác mà còn đạt đến trình độ cao. Có thể nói, đã có đầy đủ kinh
nghiệm, bản lĩnh để đảm nhiệm một cách xuất sắc việc giữ gìn lâu dài di thể
lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Vì muốn giữ gìn di
hài Hồ Chí Minh thật tốt, các chuyên gia Việt Nam đã dồn hết sức lực và tâm
huyết trong công đoạn cũng không kém phần quan trọng, đó là chỉnh trang dung
mạo di hài. Mỗi sợ tóc, mỗi sợi râu đều được chú ý giữ gìn. Khi tiêm dưới da, mỗi mũi kim luôn được tính
toán chính xác để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hiện tại, lăng Chủ
tịch Hồ Chí Minh trang nghiêm tọa lạc tại góc tây bắc Quảng trường Ba Đình, Hà
Nội. Lăng cao 21,6 m, toàn bộ được xây bằng đá hoa cương (cẩm thạch đen). Trước
cửa chính, suốt ngày đêm luôn có hai cảnh vệ đứng gác. Thời kỳ tôi còn công tác
tại Việt Nam , đã nhiều lần được
vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đi đến cửa chính, bạn sẽ nhìn thấy trên
tường hành lang khảm câu danh ngôn bằng vàng “Không có gì quý hơn độc lập tự
do” của Hồ Chí Minh. Từ từ bước lên 33 bậc thềm, tiến vào đại sảnh, sẽ thấy di
thể Hồ Chí Minh nằm trong quan tài thủy tinh mặc bộ quần áo ka ki kiểu Tôn
Trung Sơn màu vàng nhạt, hai tay dặt trước bụng. Một đôi dép cao su – dép kháng
chiến, đặt bên chân. Chung quanh quan tài thủy tinh thường xuyên có 4 chiến sĩ
đứng nghiêm túc trực. Dưới ánh đèn êm dịu, gương mặt HCM hồng hào, phong thái
an nhiên với chòm râu bạc, có thể thấy như Người đang ngủ.
Hồ Chí Minh sau 60
năm trường hoạt động cách mạng, một lòng một dạ vì Tổ quốc và nhân dân, chết mà
như còn sống mãi. Trong tâm trí và tình cảm của nhân dân Việt Nam , Hồ Chí Minh là
một nhà lãnh đạo kiệt xuất, là niềm kiêu hãnh của dân tộc. Hồ Chí Minh ra đi đã
30 năm. Mối ngày có hàng ngàn vạn lượt người đến viếng. Khoảng 10 năm gần đây,
các thành viên của bộ phận kỹ thuật đặc biệt chăm sóc di hài Chủ tịch Hồ Chí
Minh, vẫn âm thầm làm việc cần cù, nguyện làm người anh hùng sau hậu trường. Họ
đã đem hết tài trí và tâm huyết giữ gìn di thể lãnh tụ Hồ Chí Minh một cách
xuất sắc”.
THIÊN VI
Hạ màn và đôi lời cảm nghĩ
Lặng lẽ suy
tư khi màn hạ.
Lịch sử là tài sản văn hóa
chung của nhân loại, bất cứ một cá nhân hoặc quốc gia nào cũng không được tự
coi là lợi ích của riêng mình, cho dù người ấy, tập đoàn ấy nắm quyền lực thống
trị tối cao mà làm biến dạng hoặc hủy diệt lịch sử. Đương thời, các chuyên gia
nghiên cứu về Hồ Chí Minh như giáo sư William J. Duiker, Sophie Quinn Judge
v.v... đã đem hết tâm huyết để dựng lại sự thật về con người Hồ Chí Minh. Họ đã
sưu tầm được những tấm ảnh cùng vô số những vấn đề còn nghi hoặc trong quá
trình hoạt động của nhân vật huyền thoại này. Bản thân tôi đang nắm giữ những
bí mật liên quan đến thân phận Hồ Chí Minh, tuy nhiên, sẽ là không công bằng
với lịch sử nếu chỉ giữ làm của riêng, cho dù trong người tôi cũng có dòng máu
Hồ Chí Minh. Thế nhưng, do còn chưa tìm dược đầy đủ chứng cứ có tính thuyết
phục, sợ người đời chỉ trích nên chưa dám công khai, cho du từ lâu, trong gia
tộc đã lưu hành lời khẩu truyền về một "bí mật dòng họ".
Bản thân tôi từng tốt nghiệp Khoa Lịch sử, gánh trên vai
sự ủy thác của gia tộc, xét thấy, cần phải vô tư đem những tư liệu lịch sử về
Hồ Chí Minh công khai với thế nhân, để các chuyên gia, học giả làm cơ sở nghiên
cứu, nhằm đưa đến cho người đọc một Hồ Chí Minh đúng với sự thật lịch sử.
Hiện tại, tác giả chính thức viết bài công bố: Người mang
tên Hồ Chí Minh, "Cha già dân tộc Việt Nam", xuất hiện vào thời kỳ
sau năm 1933, chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đài Loan, hoàn toàn không
phải tự bản thân bịa đặt bởi ham hố hư danh. Thực ra, cẩn thận nhìn lại toàn bộ
cuộc đời Hồ Chí Minh, đứng trên lập trường gia tộc mà xét, nghĩ lại thật vô
cùng đau xót khi người con trai duy nhất của Hồ Tập Chương là Hồ Thự Quang nói
chuyện với tôi: "Thấy cha đẻ Hồ Chí Minh của mình là Chủ tịch nước Việt
Nam mà không biết làm thế nào, chỉ nhìn rồi thương cảm". Vào lúc chú Thự
Quang lâm chung, lòng vẫn không nguôi ngoai nhớ đến phụ thân.
Từ lâu, tôi đã nhận sự ủy thác của gia tộc, trường kỳ tìm
hiểu những chứng cứ có liên quan đến cuộc đời Hồ Chí Minh. Hơn nữa, vào lúc hấp
hối, cha tôi còn dặn lại: "Một số tấm ảnh chụp cuối đời Hồ Chí Minh, nhìn
kỹ càng giống ông nội con. Thời cơ đã đến, chớ ngại đem sự thật dòng họ viết
thành sách để người đời hiểu rõ". May thay, sau khi hỏi chuyện những bậc
cao niên trong họ, cùng nhiều năm sưu tầm tư liệu, đối chiếu với các tác giả
viết truyên ký về Hồ Chí Minh, kể cả những điểm còn mù mờ trong cuộc đời hoạt
động của ông, tôi đã sọan được cuốn "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" (Tìm
hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh), sau đó thì ngừng viết nhiều năm, trong lòng luôn
thắc thỏm bất an, nhưng cuối cùng cũng hoàn thành được công việc gia tộc giao
phó. Tác giả tự thấy phải có trách nhiệm công bố trước độc giả: "Hồ Chí
Minh sau năm 1943 tuyệt đối không phải là Nguyễn Ái Quốc". Về điểm này,
tôi hoàn toàn có đầy đủ chứng cứ đích xác. "Còn Hồ Chí Minh sau năm 1933
chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đồng La, Đài Loan".
Lịch sử giống như
một tấm gương luôn nhắc nhở chúng ta, phàm là các dấu vết sửa chữa, ngụy tạo,
làm lại như nguyên mẫu, cho dù trải qua năm tháng, nhưng cuối cùng vẫn bộc lộ
hình tích.
Ngày tháng thoi
đưa, tác giả nhẫn nại chờ đợi thời cơ. Vào năm 2000, giáo sư William J. Duiker, xuất bản cuốn "Truyện Hồ Chí
Minh" tại Mỹ (Ho
Chi Minh, by William J. Duiker, Hyperion, New York , 2000).
Năm 2001, tại Anh Quốc, Paul Draken công bố "Nhật ký Paul Draken -
Nguyễn Ái Quốc", năm 2003, cũng tại Anh Quốc, Sophie Quinn Judge xuất bản cuốn "Những
năm tháng mất tích của Hồ Chí Minh, 1911-1941" (Ho Chi Minh: the missing Years
1919- 1941, by. Sophie Quinn Judge, Hurst, Company. London , 2003). Sau đó ít
lâu, vào năm 2004, tại Đại lục Trung Quốc, cac báo và tạp chí lần lượt cho đăng
tải nhiều bài viết về tình yêu và hôn
nhân của Hồ Chí Minh. Các chứng cứ từ những tác phẩm nghiên cư có uy tín
dần đần xuất hiện. Thời cơ từng bước chín muồi, lúc ấy tôi mới bắt tay viết
"Tìm hiểu cuộc đời Hồ Chí Minh".
Từ năm 1971, khi
được đọc tác phẩm "Hồ Chí Minh ở Trung Quốc" của nhà sử học Đài Loan
Tưởng Vĩnh Kính, trong đó có đoạn nói về việc "Nguyễn Ái Quốc mất tích vì
bị bệnh chết", tôi nhận thấy, đây có khả năng là sự thật. Năm 1993, tôi
lại đọc cuốn "Chú giải Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh" của giáo sư
Hoàng Tranh, trong đầu càng nảy sinh nghi ngờ, Nguyễn Ái Quốc khó có thể là tác
giả tập thơ này. Tuy vậy, tôi vẫn còn e ngại, chưa dám động bút, sợ chưa đủ
chứng cứ, bị dư luận phản ứng, thành trò cười, liên lụy đến cả gia tộc.
Tôi đã biết rất rõ
ràng, thời gian từ 1929 đến 1933, Hồ Tập Chương hoạt động ở Đại lục Trung Quốc,
hẳn là còn lưu trữ trong hồ sơ của Đảng bộ Thượng Hải, cũng như thời kỳ từ năm
1933 đến 1938, Hồ Tập Chương hoạt động ở
Mạc Tư Khoa cũng còn lưu tại hồ sơ Trung tâm Quốc tế cộng sản. Tại hai
nơi này, ta có thể tìm được những chứng cứ quan trọng bậc nhất về lai lịch Hồ
Tập Chương, cho dù từ lâu nay, tầng lớp lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt
Nam vẫn ra sức che giấu.
Xét thấy, bản thân kiến thức và khả năng ngoại ngữ còn
hạn chế, sự hiểu biết về lịch sử nông cạn, và nhất là chưa có được sự can đảm,
thế nhưng, may mắn thay, như kẻ "mò kim đáy bể", tôi đã tiến một bước
trong việc tìm được cứ liệu lịch sử quan trọng bậc nhất. Từ những tư liệu của giáo sư William J. Duiker, và Sophie Quinn Judge, tôi kiểm tra, so sánh, đối chiếu,
cuối cùng đã tìm ra được sự thật lịch sử trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí
Minh, trả lại thân phận chân chính cho Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tập Chương. Tôi
từng đặt tay lên ngực tự hỏi: "Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay người Đài
Loan?", rồi tự thấy đã rõ ràng liền trả lời: "Đương nhiên là người
Việt Nam, bởi Hồ Chí Minh chẳng qua chỉ sinh ra tại Đài Loan mà thôi". Sứ
mệnh của Hồ Chí Minh là phụng sự nền độc lập Việt Nam, hy sinh gia đình, bỏ vợ
con ở Đài Loan, cống hiến trọn đời cho dân tộc Việt, thậm chí không oán thán,
không hối hận, cam chịu hóa thân thành Nguyễn Ái Quốc.
Từ năm 1934, bắt đầu thời kỳ đỉnh cao hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh trong lòng đã tự nhận mình là người Việt Nam, chỉ
là vì thời cơ bên ngoài chưa chín, nên không dám công khai thừa nhận mình là
Nguyễn Ái Quốc, dù cho, tháng chín năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, ông đã
đọc "Tuyên ngôn độc lập" với danh xưng "Hồ Chí Minh" truyền
đi khắp thế giới. Việc này cũng chẳng phải là dụng ý tư tâm của Hồ Chí Minh vì
muốn nổi tiếng mà không lấy danh nghĩa Nguyễn Ái Quốc để phát ngôn. Bởi lẽ, lúc
ấy trong Chính phủ lâm thời có phe đối lập. Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh,
Trương Trung Phụng thuộc phái Troskism như cú nhòm nhà bệnh, bởi họ đều biết
rất rõ, Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc. Nếu Hồ Chí Minh công nhiên
lấy tên Nguyễn Ái Quốc điều hành chính phủ, sẽ là điều kiện thuận lợi để họ
vạch trần ông đã lừa dối nhân dân Việt Nam cầm quyền, kích động quần chúng đứng
lên phản đối Việt Minh, hủy hoại hình ảnh yêu nước, thương dân của "Cha
già dân tộc".
Năm 1946, Hồ Chí Minh đích thân tham dự Tổng tuyển cử
toàn quốc, bầu chọn dược 323 đại biểu Quốc hội, nhất trí đề cử Hồ Chí Minh là
Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời suy tôn ông là "công
dân số một". Thời kỳ này, nhóm Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh đều đã theo
quân đội Quốc dân đảng về Trung Quốc. Năm 1951, Việt cộng thành lập Đảng Lao
động, độc quyền lãnh đạo đất nước, đến lúc ấy, Hồ Chí Minh mới công khai thừa
nhận mình là Nguyễn Ái Quốc. Mãi đến năm 1969, trước khi Hồ Chí Minh qua đời,
trong bản "Di chúc", ông vẫn canh cánh trong ḷng, không quên nền độc
lập dân tộc, không quên sự đoàn kết phấn đấu của Đảng, không quên các liệt sĩ,
không quên sự bình đẳng giới đối với phụ nữ, không quên sự giáo dục thiếu niên
nhi đồng, không quên cuộc sống cần phải có hạnh phúc, tự do của nhân dân. Hồ
Chí Minh đã dành hết sức lực, tinh thần và tình cảm cho đất nước và nhân dân
Việt Nam , vậy thì ai dám
bảo ông là người Đài Loan? Bởi lẽ ông chỉ miễn cưỡng sinh ra ở đất Đài Loan mà
thôi.
Có người bạn biết tôi đang viết cuốn "Tìm hiểu cuộc
đời Hồ Chí Minh", đã tỏ thái đọ khiếp sợ mà nói: "Ông viết Hồ Chí
Minh là người Đài Loan không sợ bị phản ứng sao? Việc ông làm có thể sẽ xúc
phạm đến dân tộc Việt Nam ". Nghe xong,
tôi bình tĩnh trả lời: "Hồ Chí Minh qua đời đã 40 năm, chiến tranh Việt Nam kết thúc đã 35
năm. Năm 2001, Việt Nam và Hoa Kỳ ký Hiệp
định Mậu dịch song phương và gia nhập tổ chức WTO. Năm 2006, kim ngạch mậu dịch
đạt 970 triệu dollar, tăng trưởng kinh tế mỗi năm ước tính 20%. Hai nước đã sớm
bắt tay nhau đối thoại hòa bình, tích cực phát triển quan hệ song phương. Việt Nam và Đài Loan cũng
đã thiêt lập quan hệ ngoại giao 15 năm. Căn cứ vào con số thống kê của Bộ Kinh
tế, năm 2007, kim ngạch đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam khoảng 10 tỷ
dollar, là nhà đầu tư đứng thứ hai ở nước này.
Năm 1946, Hồ Chí Minh có dịp trả lời phỏng vấn nhà báo
nước ngoài. Bài phỏng vấn này, sau đó được đăng tải trên báo "Cứu
quốc" ngày 21 tháng giêng năm 1946. Tiếp đó, Hồ Chí Minh trả lời một người
bạn:
"Một là, tôi, Hồ Chí Minh không có mảy may tham vọng
công danh phú quý, hiện tại ở cương vị chủ tịch nước là do sự ủy nhiệm của đồng
bào toàn quốc, tôi sẽ đem hết sức mình mà làm, giống nhý một ngýời lính, nhận
mệnh lệnh ðất nýớc, xông ra chiến trýờng. Tôi chỉ có một nguyện vọng khắc sâu
trong lòng là, làm thế nào để đất nước hoàn toàn độc lập, dân tộc dược hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Ngày
khác, nếu đồng bào yêu cầu từ chức, tôi sẽ rất vui sướng trút bỏ trách nhiệm,
sau đó làm một gian nhà nhỏ bên núi xanh, suối biếc, có thể trồng hoa, câu cá,
suốt ngày làm một lão tiều phu thả trâu, cùng lũ mục đồng kết thành bè bạn,
không còn bất cứ mối liên hệ nào đến chuyện danh lợi.
Hai là, trong một nhà nước dân chủ, mọi người đều tự do
tín ngưỡng, tự do thành lập đoàn thể, bởi hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi chỉ
đứng ngoài các đảng phái, tìm kiếm nền độc lập dân tộc. Nếu như nhà nước chỉ có
nhu cầu thành lập một đảng, thì đó sẽ là "Đảng Việt Nam Quốc gia Dân
tộc". Nhiệm vụ duy nhất của đảng này, tựu trung là làm thế nào để quốc
gia, dân tộc hoàn toàn tộc lập. Đảng viên của đảng này, mọi công dân Việt Nam đều có thể tham
gia, nhưng những kẻ bán nước và những kẻ tham ô thì cấm cửa. Hy vọng các nhân
sĩ nước ngoài và đồng bào trong nước hiểu rõ cho điều này".
Ngày nay, khi luận về thân thế Hồ Chí Minh và công lao
của ông, chúng ta nên để cho lịch sử phán xét. lấy việc Hồ Chí Minh nhận lời
phỏng vấn ký giả ngoại quốc làm cơ sở kiểm nghiệm, có phải ông đã thành tâm thể
hiện lòng trung thành với nhân dân Việt Nam qua những lời hứa
hẹn? Có phải những nhà lãnh đạo Việt Nam chân chính trên
con đường gian nan tìm kiếm nền độc lập dân tộc không suy nghĩ đến lợi ích
riêng tư? Tự mình không làm mất thanh danh, phá hoại công khí quốc gia? Sinh
thời, Hồ Chí Minh đã vận động thực hiện "cần kiệm liêm chính", tự
mình làm gương cho mọi người noi theo. Hồ Chí Minh còn vận động phong trào xóa
nạn mù chữ, vận động phong trào thể dục thể thao để nâng cao sứckhỏe, vì thế,
việc nhân dân Việt Nam gọi ông là "Bác Hồ" liệu có phải xuất phát từ
lòng kính trọng? Bỏ đi những phán xét của ông chúng về ảnh hưởng của Hồ Chí
Minh với nhân dân Việt Nam mới chính là cố chấp, làm tổn hại đến danh dự dân
tộc và sự tôn nghiêm của ông.
Tôi đã từng hỏi chuyện một số bạn bè Việt Nam tại Đài Loan:
"Có tin tức loan truyền Hồ Chí Minh là người Trung Quốc, thậm chí là người
Đài Loan, bạn nghĩ như thế nào?". Một người có trình độ đại học trả lời:
"Hồ Chí Minh mất cách đây đã khá lâu, ông đã có cống hiến nhiều cho Việt Nam . Mục đích của
chúng tôi sang đây là kiếm tiền cải thiện điều kiện sinh hoạt gia đình. Chúng
tôi luôn cố gắng phấn đấu học tập kỹ thuật, trau dồi học vấn để tăng khả năng
cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế, làm cho dân giầu nước mạnh. Còn
chuyện Hồ Chí Minh là người Trung Quốc hay Đài Loan hãy để cho lịch sử phán
xét. Đối với tuổi trẻ chúng tôi việc này không phải là quan trọng. Mong muốn
của chúng tôi là đất nước phát triển, tiền đồ tươi sáng trong tương lai".
Một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan
thì nói: "Trước đây hình như tôi đã nghe nói đến Hồ Chí Minh là Hoa kiều.
Việc này nên để lịch sử thẩm định. Chúng tôi không có ý kiến gì nếu quả thật Hồ
Chí Minh là người Đài Loan". Rồi chị cười nói vui: "Hai nhà thành một
nhà thân thiết, chẳng là rất tốt sao?".
Nghe các bạn trả lời, tôi có cảm giác như mình từng đến
Việt Nam nhìn thấy cảnh hoang tàn, đổ nát sau cuộc chiến, đang từng bước hồi
sinh phát triển.
Ghi
nhớ lời dặn, nhìn về tương lai.
Hồ Chí Minh có phải là người ủng hộ đường lối của Quốc tế
cộng sản hay là người theo Chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc? Từ lâu nay, người Mỹ
luôn tranh luận về vấn đề này. Những năm gần đây, các học giả Mỹ đã đi đến
thống nhất nhận định, thời kỳ đầu đúng là Hồ Chí Minh theo đường lối Dân tộc
chủ nghĩa, sau đó mới là Cộng sản chủ.nghĩa
Lúc ấy, chính sách chống cộng của Harry Truman rất cứng
rắn khiến cho nước Mỹ hiểu lầm về Hồ Chí Minh và tình hình chính trị Việt Nam . Sai lầm này khiến
cho quân đội Pháp tái chiếm Hà Nội, làm mất đi thời cơ hòa
bình và phát triển đất nước mà lịch sử dành cho, thậm chí còn ảnh hưởng đến mãi
sau này, khi mà Mỹ đem nửa triệu quân vào Việt Nam tiến hành cuộc chiến chống cộng
nhưng đã thất bại.
Nước Mỹ nhận đinh sai lầm về Hồ Chí Minh chỉ vì Mỹ đem sự kiện
năm 1920, Nguyễn Ái Quốc gia nhập đảng Cộng sản Pháp, năm 1924 đã có chỗ đứng
trong ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản, nhưng năm 1945, ông lại tích cực tìm kiếm
mối quan hệ hữu hảo với Mỹ, thậm chí còn giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương. Do
hoàn cảnh bắt buộc, thực chất chỉ là đóng vai diễn chứ không phải Nguyễn Ái Quốc
và Hồ Chí Minh là một người.
Năm 1944, nhân việc giải cứu một phi công do máy bay bị bắn
rơi tai sơn khu Việt Bắc là Rudolph Shaw, vì thế, lần đầu tiên Hồ Chí Minh tiếp
xúc với người Mỹ và quen biết với một số nhân viên cơ quan tình báo chiến lược
Hoa Kỳ (Office of Strategic Services) là Allison Thomas, Charles Fenn và
Archimedes Patti. Những nhân viên tình báo này, chẳng những đã có một thời kỳ
dài cùng sống với Hồ Chí Minh ở sơn khu Việt Bắc mà còn đi với ông về Hà Nội,
cùng Việt Minh tham gia vào cuộc Khởi nghĩa tháng Tám. Họ tuy biết Hồ Chí Minh
là đặc vụ của Quốc tế cộng sản, nhưng họ cũng nhận thấy ông là người theo chủ
nghĩa thực dụng, cho nên đã giúp đỡ Việt Nam giành độc lập.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói với Patti rằng, ông không phải
là con rối của Mạc Tư Khoa, ông là một đặc vụ tự do. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa theo Mỹ sẽ được chi viện nhiều hơn so với
Nga Xô. Việt Nam sẽ là đồng minh của nước Mỹ. Ông cũng nhờ Patti chuyển lời đến nước Mỹ:
"Cảm ơn người Mỹ hỗ trợ, Việt Nam sẽ coi nước Mỹ là bạn bè".
Tiếc thay, câc quan chức ngoại giao Hoa Kỳ không nhận ra sự
thành tâm tìm sự hợp tác, trước sau họ vẫn cho rằng Hồ Chí Minh tức là Nguyễn
Ái Quốc. Đây chính là chiêu bài của những kẻ ủng hộ ý kiến coi ông là người
theo đường lối Quốc tế cộng sản. Tổng thống F. Roosevelt đã truyền đạt:
"Việt Nam tìm kiếm ở Hoa Kỳ tinh thần độc lập, Hoa Kỳ sẽ mãi mãi là mẫu mực của Việt
Nam ", thậm chí, ông còn khẩn thiết yêu cầu nước Mỹ lấy mô
hình Philippines để đối xử công bằng với Việt Nam . Việt Nam sẽ mở cửa eo biển Kim Lan cho Hoa Kỳ sử dụng làm
căn cứ hải quân Viễn Đông, đồng thời còn dành cho quy chế tối huệ quốc về lợi
ích kinh tế.
Từ tháng mười đến tháng mười một năm 1945, Hồ Chí Minh liên tiếp
gửi ba bức thư đến Bộ Ngoại giao Hòa Kỳ, thỉnh cầu nước Mỹ giúp đỡ Việt Nam
giành độc lập. Tuy nhiên, vào lúc ấy, tổng thống F.Roosevelt vừa qua đời, người
kế nhiệm là Harry Truman, một nhà lãnh đạo chống cộng cực đoan. Bao nhiêu nỗ lực
của Hồ Chí Minh trong việc tìm kiếm sự hợp tác giúp đỡ của Mỹ đều thất bại.
Ngày 6 tháng ba năm 1946, quân đội Pháp được Mỹ viện trợ, quay lại chiếm đòng
Hà Nội.
Vào dịp Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 60 năm lập nước, cựu
thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt viết bài "Đại đoàn kết dân tộc là nguyên
nhân thành công của chúng ta" đăng trên các báo quốc nội, kêu gọi nhân dân
thực hiện chủ trương dại đoàn kết. Trong bài viết của mình, Võ Văn Kiệt đã dẫn
lời của Hồ Chí Minh, đồng thời đề cập đến một số sự kiện xảy ra trong mấy chục
năm qua. Ông cũng nhắc đến việc năm 1945, Hồ Chí Minh lãnh đạo chính phủ, chủ
trương xóa bỏ chế độ cũ, vốn là nguyên nhân gây thù hận và phân hóa xã hội, hướng
đến việc xây dựng đất nước trong tương lai, tiếp nhận những người tài năng, trọng
dụng những người có nguyện vọng xây dựng đất nước mà không cần biết những việc
làm của họ trong quá khứ.
Phần kết luận, Võ Văn Kiệt viết: "Sử dụng đối kháng và bạo
lực để giải quyết vấn đề chỉ là từ trong hận thù phát sinh hận thù mới. Lấy
phương thức cảm hóa giải quết tranh chấp, hận thù có thể loại bỏ. mà lại có cơ
hội tăng cường sức mạnh. Nếu như lấy ý thức giai cấp phân biệt nhân dân, vì
thua mà hận thù, vì thắng mà kiêu ngạo, với chính mình, với quốc gia, thì hình ảnh
ấy trước thế giới chẳng có chút ý nghĩa gì". Võ Văn Kiệt tin tưởng:
"Đất nước, núi sông, văn hóa không phải là của riêng bất cứ ai, của giai cấp
nào hoặc đảng phái nào. Nó là của mỗi người Việt Nam , là tài sản chung của nhân dân Việt Nam . Dân tộc mà phân hóa, đối địch, cho dù tài nguyên đất nước
phong phú, nguồn nhân lực dồi dào cũng không thể có động lực sáng tạo mà địa vị
quốc tế cũng không bền vững. Nhìn ra thế giới, các kinh nghiệm lịch sử đã chứng
minh, nhân tài là nguyên khí quốc gia. Nhân lực tập hợp vùng lên, mọi sức mạnh
được huy động, lòng người không còn nghi ngại. Có được sức mạnh tổng hợp, sẽ đến
một ngày đất nước cất cánh.
Tôi xin lấy "Ghi nhớ lời dặn, nhìn về tương lai"
làm lời kết cho cuốn sách. Cái gọi là "Ghi nhớ lời giáo huấn" chỉ là
chớ quên những bài học và kinh nghiệm lịch sử. Nhận lầm Hồ Chí Minh không phải
không có thể là đồng minh chống cộng, vì thế, đã tạo nên cuộc chiến thảm khốc
mười năm ở Việt Nam . Cái gọi là "nhìn đến tương lai là chỉ trong sự dối lập và thù hận,
nếu nắm được thời cơ xoay chuyển tình thế thì sẽ có kết cụ tốt đẹp.
Chú thích:
(1) Chưa đối chiếu được tên bằng
tiếng Pháp.
(2)
Chưa đối chiếu được tên tác giả bằng tiếng Nga.
(3)Chưa tìm được tên phố bằng
tiếng Nga.
(4) Chưa tìm được nguyên danh
bằng tiếng Nhật
(5) Nguyên văn là "Quốc
phụ"(Chỉ Tôn Trung Sơn)
(6) Phát xít Pháp
(7) Chưa đối chiếu được họ của tác
giả bằng tiếng Pháp
(8)Chưa đối được với nguyên danh
bằng tiếng tiếng Nga
Tài liệu tham
khảo
I
- 中文書目
1."胡志明在中國"蔣永敬著, 傳記文學出版社, 1971,台北。
2."胡志明與中國" 黃錚編著, 解放軍出版社, 1987, 北京。
3. "胡志明獄中詩注釋" 黃錚注釋, 廣西教育出版社,1992, 廣西。
4. "胡志明與越南獨立" 楊碧川著, 一橋出版社, 1998, 台北。
5. "龍保羅日記
- 阮愛國" 保羅德芮肯YAOX集團發行電子檔, 2000, 台北。
6."抗日戰爭在中國的外國家元首國" 曹晉杰著, 人民出版社, 2002, 黑龍江。
7. "越南國父 - 胡志明" 李家忠編譯, 世界知識出版社, 2003, 北京。
8. "胡志明漢文詩抄, 注釋, 書法", 黃錚編著, 廣西師範大學出版社, 2004, 桂林。
9."越南胡志明在柳州" 柳州巿文化局編, 廣西人民出版社,2005,柳州。
10."胡志明與廣西", 廣西社會科學院編著, 廣西人民出版社, 2006, 廣西。
11. "戰鬥中的新越南" 麥浪著, 新越南出版社, 1948, 河內。
12. "越南人民反帝鬥爭史" 呂毅著, 東方書社出版, 1951, 上海。
13. "越南人的解放鬥爭" 陳懷南著, 世界知識社, 1954, 北京。
14. "八月革命史" (1945年) 越南外文社出版編, 文外出社, 1972, 河內 。
15. "滄海一粟" 黃文歡革命回記錄, 解放軍出版社, 1987, 北京。
16. "日据時代臺灣共產黨史(1928 - 1932)" 盧修一著, 前衛出版社, 1989, 台北。
17. "越南歷史" 吳鈞著, 自猶僑聲雜誌社, 1992, 西貢 (Sài Gòn)。
18. "陶鑄傳" 鄭笑楓,舒玲著, 中國青年出版社, 1992, 北京。
19. "康生與 '內人黨' 冤案" 祝東力著, 中共中央黨校出版社, 1995, 北京。
20. "亞細亞的孤兒" 吳濁流著, 草根出版社, 1995, 台北。
21. "李富春傳" 房維中,金沖及著, 中央文獻出版社,, 2002, 北京。
22. "中外領袖之間, 卷 13-14 胡志明" 南哲著, 紅旗出版社, 2003, 北京。
23. "李克農傳" 徐林祥,朱玉編著 安徽人民出版社, 2003, 合肥。
24. "葉劍英的非常之路" 氾碩著, 安徽人民出版社, 2003, 北京。
25. "李立三紅色傳奇上. 下" 李思慎著, 中國工人出版社, 2004, 北京。
26. "張發奎傳" 王心鋼著, 珠海出版社, 2005, 珠海市。
27. "生死歲月 - 胡志明小到紀行" 趙銳著, 軍事誼文出版社, 2005, 北京。
28. "廬山檔案" 馬社香著, 安徽人民出版社, 2006, 北京。
29. "陳賡傳" 陳賡傳編寫組, 當代中國出版社, 2007, 北京。
30. "蘇聯史論" 吳恩遠著,人民出版社, 2007, 北京。
31. "日据時期台灣人反抗史", 楊碧川著, 稻香出版社, 1988, 台北。
II - 外文中譯的書目
1. "胡志明第一 四篇日文版" 吳濁流著, 國華書局出版, 1946, 台北。
2. "胡志明第一五篇日文版" 吳濁流著,學友書局出版, 1948, 台北。
3. "新越南" Andrew Roth 著, 移模譯, 時代書報出版社, 1948, 上海。
4. "自猶越紀行" Leo Figueres 著, 陳占元譯, 世界知識社, 1954, 北京。
5. "十七度線以北" 威. 具卻敵著, 曾浩譯, 世界知識社, 1956, 北京。
6. "亞細亞的孤兒" 傳恩榮譯,
南華出版社, 1962, 台北。
7. "北越內幕" P. J. Honey 著, 陳銘感譯, 篝火出版社, 1966,香港。
8. "為了獨立自由為了社會主義" 胡志明著, 外文出版社, 1971, 越南河內。
9. "與河內分道揚鑣" 張如磉著, 強名,華實譯, 世界知識社, 1989, 北京。
10. "宋慶齡傳上. 下" Istael Epstein 著, 沈蘇儒譯, 日臻出版社, 1994, 北京。
11. "周恩來與現代中國" Han Suyin著, 張連康譯, 絲路出版社, 1995, 台北。
12. "胡志明" D.O. Lloyd, 尤淑雅譯, 鹿橋文化事業出版, 1966, 台北。
13. "胡志明主席傳略和事業" 阮芳草編輯, 文化通訊出版社, 2007, 越南河內。
14. "胡伯伯日常生活的故事" 歐越興編輯, 世界知識社, 2007, 越南河內。
15. "台灣抗日運動史研究" 若林正文著, 台灣日文史料典籍研讀會譯, 播種者出版社, 2007, 台北。
III. 英文書目
1.
From Colonialism toCommunism a case
History of North Vietnam, by
Hoang Van Chi an introduction by P.J. Honey, Frederick A. Praeger, New York. London , 1965.
2.
Ho Chi Minh a Biographical Introduction, by Chrales Fenn. Charles Scr1bnwr's
Sons, New York , 1973.
3.
Who's who in political revolutions: seventy- three men and women who changed
the world, Jack A. Goldstone, Congressional Quarterly, Washington, D.C. 1999.
4. Ho Chi Minh, by William J. Duiker, Hyperion, New York , 2000.
5. Ho Chi Minh: the missing Years
1919- 1941, by. Sophie Quinn Judge, Hurst, Company. London , 2003.
6. Down With Colonialism Ho Chi Minh, by Walden Bello. Verso, New York . London , 2007.
7. Ho Chi Minh a Biographi, by
Pierre Brocheux, Translated by Claire Duiker, Cambridge University Press, New York, 2007.
IV. 越文書目
1. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 1 (1919 -1924), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2002, Hà Nội.
2. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 2
(1924 -1930), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
3. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 3
(1930 -1945), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
4. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 4
(1945 -1946), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
5. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 5
(1947 -1949), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
6. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 6
(1950 -1952), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
7. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 7
(1953 -1955), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
8. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 8
(1955 -1957), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
9. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 9 (1958
-1959), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
10. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 10
(1960 -1962), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
11. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 11
(1963 -1965), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2002, Hà Nội.
12. "Hồ Chí Minh toàn tập", tập 3
(1966 -1969), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Hà Nội.
13. "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch",
Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Thanh niên, 1958, Hà Nội.
14. "Nghệ thuật thư pháp với thơ 'Nhật ký trong tù' của
Chủ tịch Hồ Chí Minh", Nguyễn Việt biên soạn, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, 2003, TP. Hồ Chí Minh.
15. "Chị Minh Khai", Nguyệt Tú, Nhà xuất bản Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh.
16. "Bác Hồ viết di chúc", Vũ Kỳ, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 2005, TP. Hồ Chí Minh.
17. "Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Vũ
Kỳ, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, 2005, TP. Hồ Chí Minh.
18. "Kỷ niệm về Bác", Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà xuất
bản Tông tin, 2007, TP. Hồ Chí Minh.
19. "Hồ Chí Minh, nhà dự báo thiên tài", Trần
Đương, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.
20. "Chuyện kể về thời thiếu niên của Bác Hồ", Đỗ
Hoàn Linh -Nguyễn Văn Dương biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa
thông tin, 2008, Hà Nội.
21. " Hồ Chí Minh, nhà báo cách mạng", Cao Ngọc Thắng,
Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.
22. "Những năm tháng bên Bác Hồ kính yêu", Nhà xuất
bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.
23. "Hỏi đáp về thời thanh niên của Bác Hồ", Nguyễn
hương Mai biên soạn, Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, Hà Nội.
24. "Bác Hồ trên đất nước Lê nin", Nhà xuất bản
Thanh niên, 2008, Hà Nội.
25.. "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch",
Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Trẻ, 2008, TP. Hồ Chí
Minh
V. 論文,期刊,報紙,網欄專文
1. "台灣日新報" 國家圖書館視聽室微膠捲, 1938 年11月12日, 18日, 21日, 12月, 7日。
2. "胡志明在香港 1931- 1932年" DennisDuncanson "中國季刊 1- 3期" 1974 年。
3."胡志明和他的中國夫人曾雪明" 徐雙明 "武漢文史月刊" 2001 年第一期。
4. "李克農在桂林"(八辦)的傳奇鬥爭" 庾晉 "文史春秋" 2003年第十二期。
5. "一九三十一年香港案件" 阮越鴻 "越南國父胡志明附錄" 2003年。
6. "胡志明遺體保存祕聞" 李家忠, "世界新聞報" 2004年12月10日。
7. "胡志明與林依蘭的生死戀" 梁益新 "人民文摘" 2004年第十二期。
8. "越南戰爭實錄" 解力夫 "網路電子書" 2004年
9. "胡志明私人生活離不開中國" 李家忠 "世界新聞報" 2005年7 月11日。
10. "見證中越友誼追憶胡志明" 熊紅明 "越南早報" 2006年 8月14日。
11. "胡志明的妻妾情人們" 嶺南遺民 "百家爭鳴網悠悠南山下" 2006年 10月。
12. "胡志明在龍州的革命祕事" 李偉東 "廣西日報" 2006年 12月27日。
13. "胡志明之政治道路" 阮世英 "百家爭鳴網悠悠南山下" 2007年。
14. "吳濁流 '胡志明' 研究" 河原功 "台灣文學學報" 第10期 2007年。
15."中國共產黨早期為收回臺灣主權所作的努力3"田鶴年 "台海歷史縱橫" 2007年。
Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh
Tác giả Hồ Tuấn Hùng
HẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét