Tìm hiểu về cuộc đời
Hồ Chí Minh
Kỳ 6
Ngày 16 tháng bảy năm 1947, Hồ Chí Minh trả lời phỏng
vấn một tờ báo nước ngoài: “Đã hỏi đến chuyện hôn nhân và tương lai, xin hãy để
tôi tự nhiên trả lời. Tôi không có gia đình, không vợ con, Việt Nam chính là
gia đình tôi, các bậc phụ lão chính là người thân của tôi, phụ nữ Việt Nam
chính là chị em tôi. Tôi chỉ có một điều duy nhất phải theo đuổi là đấu tranh
để Việt Nam độc lập, thống nhất và dân chủ. Sau khi nguyện vọng hoàn thành, tôi
sẽ cáo lão hồi hương, làm một người dân bình thường, du ngoạn núi sông, trồng
cây, viết sách”.
Đoạn trả lời phỏng vấn trên được dẫn từ “Hồ Chí Minh
văn tập”, tập V, trang 171, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, làm tôi suy nghĩ
mãi. Trừ đoạn nói là không gia đình, không vợ con, Hồ Chí Minh sau khi hoàn
thành nguyện vọng không thấy ông cáo lão về quê, bởi suy cho cùng, nếu thực
hiện lời hứa ấy thì ông về quê nào?
Vào thời kỳ trước năm 1947, Hồ Chí Minh chưa từng công
khai quê quán hoặc thừa nhận mình là Nguyễn Ái Quốc, thậm chí còn tích cực
tranh thủ nước Mỹ, yêu cầu viện trợ giúp đỡ Việt Nam giành độc lập. Trong thâm
tâm Hồ Chí Minh, phải chăng, ông đợi sau khi Việt Nam độc lập, Đài Loan được ủy
thác cho quân Đồng minh quản lý cũng giành độc lập, như thế, ông có thể đàng hoàng
trở về quê hương, thực hiện lời hứa với người em Hồ Tập Dưỡng “Không thành công
không về quê hương”.Tuy nhiên, trời chẳng chiều người, chỉ một năm sau, quân
đội Quốc dân đảng tiến nhập Đài Loan, thế là Hồ Chí Minh chẳng bao giờ có thể
trở về cố hương, đúng như lời Ngô Trọc Lưu nói, ông Hồ là “đứa con côi châu Á”.
Thiên V
Chữ Hán "Nhật ký
trong tù" và "Di chúc"
Khả năng
Trung văn của Hồ Chí Minh.
Trong “Hồ sơ Lư Sơn "Hồ Chí Minh bí mật đến Lư
Sơn” có ghi chép Hồ Chí Minh dùng ngón tay viết thư pháp: “Bí thư Đảng ủy Cục
quản lý Lư Sơn Lâu Thiệu Minh, phó bí thư Thái Thiệu Ngọc, Giang Vĩnh Đức nghe
tin Hồ Chí Minh sắp rời Lư Sơn, vội vã kéo nhau đến biệt thự 394, một là để
nghe ý kiến Hồ Chí Minh về thái độ tiếp đãi khách, hai là đề nghị ghi lưu niệm.
Nhận xét về cái gì đây? Hồ Chí Minh đề nghị mang nghiên bút để trên bàn. Ông
thử bút, cảm thấy ngọn bút hơi nhỏ liền khẽ hỏi:
- Tôi dùng ngón tay viết dược không?
Lâu Thiệu Minh gật đầu lia lịa. Hồ Chí Minh thong thả
nhúng ngón tay vào nghiên mực, viết ba chữ lớn:” Lư Sơn hảo” (Lư Sơn tốt) rồi
lùi về phía sau hai bước ngắm nghía. Lâu Thiệu Minh liếc qua, rất khâm phục:
- Thưa Hồ Chủ tịch! Người viết chữ Hán thật tuyệt.
Sau khi viết “Lư Sơn hảo” bằng ngón tay, Hồ Chí Minh
lại dùng bút tiểu khải viết 10 chữ nhỏ: “ Hồ Chí Minh, tháng tám năm 1959” vào
dòng lạc khoản để kỷ niệm chuyến thăm Lư Sơn".
Căn cứ vào đoạn văn trên thì trình độ thư pháp của Hồ
Chí Minh thuộc vào loại khá, nhưng William J. Duiker trong “Truyện Hồ Chí
Minh”, trang 143 lại viết: “Mùa xuân năm 1927, Nguyễn Ái Quốc ở lại Quảng Châu hơn nửa năm, việc trước mắt
là ổn định sinh hoạt, sau đó tìm một người vợ địa phương để học tiếng Trung
Quốc".
Trong cuốn “Chu Ân Lai và Trung Quốc hiện đại” do Han
Suyin viết, Trương Liên Khang dịch, trang 84, 85 có đoạn: “Mùa thu năm 1925, có
một thanh niên Việt Nam gầy yếu, tự xưng là Nguyễn Ái Quốc, sau này là Hồ Chí
Minh... Lúc ấy Thái Sướng và chồng là Lý Phú Xuân đang ở Quảng Châu, do đó hai
người đều quan tâm đến Hồ Chí Minh. Lý Phú Xuân và Đặng Dĩnh Siêu sắp xếp chỗ
ăn ở cho Hồ Chí Minh rất chu đáo, đồng thời còn dạy Hồ tiếng Trung Quốc. Không
lâu sau, Hồ Chí Minh có thể giao thoại được những câu đơn giản”. William J.
Duiker cũng như Han Suyin đều viết về Hồ Chí Minh, nếu đem so sánh với việc Hồ
Chí Minh viết thư pháp bằng ngón tay ở Lư Sơn sau này, thì ta sẽ thấy trình độ
nghe, nói, đọc, viết của ông ta trước đây khác nhau một trời một vực.
Khảo cứu quá trình học tập của Nguyễn Ái Quốc, tác giả
nhận thấy, cho đến năm 1932, hầu như không thấy ông sử dụng Hán văn trong các
bài viết, chưa nói đến trình độ viết thư pháp chữ Hán. Vì sao đến năm 1938, sau
khi rời Mạc Tư Khoa về vùng biên giới Việt Trung hoạt động, Hồ Chí Minh lại đột
nhiên sử dụng Hán văn, viết báo, làm thơ và viết thư pháp một cách thành thạo? Chúng
tôi vô cùng nghi ngờ. Có thật Nguyễn Ái Quốc dùng ngón tay viết thư pháp? Có
thật ông dùng Hán văn viết “Nhật ký trong tù”? Phải chăng đây là chứng cứ không
thể bác bỏ của thủ thuật “Mượn xác hoàn hồn” (Tá thi hoàn hồn), “Dời hoa tiếp
cây” (Di hoa tiếp mộc)? Mưu đồ của Quốc tế cộng sản dùng Hán văn liên kết
Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh thành một người tưởng như hoàn hảo nhưng thật
không ngờ lại xuất hiện một vết nứt trí mạng. Tục ngữ Trung Quốc có câu
"Nói dối được một câu, nhất định sẽ có mười câu nói dối nữa, nhưng nói dối
cuối cùng thế nào cũng bị lộ tẩy”( Thuyết nhất cú hoang thoại, tất tu tái
dụng thập cú hoang thoại, hoang thoại tối chung tương bị tiệt phá, lộ xuất phá
trán). Mạo dùng Nguyễn Ái Quốc không thông thạo Hán văn liên kết với Hồ Chí
Minh, chỉ có thể đánh lừa được một số người trong một thời gian ngắn, còn lâu
dài mà nói, sau khi có đầy đủ chứng cớ về khả năng Trung văn của Nguyễn Ái Quốc
để khẳng định Nguyễn Ái Quốc không phải
là Hồ Chí Minh thì việc làm trên hoàn toàn trở thành một trò đùa dai.
Theo một chương trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, tập 12,
thì chính những người biên tập những dòng hoang tưởng trên đã vô tình để lộ ra
Nguyễn Ái Quốc đọc, viết không thành thạo tiếng Trung Quốc. Tại thiên này,
chúng tôi đặc biệt chú trọng vào việc Hồ Chí Minh viết báo, làm thơ, trong đó
có “Nhật ký trong tù” và “Di chúc”, để một lần nữa chứng minh Nguyễn Ái Quốc và
Hồ Chí Minh là hai con người hoàn toàn khác nhau. Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương
đến từ Miêu Lật, Đài Loan, thuộc sắc tộc Khách Gia.
Quá trình Nguyễn Ái Quốc học tập ngữ
văn.
Về mặt chính thống, ta thường thấy các nhà viết truyện
ký về Hồ Chí Minh viết tiểu sử sơ khởi của ông như sau: “Nguyễn Ái Quốc sinh
trưởng trong một gia đình có truyền thống nho học. Từ nhỏ ông đã được tiếp xúc
với nền giáo dục Hán học nên trình độ ngữ văn Trung Quốc rất cao, làm thơ giỏi,
viết thư pháp đẹp”. Mới nghe xem ra có lý, tuy nhiên, cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, nước Pháp thực dân đã bắt đầu khai thác thuộc địa tại Việt Nam, phần lớn
các gia đình quan lại hoặc nhà giàu đều cho con cái sang Pháp du học, đặc biệt
là sau khi nhà Nguyễn phế bỏ hệ thống khoa cử lỗi thời để tuyển chọn nhân tài,
thì số người còn lưu luyến với nền Hán học không đáng là bao. Cách làm của
người cha Nguyễn Ái Quốc là một ví dụ điển hình. Tuy đã từng đỗ đại khoa với
học vị Phó bảng, nhưng ông Nguyễn Sinh Sắc dường như cũng không muốn Nguyễn Ái
Quốc theo đòi nghiệp bút nghiên mà lại tích cực ủng hộ con trai học tiếng Pháp
và chữ Quốc ngữ.
Dựa trên những ghi chép của William J. Duiker và Sophie
Quinn-Judge, Nguyễn Ái Quốc từ năm 21
tuổi trở về trước là thời kỳ lưu lạc, cuộc sống cùng khốn, rất khó có điều kiện
ổn định học tập. Chúng tôi dùng phương pháp so sánh quy nạp, thống kê quá trình
học tập của Nguyễn Ái Quốc tại Việt Nam như sau:
Việc tiếp thụ giáo dục Hán văn tại các trường tư thục
không quá 3 năm và Pháp văn không quá 4 năm. Từ năm 1911 đến năm 1923, Nguyễn
Ái Quốc bôn ba hải ngoại từ châu Âu, Bắc Mỹ đến Bắc Phi, trước sau có khoảng 4
năm học Anh ngữ trong các môi trường làm việc vất vả, hoàn toàn không có điều
kiện tiếp tục học Hán văn hoặc tiếp xúc với văn hóa Hán. Theo Đặng Dĩnh Siêu,
vào thời điểm năm 1925, bà có dạy Nguyễn Ái Quốc học tiếng Trung, đến năm 1926
thì ông ta kết hôn với Tăng Tuyết Minh. Sự việc này đúng là có thực. Nói cách
khác, đến năm 1927, trình độ nghe, nói, đọc và viết chữ Hán của Nguyễn Ái Quốc
rất hạn chế. Từ năm 1928 đến năm 1932, Nguyễn Ái Quốc bôn tẩu khắp nơi, qua
Xiêm La (Thailand), Tân Gia Ba (Singapore), sang châu Âu, rồi lại về Hương
Cảng, Thượng Hải, thêm chứng bệnh lao phổi kéo dài, lại bị giam trong ngục,
tình trạng sức khỏe hết sức kém, rất khó có đủ điều kiện tiếp tục học chữ Hán.
Từ đó có thể kết luận, trình độ Hán văn của Nguyễn Ái Quốc chỉ dừng lại ở mức
độ 3 đến 4 năm cấp tiểu học, tuyệt đối không có khả năng viết báo, tạp chí và
những bài nghị luận trường thiên lời văn khúc chiết, đanh thép, không thể là tác giả của “Nhật ký trong tù”,
càng không có khả năng viết thư pháp bút lông hoặc “thư pháp ngón tay” chữ Hán
Trình độ ngữ văn của Hồ Tập Chương.
Hồ Tập Chương lớn lên ở Đài Loan, từ nhỏ đã được giáo
dục nền văn hóa Hán, mới 4 tuổi đã được cha anh dạy học thuộc lòng “Bách gia
tính”, “Thiên gia thi”, đọc sách “Luận ngữ”, “Mạnh tử”, “Trung dung” và tập
viết thư pháp. Mười tuổi, Hồ Tập Chương đã bắt đầu học Sơ đẳng rồi Cao đẳng của
hệ thống giáo dục Nhật Bản, 20 tuổi tôt nghiệp Cao đẳng công nghiệp Đài Bắc,
trình độ tiếng Nhật và tiếng Anh vững vàng. Năm 1929, lúc ấy Hồ Tập Chương 29
tuổi, rời Đài Loan đến Thượng Hải, trình độ đọc và viết chữ Hán không thể sai
sót, có khả năng viết thư pháp, nói tiếng Khách Gia Quảng Đông và tiếng Mân Nam
Phúc Kiến lưu loát, còn việc đọc và viết tiếng Anh thì khỏi cần nói đến. Thời
kỳ đầu năm 1933, Hồ Tập Chương tiếp tục học 5 năm, đã qua lớp huấn luyện đọc và
viết tiếng Việt và tiếng Pháp cơ sở. Trở lại ý kiến trên, giả thiết thời kỳ
tiếp tục học tập này là của Nguyễn Ái Quốc, liệu Nguyễn Ái Quốc có nhu cầu học
tập tiếng Việt và tiếng Pháp không? Hiện tại, hồ sơ lưu trữ ở Mạc Tư Khoa chỉ
có các bản sao tiếng Việt và tiếng Pháp
mà không tìm thấy các bản sao chữ Hán hoặc các bản nháp luyện tập thư pháp chữ
Hán. Điều này có thể chứng thực, từ năm 1933 đến năm 1938, người lưu lại tại
Mạc Tư Khoa là Hồ Tập Chương chứ không phải Nguyễn Ái Quốc. Huống hồ, thời kỳ
này, không thấy Nguyễn Ái Quốc sử dụng Trung văn trong các bài viết đã được
công bố, đồng thời cũng chưa từng phát hiện thấy bất cứ một bản thư pháp chữ
Hán nào còn lưu lại. Vì sao, từ năm 1938, sau khi rời Mạc Tư Khoa về Trung
Quốc, đột nhiên Nguyễn Ái Quốc lại sử dụng Trung văn một cách phổ biến qua hàng
loạt bài báo. Chưa hết, ông ta còn làm thơ và viết thư pháp nữa. “Nhật ký trong
tù” và “Lư Sơn hảo” là hai trong những ví dụ được kể đến.
Có phải đây chính là sự không minh bạch giữa hai nhân
vật lịch sử này chăng?
Tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí
Minh.
Buổi sáng sớm ngày 27 tháng tám năm 1942, Hồ Chí Minh
đi qua hương Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây thì bị Cảnh sát Quốc dân
đảng bắt giữ, giải đến Quế Lâm, nơi đặt cơ quan làm việc của Ủy viên Quân sự
hội Chính phủ Quốc dân đảng thẩm vấn. Từ lúc bị bắt vào ngày 27 tháng tám tại
Túc Vinh, Hồ Chí Minh bị giải qua Tĩnh Tây, Liễu Châu, Quế Lâm… qua suốt 13
trấn, giam tại 18 nhà lao. Qua 14 tháng bị giam trong ngục, Hồ Chí Minh đã dùng
Hán văn sáng tác 134 bài thơ với tựa đề “Nhật ký trong tù”. Căn cứ vào lời giáo
sư Hoàng Tranh, Viện nghiên cứu Khoa học xã hội Quảng Tây, cùng với những tư
liệu mới thu thập, quyển “Nhật ký trong tù” được giới thiệu với công chúng như
sau:
1- Tháng 5 năm 1960, nhà xuất bản Văn học và Nhà xuất
bản Ngoại văn Việt Nam phân chia nhau ấn hành thơ Hồ Chí Minh, cuốn sách đều
mang tên “Nhật ký trong tù” với số lượng 100 bài. Có sự khác biệt đôi chút khi
đối chiếu văn bản tiếng Việt với văn bản Trung văn của Nhà xuất bản Ngoại văn,
tuy cả hai bản này đều sao chép từ bản gốc”Ngục trung nhật ký” của Hồ Chí Minh.
2- Tháng năm năm 1965, Nhà xuất bản Văn học Nhân dân
Trung Quốc xuất bản cuốn “Hồ Chí Minh thi tập” (Thơ Hồ Chí Minh), nhan đề:
"Ngục trung nhật ký – thi sao”, lấy từ 100 bài thơ của Hồ Chí Minh, nội
dung giống như cuốn “Nhật ký trong tù” của Nhà xuất bản Văn học Việt Nam cùng
năm.
3- Cuối năm 1977, Viện Văn học Việt Nam thành lập tiểu
tổ “Nhật ký trong tù” để khảo cứu, phiên dịch, chỉnh lý văn bản một lần nữa,
đồng thời bổ sung một số bài trước đây chưa từng được công bố. Tháng năm năm
1983, nhà xuất bản Văn học tiếp tục xuất bản “Nhật ký trong tù” gồm 113 bài.
4- Tháng năm năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ
Chí Minh, Viện Văn học Việt Nam, trên cơ sở cuốn sách xuất bản năm 1983, lại
đưa thêm 21 bài trước đây cũng chưa từng được công bố, để Nhà xuất bản văn học
ấn hành cũng với tên “Nhật ký trong tù”. Như vậy tổng số thơ của “Nhật ký trong
tù” đến lúc này là 134 bài.
5- Tháng mười năm 1992, giáo sư Hoàng Tranh, Viện khoa
học Xã hôi quảng Tây, nhận thấy độc giả Trung Quốc đọc cuốn “Nhật ký trong tù”
134 bài của Hồ Chí Minh mới được xuất bản có nhiều chỗ khó hiểu, nhất là những
địa danh và từ ngữ diễn đạt. Vì vậy, ông đã tiến hành khảo cứu, đính chính và
chú giải, sau đó ủy nhiệm cho Nhà xuất bản Giáo dục Quảng Tây ấn hành với nhan
đề “Chú giải thơ Nhật ký trong tù”. Cuốn sách lấy văn bản từ “Nhật ký trong tù”
134 bài của Nhà xuất bản Văn học Việt Nam, kèm theo bản đồ minh họa và chú
giải.
6- Năm 2003, Nhà xuất bản Công an nhân dân in cuốn “
Nhật ký trong tù của Hồ Chủ tịch và nghệ thuật thư pháp”, bìa cứng. Nội dung
giới thiệu sơ lược tiểu sử Hồ Chí Minh, ảnh chụp nguyên bản “Nhật ký trong tù”
và viết các kiểu thư pháp triện, lệ, khải, hành, thảo thư của nhà thư pháp
Trung Quốc Lỗ Nguyên, căn cứ vào “Nhật ký trong tù” trình bày thành tác phẩm
thư pháp.
7- Ngày 28 tháng chín năm 2003, lễ kỷ niệm 60 năm
“Nhật ký trong tù” ra đời của Hồ Chí Minh được tổ chức tại nhà tưởng niệm Hồ
Chí Minh ở Liễu Châu, Quảng Tây. Hiệp hội thư pháp Quảng Tây đã tổ chức triển
lãm thư pháp của hơn 70 tác giả gồm 106 bức thư pháp chữ Hán, với 115 bài thơ
của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 79 bài trong “Nhật ký trong tù”. Tháng ba
năm 2004, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Quảng Tây ấn hành cuốn “Hồ Chí Minh văn,
thơ, chú giải và thư pháp “.
134 bài trong “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, phần
lớn đều dùng ngữ từ, ngữ ý của tiếng Khách Gia, hoàn toàn không có sự tu sức.
Quá nửa số bài thơ dùng tiếng Khách Gia, đọc diễn cảm sẽ làm cho người nghe cảm
thấy thân thiết như bạn tâm giao mà lại hết sức dễ hiểu. Trong mỗi bài thơ đều
bao hàm nhiều ý tứ, có sự bày tỏ, có nỗi mong chờ, có sự ký thác của cái tình
sâu lắng, có cả tả thực, đọc lên khiến lòng người hoài cảm nhưng không hiểu rõ
vì sao, lại dường như có nỗi chua xót khó lý giải được ngọn ngành. Về những nét
đặc thù trong thơ, giáo sư Hoàng Tranh viết: “Thơ Hồ Chí Minh có “Thất luật” (7
chữ, 8 câu), “Thất tuyệt” (7 chữ 4 câu), “Ngũ luật” ( 5 chữ) và tạp thể, nội
dung phần lớn đều để thư giãn đầu óc, hoặc ghi lại những sự việc xảy ra hàng
ngày, lúc hứng lên thì ngâm nga.
“134 bài trong “Ngục trung thi” không đơn thuần chỉ là
thơ mà là một bộ “sử thi” của một nhà cách mạng tự vẽ chân dung tinh thần của
mình bằng thơ. Trong một số bài thơ làm trên đường khi bị giải đi, Hồ Chí Minh
đã phản ánh được cuộc sống mới mẻ với tinh thần an nhiên tự tại của một nhà
cách mạng giầu trí tuệ, lập trường kiên định”.
134
bài thơ trong tập “Nhật ký trong tù”.
Trong tác phẩm “Hồ
Chí Minh sinh bình khảo”, tác giả Hồ Tuấn Hùng đã đưa toàn bộ 134 bài thơ “Nhật
ký trong tù” của HCM vào, tổng cộng 25 trang, bắt đầu từ trang 262 là bài 1 nhan đề “Khai quyển” đến trang 286
với bài 134 nhan đề “Tân xuất ngục học đăng sơn”. Xét thấy văn bản “Nhật ký
trong tù” của HCM, hơn 40 năm qua, các nhà xuất bản của Việt Nam và Trung Quốc
đã lần lượt in hàng triệu bản, phổ biến rộng rãi đến toàn thể nhân dân và bạn
bè thế giới. Vì vậy, người dịch xin lược bỏ phần này mà chỉ đưa những bài có
liên quan đến quá trình kiểm chứng, chú giải, nhận xét, đánh giá, kết luận của
người viết liên quan đến việc đi tìm tác giả đích thực của tác phẩm bất hủ này.
“Nhật
ký trong tù” là tác phẩm của một người thuộc sắc tộc Khách Gia.
Photo : 014 Hồ Chí Minh sinh bình khảo
Có khá nhều bài thơ
trong “Nhật ký trong tù” được tác giả sử dụng tiếng Khách Gia (trong hệ thống
Hán ngữ) sáng tác. Những bài thơ này, nếu
dùng tiếng Khách Gia đọc diễn
cảm, người nghe sẽ nhanh chóng lĩnh hội được nội dung biếu đạt lẫn tình ý hàm
chứa trong đó, chứng tỏ trình độ Hán học của tác giả khá uyên bác, không thể
chỉ đọc sách vài ba năm mà viết được. Lại nữa, một số bài thơ, nhất là vào thời
kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, phải là người từng cư trú tại địa bàn Khách
Gia, thấm nhuần tư tưởng, tình cảm cộng đồng dân tộc, mới viết được những câu
thơ hàm súc mang đặc trưng văn hóa Khách Gia như vậy. Tác giả hoàn toàn không
nói quá sự thật, chẳng cần xem xét độ ngắn dài, chặt lỏng, chỉ xin dẫn ra đây
vài đoạn thơ, kính mong các bậc thức giả minh xét, Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái
Quốc hay là một người thuộc sắc tộc
Khách Gia, Miêu Lật?
Cần chú ý một đặc
điểm nữa của “Nhật ký trong tù” là, những từ, ngữ, câu văn hoặc phương ngôn
thuộc ngữ hệ Khách Gia đã được tác giả chuyển hóa một cách nhuần nhuyễn sang từ
ngữ Trung văn, chứng tỏ người viết rất am hiểu văn hóa Hán, lại thông thạo
nhiều ngôn ngữ, từ cú khoáng đạt, ý tứ trôi chảy, phong thái ung dung tự tại.
Bài 8
早
一
太陽每早從牆上,照着龍門門未開
籠裡現時還黑暗,光明却已面前來
Tảo (1)
Thái dương mỗi tảo tòng tường
thượng
Chiếu trước lung môn môn vị
khai
Lung lý hiện thời hoàn hắc ám
Quang minh khước dĩ diện tiền
lai.
Buổi sớm (bài 1)
Đầu tường sớm sớm vầng dương
mọc,
Chiếu cửa nhà lao, cửa vẫn
cài;
Trong ngục giờ đây còn tối
mịt,
Ánh hồng trước mặt đã bừng
soi.
Chú giải:
“Lung”(籠), tiếng Khách chỉ nhà giam, phòng giam. Ngýời Khách Gia ở
Miêu Lật bị vào nhà giam gọi là “nhập lung”(入籠), ra khỏi nhà lao
gọi là “xuất lung”(出籠), giam trong nhà lao gọi là “quan lung”(關籠). Trong khi ấy,
những từ với ý nghĩa trên ở Trung văn lại được gọi là “nhập ngục”(入獄), “xuất ngục”(出獄), “phục ngục”(服獄), hầu như không ai
dùng chữ “lung”. Trong “Nhật ký trong tù”, từ “lung” được hiểu là “nhà giam”,
“nhà ngục” hoặc “nhà tù” được sử dụng ở hơn 10 bài thơ.
Bài 16
脚閘
一
狰獰餓口似兇神,晚晚張開把脚吞
各人被吞了右脚,只剩左脚能屈伸
二
世間更有離奇事,人憫争先上脚鉗
因為有鉗才得睡,無鉗没處可安眠
Cước áp (1)
Tranh ninh ngạ khẩu tự hung
thần
Vãn vãn trương khai bả cước
thôn
Các nhân bị thôn liễu hữu cước
Chỉ thặng tả cước năng khuất
thân.
(2)
Thế gian cánh hưu ly kỳ sự
Nhân mẫn tranh tiên thượng
cước kiềm
Nhân vị hữu kiềm tài đắc thụy
Vô kiềm một xứ khả an miên.
Cái cùm
1
Dữ tợn hung thần miệng chực
nhai,
Đêm đêm há hốc nuốt chân
người;
Mọi người bị nuốt chân bên
phải,
Co duỗi còn chân bên trái
thôi.
2
Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật,
Cùm chân sau trước cũng tranh
nhau;
Được cùm chân mới yên bề ngủ,
Không được cùm chân biết ngủ
đâu?
Nam Trân
dịch
Bài 22
分水
每人分得水半盆,洗面烹茶各随便
誰要洗面勿烹茶,誰要烹茶勿洗面
Phân thủy
Mỗi nhân phân đắc thủy bán bồn
Tẩy diện phanh trà các tùy
tiện
Thùy yếu tẩy diện vật phanh
tra
Thùy yếu phanh tra vật tẩy
diện.
Chia nước
Mỗi người nửa chậu nước nhà
pha,
Rửa mặt pha trà tự ý ta;
Ai muốn pha trà, đừng rửa mặt,
Ai cần rửa mặt, chớ pha
trà.
Nam Trân - Trần Đắc Thọ dịch
Bài 64
禁烟(紙烟的)
烟禁此間很厲害,你烟繳入他烟包
當然他可吹烟斗,你若吹烟罰手鐐
他:獄丁也
Cấm yên (Chỉ yên đích)
Yên cấm thử gian hẩn lệ hại,
Nhĩ yên kiểu nhập tha yên bao;
Đương nhiên tha khả xuy yên
đẩu,
Nhĩ nhược xuy yên, phạt thủ
liêu.
(Tha: ngục
đinh dã)
Cấm hút thuốc
(Thuốc lá)
Hút thuốc nơi này cấm gắt gao,
Thuốc anh nó tịch, bỏ vào bao;
Nó thì kéo tẩu tha hồ hút,
Anh hút, còng đây, tay ghé
vào.
Nam Trân dịch
(Nó: lính
ngục)
bài 109
政治部禁閉室
二尺闊兮三尺長,四人住此日彷徨
要伸伸腳也不可,因為人多少地方
Chính trị bộ
cấm bế thất
Nhị xích khoát hề tam xích
trường
Tứ nhân trú thử nhật bàng hoàng
Yếu thân thân cước dã bất khả
Nhân vị nhân đa thiểu địa
phương.
Nhà giam của
cục Chính trị
Ba thước chiều dài hai thước
rộng,
Bốn người chen chúc ở bên
trong.
Duỗi chân một tí cũng không
thể,
Nhà hẹp mà người lại quá đông.
Huệ Chi dịch
Đọc tiếp: Kỳ 7 -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét