Đọc Bên Thắng
Cuộc cuốn hai
Tôi đã
đọc hêt Bên Thắng Cuộc (BTC) cuốn một của Huy Đức và dã viết bài “Bàn về BTC
của HĐ” đăng trên trang mạng.
Nay tác giả mới cho phổ biến cuốn hai, nói chung cả hai
cuốn đều có cùng một tính chất rườm rà khó hiểu mặc dù nhiều dữ kiện và tài
liệu, khuyết điểm này do tác giả ôm đồm nhiều thông tin quá. Tuy nhiên cuốn một
có phần dễ hiểu hơn vả lại vì nó đề cập tới nhiều biến cố lớn nào chiến tranh,
cải tạo, đổi tiền, vượt biên, dánh tư sản….nên người đọc, nhất là người miền
nam chịu khó theo dõi để nhớ lại những kỷ niệm bi đát ngày xưa. Vậy mà cũng có
nhiều người chỉ đọc một số trang rồi không tiếp tục nguyên do sách quá dài và
khô khan, quá nhiều vấn đề.
Cuốn hai dài 216 trang, ngắn hơn, chỉ bằng non nửa cuốn
một, theo lời tác giả bắt đầu từ Tổng bí thư đởi mới Nguyễn Văn Linh, nói chung
giai đoạn này ít biến cố hơn trước lại nữa khó hiểu và khô khan hơn trước
nhiều. Tôi đọc được vài chục trang trong phần nói về cởi trói văn nghệ, tại
trang 11 tác giả viết sai một chi tiết, tờ báo quốc ngữ đầu tiên tại miền Bắc
là Nam Phong của Phạm Quỳnh ra năm 1917 chứ không phải Tự lực Văn Đoàn ra 1933
Nhiều chỗ tôi không hiểu ý tác giả, không thấy hứng thú gì
lắm nên tôi gần như bỏ cuộc và chỉ chọn đọc một số mục nói về những biến cố lớn
như Tết Mậu Thân, Hòa đàm Ba Lê…
Trang 64 nói về Mậu Thân và tham vọng của Lê Đức Thọ, kể
chuyện lúc chuẩn bị cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân thì “Bác” qua Trung Quốc
nghỉ ngơi, Võ nguyên Giáp đi Hung gia Lợi chữa bệnh, Lê đức Thọ thao túng, hại
người này, bắt người kia….tôi nghe sao biết vậy chẳng có ý kiến gì. Trang 68
nói về nghị quyết 21 chủ trương dùng bạo lực chiếm miền nam sau Hiệp định Paris
1973, trang 70 nói về chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử, mặc dù nói là viết theo
thời gian nhưng ông vẫn nhìn lại thời gian đã qua.
Ở cuối sách trong phần Phụ Lục “Đánh Và Đàm” tác giả nói về
giai đoạn 1969-1972, cuộc hòa đàm Paris và cuộc chiến gây thế mạnh tại bàn hội
nghị của hai bên.
Về phần Phụ lục này tôi xin có ý kiến với Huy Đức. Nói
chung phần này nói về giai đoạn vừa đánh vừa đàm của CS, tác giả dùng tài liệu
Mỹ, tài liệu CS và nghiêng về phía BV. Phía Mỹ VNCH không đánh và đàm. Cuộc
hành quân sang Căm Bốt và Hạ Lào của TT Nixon yểm trợ VNCH có mục đích đánh vào
hậu cần CSBV để làm suy yếu địch hầu Mỹ rut quân mà không làm sụp đổ miền nam.
Trận Hạ Lào tác giả viết:
“Ngày 8-2-1971,
quân đội Sài Gòn bắt đầu vượt biên giới Lào, nơi, Tướng Lê Trọng Tấn đã dàn
quân chờ sẵn”
(Trang 162) và
“Kissinger thừa nhận: “Cuộc tấn công này đã không biến hy vọng của
chúng tôi thành hiện thực, không những thế còn thất bại hoàn toàn”.
(Trang 162)
Tác giả chỉ nhìn một phía tôi xin bổ túc thêm, theo Nixon
cuộc hành quân này (gọi là Cuộc hành quân Lam Sơn) thắng lợi nhưng nhiều nhà
nghiên cứu và các sĩ quan VNCH cho rằng miền nam thua. Miền Nam không đạt được
mục tiêu đóng quân án ngữ tại đây và phải rút chạy nhưng tuy nhiên phía CSBV bị
thiệt hại rất nặng về nhân mạng, khoảng gấp ba hay bốn lần phía VNCH và Mỹ. Sở
dĩ như vậy vì lúc đầu phía miền Nam đưa 17 ngàn quân sang, BV bị đánh bất thần
chứ không phải BV biết trước và đã dàn sẵn như tác giả nói. Kết quả phía BV có
khoảng hơn 10,000 bị giết, nhiều xe cộ, thiết giáp bị phá hủy. Vì thiếu tin
tình báo VNCH cho rằng BV chỉ có khoảng hai sư đoàn nhưng khi chiến sự diễn ra,
họ kéo về một lực lượng đông đảo (gấp hơn ba lần VNCH) khoảng 4, 5 sư đoàn có
xe tăng pháo binh yểm trợ tấn công dữ dội khiến VNCH phải rút chạy cuối tháng
3/71.
Về tổn thất hai bên
tác giả Nguyễn Đức Phương (dựa theo tác giả R.H Cole trong Southern Defeat on
the Ho Chi Minh Trail. The Vietnam War, Salamander Books Ltd, pp190-197, 198)
cho biết
“Kết quả cuộc hành quân Lam Sơn được ghi
nhận như sau:
Mỹ 176 chết, 1,942 bị thương, 42 mất
tích, thiệt hại quân dụng: 108 trực
thăng và 7 phi cơ bị phá hủy.
VNCH: 1,483 người chết, 5,420 bị thương,
691 mất tích. Thiệt hại quân dụng: 75 chiến xa và thiết vận xa, 405 xe vận tải
bị phá hủy; mất 198 vũ khí cộng đồng và 3,000 vũ khí cá nhân.
CS: 13,535 chết, 69 tù binh. Thiệt hại quân dụng: 76 đại bác, 106 chiến
xa, 405 xe vận tải bị tịch thu hoặc phá hủy; 1,934 vũ khí cộng đồng và 5,066 vũ
khí cá nhân bị tịch thu”.
(Nguyễn Đức
Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 519)
Nixon nói VNCH có
3,000 người chết, Tướng Hoàng Xuân Lãm cũng nói ta có 3,000 người tử trận. Phía
CSBV đưa ra con số 23,000 quân ngụy Sài gòn (kể cả sĩ quan) bị bắt bị giết.
Chúng ta thấy con số này hoàn toàn phóng đại, toàn bộ quân số VNCH tham gia
hành quân Lam Sơn chỉ có 17,000 người, BV nói bắt được hàng ngàn lính Mỹ tại
đây, sự thực toàn bộ tù binh Mỹ bị giam giữ tại Hà Nội khi trao trả năm 1973
chỉ có 580 người, tóm lại con số thống kê của CS không thể nào tin được.
Trang 162 Huy Đức viết
“Cuộc họp (tháng 7/71) được coi là gay gắt,
tuy nhiên theo Kissinger, phía Bắc Việt Nam có vẻ thực sự muốn đàm phán. Hà Nội
“yêu cầu bồi thường chiến tranh” và “khăng khăng đòi lật đổ chính quyền Sài
Gòn”.
Hà nội tưởng bở lắm, bị Nixon cho ăn bánh vẽ mà tưởng thật,
chuyện bồi thường chiên tranh chính phủ lấy tiền đâu ra? phải đưa ra Quốc hội chuẩn chi cắt lên cắt
xuống. Đầu năm 1975 VNCH đồng minh thân thiết của Mỹ xin 300 triệu quân viện bổ
túc còn bị bác huống hồ BV được Hoa Kỳ ban cho cái mỹ danh “kẻ cướp quốc tế”
lại đòi Mỹ tặng ba tỷ Mỹ kim, tiền đô la đâu có phải tiền mã cúng ông bà ông
vải?
Trang 166, Huy Đức công nhận CSBV bị thiệt hại nặng trong
trận Mùa hè đỏ lửa 1972, tôi xin thêm chi tiết: cuối tháng 3/1972 BV lợi dụng
lúc Hoa kỳ rút quân gần hết chỉ còn 10%, họ đưa khoảng 11 sư đoàn, trên 100 ngàn
người (có bổ sung thêm 50 ngàn) tấn công
Quảng trị, Kontum, Bình Long. Họ thắng trong tháng đâu, cuối tháng 4 chiếm được
Quảng Trị. Tháng 5 Nixon mở cuộc oanh tạc bằng B-52 yểm trợ VNCH. Trong trận tổng tấn công này BV đánh
qui ước, họ xuất đầu lộ diện nên đã làm mồi cho không quân Việt- Mỹ và pháo
binh VNCH. Trận đánh kết thúc tháng 10, BV bị thiệt hại trong khoảng từ 70 cho
tới 100 ngàn quân, 700 xe tăng bị bắn cháy, VNCH có khỏang 30 ngàn tử trận
Trang 167 Huy Đức viết
“Do Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu phản đối, Kissinger phải đưa ra 69 đề nghị mới của Việt Nam
Cộng hòa. Trong đó có những đòi hỏi mà Hà Nội không thể nào chấp nhận: Đòi
xóa bỏ tên Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
ghi trong Hiệp định; đòi rút tất cả lực lượng không phải Nam Việt Nam
ra khỏi miền Nam. Chính Kissinger cũng thừa nhận đó là những đòi hỏi vô lý”
Theo tôi nghĩ ông Thiệu đòi hỏi vô lý nhưng CSBV thì lại
quá ngang ngược, BV đòi Mỹ phải rút quân
về nước, lật đổ Thiệu, lập chính phủ Liên hiệp, cắt viện trợ VNCH…đến khi Nixon
đổ quạu cho ăn 20 ngàn tấn bom cuối tháng 12/72
thì BV hồn vía lên mây xanh ngoan ngoãn lại bàn Hội nghị ký ngay.
Trang 169 tác giả
viết
“Đêm 28-12-1972, Tướng Giáp duyệt bản Thông cáo
Chiến thắng do Cục Tuyên huấn dự thảo, theo đó: “Chỉ trong 12 ngày đêm, quân và
dân ta đã bắn rơi 77 máy bay hiện đại, trong đó có 33 máy bay B52; 5 F111; 24
phản lực; 3 máy bay trinh sát; 1 máy bay lên thẳng; tiêu diệt và bắt sống hàng
trăm giặc lái Mỹ”.
Các tài liệu Mỹ đều
nói Mỹ thiệt hại 15 oanh tạc cơ B-52 và
12 máy bay chiến thuật, tất cả chỉ có 27 chiếc thôi (chứ không phải 77 chiếc
như Cách mạng loan tin). Mỹ thì không bao giờ dấu diếm được vì sẽ bị phanh phui
ngay.
Thiệt hại về vật chất hạ tầng cơ sở của BV rất nặng (nguồn
Wikipedia) Không quân ước lượng 500 đường xe lửa bị đình chỉ hoạt động, 372 toa
xe lửa và ba triệu gallons săng dầu bị phá hủy, 80% điện năng của BV bị hư
hỏng. Nhập lượng tiếp liệu vào BV được tình báo Mỹ đánh giá là 160,000 tấn hàng
tháng khi mới tiến hành chiến dịch. Đến tháng 1/1973, nhập lượng này đã tụt
xuống còn 30,000 tấn, vào khoảng năm lần.
Trang 170 Huy Đức viết
“Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rút lại sự phản
đối đối với các điều khoản chính trị, nhưng không chấp nhận các lực lượng Bắc
Việt Nam tiếp tục có
mặt ở miền Nam. Sự
“can đảm” đã khiến ông phải trả giá. Ngày 2-1-1973, trong một cuộc họp kín, với
tỷ lệ 154/75, khối nghị sĩ Dân Chủ tại Hạ viện đã thông qua việc cắt toàn bộ
quỹ dành cho hoạt động quân sự ở Đông Dương; tỷ lệ này trong nhóm nghị sĩ Dân
chủ tại Thượng viện là 36/12”.
Huy Đức hiểu lầm, sự thực không phải như vậy, đây chỉ là
bầu cử nội bộ đảng Dân chủ tại Quốc hội chứ không phải bầu thật sự của Quốc
hội.
Theo Nixon No More
Vitenams trang 1969-1970:
“Ngày 2/1/1973
Hạ viện Dân chủ bầu nội bộ với lệ 154
thuận và 75 chống để cắt hết viện trợ
mọi hoạt động quân sự ở Đông dương
vừa khi đã rút quân về nước và lấy lại tù binh…. Hai ngày sau, bầu cử
nội bộ Dân chủ Thượng viện cũng thông qua dự luật tương tự với số phiếu 36
thuận/12 chống”.
Dân chủ lưỡng viện bầu
nội bộ để áp lực Nixon và Thiệu phải ký sớm Hiệp định Paris , trước ngày ký Hiệp
định 27/1/73 chưa hề có cắt viện
trợ, chỉ sau 1973 mỗi năm Quốc hội cắt giảm viện trợ VNCH 50%
Trang 170 tác giả nói
“Ngày 15-1-1973 , Nhà Trắng tuyên bố ngừng ném bom”
Sự thực Mỹ đã thôi ném
bom từ 29/12/72 .
Xin kết luận về toàn bộ
Bên Thắng Cuộc như sau: Từ gần hai tháng nay cuốn sách này đã được nhiều người
nói tới và ngày càng khiến dư luận Hải ngoại xôn xao. Cách đây hơn hai tháng,
tôi được bạn bè cho biết về cuốn này. Họ nói BTC là cuốn sách đồ sộ, bán chạy
như tôm tươi, tác giả đã phỏng vấn mấy chục nhân vật quan trọng ở VN, phỏng vấn
Kissinger, nghiên cứu hai chục năm để viết, nó có quá nhiều huyền thoại.
Nhiều ông Giáo sư, nhà
báo, nhà văn ca ngợi BTC là một công trình nghiên cứu sử trung thực giá trị,
đài RFA cũng như trang mạng BBC phần Việt ngữ ca tụng cuốn sách hết lời. Sau đó
nhiều nhà báo nhà văn lại tiếp tục khen ngợi những tư tưởng mới của BTC như
vượt qua sự sợ hãi để tiến tới dân chủ hóa đất nước. Có thể vì quá khát vọng
dân chủ cho quê hương nên người ta bốc lên như vậy…
Như tôi đã nói trong bài
viết về BTC cuốn một hai tuần trước, khó có thể coi nó là một cuốn sử cũng như
một công trình nghiên cứu vì thiếu phương pháp sử và phương pháp khoa học. Kẻ
khen cũng nhiều, người chê cũng lắm, có người nói nó giúp ta biết được nhiều
chuyện về VN sau 75. Một người khác nói anh mới đọc được một hai chương thì
phải ngưng lại vì không hiểu và thấy nó tùm lum đủ thứ như một nồi cám heo đầy
những bắp chuối, rau lang, khoai sắn… Thật là bá nhân bá tánh.
Con người ta ai cũng có
kẻ thương người ghét. Huy Đức cũng bị nhiều người chống đối lên án là đã tuyên
truyền cho CS, ai cũng có cái lý lẽ riêng của mình. Tôi thì thấy tác giả bằng
giọng văn ôn hòa cố tránh đụng chạm tới cả lề bên trái lẫn lề bên phải. Thường
thì sách báo “Cách mạng” nói về giới cầm quyền miền nam như sau:
“Cách
mạng đã theo dõi bước đi của thằng Diệm và nhìn nhận trong hàng ngũ những thằng
lãnh đạo Ngụy Sài Gòn, thằng Diệm là thằng khá nhất”
Nhưng Huy Đức thì khác
anh nói bằng giọng nghiêm túc Tổng thống Ngô đình Diệm. Nói về miền Bắc anh
cũng tỏ giọng trang trọng về Bác Hồ và đảng ta. Bởi thế nhận định của một số
người cho rằng BTC thể hiện những sự thật về VN, về những sai lầm của giới lãnh
đạo trong nước trên phương diện kinh tế, chính trị khó mà đứng vững vì như ta
thấy, tác giả tránh né không muốn mất lòng ai, chẳng muốn đụng chạm tới bên
nào.
Như mọi người đều biết,
cuốn sách tạo lên cơn sốt nổi đình đám nhất tại Hải ngoại và cả trong nước hiện
nay, phải chăng vì nó đã được nghiên cứu công phu mấy chục năm trời? chắc là
không đúng vì đã có nhiều cuốn cũng nghiên cứu mấy chục năm như “Nhân Văn Giai
Phẩm và Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc” của Thụy Khê dài 1,000 trang, xuất bản gần đây
nhưng chỉ được quảng cáo và nhắc tới vài lần trên diễn đàn, báo chí.
Bên Thắng Cuộc được đề
cao vì nó quá hay, bổ ích? Tôi không nghĩ vậy vì sau khi đã đọc gần hết những bài ca ngợi tôi
chưa thấy ai phân tích cho biết nó hay ở chỗ nào, chí lý ở đâu mà chỉ thấy
người ta nói chung chung đó là cuốn sử trung thực, đầy đủ nhất, nói thế thì ai
cũng có thể nói được dù là người chưa biết mặt mũi cuốn sách ra sao,dù là chưa
đọc một trang, một chữ.
Có người nói Huy Đức
cũng sâu sắc lắm, ngoài bìa sách chụp hình mấy cái loa phóng thanh bên hàng chử
Bên Thắng Cuộc, ý tác giả nói là BTC chỉ là tuyên truyền thôi, khiến người CS
tức điên lên và báo Công An Sài Gòn đã sỉ vả tác giả thậm tệ mới đây. Tôi nghĩ
chắc là đúng nhưng ý tưởng sâu xa của Huy Đức cũng chỉ nói lên một phần rất nhỏ
của sự thực.
Nhiều người cho rằng BTC
sẽ kêu gọi lớp trẻ, nhân dân nổi dậy vượt qua sự sợ hãi để đứng lên lật đổ độc
tài, nói như thế là khoác cho cuốn sách một nhiệm vụ quá to tát lớn lao, không
tưởng, cái mà miềm nam VN 40 năm trước đây, đã đổ bao nhiêu xương máu, mấy trăm
ngàn chiến sĩ VNCH đã hy sinh, đánh nhau
mấy chục năm trời đến tan hoang cả đất nước mà vẫn chưa thực hiện được.
Đây là xứ tự do, thích
thì đọc không thích thì thôi nhưng nó có đáng cho chúng ta thổi phồng lên thành
một huyền thoại nổi đình đám hay không? Có đáng cho ta coi đó là phương tiện
đấu tranh cho quê hương xứ sở, cổ võ ầm ĩ để rồi gây chia rẽ tranh cãi sâu đậm
có lợi cho kẻ thù hay không?
Cái khó của nhiều tác
giả là phải làm sao cho người ta thích tác phẩm của mình để lôi cuốn họ bỏ thì
giờ theo dõi, về phương diện này tôi thấy có lẽ Huy Đức không thành công gì
nhiều cho lắm.
Từ tất cả những nhận
định trên, BTC có đáng cho các nhà văn nhà báo đề cao, ca tụng hay không? Người
cầm bút cần có sự thành thật và lương tâm trong sáng để đừng tạo ra những huyền
thoại mơ hồ đưa tới nhiều hậu quả không hay, gây hiểu lầm chia rẽ trầm trọng
cho nhau khi chúng ta đang cần sự đoàn kết nhất trí để cùng đấu tranh cho quê
hương dân tộc thoát ách độc tài đảng trị.
Trọng Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét