Tâm tình với nhà văn Trần Mạnh Hả
Ông Trần Mạnh Hảo thân
Mặc cho thiên hạ đang mổ bò nhân sự. Còn chưa đi họp, ông
“quá bộ” vào xó Đà Lạt này tâm tình với tôi một lúc.
Mấy hôm trước, tôi đã định viết một bài nhan đề “Một dân tộc
bắt đầu tập nói”. mô tả một dân tộc lâu ngày nói dối đã quen, sắp bị diệt vong
vì tật nói dối, bỗng hoảng hồn bừng tỉnh bên bờ vực thẳm, vội bảo nhau học lại
ngôn ngữ nói thật của cha ông để tự cứu, nhưng vất vả mãi cũng chỉ mới bập bẹ
phát ra được mấy câu nói thật vỡ lòng thôi.
Dự định ấy của tôi bị cắt ngang vì bài tham luận vừa
rồi của ông. Vì nói thật như ông cỡ này thì coi như “tốt nghiệp
phổ thông” rồi, ý nghĩ bi quan kia của tôi e có phần lạc hậu trước tiến triển của
thực tế (chắc ông không tự ái, vì Đại học nói thật của nước mình bây giờ chắc
gì đã bằng Trung cấp nói thật của người ta!).
Cái đoạn ông vạch trần một cách toàn diện sự thật rằng
“Chưa bao giờ số phận dân tộc ta, đất nước ta có nguy cơ tiêu vong như hôm nay”
(để đừng có suốt ngày vui cười hơn hớn) thì nhiều người cũng đã làm được, và dù
có nhắc đi nhắc lại mãi cũng chưa chắc đã vào được tai những anh ù lì.
Ông đã nói được nhiều, nhất là vạch ra cái đại bản doanh của
những kẻ đã gây “nguy cơ tiêu vong dân tộc” ấy nằm ở đâu, nó lớn cỡ nào, khiến
ta “phải làm một cuộc cách mạng của sự thật mới mong giải thoát cho nhân dân khỏi
ngục tù”, đây cũng là một nét mới so với mấy vị trước kia.
*
Thật vậy, trung tâm ấy phải lớn cỡ nào mới có thể làm cho
“một DÂN TỘC nói dối “lộng giả thành chân”, làm nên một HIẾN PHÁP “sinh ra hầu
như để chỉ trói buộc người dân và tạo hàng nghìn kẽ hở cỡ lỗ thủng con voi chui
lọt cho kẻ cầm quyền tự do đánh tráo Hiến pháp”, lập nên một “QUỐC HỘI giả hiệu”,
làm cho “kiếp người ở Việt Nam lại tủi hổ hơn kiếp bò”...
Giặc nội xâm phải ở tầm cỡ nào mới tạo được một “nhà ngục
có tên là dối trá”, nó làm cho “người dân Việt Nam hiện nay không có quyền tự
do ngôn luận, tự do tôn giáo”, khiến cho “những sự thật chết người, ai ai cũng
biết mà vì sợ tù tội nên không ai dám nói ra”, nó đã “ném những quả bom B52 vào
chính dân tộc mình, nó đã “tung những quả đấm thép đấm chí tử vào hầu bao dân
nghèo Việt Nam”, đã “tạo cơ sở cho sự dối trá làm bá chủ đất nước”...?
Và Trần Mạnh Hảo đã chỉ đích danh: “Thế thì ai là giặc nội
xâm, là giặc tham nhũng? Thưa, Chính quyền”! Ấy chính là “một nền chính trị
thoái bộ, rất giống với các nền chính trị thần quyền thời Trung cổ bên Châu
Âu”, là một “chế độ” với những quả bom tự ném vào mình, là một đảng đã “bịa ra
một giai cấp vô sản ảo để thành lập ra đảng của giai cấp...” nên tổng quát lại
mọi mặt đều “không chính danh”, làm hại cả một dân tộc....
*
Nhưng tất cả những luận điểm dẫu đanh thép ấy đều là chuyện
nhỏ trước cảnh tượng xã hội ta đang có một vị “hoàng đế cởi truồng” đi giữa bàn
dân thiên hạ, như trong câu chuyện thiếu nhi của Andersen. Bởi vì, khi trước mặt
mọi người đã là một gã vua cởi truồng ràng rành, mà những kẻ chẳng biết mù thật
hay thong manh giả cứ nhắm mắt khen bộ y phục của hoàng đế là đẹp nhất thế
gian, thì mọi ngôn ngữ trở thành thừa hết!Chẳng lẽ lại phải vận dụng thiên kinh
vạn quyển, triết học nọ triết học kia để tìm xem định nghĩa của thời đại thế
nào là “cởi truồng” à? Lại cãi nhau về một môn “cởi truồng học” đậm đà màu sắc
nước Vệ ư?
Càng lý luận dài dòng là càng sa vào bẫy của hai tên bợm, kẻ
đã tạo ra bộ quần áo bằng không khí cho hoàng đế, với cái “khóa” rất đểu là: chỉ
ai có khối óc và trái tim chân chính mới nhìn thấy, ai nói khác đều là bọn thù
địch mù quáng, phản dân hại nước, tất nhiên phải cho vào tù!
Bộ “y phục đểu” kia sở dĩ không bị xé toang vì nó đã khoác
được lên vai một hoàng đế. Hoàng đế trót mặc vào thì phải dối trá để tự vệ. Hắn
tự vệ được nhờ có binh quyền. Lý lẽ dối trá một khi gắn được vào quyền lực tuyệt
đối lập tức biến thành liên minh ma quỷ, không trị được nữa. Chiến công của Sự
thánh thiện (mà biểu tượng là đứa trẻ, một nhân tố chưa mắc vào vòng trầm luân)
tuy có làm thỏa lòng giới nhân sĩ đang bị câm miệng nơi nghị trường, nhưng
“thiên sứ” ấy cũng phải biến đi ngay.Làm thế nào để chân lý được lan tỏa thành
sức mạnh xã hội vẫn còn nguyên là chặng đường rất xa trước mặt.
Từ 1988 tới nay, tôi cũng từng là một người đã lý luận đến
tận gốc. Việc lấy hình ảnh ông vua cởi truồng trong “bộ quần áo của hoàng đế”
tượng trưng cho xã hội ta cũng đã từng xuất hiện trên một vài trang Blog cá
nhân . Mặc dù vậy, tiếng nói của nhà văn Trần Mạnh Hảo khét tiếng bộc trực hôm
nay giữa nơi văn đàn quốc nội vẫn có nét riêng và có tác dụng riêng rất đặc biệt.
Tôi chia sẻ với ông điều này. Cuộc chạy tiếp sức còn dài.
Nhưng nước mình có điều lạ: Chuyện nhỏ thì cãi nhau đến
cùng, mà việc đại sự, khi cần tìm cho đến ngọn nguồn lạch sông thì cứ nửa đường
dừng lại. Định tìm con vi trùng để diệt mà chỉ đi nửa chùng, sắp chạm trán với
vi trùng là cài số lùi để dĩ hòa vi quý.
Thú thật, khi đọc đến đoạn “Bao nhiêu ông vua triết học cởi
truồng, vua chính trị cởi truồng, vua cách mạng cởi truồng, vua chủ nghĩa cởi
truồng… đang đi nhông nhông ngoài xã hội, ngoài phố xá, đã và đang được những
đám đông giả vờ cuồng tín hòng trục lợi xúm vào vạn tuế...” là tôi không nín được
cười, bỗng thương cho “đồng chí” Nguyễn Trường Tô, chỉ mặc “áo hoàng đế” với
các cháu gái nhỏ một lúc trong phòng thôi mà bị thiên hạ xỉa xói, bất công quá
xá. Còn “Cả đàn đang lông nhông ngoài phố” thì sao để “đồng chí” ấy chịu riêng
oan một mình?.
Cuối cùng, trước khi ông lên đường phó hội với các nhà văn
tôi tiễn đưa bằng mấy dòng thơ viết từ năm 1987, và lúc ấy còn đăng được trên
báo Tư pháp Lâm Đồng:
Tìm con Quỷ sứ
Con Quỷ nằm giữa đống rơm
Một đoàn đốt đuốc lom khom đi tìm
Đuốc soi sáng cả lỗ kim
Mà con Quỷ sứ vẫn tìm chẳng ra?!
Miệng người lớn tiếng hò la
Tay người như chớp nhặt quà Quỷ ban
Con Quỷ hở một ngón chân
Chục anh xúm lại rút rơm che liền
Thính tai, nghe Đống Rơm truyền:
-“Để rơm bén lửa thì phiền với ông!”
Một đoàn đốt đuốc lom khom đi tìm
Đuốc soi sáng cả lỗ kim
Mà con Quỷ sứ vẫn tìm chẳng ra?!
Miệng người lớn tiếng hò la
Tay người như chớp nhặt quà Quỷ ban
Con Quỷ hở một ngón chân
Chục anh xúm lại rút rơm che liền
Thính tai, nghe Đống Rơm truyền:
-“Để rơm bén lửa thì phiền với ông!”
HSP
(Đã đăng báo Tư pháp LĐ tháng 10-1987
và báo Doanh nghiệp tháng 11-1993)
http://www.hasiphu.com/images/SangTrang1.pdf
và báo Doanh nghiệp tháng 11-1993)
http://www.hasiphu.com/images/SangTrang1.pdf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét