Hồ Trường An

Tuyển Tập Biên Khảo Văn Học

 
Bối cảnh, khí hậu trong đa số tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, phần nhiều khác biệt với bối cảnh và khí hậu trong các tác phẩm của Sơn Nam. Trừ truyện ngắn ''Rừng Mắm'' và truyện ngắn ''Rung Cây Dừa'' thì hầu hếu hết truyện dài lẫn truyện ngắn khác của Bình Nguyên Lộc đều lấy bối cảnh a Biên Hòa, Bình Dương, Lái Thiêu, Tân Uyên, Đất Bái, tức là miền Đông Bắc của thủ đô Sài Gòn. Còn Sơn Nam thì lấy bối cảnh miệt Cực Nam đất nước như Chắc Băng, Cà Mau, U Minh Thượng, U Minh Hạ (các cuốn ''Hương Rừng Cà Mau'', ''Hai Cõi U Minh'', ''Vọc Nước Giỡn Trăng''), hoặc lấy bối cảnh a chốn hải giác thiên nhai từ mũi Cà Mau trông ra biển như cuốn ''Vạch Một Chân Trời'', cuốn ''Bà Chúa Hòn''.
Những truyện ngắn viết về quê hương đất nước trong quyển ''Hương Rừng Cà Mau'' của Sơn Nam đều hay, quan niệm sống của tác giả được gán vào miệng của lớp người khai hoang khẩn đất đều cập nhân tình, vốn sống của tác giả rất phong phú. Nhưng truyện ngắn ''Rừng Mắm'' của Bình Nguyên Lộc dĩ nhiên dẫu thua các truyện ngắn ấy về tài liệu sống, thua những cái kỳ bí lạ lùng a trên vùng đất Hậu Giang. Nhưng nó trội hơn a chỗ gợi cho chúng ta niềm ngậm ngùi thương cảm về đức hy sinh cao cả của lớp người tiền phong tìm đất mới, a cái dũng mãnh kiên cường của chí khí dân tộc, a niềm tin rực rỡ của lớp hậu sinh về đất nước mai sau nối thêm chiều dài trên biển Nam Hải. Nhân vật chánh là cậu trai mới lớn tên Cộc sống với ông nội và tía má cậu a rạch Ô Heo, một vùng cùng thôn tuyệt tái của đất Nam Kỳ. Trước khi vào truyện, họ đã đến đây khẩn đất. Cộc lớn lên, đang lúc thể chất phát triển vì lao tác nên thèm ăn chè và thèm được bậu bạn với một cô gái trang lứa. Nhưng đất a đây chưa thể trồng mía được nên không có ai làm ra đường. Lại không có gia đình lân cận nào nên không có một cô gái trang lứa với cậu nên cậu muốn bỏ đi tìm vùng thổ ngơi nào có chè lẫn có gái. Cậu thấy cây mắm mọc lơ thơ ven biển cho rằng đó là thứ cây vô tích sự, cho nên ông nội cậu giải bày như sau:
— Bờ biển nầy mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra bằng mấy ngàn
thước. Phù sa là đất mềm lủng và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưang, nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi nó. Rồi sau mấy đời tràm, đất thuần, cây ăn trái mới mọc được.
Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:
— Ông với lại tía con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Đời con là đời tràm,
chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau.
Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưang.
Con, con sắp được hưang rồi, sao muốn bỏ mà đi. Vả lại con không thích hy sanh chút ít cho con cháu của con hưang hay sao?
Trước năm 1975, đa số truyện dài của Bình Nguyên Lộc đều lấy bối cảnh ở đô thị. Còn Sơn Nam có cuốn ''Hình Bóng Cũ'' chỉ lấy bối cảnh đô thị ở phần chót, còn hai phần đầu lấy bối cảnh ở miền quê đất nước Hậu Giang. Nhưng riêng quyển ''Chim Quyên Xuống Đất'' thì lấy hoàn toàn cảnh đô thị để dựng nên cái phông cho sự diễn biến câu chuyện. Rất tiếc, các phê bình gia, các học giả chỉ ca tụng quyển ''Hương Rừng Cà Mau'' của anh mà bỏ rơi hai kiệt tác phẩm ấy. Chính ở hai quyển nầy, Sơn Nam mới bừng trổ cái tài hoa dựng truyện và thần trí sáng tạo của mình a những chất liệu dựng truyện không đặc sắc. Ở đây, độc giả mới thương cảm lớp thanh niên bỏ học để tham gia vào lịch sử trong cuộc chống Pháp. Rồi sau Hiệp Định Genève, họ sống bơ vơ lạc loài vì lỡ vận ở Miền Nam Việt Nam bằng nghề cầm bút; cuộc mưu sinh không lóe lên một viễn ảnh tươi sáng, một tương lai đảm bảo nào. Họ ngơ ngác trước cuộc đời dâu bể, trước khúc quanh lịch so, trước thế sự thăng trầm. Hai cuốn này vẫn là hai cột trụ trong văn nghiệp của Sơn Nam, ăn đứt các truyện dài của Bình Nguyên Lộc. Vì sao? Những tác phẩm truyện dài của Bình Nguyên Lộc đa số là truyện tâm lý ái tình, không phản ảnh đến biến chuyển của thời cuộc, của thế hệ lớp người trưang thành trong cuộc chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh, không vẽ được các bức tranh xã hội trong các thập niên 50, 60 và 70. Ngoài ra, nhân vật chính trong hai quyển truyện dài của Sơn Nam bị guồng máy vận mệnh tổ quốc đẩy đưa vào cảnh ngộ thương tâm, lỡ khóc lỡ cười; trong khi đó những nhân vật của Bình Nguyên Lộc có nếp sống vật chất đầy đủ hơn, nên tâm cảnh của họ không bị xáo trộn nhiều về các tấn thảm kịch trong cuộc sinh hoạt chung quanh họ. Điều dễ hiểu là Sơn Nam đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp, có lý tưang về quốc gia dân tộc. Dù anh lầm đường lạc lối theo bọn Việt Minh, dù lý tưang anh có đặt sai chỗ chăng nữa, nhưng cuộc đời lăn lóc của anh bao năm a khu 9 (một mật khu vùng Hậu Giang của bọn Việt Minh) cũng tạo cho anh nhiều cơ hội sống chung với dân quê, sống trong vùng tân bồi miền Cực Nam đất nước. Anh có thể suy nghĩ nhiều những điều mà những kẻ có cuộc sống an phận thủ thường a đô thị trong đó có Bình nguyên Lộc không có điều kiện lẫn cơ hội nghĩ ra.
Chọn đô thị làm bối cảnh cho truyện ngắn, Bình Nguyên Lộc thêm một lần nữa thành công về phuơng diện nghệ thuật ở truyện ngắn ''Ba Con Cáo''. Đây là câu truyện xảy ra tại nghĩa trang hoang vu, có nhiều vài kẻ lác đác cất chòi là để cư ngụ. Trong số đó có một người đàn ông trốn pháp luật, một ả gái điếm trốn lính kiểm tục. Đó là hai con cáo theo nghĩa bóng vì họ khôn lanh quỷ quyệt, cái quỷ quyệt đó do xã hôi và hoàn cảnh phong trần dày dạn của họ tạo ra. Kẻ thứ ba là con cáo thứ thật, chuyên bắt gà vịt trong xóm và đào hang ở gần chỗ của hắn ta trú ngụ. Vì ở chỗ tha ma mộ địa, hắn ta và y thị tỏ bày tâm sự với nhau. Còn con cáo vì được hắn ta đuổi chó săn để cứu sống nên nó tỏ ra thân thiện với họ. Nhưng họ không dám chui ra khỏi nghĩa trang để kiếm sống. Quá đói lòng, hắn ta giết con cáo thứ thiệt để cùng y thị đỡ dạ. Nhưng rồi vì không đào ra được cái ăn, cho nên y thị đi tố cáo hắn để nhận tiền thư?ng. Tuy nhiên, khi y thị tra về trơ trọi một mình tại nghĩa trang, nhìn chỗ cả hai nằm thức thâu đêm để tâm sự với nhau, y thị bỗng cảm thấy không khí sao mà quá quạnh quẽ thê lương. Cùng lúc đó, thiên lương trong sáng tra về với y thị:
Chị ôm mặt khóc òa, rồi lẩm bẩm van vái lầm thầm:
— Trời Phật ơi, Chúa ơi, tha tội cho tôi, ngày mai tôi ra khỏi chỗ này và ra khỏi vực đen của đời tôi nữa.
Gặp phút xuất thần Bình Nguyên Lộc viết khá nhiều truyện ngắn tuy không bằng ''Rừng Mắm'' và ''Ba Con Cáo'', nhưng rất chứa chan tình người và thắp sáng thiên lương nhân loại và niềm tin yêu đối với cuộc đời. Như tôi đã nói, anh thành công về truyện ngắn hơn thành công ở truyện dài. Nhưng chính những truyện dài tâm lý ái tình của anh dù có giảm thiểu phẩm chất nghệ thuật ít nhiều, nhưng chúng lại hợp với cảm quan của giới độc giả thích dùng văn chương để giải trí; bai đó mà chúng đuợc họ ái mộ nồng nhiệt. Cho nên bất cứ quyển truyện dài nào của anh dù chưa được xuất bản mà chỉ được đăng từng ngày trên nhật báo cũng thu hút độc giả mãnh liệt. Cho đến nỗi dân ở Lục Tỉnh mỗi ngày phải ra bến xe đò, đợi xe cha báo về, chộp lấy bào nào có đăng truyện theo thể thức feuilleton của Bình guyên Lộc đọc trước cho sốt dẻo, trước khi đọc các tiết mục khác.
Như thế, Sơn Nam chỉ khua động trên văn đàn và thắp sáng niềm ái mộ của giới sành điệu trong khi đó Bình Nguyên Lộc đuợc mọi giới nhiệt thành ủng hộ và chiêm ngưỡng.
* * *
Kể từ tháng 7 năm 1987 tôi viết bài ''Tổng Quan Về Sự Nghiệp Văn Chương của Bình Nguyên Lộc'' cho tới nay (vào cuối tháng 8 dương lịch năm 2007) thì đã hơn hai mươi năm trôi qua. Nhìn trước ngoảnh sau, tôi nhận thấy một điều: về phương diện sáng tác, Bình Nguyên Lộc được nhắc nh? nhiều qua truyện dài ''Đò Dọc'' cùng hai truyện ngắn ''Rừng Mắm'' và ''Ba Con Cáo''. Nhưng ''Đò Dọc'' thật sự chưa phải là cái tinh túy trong số lượng phồn thịnh của tác phẩm anh. Nó chỉ là một chai lọ thủy tinh được Giải Thưởng Văn Chương Nghệ Thuật Toàn Quốc như ánh mặt trời soi rọi đến nên mới chiếu sáng hơn các truyện dài khác được tượng trưng qua các món ngoạn hảo bằng pha lê quý giá hơn. Tập truyện ''Nhốt Gió'' của anh là con chim én báo tin xuân. Còn tập truyện ''Ký Thác'' trong đó có hai truyện ngắn ''Rừng Mắm'' và ''Ba Con Cáo'' mới là mùa xuân huy hoàng thật sự trong văn chương của anh. Hơn thế nữa, ''Rừng Mắm'' đã là một nén nhang tạ ơn công lao người dựng đất, làm cho lớp hậu sinh chúng ta cảm khái hơn.
Bình Nguyên Lộc viết văn bằng cái trong sáng của thiên lương. Anh không làm dáng trong bút pháp và văn phong nhiều (trừ những cuộc đối thoại của những kẻ tân học). Anh không muốn bày trò rắc rối tối tăm trong cách cấu trúc tác phẩm và cách dàn xếp nội dung của nó. Cho nên anh không cho độc giả có thời giờ và cơ hội để suy nghiệm những gì anh viết. Anh cứ phóng bút tới tấp một cách thống khoái. Anh cứ giải thích tuồn tuột và xôn xao những điều ẩn mật của tác phẩm mình. Anh không cho độc giả tìm gặp cái ý tình thâm trầm cần phải có của một cây bút có ý thức về thẩm mỹ. Anh không tạo đuợc cái mênh mông thăm thẳm của câu truyện. Điều này, anh chứng tỏ cái tánh hồn nhiên khả ái của người Nam Kỳ nói chung, cái bộc trực của đa số cây bút gốc Nam Kỳ nói riêng.
Lại nữa trong ba tập truyện ''Mưa Thu Nhớ Tằm'', ''Tình Đất'' và ''Cuống Rún Chưa Lìa'', Bình Nguyên Lộc cứ kêu gào nỗi nhớ quê, cứ ó ré tình quê cha đất tổ. Sự khơi dậy cảm xúc bị nhiều lượt lắm phen đem ra triễn lãm trưng bày một cách suồng sã hớ hênh như thế đã lần hồi nếu không làm tắt nghẹn thì cũng chận ngăn ít nhiều mạch cảm xúc của độc giả đi. Nếu anh bỏ bớt cái tánh chất nồng nàn đến chỗ sa đà thái quá của người Nam Kỳ đi thì sự truyền cảm sâu đậm hơn, thấm đượm hơn.
* * *
Trong cuốn ''Văn học Miền Nam Tổng Quan'', Võ Phiến có viết:
Cá tính văn học miền Nam là điều không thể phủ nhận, và nó rất hấp dẫn. Sự phát huy bản sắc miền Nam là một đóng góp thật quan trọng vào nền văn học Việt Nam. Đâu có phải chuyện gì xấu xa đâu mà vội khỏa lấp.
Về sắc thái đặc biệt, điều nhận thấy trước nhất là những từ ngữ địa phương, những cách nói riêng của địa phương. Từ ngữ riêng của miền Nam thật nhiều, càng ngày càng lộ ra nhiều. Trước 1954, dĩ nhiên nó vẫn phong phú, nhưng nó không hay xuất hiện trên sách báo, thậm chí trong tự điển là nơi lẽ ra phải tập trung đầy đủ tiếng nói dân tộc, cũng không có được bao nhiêu tiếng địa phương miền Nam. Lúc bấy giờ địa vị của tiếng nói miền Nam hãy còn khiêm tốn, ngay những học giả người miền Nam vẫn còn ngần ngại chưa muốn đưa những tiếng cà tàn, cà ràn, chiếc nóp, lục cụ v.v... vào sách. Sau nầy mỗi lúc các ông Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên mới trình ra, tuôn vô số, chừng ấy mới biết là chúng ta còn có cả một kho vô tận chữ nghĩa mấy trăm năm chưa xài đến! Chuyện đó thì ''mắc mớ'' gì tới tui? Tui thì ''kể số'' gì? Tui có ăn nhậu gì ''trỏng'' đâu nà? Ôi nghe lạ mà vui biết bao nhiêu!
Vào thời tiền chiến, trong các nhà văn nhà thơ gốc miền Nam đã chối bỏ ngôn ngữ miền Nam như Đông Hồ, Mộng Tuyết thì đã có Nguyễn Chách Sắt, Lê Hoằng Mưu (bút hiệu Mộng Huê Lầu), Hồ Biểu Chánh. Lại thêm một vương tôn gốc Huế là Nguyễn Phúc B?u Đình vì sống trong Nam đã lâu và lấy vợ người tỉnh Gò Công nên khi viết hai quyển ''Cậu Tám Lọ'' và ''Mảnh Trăng Thu'' bằng giọng Nam và ngôn ngữ miền Nam đặc sệt. Hồ Biểu Chánh là một tiếng nói lạc lõng, lẻ loi ở ngoài lề văn học sử, tác phẩm của ông chỉ được giới bình dân ở miền Nam đọc mà thôi. Nhưng nhà phê bình Vũ Ngọc Phan là người sáng suốt. Khi thực hiện bộ sách ''Nhà Văn Hiện Đại'' liền dành cho Hồ tiên sinh một chương khá tỉ mỉ với lời nhận xét ưu ái qua cuốn ''Cha Con Nghĩa Nặng''. Trong khi đó, ông Vũ gạt những bài du ký của Đông Hồ, những bài tùy bút của bà Mộng Tuyết và bà Mai Huỳnh Hoa (lấy bút hiệu Quỳnh Hoa) qua một bên. Có lẽ Vũ tiền bối bị dị ứng với lối ăn điệu đà thêu hoa dệt gấm của họ chăng? Bà Quỳnh Hoa là cháu kêu nhà chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu bằng ông cố, kêu nữ sĩ Sương Nguyệt Anh băng bà ngoại. Bà là vợ nhà cách mạng Đệ tứ Cộng Sản Phan văn Hùm và cũng là mẹ ruột của kịch tác gia Phan Tùng Mai.
Phải đợi đến sự xuất hiện của Bình Nguyên Lộc trên văn đàn, thì giọng văn miền Nam, ngôn ngữ miền Nam mới được chiếu cố khá nồng nhiệt. Nồng độ nhiệt thành càng tăng thêm qua các tác phẩm của Sơn Nam và của nhà văn nữ Vân Trang tác giả tập truyện ''Một Lá Thư Tình''). Bà Vân Trang vào năm 1957 tới năm 1965 là một cộng tác viên cần mẫn trong ban biên tập của tạp san Bách Khoa, Mai. Đến khi có sự xuất hiện của Lê Xuyên trên các nhật báo, qua loạt tiểu thuyết đăng từng ngày như ''Vợ Thầy Hương'', ''Chú Tư Cầu'', ''Rặng Trâm Bầu'', ''Kinh Cầu Muống'', ''Xinh'', ''Nguyệt Đồng Xoài'' v.v... thì ngôn ngữ miền Nam được đương sự khai thác sung mãn và lộng lẫy. Trong nhóm nhà văn trẻ a bán thập niên cuối của thập niên 60, chỉ có Nguyễn thị Thụy Vũ gốc miền Nam viết văn miền Nam khá tới. Trong khi đó, Triệu Triệu, Tiêu Kim Thủy, Hàn Song Thanh, Dương Tro La, Trương Đạm Thủy, Hoài Điệp To, Phương Triều thì viết văn theo kiểu Bắc Nam lẩn lộn, rau muống trộn giá sống, mắm tôm pha mắm sặt.
Vậy thì Hồ Biểu Chánh là kẻ làm cho độc giả bắt đầu yêu thích lối viết văn miền Nam, nhưng phải đợi 20, 30 năm sau, chính Bình Nguyên Lộc không cần mang cờ quạt, biểu ngữ , nhưng vẫn làm cuộc hành trình vào ngôn ngữ miền Nam, gây nhiều tiếng vang tốt đẹp và gieo niềm tin cho người cầm bút miền Nam để viết văn bằng ngôn ngữ, bằng giọng điệu miền Nam.
Vậy thì hễ nói tới ngôn ngữ và văn chương miền Nam là phải nghĩ ngay tới Bình Nguyên Lộc cũng như nói tới sóng thì phải nghĩ ngay tới nước: Bình Nguyên Lộc là sóng, cõi văn chương miền Nam là nước vậy.
Bình Nguyên Lộc suốt 20 năm văn học miền Nam (1954 - 1975) đã lôi kéo (bằng ảnh hưởng của văn chương anh) một số người cầm bút miền Nam viết văn rặc giọng điệu và ngôn ngữ miền Nam như Sơn Nam, Lê Xuyên, Huyền Phong Tử (tác giả quyển tiều thuyết ''Ông Xã Hòa''), hai bà Vân Trang và Nguyễn thị Thụy Vũ. Anh còn quyến rũ nhiều nhà văn gốc Bắc như Nguyễn Hoạt, Vũ Bằng, Thanh Tâm Tuyền, Nhật Tiến, Viên Linh, Nguyễn Thụy Long, những nhà văn gốc Trung như Võ Phiến, Nguyễn văn Xuân, Phan Du viết văn theo phong cách văn miền Nam. Trong số này thì có Võ Phién, Thanh Tâm Tuyền, Viên Linh và Phạm Hồ viết rất vững vàng. Còn những nguời khác thì viết ba trật bốn vuột, nhưng cũng tếu đậm như các cây bút Nam Kỳ chính cống, cũng toát ra cái phong thái hào sảng, cái vẻ phơi phới thật quyến rũ. Thật tình, Bình Nguyên Lộc không bao giờ cổ võ, hô hào ngôn ngữ miền Nam gì ráo. Anh cũng chẳng xúi giục, dụ dỗ ai hết. Nhưng văn chương miền Nam dưới ngòi bút anh và nhất là của Lê Xuyên rất tượng hình, tượng thanh, duyên dáng lạ kỳ, dễ thương độc đáo dễ lôi cuốn các cây bút miền Bắc có lòng với ngôn ngữ miền Nam.
Trong cuốn ''Văn học Miền Nam tổng quan'', nhà văn Võ Phiến có viết:
... Có thể nói tất cả sáng tác của Bình Nguyên Lộc, Ngọc Linh, Sơn Nam, Vũ Bình, Nguyễn thị Thụy Vũ đều chú trọng vào nếp sống, vào xã hội, phong tục miền Nam. Và đó là cả một lãnh vực tân kỳ phong phú. Chúng ta đã có miền Nam từ ba trăm năm, nhưng người Việt miền Bắc miền Trung mấy ai biết về đời sống trong Nam trước ''Rừng Mắm'' của Bình Nguyên Lộc, ''Hương Rừng Cà Mau'' của Sơn Nam. Những sáng tác như thế ma ra trước con mắt của đồng bào khắp nước một thế giới vừa thân yêu, vừa mới lạ biết chừng nào. (trang 32)
Viết về đất nước miền Nam, bằng ngôn ngữ văn chương miền Nam, Bình Nguyên Lộc lẫn Sơn Nam viết bằng cả tâm tư. Động lực nào thúc đẩy họ? Hãy nghe Võ Phiến cũng trong cuốn ''Văn Học Miền Nam Tổng Quan'' phân trần như sau:
... Nhất là những tác giả như Bình Nguyên Lộc như Sơn Nam, vốn tha thiết với quê hương rất mực. Một vị ''chuyên trị'' miền Đông, một vị ''chuyên trị'' miền Tây, một vị chiếm lĩnh Tiền Giang, một vị Hậu Giang, họ đi sâu vào cuộc sống, vào lịch so địa phương, phát huy cái hay cái lạ làm cho miền Nam càng ngày càng bày ra những cái quyến rũ không ngờ. Những ''Đò Dọc'', ''Rừng Mắm'', ''Ba Con Cáo'', ''Hương Rừng Cà Mau, ''Thổ Ngơi Đồng Nai'', ''Tìm Hiểu Đất Hậu Giang'' v.v... của họ đã hay, sa dĩ càng hay là vì sự thưang thức đầy cảm tính và khích lệ của đồng nghiệp Trung và Bắc... (trang 34)
Cuộc nội chiến Quốc Cộng đã giới hạn tầm mắt của thị dân, đã đưa một số trưang giả chốn hương thôn ra định cư a các thành phố, đã đóng khung cõi văn chương đa số người cầm bút. Những nhà văn trang lứa với bút giả như Trần Hoài Thư, Y Uyên, Nguyên Vũ chỉ viết thôn quê qua các bối cảnh tiền đồn, những vùng xôi đậu, những nơi có xảy ra các cuộc hành quân, các cuộc chạm súng. Cái thôn quên thuần túy bị ''chiến tranh hóa'', bị ''thời cuộc hóa'' nên mất mát nhiều bản sắc nguyên sơ. Chỉ có những người cùng lớp thế hệ với Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên và có óc quan sát tinh nhuệ và có rung cảm sâu sắc như họ mới viết được cảnh hương thôn trên dải đất Nam Kỳ Lục Tỉnh vào thua cựu trào va nhất là vào thời tiền chiến mà thôi.
Những lớp nhà văn hậu sinh của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam và Lê Xuyên tức là những nguời gốc miền Nam thì chỉ có Xuân Vũ, Hồ Trường An là có thể lấy bối cảnh vào thời tiền chiến. Vào thời tiền chiến, Xuân Vũ đã là một cậu trai mới lớn, trí óc có thể thu nhận những gì mà mắt thắy tai nghe đang hoạt diễn trước mắt. Hồ Trường An phải cậy nhờ sách vở, những câu chuyện kể của các bậc trưởng thượng vì vào năm 1945 khi ngòi loa chiến tranh vừa ngún cháy toàn cõi Đông Dương thi đương sự chỉ có 5 tuổi. Nhưng khi vừa vào trung học, đương sự ham học hỏi ở các nông dân lão thành, a các khách thương hồ lịch duyệt, nhất lại nhờ ông thân sinh Mặc Khải mà đương sự biết mọi cơ cấu hành chánh trong làng. Thua ấy trong mỗi làng có ban Hương Chức Hội Tề gồm 12 hai vị: Hương cả, hương chủ, hương sư, hương trưang, hương chánh, hương giáo, hương bộ, xã trưởng, huơng quản, hương thân, hương hào và chánh lục bộ. Các ông kỳ lão từ hương cả cho tới hương chánh là đại biểu tiếng nói của dân chúng trong làng. Họ chủ tọa các buổi lễ cúng đình, cùng lễ kỳ yên (tức là lễ cầu an). Còn hương giáo thì phân xử việc kiện cáo nho nhỏ xảy ra trong làng, trong xã, trong xóm. Hương quản coi việc an ninh. Chánh lục bộ coi sổ hộ tịch: làm khai sanh, làm giấy khai to v.v... cho dân làng, trước khi di chuyển công văn ra tổng, huyện, phủ, tỉnh. Lại có thêm thầy thôn chuyên lo việc công nho (tức là ngân khoản tài chánh trong ban Hương Chức Hội Tề). Ngoài ra, ban này cắt đặt thêm các ông hương nhứt, hương nhì, hương việc để lo sắp đặt trà rượu, tiệc tùng khi có quan trên tới viếng. Ông hương kiểm chuyên kiểm kê tài sản, ruộng vườn của làng, rồi giao tiền thu hoạch cho thầy thôn. Ông huơng cúng chuyên việc mua sắm thực phẩm để dọn tiệc cúng đình, cúng lễ kỳ yên: mua vài con heo để quay và nấu cháo lòng, mua nếp để dọn hàng chục mâm xôi. Ngoài ra ông ta còn lựa hàng chục chình rượu và hàng chục thứ linh tinh khác cho chú hương bếp điều khiển các phụ nữ trong làng nấu nướng.
Làng thôn thời tiền chiến bước sang thời Đệ nhất Cộng Hòa biến thành xã ấp. Còn ban Hương Chức Hội Tề biến thành Hội Đồng Xã. Vào thời Đệ nhị Cọng Hòa, trên các tuyến đường quốc lộ, hưong lộ, các chòi canh thay thế đồn bót Nghĩa quân. Các quận có chi y tế, chi Thông Tin, chi bưu điện. Duy đình làng vẫn còn đó. Nhà việc làng dành cho ban Hương Chức Hội Tề trước kia thì giờ đấy tra thanh trụ sa Hội Đồng Xã. Mỗi năm vẫn có lễ cúng đình, rước sắc thần từ nhà việc làng qua đình bằng kiệu bông có hương án long trọng.
Ở hải ngoại, các cây bút miền Nam viết truyện miền Nam như Nguyễn văn Sâm, Võ Kỳ Điền, Nguyễn Tấn Hưng, Nguyễn Đức Lập, Phan thị Trọng Tuyến, chỉ viết về cảnh sống ở tỉnh lỵ hoặc ở Thủ đô Sài Gòn. Nguyễn thị Ngọc Nhung có thể lấn sâu ngòi bút vào thời chiến tranh Đông Dương, chị viết về những cuộc xung đột giữa Hoà Hảo và Việt Minh dọc theo sông Hàm Luông. Kiệt Tấn viết cuốn truyện dài ''Lớp Lớp Phù Sa'' a miệt Hậu Giang, chỉ kể chuyện sa đà mà không viết nổi khung cảnh cuộc đất thấm phèn chua cùng con cá lá rau a đó. Ngô Nguyên Dũng viết về cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh ở miền Tiền Giang đất nước Nam Kỳ mà không nói tới mặt trận Cao Hoà Bình (Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên). Bác sĩ Huỳnh Hữu Cữu viết về cảnh thôn quê khi còn thơ ấu, nhưng sự thu thập kiến thức về khung cảnh địa phuơng không được nhiều vì thua ấy, anh còn bé quá, óc quan sát chưa nẩy na. Nguyễn văn Ba qua cuốn ''Làm Mai, Lãnh Nợ, Gác Cu, Cầm Chầu'' và Phùng Nhân qua truyện dài ''Vàm Cả Cao'' chỉ viết miền quê Tiền Giang vào hai thời Cộng Hòa. Trần Long Hồ với bộ trường giang ''Dung Thân'' nói về cuộc đổi đời ? miệt Hậu Giang sau cơn quốc nạn 30/4/1975. Sĩ Liêm với hai tập truyện ''Tình Nghĩa Thầy Trò'', ''Những Mảnh Đời Chắp Vá'' thì viết về nếp sinh hoạt ở Thủ đô Sài Gòn sau ngày Việt Cộng bạo chiếm miền Nam, đôi khi đương sự viết về miền quê ngoại của mình nằm bên sông Vàm Cỏ Tây.
Những kẻ sinh ra vào 5 năm chót của thập niên 30 tra về sau thật sự đánh mất thôn quê nguyên sơ, thuần túy huống hồ là những nhà văn sinh vào thập niên 50. Dù không viết được một thôn quê tiền chiến, song ngôn ngữ miền Nam, văn chương theo giọng điệu miền Nam mà Bình Nguyên Lộc khai công dựng lại trên cái nền tảng của Hồ Biểu Chánh đã hướng dẫn các cây bút gốc miền Nam a hải ngoại kết thành một lực lượng hùng hậu. Xin kể thêm các nữ sĩ gốc Nam Kỳ Lục Tỉnh như Song Thi với tạp bút ''Dỗ Giấc Đêm Dài'', Hoàng Dược Thảo với quyển ''Tiểu Thư'', Hồng Lan với tập truyện ''Như Khói Lam Buồn'', Dư thị Diễm Buồn với các quyển tiểu thuyết ''Chân Trời Hạnh Phúc'', ''Trong Lâu Đải Kỷ Niệm'', ''Xa Bến Thiên Đường'', ''Vén Màn Sương Mộng'', ''Ngoài Ngưỡng Của Chiêm Bao'', ''Một Góc Trời Thôn Dã''.., Việt Dương Nhân với hai tập truyện ''Gió Xoay Chiều''và ''Đàn Chim Việt'' v. v...
Đa số những kẻ viết về Bình Nguyên Lộc chỉ nói tới sự nghiệp văn chương và sự nghiệp biên khảo của anh rất nhiều, nhưng họ không nói tới (hoặc nói rất ít ảnh hưởng của anh trong công việc viết văn bằng giọng điệu ngôn ngữ miền Nam. Thật là một sự thiếu sót! Cái ảnh hưởng ấy vẫn còn theo chân một số người cầm bút gốc miền Nam di tản ra bốn phương trời hải ngoại. Văn chương của họ thao thức mãi trong cõi thưang ngoạn của độc giả kiều bào đã từng sống ở Miền Nam Việt Nam từ sông Bến Hải tra vào (gồm người Bắc di cư và người Nam bản xứ). Văn chương ấy kéo dài mãi trong niềm khao khát những kẻ yêu mến một miền đất nước tự do dân chủ xa xưa, nơi ấy nồng ấm tình người, phong phú con cá lá rau, tràn đìa món ngọt ngọt bùi bùi thấm đượm quốc túy quốc hồn .Và có quá ngắm lắm hay không vì nó chỉ kéo dài trên 20 năm mà thôi?
Chương Bốn
Nguyễn Thị Thụy Vũ Với Quyển
Truyện Dài ''Khung Rêu''
''Khung Rêu'' là một truyện dài trong 10 tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ, đã đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc vào năm 1971, đánh dấu thời huy hoàng của các cây bút nữ lưu như Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Thanh Phương, Minh Đức Hoài Trinh, Minh Quân, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương, Lệ Hằng, Trần Thị NGH (Trần thị Nguyệt Hồng), Nguyễn Thị Ngọc Minh, Ngô Thị Kim Cúc...
Quyển sách do Kẻ Sĩ xuất bản vào năm 1969. Sau đó, dưới chế dộ Xã Hội Chủ Nghĩa, nó được tái bản cùng với quyển truyện dài ''Chiều Xuống Êm Đềm'';khi tung ra hải ngoại nó được bán đắt như tôm tươi. Vào năm 2000, nó lại được Văn Nghệ tái bản lần thứ hai, nhưng cách trình bày cẩu thả, sơ sót nhiều lỗi chính tả và nhiều lỗi sơ xuất khác làm cho câu văn hoặc câu đối thoại có ngôn ngữ Bắc Nam ba rọi, đọc lên nghe lố bịch và buồn cười. Cho nên đọc giả sành điệu không còn cảm thấy thú vị nữa khi lao từ trang đàu tới trang cuối. Chúng ta không thể ngờ một nhà xuất bản nổi tiếng ở hải ngoại như nhà xuất bản Văn Nghệ, khi gặp hồi mạt vận, làm việc một cách cẩu thả, tắt trách như vậy.
Bài nhận định này dù vậy vẫn căn cứ vào các ấn bản do Văn Nghệ tái bản.
Đây là câu chuyện tang thương trong một gia đình địa chủ giàu sang tới hồi khánh kiệt, nhưng nó được lồng vào một thời đại nhiễu nhương, khi mà giai cấp địa chủ tới giai đoạn mạt điệp trong cuộc chiến tranh Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh. Tác giả lấy một bối cảnh nhỏ lồng vào một vấn đề lớn lao: cảnh ngộ biến suy dập vùi trên lớp sóng phế hưng, trên khúc quanh của thời cuộc, trong sự vận hành của lịch sử. Xin đọc những lời trần tình của tác giả ở mục ''Thay Lời Tựa'':
Từ hồi còn nhỏ tôi đã phải chịu đựng một ám ảnh thường xuyên: sự suy sụp bệ rạc của một gia đình thịnh mãn ở miền Nam. (Cái thịnh mãn của hạng điền chủ ở miền Nam trước đây đã là tục ngữ...). Nguyên nhân chánh của sự suy sụp bệ rạc này thì ai cũng biết: chiến tranh. Một cuộc chiến tranh dằng dai hai mươi lăm năm, khoảng thời gian gần bằng số tuổi của tôi.
Tôi sanh ra và lớn lên trong một dòng dõi đã đến hồi ly tán. Cái họ của tôi gồm hai chữ có gạch nối có thể sẽ gợi lên những cảnh sống huy hoàng, vương giả của một thành phần xã hội trong trí nhớ ao tù của những ông già bà lão, những cảnh sống mà tôi chỉ nghe kể lại như một chuyện hoang đường trong những lần giỗ chạp.
Bây giờ chỉ còn lại một ngôi nhà thừa tự, cột kèo chạm trổ tinh vi đã mục rệu, và chẳng bao giờ lành những vết thẹo của chiến tranh không tha,những điền sản cò bay thẳng cánh chỉ biết đến qua một đống bằng khoáng vô dụng mà giấy đã ố vàng và dòn tan, một đám bà con xa gần chi chít, nhỏ nhen ích kỷ như sò hến và hoàn toàn vô tích sự.
Tâm lý của hạng ngươi này khá đặc biệt. Đó là những thằng chõng trôi giạt lềnh bềnh trên dòng sông hung tợn, một hạng người khư khư ôm lấy cái quá vãng vàng son (nát dậu cũng còn bờ tre), dở thầy dở thợ dở cu ly, bất lực trước sự biến đổi nhãn tiền của cảnh ngộ, bấu víu vào nhau mà sốngsót. Trong ngôi nhà thừa tự đó, mỗi người là một hòn đảo của những thói hư tật xấu... Có phải con người một khi đã mất thăng bằng trong cuộc sống vật chất thường để lộ ra rõ rệt hơn bao giờ hết những xấu xa tàn tệ của mình? Và một giai cấp cũng vậy.
Khi khởi công quyển truyện này, tôi đặt trước cho tôi một chủ định: ghi lại cái ám ảnh từ thời nhỏ dại đó của tôi, trong ước vọng, một lần nữa, giải tỏa nó cho xong.
Lẽ hiển nhiên, tôi không hề có ý định làm công việc của nhà xã hội học hay của nhà đạo đức học. Những công viêc này vượt quá sức của tôi. Vả lại, chúng cũng chẳng lợi lộc gì cho tôi.
Tôi cũng không có ý định phân tích các nguyên nhân, và nhất là phê phán một ai hay một điều gì. Cho riêng tôi, tôi chỉ muón dựng lại cái thế giới khốn đốn đã bao trùm tôi cho đến ngày nay. Tôi chỉ muốn mô tả một hiện tượng xã hội hoàn toàn thân thuộc mà thôi.
Tiểu thuyết là tuởng tượng, ai cũng biết vậy, nhưng có tưởng tượng nào không bắt nguồn từ một phần sự thật?
Sở dĩ tôi trình bày như vậy, là để xin những người thân thích của tôi, nếu có dịp ìinh cờ nào đọc quyển truyện nay, hãy rộng lòng tha thứ cho tôi.
Vậy thì chúng ta nên xếp tác phẩm ''Khung Rêu'' của Nguyễn Thị Thuy Vũ vào loại nào. Hiện thực? Không thể được, vì loại hiện thực chỉ là một sự ghi chép biến động trong gia đình hoặc trong xã hội một cách khách quan, không thêm thắt một nhân sinh quan, một thái độ nào trước cảnh bể dâu hưng phế. Tân hiên thực chăng? Thật ra những nhân sinh quan mà tác giả đưa vào tác phẩm hơi ít, không đủ dung lượng nâng tác phẩm lên hàng tân hiện thực. Nó chỉ ở lưng chừng giữa hai lằn mức hiện thực và tân hiện thực mà thôi. Nhưng chúng ta nắm chắc một điều: tác giả viết về gia đình mình từ thế hệ ông bà đến thế hệ cha chú mình, dĩ nhiên không có tác giả hiện diện trong tác phẩm. Cho nên chúng ta không thể gọi đây là quyển tiểu thuyết tự truyện (roman autobiographique) của tác giả được. Danh sĩ Tào Tuyết Cần khi viết bộ ''Hồng Lâu Mộng'' còn có thể he hé cho đọc giả biết nam nhân vật chính Giả Bảo Ngọc trong quyển tiểu thuyết tràng giang ấy là bức phóng ảnh của mình. Nhưng Nguyễn Thị Thụy Vũ thì không chịu xuất hiện trong tác phẩm nên không làm sống dậy thế hệ thứ ba ( tức là thế hệ lũ cháu nội của ông Phủ trong truyện), trong đó có tác giả.
* * *
''Hồng Lâu Mộng'' bắt đầu với cảnh hưng thịnh của họ Giả và đi lần vào cảnh gia biến lụn bại, nhưng kết cuộc còn vớt vác được chút ít yên vững của nghiệp nhà. Nhưng ''Khung Rêu'' bắt đầu vào cảnh lụn bại, nhưng bề ngoài gia chủ (tức bà Phủ, vợ kế của ông Phủ) cố tình che giấu để vớt vát thể diện với xóm làng. Rồi vì cha con ông Phủ hư hỏng nên cảnh tái hưng không hề được xảy ra.
Mở đầu câu truyện, tác giả lần lượt giới thiệu gia đình ông Phủ (không được tác giả nêu tên) gồm có: Vợ chồng ông Phủ, ba người con trai riêng của ông Phủ gồm có Canh, Thụ và Tường. Chiêu là con của ông Phủ và bà Phủ kế vốn là kẻ bán nam bán nữ. Ngoài ra còn có cô Tịnh là cháu gái kêu ông Phủ bằng cậu và cô Ngự vốn là cháu gái kêu bà Phủ kế bằng cô. Trong hàng tôi tớ gồm có lãoTự, thằng Mọt (vốn người Miên), cô Ngà và cô Lài. Lại còn thêm nguời nam sinh tên Hoàng ở trọ ăn cơm tháng.
Ông Phủ là một bậc đường quan và điền chủ giàu có. Nhưng khi vào truyện thì ông đã hưu trí và đất đai của ông trong vùng Việt Minh chiếm đóng bị sung công. Bà Phủ trước khi kết hôn với ông đã có một đời chồng. Bà khôn ngoan, khéo léo, ăn ở với ba người con riêng của chồng rất tử tế, lại biết quán xuyến đảm đang trong ngoài để tạo cho chồng một cuộc sống êm ấm. Canh là tên trưởng nam ngỗ nghịch, chỉ muốn cha mình sớm chia gia tài cho mình để được ăn chơi phung phí. Thụ, người thứ nam có cá tánh khá rõ rệt, rất hưởng ứng theo cao trào vào chiến khu của Việt Minh để chống Pháp. Tường là kẻ hời hợt, nhẹ dạ, lười biếng. Tịnh là cô gái lãng mạn, tinh thần yếu đuối, yêu Hoàng tha thiết bằng một mối đam mê oan nghiệt. Ngự là cô gái lòng dạ lỏng lẻo, tâm tính bốc đồng, chuộng vật chất xa hoa. Chiêu thì thích làm con gái, thích sống theo cuộc đời phụ nữ, nhưng bị mẹ o ép phải làm thanh niên nam tử trong khi đó trái tim Chiêu rung động bởi hình ảnh thơ mộng của Hoàng. Lão Tự là người lão bộc trung thành, tình lý đồng cân rất được chủ thương mến. Ngà là cô tớ gái, xinh xắn, nhưng không có cá tính, bị định mệnh chèn ép nhưng không đủ can đảm ngoi lên. Lài và Mọt ưa cà khịa với nhau theo kiểu giỡn bóng đùa trăng nhưng không hề phải lòng nhau. Còn anh nam sinh tên Hoàng cũng chỉ được tác giả tô màu lạt lẽo, không có gì đặc sắc ngoài khuôn mặt hữu tình và tài chơi đàn. Đây là nhân vật phụ, nhưng vẫn là nhân vật then chốt quan trọng: chàng đã làm cho Tịnh say mê đến điên rồ, làm cho Chiêu biết mình không có trái tim của đấng nam nhi mà lại có một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm đối với nam giới. Đã vậy, ả Lài còn đổ đốn say mê thầm lặng Hoàng và khinh rẻ Mọt vốn là kẻ dị chủng (người Cao Miên). Lại có hai nhân vật ở ngoài gia đình ông Phủ, cũng được tác giả nói khá kỹ. Đó là ông Tám, cha của Ngà và Đực, anh chàng nông phu đã từng say mê Ngà và cưỡng bức Ngà.
* * *
Thảm kịch bắt đấu lúc ông Phủ cuỡng hiếp Ngà và Ngà mang thai. Cả nhà ăn một cái Tết khá hạnh phúc, trừ ông Phủ và Ngà (vì cả hai có tâm sự riêng). Sau Tết, câu chuyện mang thai của Ngà mới được tiết lộ. Để che miệng thế gian, bà Phủ định cho Mọt một ít ruộng đất để y ta cưới Ngà. Nhưng ông Phủ không chịu. Thế là bà Phù dọn ở riêng, dù trong khuôn viên của chồng mình. Bà không thèm coi sóc việc tề gia nội trợ nữa. Còn Canh dù có về nhà an ủi bà Phủ, rồi lại ra đi và không được tác giả nhắc tới nữa. Còn Tường ve vãn Ngự cho tới lúc Ngự mang thai. Rồi cả hai rủ nhau bỏ nhà đi trốn để hưởng hạnh phúc trong môt góc trời quê hẻo lánh. Nhưng cả hai không đào đâu ra tiền, cam sống cực khổ rồi trở về ngôi nhà thừa tự. Tịnh và Hoàng yêu nhau đúng như niềm mong mỏi của Tịnh. Nhưng Hoàng phải ra đi, không hiểu có phải theo giấc mộng đi làm lịch sử mà chính vì ông Phủ cấm chàng dan díu với Tịnh. Còn Chiêu thì dù có yêu Hoàng nhưng biết rằng với cái thân phận bán nam bán nữ, chàng không thể nào hưởng hạnh phúc lứa đôi được nên bỏ nhà ra đi. Cao trào kháng chiến dâng cao, Thụ và luôn cả Tường bỏ vào chiến khu. Từ khi Hoàng biệt vô am tín, Tịnh phát điên lên. Còn ông Phủ bị vợ hất hủi, đâm ra khổ sở và chết vì chứng xung động tim. Ngà sinh con mà không nuôi được nên có ý định trở về quê sống với cha mẹ và nối duyên với anh chàng nông phu tên Đực. Ngà đi học may rồi ngoại tình với một anh chàng lính kín (tức là viên mật thám ngành Tình Báo của Pháp) rồi bỏ nhà ra đi với tình nhân và dấn thân vào cuộc phiêu lưu tình ái không có ngày mai.
Mười năm trôi qua. Chiến tranh kết liễu. Thụ, Tường trở vè thành thị tỉnh Vĩnh Long, chứ không đi tập kết ra Bắc. Bà Phủ và lão Tự đã qua đời. Thụ sống nhờ mẫu vườn cây ăn trái, phần đất hương hỏa còn sót lại. Tường cưới cô thôn nữ xinh đẹp khác, sống bằng nghề chích dạo, chạy ăn muốn hụt hơi vì gia đình đông con. Hoàng cũng cưới vợ khác, sống sung túc nhờ tiệm bán phụ tùng xe gắn máy. Chiêu biệt vô âm tín. Người ta đồn Chiêu bị Tây bắt bắn chết tại Rạch Nước Lạnh nên Thụ dành lấy ngày đi của Chiêu để làm giỗ mỗi năm cho Chiêu. Tác giả không đuợc chu đáo vì không nhắc tới Canh, Ngà, Mọt và Lài. Riêng Tịnh thì sau 5 năm ở Dưỡng Trí Viện Biên Hòa đã tỉnh lại trước khi chết. Nàng hỏi thăm người này người nọ và chết một cách sung sướng.
* * *
Như đã nói, ''Khung Rêu'' là chuyện biến cố trong gia đình ông Phủ. Từ một đơn vị nhỏ trong xã hội miền Nam vào 5 năm cuối của thập niên 40 của thế kỷ 20 cho tới 4 năm đầu của thập niên 50 cũng của thế kỷ này. Nhưng đọc qua những biến cố trong tác phẩm ''Khung Rêu'', chúng ta thấy ngay một xã hội toàn vẹn của đất nước Nam Kỳ trong thời chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh. Điều này, chúng ta cũng đã biết trong bộ ''Khói Lửa Kinh Thành'' (''Kinh Hoa Yên Vân'') của Lâm Ngữ Đường do Vi Huyền Đắc dịch. Cứ nhìn vào gia đình họ Tăng, họ Diêu, họ Ngưu thì chúng ta chẳng những biết ngay cái xã hội ở Bắc Kinh, mà còn ở vùng Hoa Bắc (miền Bắc Nước Tàu) và ở khắp địa lục Trung Hoa trong thời Trung Hoa bị Nhật Bản xâm chiếm. Trong khi đó, bộ ''Hồng Lâu Mộng'' của Tào Tuyết Cần và Cao Ngạc không bao giờ hé cho độc giả biết cái xã hội của kinh đô Kim Lăng (Nam Kinh bây giờ) hay của miền Hoa Nam (miền Nam nước Tàu) tức là những cái bên ngoài Ninh Quốc Phủ và Vinh Quốc Phủ của họ Giả. Cũng vậy, bộ ''Jalna'' của nữ sĩ Mazo de La Roche không bao giờ hé cho độc giả biết cái xã hội ngoài trang trại tên Jalna của dòng họ Whiteoak, từ thế hệ ông cố bà cố cho tới thế hệ cháu chắt. Cho nên cái thành công của Nguyễn Thị Thụy Vũ là đã biết dùng cái nhỏ bé làm điển hình cho cái lớn. Chỉ tiếc một điều là chị thiếu nhấn mạnh để làm nổi bật cái xã hội ngoài gia đình ông Phủ bằng những chi tiết chọn lọc và tiêu biểu hơn để tô đậm bức tranh xã hội ấy bằng những nhát cọ sắc nét hơn, bén ngót hơn, có thể cứa mạnh vào ấn tượng của độc giả hơn.
Câu chuyện với nhiều biến cố trong gia đình ông ông Phủ chỉ là một tượng trưng cho sự dằn co giữa hai giai cấp: địa chủ và tá điền. Ông Phủ và bà Phủ điển hình cho giai cấp địa chủ. Ông Tám, Ngà và Đực điển hình cho giai cấp tá điền. Nhưng trong cuộc chiến Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh, chủ điền chẳng những mất hết đất đai mà còn mất hết quyền lực. Vậy mà ở một vài địa phương, nhất là ở chốn thị thành, bởi mang cái thành kiến thâm căn cố đế ăn trên ngồi tróc đối với đám dân nghèo (chẳng hạn như bọn tôi tớ dưới tay mình hay những kẻ làm ruộng mướn cho mình), giai cấp địa chủ vẫn hà hiếp những kẻ làm ruộng mướn cho mình. Ông Phủ cưỡng bức Ngà làm cho Ngà phai mang thai. Vậy mà ông Tám, cha của Ngà không dám tỏ lời trách móc và không có một ý nghĩ đi thưa kiện.
Ông Tám vụt co ro như con cuốn chiếu trước cặp mắt sắc bén của ông Phủ mà ông có cảm tưởng lúc nào cũng chong thẳng về ông. Miệng ông lắp bắp:
— Dạ... bẩm quan lớn... lóng rày được mạnh giỏi?
Cái mặc cảm thua thiệt vẫn không rời khỏi tiềm thức ông Tám. Ông khúm núm chưa dám ngồi làm ông Phủ phải nhắc lại:
— Ngồi đi chú Tám. Tôi có câu chuyện muốn nói với chú đây.
Ông Tám như bị thôi miên bởi đôi mắt xếch ẩn dưới cặp chưn mày rậm của ông Phủ. Ông lấy chiéc khăn choàng tắm trải trên mặt ghế và áy náy ngồi lên trên.
Giọng ông Phủ lúc nào cũng oang oang, cái nhìn từ cặp mắt trũng sâu như mũi kiếm phóng về người đối diện làm ông Tám tuởng chừng tay mình dài và dư như tay con mực.
Ông Phủ mở đầu câu chuyện:
— Chú tính lên rước con Ngà về dưới phải khôn
Ông Tám đáp nhỏ như không dám xác nhận:
— Dạ.
Ông Phủ châu mày:
— Theo tôi, con Ngà đang lúc bụng mang dạ chửa chú nên để nó ở trên nầy. Tôi sẽ hết lòng lo cho mẹ con nó được vuông tròn.
Ông Phủ ngừng lại dò xét phản ứng trên mặt nguời đối diện rồi tiếp lời:
— Dầu gì đi nữa, nó cũng là vợ tôi. Đứa nhỏ trong bụng nó là do khí huyết
tôi tạo ra, lẽ nào tôi làm ngơ cho đành đoạn. Nếu chú bằng lòng, tôi sẽ sai trẻ nó về rước chú lên ở với anh Tự cho vui. Hai anh em bạn già hủ hỉ với nhau cho có bạn. Ông Tám ngồi yên, miệng cơ hồ bị khóa lại. Ông còn chỉ biết gật đầu vâng dạ về mọi lời đề nghị của ông Phủ và như từ bao lâu rồi, ông thấy mình hèn hạ, bạc nhược, nhỏ nhoi trước con người mà ông đã nung nấu thù hằn. Ông Tám ngồi thừ ra như một khúc củi.
Ông Phủ ngó vào nhà giữa:
— Ngà đâu? Ra đây biểu coi.
Ngà bước ra với chiếc áo bà ba vải phin trắng. Ả nhìn ông Tám, đôi mắt đẫm lệ. Còn ông Tám thấy con mình lệch bệch với cái bụng gần ngày ông cũng không cầm được nước mắt tủi cực. Ông đứng dậy, chắp tay lên ngực:
— Con xin kiếu quan lớn. Xin phép quan lớn cho con nói chuyện riêng với
con Ngà một chút.Ông Phủ lại hỏi:
— Chú chịu lên ở chợ không?
— Dạ bẩm quan lớn để con suy nghĩ lại.
Ông Phủ cười có vẻ cởi mở:
— Nếu chú không thích ở đâythì tôi cho bứt chú phần lúa mỗi năm.
— Dạ cám ơn quan lớn.
Ông Phủ liếc qua Ngà rồi lại nói :
— Bề gì tôi với chú cũng là chỗ thân tình với nhau. Chú đừng ái ngại gì hết.
Ông Phủ day qua lão Tự :
— Hình như trong nhà còn chai rượu đế. Anh nên bắt con vịt cà cuống thật mập nấu cháo cho chú Tám giải lao. Phen nầy hai ông bạn già nhậu say một bữa.
Ông Tám bước xuống thềm lủi vào bóng tối. Ngà đợi ông ở nhà ngang, tại căn buồng riêng bỏ hoang từ mấy tháng nay của ả. Ả khêu ngọn đèn trứng vịt, rồi ngồi bên chiếc giường đóng bụi lờ mờ, khóc tấm tức tấm tủi. Ông Tám dịu giọng:
— Con tính sao đây? Muốn về với tía hay không?
Ngà hỉ mũi, giọng vẫn còn ướt đẫm nước mắt:
— Con còn mặt mũi nào về dưới xứ nữa? Sống chết, vui buồn gì cũng phải rán chôn chưn ở đây, con nỡ nào báo đời tía hoài.
Ngà ngập ngừng một lát, rồi nói:
— Quan Phủ cũng tử tế với con. Tía đừng lo. Có lẽ gần Tết, con sẽ về thăm tía.
Thật ra, từ lúc bà Phủ giận chồng cho tới nay, ả nào có được một phút an vui? đã leo lên lưng cọp thì phải ở lì nơi đó, rán mà chịu đấm ăn xôi.
Ngà hỏi:
— Tía tính ở lại hay về ?
Ông Tám sầu thảm:
— Lát nữa, tía về. Nếu có hưỡn, con nhớ về thăm tía. Chắc từ đây tới chết, tía không còn lòng dạ nào lên đây nữa. (các trang 252, 253, 254)
Bởi có những kẻ cường hào ác bá, những tay điền chủ địa chủ ác ôn kia mà bọn Cộng Sản hô hào đấu tranh giai cấp, không phải vì muốn bảo vệ dân nghèo, cũng không phải cốt chống đối bất công trong xã hội mà cốt để dựng lên đảng cấp nguy hiểm và tàn độc hơn giai cấp gấp trăm nghìn lần. Chúng lợi dụng những kẻ thất bại trong xã hội, những đám lê dân ngu dốt vùng lên chống trả giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản, luôn cả giai cấp trí thức tức là những phần tử may mắn hơn bọn nghèo nàn dốt nát. Chúng ta hãy đọc đoạn ông Phủ đi góp lúa do tá điền làm mướn ruộng của ông làm ra:
Ghe đổ vào con kinh trồng dừa nước hai bên. Trời đã xế chiều. Phương Tây nhuộm màu hồng rực rỡ. Ông Phủ xếp quyển sách, kéo kính trắng xuống sống mũi, ngồi bật dậy:
— Mình nên ghé thằng Đực, nhờ nó hướng dẫn đi đường bộ ắt mau hơn đi ghe nhiều
Mọt cho ghe lủi vào ụ lá và bước lên nhà núp dưới tàn cây vú sữa. Con mèo
mun mắt xanh biếc và trong veo nằm dã dượi ngoài sân, nghe tiếng chân Mọt, vụt đứng dậy, nhìn lơ đảng người khách lạ, rồi õng ẹo vào trong.
Mọt hân hoan bước vào hàng ba, lên tiếng:
— Anh Đực đâu rồi?
Đực cởi trần, mình mẩy lực lưỡng và đen đúa, từ nhà bước ra. Gã kềm hãm được sự ngạc nhiên vừa chợt biểu hiện trên khuôn mặt khi đã nhận ra Mọt. Gã chau đôi mày xếch rậm như người lúc bực mình lại bị quấy rầy. Gã hất hàm hỏi:
— Xuống hồi nào đó? Đi với ai đây?
Mọt mỉm cười cầu tài:
— Dớ! Khéo làm bộ hoài, tôi đi với quan lớn... ủa với ông thầy thuốc bắc chớ đi với ai? Không lẽ tôi đi một mình thì ai góp lúa đây?
— Thầy thuốc bắc nào?
Mọt sợ sệt nhìn quanh rồi nói nhỏ:
— Anh đừng có nói lớn. Thầy thuốc bắc tức là quan lớn đó đa anh. Quan lớn sợ mấy ông Việt Minh bắt nên mới biểu tôi kêu là... thầy thuốc bắc.
Mọt bước vào nhà. Căn chính giữa bị bồ lúa cao nghệu choáng cả lối đi. Đực hướng mắt về phía xẻo lá, cười lạt:
— Quan lớn của anh đi cũng chẳng ai thèm đong lúa, chớ nói gì anh hay thầy thuốc bắc.
Mọt trố mắt:
— Dớ! Anh nầy hỗn ghê! Sao dám ăn nói ngang ngược vậy?
Đực chắp tay sau mông:
— Xuống biểu quan lớn của anh rút lui lẹ đi. Nếu lạng quạng đòi góp lúa nữa thì coi chừng bị bắt quản thúc bây giờ.
Mọt chưa kịp nói thì Đực gằn giọng:
— Anh có biết ruộng đất của quan lớn anh do mồ hôi nước mắt của anh em tá điền tụi tui đóng góp không?
Mọt ngơ ngác nhìn Đực. Có phải đây là một nhân vật mới do thời cuộc tạo nên không? Đực mở hai con mắt gườm gườm nhìn người đối diện, giọng rít lên:
— Bọn chủ điền khốn nạn đã bao đời bóc lột anh em nông dân. Nhưng thời
thế đã đổi khác rồi. Ngày nay, nông dân đã giác ngộ quyền lợi, đứng lên tranh đấu, quyết không để bọn chủ điền đè đầu đè cổ nữa...
Đực nói thao thao, càng nói càng say. Những lời lẽ của Đực, đối với Mọt sao mà lạ tai. Mọt chỉ về phía ghe hầu:
— Đó! Anh giỏi xuống dưới mắng quan lớn đi. Tôi đâu có ăn nhậu gì với ruộng đất.
Đực hất hàm:
— Tôi đâu có sợ ai. Anh giỏi học lại quan lớn của anh đi. Ông Phủ đã leo lên bờ, chậm rãi đi vào sân nhà Đực. Mọt và Đực bắt đầu đấu khẩu với nhau, mặt người nào, người nấy xanh dờn.
Ông Phủ cắt ngang câu chuyện:
— Gì đó Mọt?
Đực quay lạy hỏi xẳng xớn:
— Ông đi thâu lúa ruộng phải không?Ông Phủ quắc mắt nhìn Đực. Chỉ mới chưa đầy một năm mà hắn đã thay đổi quá nhiều. Trước kia, khi hầu chuyện với ông, hắn co ro như một con cuốn chiếu. Bây giờ hắn đang hất mặt, hách dịch nhìn ông thiếu điều muốn ăn tươi nuốt sống ông. Nhưng ông vẫn giữ thái độ khinh thường.
Đực tiếp, giọng càng lúc càng cao lên:
— Ông hãy quày ghe về ngay, nếu không vị chút tình nghĩa cũ, tôi đã ám hại
ông rồi. Tất cả ruộng đất của bọn tay sai cho Tây đều được chia cho dân nghèo hết rồi. Ông đừng có mong còn một hột lúa cho chim ăn, một thẻo đất cho chó ỉa nữa.
Đực chỉ nói như vậy rồi bỏ qua hàng xóm. Một lát sau, ông Phủ chợt thấy một bọn tá điền của mình tụ họp bên kia doi đất, nhốn nháo chỉ trỏ về phía ông. Trái với mọi năm, ông không còn được họ đón rước nồng nhiệt và thưa bẩm vâng dạ ngay khi ghe ông vừa cặp bến nhà Đực.
Ông Phủ thất thần hối Mọt:
— Về mau, Mọt! Bây giờ vô miệt trỏng mà góp được vàng, tao cũng không
đi. Chèo mau đi con, tụi nó hạ sát bọn chủ tớ mình bây giờ đa. (các trang 274, 275,276, 277)
* * *
Về vấn đề mô tả cảnh vật, nhân vật và tâm trạng nhân vật, Nguyễn Thị Thụy Vũ chỉ phác họa bằng những nét gảy gọn, không đi sâu vào chi tiết, không đào xới nhiều những vận sự rườm rà. Mỗi một khung cảnh có một lối dàn dựng riêng. Chẳng hạn như căn nhà thủy tạ của ông Phủ, tác giả không mô tả ngay chính nó mà tả những cái chung quanh nó hoặc bên ngoài nó:
Ngự ngồi hong tóc trên chiếc băng dài ngoài nhà thủy tạ. Mái tóc nàng dài quá nửa lưng còn ngan ngát mùi lá bồ kết. Nước sông đầy ăm ắp vỗ vào bờ đất từng đợt êm đềm. Ngự nhìn trời mênh mông. Giàn hoa lý kết từng chùm rũ xuống đầu nàng và tỏa mùi thơm nhẹ. Mảnh trăng chìm dưới nước với màu thủy ngân bạc thếch bị gió xô giạt từng cơn. Con sông như một giải lụa nhấp nhô dài bất tận. Gió sửa soạn cuộc hành trình bên bờ sông, lòn qua kẽ tóc, vuốt lên má, xoa nhè nhẹ trên làn da nàng làm nàng nhẹ nhõm, phơi phới. Ngự có thói quen, khi chiều xuống, là ngồi nhà thủy tạ cho đến lúc đi ngủ. Nàng thích ngắm mấy chiếc ghe thương hồ và cảnh tượng sinh hoạt muộn màng trên sông. (trang11)
Ở đoạn trên đây, tình cảm người ngắm cảnh không lọt vào khung cảnh rõ rệt, tức là không có vấn đề đối cảnh sinh tình. Nhưng ở đoạn sau đây, chúng ta mới thấy tình lồng vào cảnh, cảnh khơi dậy tình. Tác giả tả cảnh một buổi trưa nắng chói chang và tiện dịp giới thiệu con người tình cảm phong phú của Tịnh:
Tinh là một cô gái đa cảm, nhìn đời bao dung, yêu cây cỏ thiên nhiên, mơ một thế giới khác lạ trong tương lai và muốn khám phá cảm giác của mình khi tiếp nhận hơi thở, nụ hôn và ánh mắt người tình. Nàng còn yêu con sông sau nhà vì có đôi lúc nó gợi cho nàng một cuộc đời bằng phẳng và thơ mộng. Buổi sáng nàng thường đứng dưới gốc cây khế nhìn những vệt sương mềm mại bốc trên mặt nước. Nàng còn yêu khu vườn bên nhà. Bóng cây râm mát có thể xoa dịu từng cơn nắng hè chói chang. Cây cối, chim chóc, trái ngọt trong vườn như có một ngôn ngữ bí mật riêng: Hãy yêu cuộc sống một cách cạn cợt hồn nhiên. Đó là tạo được niềm hạnh phúc trong sáng.
Tịnh nhắm mắt lại để tưởng đến ánh mắt sắc ngọt của Hoàng. Tại sao chàng ăn Tết ở đây? Chàng nghĩ gì về cái Tết tha hương? Từ thuở nhỏ, Tịnh đã có một niềm trắc ẩn dồi dào. Gặp đám ma nào đó nàng khóc như chính mình vừa mất mát một người thân.
Nàng cũng thường chăm tưới, săn sóc hoa kiểng. Khi gặp một con sâu. Tịnh không nỡ giết nó, chỉ lấy cái que gắp nó sang khóm cỏ dại. Nàng tưởng tượng nó sẽ lột cái vỏ xấu xí để thành con bướm rực rỡ. Bây giờ nghĩ tới nỗi cô đơn của chàng trai xa lạ, tự nhiên Tịnh cũng quyết tìm cách chia sẻ với chàng.
Tịnh đi về phía lẫm lúa. Hình như nàng sung sướng một cách bồng bột. Nàng nhìn chiếc sân gạch tàu. Những cái sàn lót lá chuối khô bày đầy những trái chuối cau đã lột vỏ. Mật trong chuối, dưới sức nắng mặt trời đã đặc sánh lại. Chuối phơi như thế ngon hơn chuối sứ ép mỏng. Những con ong mật bay quanh quẩn bên sân. Tịnh chợt thấy nắng mỏng trong suốt tưng bừng mở cho nàng một thế giới xán lạn có những cây cau tỏa hương và rủ bóng mát bên thềm.
(các trang 81, 82)
Nguyễn Thị Thụy Vũ là một nhà văn tả chân. Lối mô tả cùng nghệ thuật diễn tả tình ý các nhân vật dưới ngòi bút của chị đượm đà một chút hương vị thãi thừa của văn phong bút pháp các nhà văn tiền chiến, nhất là các nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Đó cũng là trường hợp của nữ sĩ Nguyễn Thị Vinh. Nhưng bà Vinh thì dừng lại trong cái vòng quỹ đạo văn chương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, còn Nguyễn Thị Thụy Vũ lại muốn đi xa hơn: Đôi lúc chị muốn cứa mạnh vào ấn tượng người đọc những vết hằn sâu đậm hơn. Trừ Vũ Trọng Phụng ra, văn chương tiền chiến nói chung và văn chương nhóm Tự Lực Văn Đoàn nói riêng làm gì có những vụ cưỡng dâm. Nguyễn Thị Thụy Vũ trong ''Khung Rêu'' có cho ả Ngà bị cưỡng dâm bởi hai người: Ông Phủ và tên Đực. Lại thêm một vụ thông dâm giữa Tường và Ngự trong chiếc ghe chui vào đám lau sậy. Nhưng dù viết chuyện cưỡng dâm hay vụ thông dâm, tác giả không cố tình khiêu dâm mà nhằm tạo cái đầu mối, cái then chốt của tấn thảm kịch mà tác nhân lẫn nạn nhân đều phải kê vai gánh vác cái hậu quả bi đát và cái hệ lụy oan trái sau này.
Xin đọc cảnh ông Phủ cưỡng dâm Ngà nhân một hôm bà Phủ về miền đất đỏ để thăm người em trai:
... Như các buổi tối thường lệ, Ngà làm mùng mền cho ông Phủ. Ngọn đèn chong trong buồng gói vụt tắt vì luồng gió từ ngọn cây hoàng lan trồng ngoài cửa sổ lùa thốc vào. Ông Phủ nằm dài trên chiếc giường đồng đọc sách. Ngà bước vào khép nép mời ông chổi dậy để ả giũ chiếu, quét giường căng nệm... Trong bóng tối đặc sệt, ông Phủ ngồi dậy quờ quạng đụng phải bàn tay mát lạnh của Ngà. Một cảm giác kỳ diệu len lỏi vào các tế bào của tuổi hoàng hôn. Ngà cũng hồi hộp không kém nên rút tay lại, nhưng bất thần tay của ông Phủ choàng qua hông ả. kêu lên nho nhỏ. Thân mình béo tròn và chiếc bụng phệ của ông lúc đó nóng như chiếc nệm cuốn tròn đem phơi nắng. đã nằm gọn trong vòng tay của người đàn ông mà tự bấy lâu nay, ả kính nể, sợ sệt như một vị thần.
Từ trước khoảng cách biệt giữa ông Phủ và ả như được ngăn chận bởi một bức màn sắt kiên cố. Nét mặt lạnh lùng, lời nói thị oai của ông chủ như đẩy ả vào khuôn khổ, bổn phận phục dịch trong nhà. Vòng tay rắn chắc của ông Phủ siết chặt lấy ả, hơi thở dồn dập như muốn làm vỡ tung lồng ngực của ông. Ả không thể kêu cứu ai được vì chính ả cũng bị sự kích thích hung dữ, mới mẻ lung lạc. Lời kêu nếu có cũng chỉ dành cho kẻ đang ghì chặt thân thể mang nhiều lửa cảm xúc của ả.
— Đừng ông!... con sợ lắm. Bà biết được chắc con chết. Bóng tối trong dần... Ông Phủ đắm đuối nói :
— Coi kìa... Để quan... thương Ngà một chút.
Ông Phủ vừa nói dứt câu, Ngà đã bị quật xuống chiếc giừng lò so. Toàn thân tê dại, ả đẩy mặt chủ ra một cách yếu ớt, miễn cưỡng. Ả bất lực trong vùng cảm xúc sôi trào với cái thân thể rực lửa.lờ mờ ngắm chủ múa may quay cuồng như cái bông vụ...
Ngà nhếch mép cười. Lớp lớp tế bào đang làm cách mạng dưới làn da nhạy cảm của ả... Và ả đã phục tùng cái thân xác tội nghiệp của mình. (các trang 51, 52)
Đực là tên tá điền cũng làm ruộng mướn (người Bắc gọi là cấy rẽ) cho ông Phủ. Hắn được ông Tám, cha của Ngà tính chọn làm rể, nhưng Ngà từ khi ra ở đợ nơi chốn thị thành lại thấy hắn quá thô lỗ quê mùa nên dụ dự. Lại nữa, từ khi tằng tịu với ông Phủ, Ngà không muốn dây dưa với hắn vì sợ ông Phủ ghen tương. Sau mùa gặt, Lực cùng ông Tám chở lúa lên nộp ông Phủ. Ghe hắn cắm sào dưới bến nước của ông. Cho nên vào lúc đêm khuya trời tối, Đực leo lên chỗ Ngự ngủ để cưỡng bức Ngự :
Đực lần mò lên nhà thủy tạ, rồi đi một mạch qua dãy nhà ngang. Căn phòng Ngà còn thắp ngọn đèn ngủ leo lét. Chiếc giường kê sát vách, Ngà nằm ngủ say, hơi thở phập phồng bộ ngực dầy như hối thúc Đực. Cửa phòng chỉ gài bằng một cây song hòng. Đực cố gắng thò tay qua chấn song hòng gài cửa mà không gây một tiếng động. Phòng dành cho lão Tự và Mọt liền bên cạnh. Tiếng ngáy ồ ạt của Mọt cất lên như tiếng xẻ gỗ bên nhà máy cưa. Đực yên tâm và bắt đầu thi hành ý định của mình. Vụt có tiếng mớ ú ớ của lão Tự làm hắn khựng lại. Hắn nhìn dáo dác như tên trộm. Bóng tối từ hàng cây dầy đặc, âm u phủ lên dãy nhà dành cho các người giúp việc. Côn trùng rỉ rả làm tăng thêm chiều sâu của đêm khuya. Gió rì rầm trong lá và làm ngọn đèn chong trong gian nhà của Ngà xao động.
Đực thổi một hơi dài. Chiếc đèn bóng trứng vịt tắt phụt. Bóng tối đặc sệt lan tràn mọi nơi. Chờ một lúc vẫn không nghe Ngà trở mình, Đực yên tâm đẩy nhẹ cánh cửa vào trong. Trái tim hắn đập mạnh. Một cuộc cưỡng bức lén lút xảy ra lần thứ nhất trong đời Đực. Hắn rút chiếc khăn choàng sọc thường dùng quấn cổ, cầm nơi tay, rồi sấn tới mép giường. Hắn sẽ không dùng lời thủ thỉ bên tai Ngà, mà dùng sức mạnh chiếm đoạt ả cho bằng được. Đực lấy khăn chụp lên mặt Ngà và lấy ngón tay nhét khăn vô miệng ả.
Ngà dẫy dụa một cách bất lực dưới thân thể nặng chình chịch đè lên ả. Ả bị bế xốc xuống đất vì Đực sợ chiếc giường tre có thể gây ra tiếng động. Ngà bị khóa miệng, tay chân ả bị gài tréo như con gà bị bỏ vào soong. Ả bất lực khi bàn tay Đực đặt lên bụng ả.
Tấm thân hực lửa và nhớp nháp mồ hôi của gả thanh niên run rẩy trên thân thể ả như lên cơn sốt sữ dội. Nước mắt Ngà ứa ra, đầu ả lắc lư tránh né chiếc khăn muốn làm ả tắt thở.
Ngà lịm dần... nhưng vụt khối nặng trên thân Ngà khựng lai. Có tiếng thở mạnh của lão Tự bên kia vách và tiếp theo là tràng ho húng hắng của lão. Ngọn đèn bên kia đưọc khêu sáng hơn. Đực lấy tay bịt mặt Ngà. Hình như lão Tự trở dậy lục đục rót nước uống. Tiếng nuớc rót từ bình vào tô đá lỏn tỏn. Ngà ra sức cựa quậy để mong lão Tự nghe tiếp cưu. Hai bàn tay chai dầy của Đực bịt kín mắt Ngà. Những vòng tròn xanh tím đỏ vàng xoay tít trong vũng tối hai con mắt ả. Tiếng gà bắt đầu eo óc trong xóm. Ngà ngột ngạt tưởng chừng trái tim mình không còn hoạt động nữa. Mồ hôi rỉ rả từ chân tóc, chân lông ả, nhưng cớ sao ả cảm thấy lạnh buốt đến nổi gai ốc dưới tấm thân nóng bỏng của gã thanh niên. Vụt chiếc mền trên giường phủ lên ả, rồi cuốn ả lại và tiếp theo đó, tiếng chân chạy thình thịch ra cửa. Ánh đèn bên kia bỗng lu xuống. Hình như lão Tự đã vào giường dỗ giấc trở lại. (các trang 73, 74)
Tác giả cố tình muốn viết chuyện theo loại tiểu thuyết khiêu dâm (romans pornographiques) chăng? Tôi e không phải. Viết loại khiêu dâm, tác giả phả vẽ ra một nam nhân vật đẹp trai cường tráng, một nữ nhẩn vật kiều diễm sexy và mô tả một cách hào hứng những cái bộ phận khích dục trên thân thể con người. Và nhất là phải mô tả tỉ mỉ những động tác hành dâm. Có vậy, đương sự mới đánh thức con lợn lòng đang say ngủ ở từng độc giả. Đằng nay, chị không mô tả nhân diện và vóc dáng của Đực và của Ngà. Lại nữa, ở đoạn trên, cái tấm thân phì nộn và cái bụng bự chang bang của ông Phủ nếu được đưa lên màn ảnh thì chỉ tổ gây ác mộng cho khán giả. Đã vậy chị chỉ mô tả chi ly những động tác dành để chuẩn bị cuộc cưỡng bức chứ ít khi đi sâu vào các động tác cưỡng bức. Tuy nhiên nếu lăm le đưa ngòi bút vào cuộc cưỡng bức thì chị chỉ tả qua quít những động tác mà kẻ đứng ở vị trí xa xôi chỉ được trông thấy cảnh cưỡng dâm một cách tổng quát mà thôi. Như vậy, khi sáng tác quyển ''Khung Rêu'', Nguyễn Thị Thụy Vũ táo tợn thì có, mà khiêu dâm thì không bao giờ. Càng viết táo bạo, tác giả càng khai thác cái bản năng thú tính của con người, càng chất chồng hệ lụy vào tấm thảm kịch gồm các nhân vật then chốt trong truyện. Cho nên dù áp dụng văn phong trong văn chương tiền chiến, nhưng tác giả đưa đẩy hành trình cây bút của mình vào những cuộc phanh phui tàn nhẫn hơn.
* * *
Mỗi nhân vật có một cấu trúc riêng, tuy khái quát nhưng vẫn được tác giả chăm chút công phu. Ít khi tác giả tả chân dung và ngoại hình của các nhân vật, mà nếu có thì chị cũng chỉ tả vài nét khái quát mà thôi. Nhưng cuộc sống nội tâm và cách sống ở ngoài đời của họ được chị chú trọng hơn.
Ông Phủ là nhân vật xương sống trong câu truyện. Chúng ta chỉ biết được cái thân thể mập tròn và cái bụng phệ của ông mà thôi. Ông là kẻ nhu nhược đối với con cái. Ông hiếu sắc và có nhiều cuộc ngoại tình khi người nguyên phối đầu tiên của ông hãy còn sinh tiền. Sau khi cưới vợ kế, ông lại say mê cô đào hát bội tên là Năm Thành. Cô Năm là nhân vật mờ (personnage obscur) chỉ xuất hiện vài giòng ở phần thuyết thoại (la narration) mà thôi. Khi độc giả bước vào chương 4 của quyển sách, chúng ta mới chứng kiến cảnh ông cưỡng bức Ngà để rồi biến cuộc gian dâm thành hoàn cảnh nạp sủng (cưới hầu thiếp) sau này. Vào thời phong kiến, luôn cả vào thời Pháp thuộc, các quan lại giàu sang thường có năm thê bảy thiếp. Trừ bà thứ thất được hợp thức hóa do người chính thất cưới hỏi cho chồng, còn những bà sau đếu là hầu thiếp cả. Đó là hạng nửa hầu gái nửa tiểu tinh, sống phục dịch cho chồng và vợ cả như đầy tớ, thỉnh thoảng được chồng ban ơn sủng trong viêc gối chăn. Trong trường hợp này, ông Phủ muốn biến Ngà từ cô tớ gái thành người hầu thiếp để được ả săn sóc ông và giúp ông giải quyết sự tấn công cuối cùng của nhục dục trên thể xác tàn tạ của ông. Ông bất lực với con cái. Ông đại diện một lớp người đã từng nắm quyền lực, nhưng rồi vì tuổi già và bãn chất thích cầu an nên mất quyền lực để trở nên bất lực trước mọi chặng của gia cảnh biến suy. Vốn là quan lại do chế độ thuộc địa của Pháp đào tạo nên ông không ưa bọn Việt Minh vì ruộng đất ông bị họ sung công: bọn tá điền của ông bị họ sút siểm trở lại hổn xược kình chống lại ông. Xin cùng đọc cuộc bày tỏ tâm sự của ông với lão Tự:
Cơn giận được hâm lại, ông nói sôi nổi:
— Cái thằng Đực là phường khố rách áo ôm mà bây giờ nó cũng bày đặt lên
mặt lên mày hỗn láo. Rõ ràng là thứ chầu rìa bọn cướp cạn. Đồ siêu mưu làm loạn cả đám. Ông nói trơn tru không ngập ngừng, vấp váp. Những ngày còn lênh đênh trong vùng kiểm soát của phe kháng chiến, ông cố dăn lòng, khóa mồm, khóa miệng lại, nhưng bây giờ cơn bực tức phải được trào ra, kẻo ngực ông bể mất.
Ông Phủ gằn giọng:
— Rủi bọn đó thắng được chánh phủ Mẫu Quốc thì mình có nước trốn qua Cao Miên mà ở. Nói vậy chớ, tụi nó rán mà lo không có một thẻo đất chôn thây, chớ nói gì tới thắng trận ban sư? Tôi thích Tây cai trị, Tây mà đi rồi, mình chết đói cả đám.
Lão Tự cười khà khà, không có ý kiến. Thụ kín đáo lắc đầu. Ông Phủ hăng hái:
— Tôi nói thiệt đa. Nếu con cháu tôi chộn rộn bắt chước tụi học sinh bỏ học,
bỏ nhà đi theo bọn phản loạn đó, lập tức tôi đi báo cáo cho Tây biết liền và nếu cần, tôi đem đóng trăn tụi nó rồi đem nộp gấp. (trang 289)
Bà Phủ đại diện cho lớp người phụ nữ khôn ngoan, xuất thân từ hoàn cảnh trung lưu cấp thấp (vợ góa của một thầy Su, thầy đã từng làm việc trong các đồn điền cao-su của người Pháp). Khi bước vào địa vị phu nhân một bậc quan lại, bà không bỡ ngỡ, không cảm thấy mặc cảm trước cái địa vị khó khăn khi phải điều khiển một cơ nghiệp đồ sộ và một lũ con chồng. Bà cư xử khéo léo với lũ con chồng và theo tác giả cho biết thì bà thật bụng thương yêu họ, nên được họ thành thực kính mến. Rất đỗi Canh là cậu trưởng nam ngỗ nghịch của ông Phủ mà còn tin cậy bà và bênh vực bà thay. Tiếc một điều là bà không hoán cải được tình thế khi những nhát búa khốc liệt của ác nghiệp bổ tới tấp lên hạnh phúc của bà: sinh một đứa con bán nam bán nữ, chồng có cô hầu trẻ có địa vị thấp thỏi hơn bà, không thể hoá cải chồng vì cả ba (vợ chồng bà và Ngà) ở vào thế kẹt khi Ngà mang thai. Bà không thể răn dạy cô cháu gái của mình khi cô ta có đủ lông đủ cánh để làm cuộc phiêu lưu tình ái. Bà cũng không cản ngăn nổi con ruột của mình bỏ nhà theo phe kháng chiến. Cái khéo léo, cái quyền biến của bà cùng cái thiện chí của bà trong công việc chống đỡ giang sơn nhà chồng hóa ra vô dụng. Tác giả không cho chúng ta biết bà đuợc bao nhiêu tuổi, nhưng chúng ta có thể đoán bà vào khoảng trung niên, tình yêu đối với chồng bà hãy còn thắm thiết và thể chất của bà hãy còn đang độ nồng nàn. Trong gia đình trưởng giả, trong gia đình quan lại, một bà phu nhân một khi đã luống tuổi thì không còn nghĩ tới tình yêu của chồng đối với mình nữa. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình mà thôi. Họ bằng lòng cho chồng nạp thiếp, để dễ bề biến các người thiếp thành con ở, con đòi không trả tiền công. Nhưng bà Phủ thì không phải ghen vì sợ mất quyền lợi vì ông Phủ có định nâng Ngà lên hàng thứ thất đâu. Khi biết chồng phản bội mình, bà trừng phạt bằng cách cất nhà sống riêng. Nhưng khi nhà chồng có tai biến (trường hợp Tịnh bị điên), bà ra tay giúp đỡ. Chồng chết, bà lo ma chay chu tất. Bà điềm đạm, quãng đại, yêu chồng, nhưng không hề tha thứ việc lầm lỡ nạp thiếp của chồng.
Canh, người con trưởng nam trong gia đình, tuy xuất hiện trong tác phẩm rất ít, nhưng được tác giả tô đậm đà bằng những màu sắc nổi bật. Chàng ăn chơi phóng đảng, sống báo cô cha mình nhưng vẫn hỗn hào cãi vả cha mình. Một thứ cây chùm gửi đầy gai độc. Tuy nhiên, Canh vẫn sáng suốt nhận biết bà kế mẫu mình chống đỡ gia đình bằng tất cả thiện chí, bằng tất cả tấm lòng tươi son bền sắt. Cho nên chàng vẫn kính mến và tin cậy bà. Đôi lúc, Canh cũng chán ngán cảnh trụy lạc của mình và muốn tìm một lý tưởng để thoát khỏi hoàn cảnh truy hoan buồn nản của mình. Sự hướng thiện thì có, nhưng nghị lực thì không. Cho nên chàng vẫn không sao vượt thoát nếp sống cũ.
Canh ngã người trên ghế nhìn lên nền trời vắng mây, xanh mênh mông. Mỗi mùa ruộng, chàng phải bỏ ra vài ngày vào công việc kiểm soát lúa thóc với lão Tự. Chàng chỉ có mặt lấy lệ còn phần việc do lão đỡ đầu cả. Nhưng chàng cảm thấy mất công vào những việc tầm thuờng, không đòi hỏi gì ở khối óc hay tốn nhiều mồ hôi. Canh vẫn nuôi mộng lớn và cho rằng chuyện lúa thóc không xứng đáng với khả năng chàng. Chàng lờ mờ nghĩ rằng thú ăn chơi của chàng vẫn là cái vốn sống thật phong phú, chớ đâu phải là chuyện sa đọa như mọi người đã hồ đồ lên án chàng.
Nhưng Canh cũng bắt đầu chán ngán hết mọi sự. Chàng tự an ủi mình là đến độ nào đó, chàng sẽ nhìn lại những ngày bê tha cũ, để trù tính đến tương lai. Chàng có đọc vài ba cuốn tiểu thuyết xã hội. Chàng mê một xã hội công bằng và chàng là kẻ phất cờ cầm quạt để khêu lên một cuộc san bằng những cảnh bất công xảy ra nhan nhản trước mắt. Những chuyện chơi hoang chỉ là cái cớ để chàng học hỏi và định làm một cuộc cách mạng chống lại giai cấp đang nuôi dưỡng chàng. Đã biết bao lần, chàng đề cập đến một cuộc thay đổi thời thế khi lẩn quẩn trong tiệc rượu và bàn hút. Cuộc đời sắp tới, sắp tới nữa sẽ sẵn sàng giao phó vai trò lãnh đạo cho chàng.
Song ngày tháng vẫn trôi qua. Chàng vẫn sống bám vào ông Phủ. Một người bạn đã đi theo kháng chiến viết thư về giục chàng nên đáp lời sông núi. Canh hồi âm một cách nồng nàn là chàng không bao giờ quên bổn phận làm trai, nhưng chàng phải lựa cơ hội tốt, chàng phải suy nghĩ chín chắn... Dĩ nhiên cơ hội đó không bao giờ có cả. (trang 62)
Trong lũ con riêng của ông Phủ thì Tường là một hình vẽ được kết hợp bằng đường nét đơn sơ và được tô bằng màu sắc nhạt nhẽo. Chàng lười biếng, không có lý tưởng rõ rệt. Chàng say sưa với thứ tình- yêu-trợt-té-qua-tình-dục. Chàng không có lý tuởng, không theo cao trào nhập vào phe kháng chiến chống Pháp , lại lười học, dở chịu cực. Chàng xin đi học nghề sửa chữa máy vô tuyến điện; nhưng khi cuộc chiên tranh kết liễu, chàng phải sống băng nghề chích dạo. Thế có nghia là chàng bỏ cuộc trong vụ học nghề chuyên môn. Cho nên Thụ cho chàng là một thứ ''người không có tiểu sử'' (sic).
Trái lại, Thụ được tác giả săn sóc trong công việc cấu trúc hơn. Thụ hiền lành, thông cảm, dễ hòa hợp với mọi người. Chàng hăng hái tham gia chuyện đi làm lịch sử. Nhưng khi chiến tranh kết liễu, đất nước bị chia hai, chàng ở lại miền Nam Việt Nam, cảm thấy cuộc theo phe kháng chiến chống Tây vô ích. Chắc chắn là chàng hiểu rõ bọn Việt Minh Cộng Sản muợn chiêu bài chống Tây để thi thố những thủ đoạn tàn ác ra sao rồi. Chàng trở về ngôi nhà cũ, chứng kiến sự hư hoại tiến hành một cách chậm chạp của nó, không có gì cứu vãn nổi. Đó cũng như chàng chứng kiến cuộc sống dở dang của mình, không còn một triển vọng tươi sáng nào, không một viễn ảnh rực rỡ nào ở chân trời tương lai.
Hơn mười năm trôi qua. Một giai đoạn lịch sử đã chấm dứt. Thụ đã trở về ngôi nhà tổ phụ.
Ngôi nhà đó bây giờ xiêu vẹo, mái ngói quằn xuống bờ tường, hàng kèo cột bị mối mọt ăn rệu và loang lở những dấu vết chiến tranh.
Thụ dùng căn nhà sàn dưới bến nước của bà kế mẫu làm nơi tá túc. Mỗi ngày, Thụ lên ngôi nhà thừa tự quét dọn và nhang khói cho tổ tiên.
Chàng không dám ở trong ngôi nhà lớn vì nó có thể sập xuống bất thần không biết ngày nào, giò nào đây.
Buổi chiều rảnh rỗi, Thụ chấp tay sau mông đi loanh quanh ngôi nhà và dừng lại vài nơi, moi tìm những kỷ niệm đã mất.
Phần huơng hỏa của chàng chỉ còn bao gồm vỏn vẹn một mẫu đất trồng cây ăn trái. Nơi đó cũng là chỗ an nghỉ, tụ họp vinh viễn của dòng họ chàng. Bên cạnh ngôi nhà mồ của ông Phủ mọc lên hai ngôi mộ của bà Phủ và của lão Tự.
Một thân một bóng, thụ làm biếng chăm sóc bông kiểng. Tùng, thiên tuế, lựu vẫn còn tươi tốt vượt lên đám cỏ hoang và dây bìm bìm. Nhưng chắc chắn rồi đây những loài cây ấy sẽ rũ chết vì đã quá già cỗi. Thụ sống co ro với cái mặc cảm thất bại của cuộc mưu đồ đại sự.
(trang 333)
Thụ không còn nhìn cuộc đời háo hức nữa. Tất cả đều vô ích. Con người bất quá cũng như con bọ chét sống trong bộ lông của một con vât khổng lồ. Không hiểu sao Thụ lại có cái so sánh kỳ cục đó. Chàng giúp đỡ Tường bằng cách nhận nuôi đùa cháu bất hạnh với đồng lương dạy học khiêm tốn của mình. Lúc nhàn rỗi, hai bác cháu quấn lấy nhau, đùa giỡn, tưởng chừng cả hai đều là con nít cả. Nhưng có những đêm mưa, chàng bừng thức giấc vì trận gió ào ào đổ tới. Chàng khêu ngọn đèn chong, hướng mắt theo đường song cửa nhìn lên ngôi nhà thừa tự, lo lắng. (trang 335)
Chiêu, người con út của ông Phủ là hiện thân của ác nghiệp ác báo của chính đương sự được tượng hình qua thể chất bán nam bán nữ. Chàng muốn phục sức theo phụ nữ, muốn làm phụ nữ nhưng bị mẹ rúng ép làm thanh niên. Chàng yêu Hoàng và ghen tương với Tịnh. Nhưng khi thông cảm nỗi bất hạnh của Tịnh rồi thì chàng mới nhận thấy mình không ghét Tịnh mà chỉ ghét Thượng Đế không ban cho chàng cái địa vị của Tịnh (được Hoàng yêu). Trước cảnh nhà ly tán, lại nhìn sâu vào thân phận bi đát của mình, Chiêu bỏ nhà vào chiến khu của phe kháng chiến. Đa số độc giả chúng ta chắc không tin chàng vì yêu nước nên tham gia lịch sử, mà đó là hình thức tự tử để giải thoát cái ác nghiệp từ tiền kiếp nào báo ứng hiện hành trong kiếp này của chàng.
Tịnh là một cô thiếu nữ có tinh thần bạc nhược, hay đa cảm đa sầu. Ngược lại, tình yêu và nỗi đam mê của nàng rất mãnh liệt. Khi yêu Hoàng, nàng quăng mình trọn vẹn vào cơn lốc tình cảm của mình, dâng hiến trọn vẹn tâm hồn và trái tim mình cho người yêu, không do dự, không dè sẻn, không phân vân tính toán. Đây là mẫu người không tự chủ, sống thành khẩn với tình cảm của mình, không ngụy trang cầu kỳ như các cô thiếu nữ khác. Về mặt tâm lý, cô không phải là mẫu nhân vật được kiến trúc tinh vi. Nhưng tác giả vẫn nâng niu cô, vẽ vời cho cô một nội tâm giông bão, tham gia vào cảnh chia lìa trong thảm họa của một thế gia vọng tộc. Cô dự phần vào thảm họa ấy, chứ không phải là động cơ chính yếu thúc đẩy sự sụp đổ gia đình ông Phủ. Song cô vẫn đóng góp tích cực và hữu hiệu vào cái không khí thê lương cho cốt truyện, tạo nên nỗi se sắt ngậm ngùi trong của cốt truyện.
Ngự cũng vẫn là một nhân vật tuy xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm ''Khung Rêu'', nhưng về mặt tâm lý, cô không phải là một nhân vật khó kiếm trong kho tàng văn chương nước nhà. Đó là thứ phụ nữ xuất thân từ lớp lao động nghèo khổ, nhưng mơ vói lên cao để thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Ngự tuy có tham vọng, nhưng nhẹ dạ, không mưu luợc, không tài cán, chỉ biết chinh phục cuộc đời bằng sự liều lĩnh của mình. Cái khéo của tác giả là ở chỗ cho Ngự sinh trưởng ở trong lòng thung lũng của quận lỵ Lộc Ninh, rất xa sông Bé. Có lẽ suốt cả đời, Ngự chưa hề thấy được con sông man rợ chảy qua vùng rừng rú hoang vu ấy. Cho nên khi về Vĩnh Long sống với ông bà Phủ, chiều chiều cô thích ra bến sông Long Hồ để ngắm các ghe thương hồ. Con sông dễ đưa đẩy khách vãn cảnh nghĩ tới dòng đời phiêu lãng. Các ghe thương hồ cũng gợi cho họ cuộc đời gạo chợ nước sông, rày đây mai đó. Khi mới vào tác phẩm, tác giả viết đoạn Ngự ưa ngắm sông vào lúc chiều hôm dường như báo cho độc giả biết trước trong tương lai gần hay trong tương lai xa, Ngự sẽ dấn thân vào các cuộc phiêu lưu tình ái một khi bỏ chồng con ra đi với tên lính kín.
* * *
Những nhân vật không có chút huyết thống nào với ông Phủ và bà Phủ là những người tôi tớ trong nhà và hai người tá điền là ông Tám và tên Đực. Trừ Ngà là nhân vật xương sống trong truyện, còn kỳ dư là nhũng vai phụ. Tuy vậy, những vai này cũng được tác giả cấu trúc một cách chăm chút công phu như nhân vật Ngà.
Ngà vốn là nạn nhân của ông Phủ. Sau khi bị chủ cưỡng dâm, biết rằng mình đang gặp hoàn cảnh gạo đã thành cơm, ả bám víu một chút hy vọng nhỏ nhoi cuối cùng: được ông Phủ sủng ái vì ả trẻ đẹp. Do sự chênh lệch tuổi tác giữa ông và ả, ả sẽ được ông nâng lên địa vị cao hơn địa vị con đòi con tớ trong nhà; ả sẽ ăn sung mặt sướng hơn, sẽ bước lên địa vị dư dả sang trọng hơn. Nhưng chút tham vọng ấy phải tiêu tan: ông Phủ đang gặp cơn gia biến vì quá lo nghĩ nên lơ là việc ái ân giao hợp với ả. Tác giả cũng không nói ông Phủ có tặng tư trang hào nhoáng, y phục choáng lộn để tô lục chuốc hồng cho Ngà. Chúng ta chỉ biết rằng sau khi đứa con hữu sinh vô dưỡng của ả chết đi , ả còn dư sữa nên ông bà Phủ bắt ả phải làm vú em cho đứa con của Ngự và Tường.
Lão Tự là người lão bộc thâm niên được chủ xem như một phần tử trong gia đình. Lão đem hết tâm cơ cùng sự trung thành tận tụy phục vụ cho chủ, được chủ trao gửi tâm sự, được các con của chủ mến thương; họ gọi lão bằng bác xưng cháu. Có chuyện gì nan giải, họ đều tỏ bày với lão. Tuy nhiên, lão phải sống chung trong dãy nhà ngang dành tôi tớ, phải ăn chung với họ. Khi chết, lão được chôn trong cuộc đất hương hỏa của chủ và gần bên mộ chủ, hưởng một chút ân huệ thừa thãi cuối cùng. Đây là nhân vật hạ lưu trong địa vị người nghĩa bộc mà chúng ta thường gặp trong các truyện Tàu và hơi khó kiếm ở trong cuộc sống thời cận đại.
Lài là cô tớ gái không có cá tính đậm đà, ngoài việc ả yêu thầm nhớ trộm chàng nam sinh tên Hoàng không hiểu nghệ thuật chơi vĩ cầm của Hoàng hay ho ra sao. Hoàng có giai cấp vượt trội giai cấp của ả lẫn của Mọt quá xa nên ả chê Mọt đen đúa, quê mùa. Ả vẫn biết tình yêu chân thành của Mọt, nhưng có lẽ vì không dám vói cao để quyến rũ Hoàng nên ả hay tìm dịp ăn nóc xóc óc móc họng Mọt. Có lẽ đó là một thú giải trí của một kẻ thất tình.
Mọt là người tớ trai gốc Cao Miên. Hắn ngây ngô, hiền lành, dễ dãi. Cá tính hắn không rõ rệt. Cuộc sống và tâm tình của hắn được tác giả phác thảo bằng vài nét sơ sài. Hắn yêu Lài, nhưng thường nói xốc hông Lài làm cho Lài tuy thích mà vẫn khinh thường hắn. Tuy nhiên, mỗi khi hắn xuất hiện ở bất cứ đoạn nài trong tác phẩm ''Khung Rêu'', lời lẽ khờ khạo nhưng duyên dáng của hắn làm cho tác phẩm mặn mà tình ý hơn.
Hoàng là bạn của Thụ, ở trọ nhà ông Phủ để ăn cơm tháng. Chàng khôi ngô, chơi vĩ cầm hay, ngoài ra chẳng có đặc điểm gì đáng kể. Nhưng có lẽ hoàn cảnh cô độc và dáng điệu thui thui của chàng gây một hấp lực mãnh liệt, một từ trường rộng rãi để lôi cuốn Tịnh, Chiêu và Lài. Tuy là nhân vật phụ, thụ động trong cách hành xử, nhưng chàng là một động cơ chính yếu thúc đẩy Chiêu phải bỏ nhà ra đi, đưa đẩy Tịnh vào nỗi đam mê oan nghiệt và sau hết là vào cơn điên dữ dội cho tới ngày Tịnh nhắm mắt lìa đời.
Ngoài mái nhà từ đường của ông Phủ còn có hai nhân vật tiêu biểu là ông Tám và tên Đực vốn là tá điền của ông. Ông Tám quen nhẫn nhục, dù có thù ghết ông Phủ phá hại cuộc đời con gái mình, nhưng trước gương mặt oai quyền và trước cái bóng quyền lực tự bao đời của ông ta nên ông nhụt hết nhuệ khí, phải tỏ ra nhỏ nhoi khuất phục. Nhưng tên Đực thì khác. Bọn Việt Minh đã gieo vào tim óc hắn mối hận thù địa chủ, họ kích thích bản năng nổi loạn của hắn để biến hắn thành kẻ hống hách, ương ngạnh, hỗn hào. Đây là một nhân vật mới do thời thế và lịch sử biến chuyển tạo nên.
* * *
Theo thói thường, một khi chọn một đề tài xã hội, tác giả từ từ đóng kín một vận sự nào đó để mở một vận sự mới ở phần cuối. Ở chặng đi từ phần đầu đến phần cuối, tác giả tạo ra nhiều mâu thuẫn, nhiều nghịch lý đan kín nhau hoăc xen kẻ nhau để cho đọc giả ngây ngất say sưa theo dõi từng diễn biến của cốt truyện. Ở ''Khung Rêu', Nguyễn Thị Thụy Vũ đóng kín một thời đại thanh bình, một chế độ địa chủ phong kiến. Nhưng chị không hé mở hoặc soi sáng một thời đại nào mới, một chế độ nào mới. Tuy nhiên, về văn chương nữ giới, trừ cuộc sống tình cảm lãng mạn của Tịnh ra, chị đã đóng bít cái lối viết về mình với những tâm tư riêng lẻ, với những cuộc tình ái lăng nhăng để phóng tầm mắt vào một xã hội biến suy, một giai đoạn lịch sử sang trang. Đây là một cây bút phụ nữ viêt văn với một ý thức sáng trưng: mở rộng một chân trời bao la cho văn chương phụ nữ, tránh cái riêng tư lẻ tẻ nhỏ nhoi để lao vào cái lớn lao nằm trong phạm vi thời đại, xã hội, lịch sử và đất nước.
Bằng một bút pháp bình dị và trong sáng, bằng sự diễn tả lạnh lùng và khách quan, Nguyễn Thị Thụy Vũ vẫn đưa chúng ta vào nỗi buồn sâu hun hút, kéo dài cơn bàng hoàng ngây ngất chúng ta từ lúc ông Phủ cưỡng hiếp Ngà cho tới trang cuối của phần kết cuộc. Tất cả mọi nhân vật bị cuốn hút vào cái oan nghiệt của nghiệp lực, chẳng ai quật khởi chống trả. Họ chỉ biết cúi đầu tuân phục thảm họa và tai ương. Họ chấp nhận miễn cưỡng một cuộc đời ảm đạm, thiệt thòi, không cạy gở một khe hở để ánh sáng mặt trời len lỏi vào cái ngục thất do nghiệp lực xây bốn vách đá nghiêm khốc chung quanh họ.
Quê Nam Một Cõi
Chương Một
Hồ Biểu Chánh, ánh hoàng hôn cựu trào qua
truyện dài ''Tơ Hồng Vương Vấn''
Nhắc tới Hồ Biểu Chánh, chúng ta nghĩ tới một tiểu thuyết gia theo khuynh hướng ''văn dĩ tải đạo'', lấy việc răn đời làm gốc. Nhưng đây cũng là kẻ viết theo khuynh hướng tâm lý ái tình, tuy nhiên đó là thứ tâm lý đóng khung trong lễ giáo, chết cứng và hóa thạch trong luân lý Khổng Mạnh, không thể vượt thoát ra một khung trời cao rộng gồm thiên hình vạn trạng nhân sinh quan phóng khoáng hơn và cởi mở hơn.
Hồ Biểu Chánh, bậc tiền bối của các cây bút Nam Kỳ chúng ta khởi nghiệp văn chuơng vào những năm cuối của thập niện 20 (của thế kỷ20). Đuờng lối viết lách của tiên sinh trước sao sau vậy, qua tới giữa thập niên 50 vẫn không thay đổi một mảy lông sợi tóc nào trong vấn đề nhân sinh quan, lý tưởng, trong cuộc sống phồn tạp và tiến bộ về văn hóa, tư tưởng, trong đường lối giáo dục của mọi tầng lớp hậu sinh của cụ.
Chúng ta phải tự hỏi, sau bao nhiêu vận nước nổi trôi, trải qua bao nhiêu thời đại, bao nhiêu thế hệ, vậy mà văn chương của Hồ Biểu Chánh vẫn còn được nhiều lớp độc giả hậu sinh chiếu cố? Có phải chăng tài hoa của cụ vượt dòng đào thải của thời gian? Có phải nó là tiếng đồng vọng lảnh lót và vang xa của cái thời đại mà cụ đã sống, đã cầm bút? Thật khó mà trả lời. Như chúng ta cũng thừa biết cái cấu trúc và cách dựng truyện của Hồ tiền bối cẩu thả, cách diễn tả của cụ thật bộc trực nếu không bảo là luông tuồng. Cụ ít khi viết văn, ít khi tả cảnh tả người chu đáo, thường là vài nét khái quát. Cũng như nhà văn Lê văn Trương, cụ hay thuyết lý, ưa trình bày cái nhân sinh quan của mình. Nhưng nhân sinh quan của cụ lâu lâu mới le lói một vài nét đặc thù của mình. Tuy nhiên, khi đọc tiểu thuyết của cụ, cớ sao người thưởng ngoạn bị cụ thôi miên hồi nào không hay. Cái chân tình, cái nhiệt thành của tình ý cụ lẫn cái nồng nàn của của bút pháp cụ quyến rũ người đọc một cách dị kỳ; cái thô vụng của cụ trở thành đậm đà tuyệt vời, cái bộc trực, cái xí xọn trong những lời đối thoại của từng nhân vật trở nên duyên dáng mặn mà khó tả.
Cái ngôn ngữ dí dỏm, chót chét trong văn phong của Hồ Biểu Chánh thường làm cho chúng ta bật cười một cách thống khoái, dù cụ có cằn nhằn chì chiết nhân tình thế thái đi nữa. Chúng ta cảm nhận ngay sự thành khẩn của cụ. Chúng ta vụt cảm thấy tận đáy sâu của ngôn ngữ cụ, tận cái thiết tha của tình ý cụ có một hấp lực kỳ đặc, không dễ gì tìm gặp ở bút pháp kẻ khác:
Thợ trời thiệt là khéo léo, hóa sanh muôn loài, không bỏ sót loài nào, đã sanh con voi to, mà còn sanh con muỗi nhỏ, đã sanh con cọp để giết người, mà còn sanh bò heo để nuôi người. Mà thợ trời cũng thiệt trớ trêu, mỗi loài lại sanh nhiều thứ, hình dáng, màu sắc tánh chất đều không giống nhau, sanh rắn độc mà cũng sanh rắn hiền, sanh hoa thơm mà cũng sanh hoa thúi. Sanh loài người, Tạo hóa cho có mặt, có tay, có chưn, có gan, có ruột như nhau, mà cắc cớ sơn cho nhiều màu da, người thì trắng, kẻ thì vàng, người thì đen, kẻ thì đỏ. Mà dầu đồng một màu da với nhau đi nữa, tâm tánh cũng bất đồng, kẻ hiền người dữ, kẻ ngay người gian, kẻ dại người khôn, kẻ sáng nguời tối. Có một điểm, loài người dù đen, đỏ, trắng, vàng, dầu dữ, hiền, khôn, dại, phần nhiều đều giống nhau. Ấy là thói say mê tiền bạc, say mê đến nỗi không kể tội lỗi, không biết thúi hôi, không sợ chê khen, không màng phải quấy, áp nhau bu lại mà giựt dành, nếu giựt cho được rồi chết cũng vui lòng, mà nếu giựt không được lại phải chết cũng không sợ.
(Tơ Hồng Vương Vấn, các trang 148, 149)
Viết theo văn dĩ tải đạo, bên Pháp đã có Delly, bên Anh đã có nữ sĩ Barbarra Cartland; họ ăn khách kinh khủng. Delly là bút hiệu của bà Jeanne Petitjean de La Rosière (sanh tại Avignon năm 1875, chết tại Versailles năm 1947) và ông Fréderic Petitjean de La Rosière (sanh tại Vannes năm 1875 chết tại Versailles năm 1949). Cả hai sáng tác lối 30 tác phẩm. Còn Barbarra Cartland viết lối 400 quyển tiểu thuyết. Nhưng đọc tác phẩm của họ, độc giả chỉ tìm được dăm ba tiếng đồng hồ để giải trí, rồi quên luôn những thú vị của mình đã trang trải trên những trang sách. Cặp Delly thường lấy tinh thần Bác Ái và Bao Dung của đạo Thiên Chúa làm nền tảng của câu chuyện, để đánh bóng thêm cho các nhân vật hiền lương mà Cộng Sản gọi là các nhân vật chánh diện thêm phần lộng lẫy. Nhưng đa số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thì không như thế. Ngoài chuyện tôn vinh quan niệm tích ác phùng ác, tích thiện phùng thiện, chúng còn có nhiều điều gì khác làm độc giả sống lại một đoạn đời quá khứ của mình hay giúp độc giả mường tượng cách sống của những lớp người thuộc những thế hệ trước thế hệ mình.

Hồ Trường An

Không có nhận xét nào: