Mao Trạch Đông
ngàn năm công tội
Chương 37
Chu Ân Lai mà người căm ghét, hãm hại: mãi mãi
sống trong lòng trăm họ!
Lũ bốn tên mà người tin cậy, bảo vệ: nhân dân
rủa bay chết sớm đi!
9 giờ 57 phút ngày 8-1-1976, Chu Ân Lai qua
đời, nhà cầm quyền công bố thành lập Ban lễ tang gồm 107 thành viên, trong đó
có Mao Trạch Đông, Vương Hồng Văn, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình,
Chu Đức… Tuy nhiên, qui cách lễ tang đã bị hạ thấp, với việc lễ vĩnh biệt thi thể lẽ ra phải tổ chức ở Nhà Quốc hội, thì lại làm tại nhà tang lễ bệnh viện Bắc Kinh (mặc dù đây không phải nơi Chu qua đời), việc rắc tro hài cốt được thực hiện trên chiếc máy bay An-2 cũ kỹ chuyên dùng phun thuốc trừ sâu cất cánh từ một sân bay cấp huyện, Mao không dự lễ truy điệu v.v… Tuy nhiên, tình cảm sâu nặng của người dân đối với vị Thủ tướng của họ vượt xa ý muốn của Mao. Hàng triệu người đã tự động đứng hai bên đường tiễn biệt ông từ bệnh viện tới nơi hoả táng. Nhiều cán bộ và dân chúng tự đeo băng đen hoặc hoa trắng để tang ông. Nhiều người cảm thấy như đất dưới chân mình sụt xuống.
Chu Ân Lai sau khi từ trần thanh danh nổi như cồn,
trở thành ngọn cờ để toàn đảng, toàn quân, toàn dân đấu tranh tẩy chay âm mưu
gia đình trị của Mao.
26-12-1975 , Khang Sinh qua đời. Trước khi
chết, Khanh đã tố cáo với Mao việc Giang Thanh, Trương Xuân Kiều từng là kẻ
phản bội. Mao lờ đi.
Chu Đức… Tuy nhiên, qui cách lễ tang đã bị hạ thấp, với việc lễ vĩnh biệt thi thể lẽ ra phải tổ chức ở Nhà Quốc hội, thì lại làm tại nhà tang lễ bệnh viện Bắc Kinh (mặc dù đây không phải nơi Chu qua đời), việc rắc tro hài cốt được thực hiện trên chiếc máy bay An-2 cũ kỹ chuyên dùng phun thuốc trừ sâu cất cánh từ một sân bay cấp huyện, Mao không dự lễ truy điệu v.v… Tuy nhiên, tình cảm sâu nặng của người dân đối với vị Thủ tướng của họ vượt xa ý muốn của Mao. Hàng triệu người đã tự động đứng hai bên đường tiễn biệt ông từ bệnh viện tới nơi hoả táng. Nhiều cán bộ và dân chúng tự đeo băng đen hoặc hoa trắng để tang ông. Nhiều người cảm thấy như đất dưới chân mình sụt xuống.
Ở Bắc Kinh, nhà cầm quyền cấm các đơn vị lập
bàn thờ Chu , quần chúng liền phát hiện Đài liệt
sĩ trên Quảng trường Thiên An Môn là nơi tưởng niệm lý tưởng nhất. Ngày 19-3,
học sinh Trường Tiểu trọc Ngưu Phòng khu Triệu Dương đặt vòng hoa đầu tiên trên
Đài liệt sĩ tưởng niệm Thủ tướng Chu. Những ngày tiếp theo, số vòng hoa ngày
càng nhiều. Công nhân nhà máy cơ khí hạng nặng Bắc Kinh dùng cần cẩu đưa đến
quảng trường một vòng hoa “xé không rách, lay không chuyển” làm bằng thép. Công
nhân viên chức Nhà máy 109 thuộc Viện Khoa học Trung Quốc dựng ở phía sau Đài
liệt sĩ 4 tấm bia thép lớn, mang 4 dòng chữ chĩa mũi nhọn vào “lũ bốn tên”:
Hồng tâm dĩ kết thắng lợi quả
Bích huyết tái khai cách mạng hoa
Thảng hữu yêu ma phún độc hoả
Tự hữu cầm yêu đả quỷ nhân
(Tạm dịch nghĩa: Trái tim đỏ làm nên thắng lợi,
máu đào lại nở hoa cách mạng. Nếu có yêu ma phun lửa độc, tất có người bắt quỷ,
trừ ma).
4-4 là tiết thanh minh, tuy có lệnh cấm của
chính quyền thành phố, 2 triệu lượt người đã kéo đến Quảng trường Thiên An Môn
tưởng nhớ ông Chu, trong đó có đội ngũ trên 1000 công nhân viên chức Nhà máy
đồng hồ Thanh Vân, hơn 3.000 công nhân Nhà máy điện cơ Thự Quang. Theo thống kê
của Cục Công an Bắc Kinh, riêng ngày 4-4 trên 1.400 đơn vị tham gia tưởng niệm,
với 2.073 vòng hoa được đặt quanh Đài liệt sĩ, và vô số thơ, lời điếu, trong đó
có 48 vụ “công kích ác độc Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng”.
Tối 4-4, Vương Hồng Văn chủ trì cuộc họp Bộ
Chính trị, cho rằng vụ Thiên An Môn là sự kiện phản cách mạng đứng sau là Đặng
Tiểu Bình. quyết định dọn sạch Quảng trường Thiên An Môn, bắt phản cách mạng,
tổ chức chiến dịch tố cáo âm mưu của kẻ thù trong cả nước. Khi thảo luận việc
tước hết các chức vụ và khai trừ đảng tịch của Đặng, Chu Đức và Diệp Kiếm Anh
bỏ ra về, Lý Tiên Niệm im lặng, Hoa Quốc Phong, Trần Tích Liên, Ngô Đức… đề
nghị thỉnh thị Mao.
Nghe Mao Viễn Tân báo cáo tình hình, Mao Trạch
Đông nói:
- “Như vậy là họ nã súng vào tôi, tưởng nhớ Thủ
tướng, hỏi tội Giang Thanh và Trương Xuân Kiều, tóm lại là muốn lật đổ Đại cách
mạng văn hoá”
Chống Chu, phê Đặng, Mao không ngờ lại dẫn đến
kết quả này. Mao quá tín vào quyền uy của mình. Sau sự kiện 13-9, chính vì Mao
dựa vào Chu , sử dụng Đặng, toàn đảng, toàn quân
và toàn dân mới tiếp tục ủng hộ ông ta. Nay Mao bỏ rơi hai người này, định
chuyển giao quyền lực cho Giang Thanh, thì toàn đảng toàn quân và toàn dân đều
quay lưng lại.
Mao quyết tâm làm theo ý mình cho đến cùng, phê
chuẩn đàn áp quần chúng trước Thiên An Môn. 9 giờ 35 phút sáng 5-4, 5 tiểu đoàn
cảnh vệ, 3.000 công an, 10.000 dân quân ra tay đàn áp, bắt tại chỗ 38 người,
phá huỷ các vòng hoa. Kể cả trước và sau ngày 5-4, có 388 người bị bắt. Sáng
7-5, nằm trên giường bệnh, Mao chỉ thị:
- Tước mọi chức vụ của Đặng Tiểu Bình, giữ lại
đảng tịch, Hoa Quốc Phong làm Thủ tướng kiêm Phó Chủ tịch thứ nhất ĐCSTQ.
Mao dặn thêm khi họp Bộ Chính trị chính thức
thông qua quyết định trên, không báo Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh và Tô Chấn
Hoa đến họp, để đảm bảo nghị quyết được nhất trí thông qua.
Ngày 15-6-1976, trong lúc bệnh tỉnh ngày càng
nặng, Mao gọi Giang Thanh, Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều,
Diêu Văn Nguyên, Uông Đông Hưng, Vương Hải Dung đến nói:
- Đời ta làm hai việc. Một là đấu tranh với Tưởng Giới
Thạch mấy chục năm, đuổi Tưởng ra hải đảo; kháng chiến 8 năm, mời người Nhật về
nước; đánh đến Bắc Kinh, vào Tử cấm thành. Về việc này, số người có ý kiến khác
không nhiều, chỉ có vài người muốn ta sớm thu hồi mấy hòn đảo đó. Việc thứ hai
là phát động Đại cách mạng văn hoá, người ủng hộ không nhiều người phản đối
không ít. Cả hai việc trên đều chưa kết thúc, di sản này trao lại cho thế hệ sau.
Trao lại như thế nào? Không trao được trong hoà bình thì trao trong rối ren,
làm không tốt là biển máu. Các người làm ra sao? Có trời biết được.
Khi nói những câu trên, đầu óc Mao hoàn toàn
tỉnh táo. Ông ta tổng kết cuộc đời mình, nói đã làm hai việc, một là đánh bại
Tưởng Giới Thạch, đuổi người Nhật về nước; hai là phát động Đại cách mạng văn
hoá. Có nghĩa là trong 17 năm từ 1949 đến 1965, ông ta chẳng làm gì cả. Ông ta
đổ mọi sai lầm trong thời kỳ đó lên đầu Lưu Thiếu Kỳ, từ ba cuộc cải tạo lớn
đến Đại tiến vọt, chết đói 37,55 triệu người, thiệt hại 120 tỉ NDT.
Nói một cách thực sự cầu thị, từ năm 1953, Mao
đã thực hiện đường lối sai lầm “tả” khuynh với đặc trưng chủ nghĩa xã hội không
tưởng, đường lôi sai lầm này gây thiệt hại nhiều so với đường lối Lý Lập Tam và
Vương Minh. Sai lầm của Lý và Vương chỉ gây thất bại cục bộ, mất vài vạn quân,
mất căn cứ địa trong vài huyện, còn sai lầm của Mao làm chết đói 37,55 triệu
người. Một lãnh tụ đảng luôn miệng nói giải phóng nhân dân, phục vụ nhân dân,
mang lại hạnh phúc cho nhân dân phạm tội ác lớn như vậy, mà lại cự tuyệt nhận
sai lầm, không từ chức, lại phát động Đại cách mạng văn hoá, cách chức, đánh
đổ, thậm chí dồn vào chỗ chết khoảng trên 80% đảng viên cộng sản chính trực,
những người không tán thành cách làm tuỳ tiện của Mao từng có ý kiến bất đồng
với ông ta. Nó tàn khốc, vô tình gấp bao nhiêu lần so với đường lối Vương Minh.
Nếu đường lối sai lầm “tả” khuynh của Mao không chiếm vị trí chủ đạo, không có
việc phê phán Lưu Thiếu Kỳ “xác lập trật tự xã hội dân chủ mới” năm 1953, không
có việc chống Chu Ân Lai hữu khuynh năm 1958, không có Công xã hoá và 3 năm Đại
tiến vọt, không có cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh Bành Đức
Hoài, thì sẽ không gây ra thảm án lớn chưa từng có làm chết đói 37,55 triệu
người. Mao Trạch Đông kéo Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc theo ông ta vật
vã trong 1/4 thế kỷ, đến năm 1978 lại quay về chủ nghĩa dân chủ mới, công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc đến lúc này mới đi vào quỹ đạo dân chủ
mới. Đại diện đường lối đúng đắn của Đảng trong thời kỳ xây dựng phải là những
nhà lãnh đạo đã kiên trì đường lối Đại hội 8 Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng
Tiểu Bình, Trần Vân. Công cuộc cải cách-mở cửa hiện nay đã kế thừa và phát trên
đường lối đúng đắn đó.
Chương 38
Mao để Giang Thanh cầm “cờ lớn”
Mao rất chú trọng tên tuổi của mình sau khi
chết, hoàn toàn tự tin không ai có thể phủ nhận “võ công” của mình. Nhưng “văn
trị” của Mao thật hồ đồ. Ông ta đã phá hoại một thế giới cũ, nhưng lại không
xây đựng nổi một thế giới mới. Mao muốn đưa mọi người lên thiên đường, song lại
đẩy họ xuống địa ngục. GDP của Trung Quốc năm 1955 chiếm 4,7% thế giới, năm
1980 tụt xuống 2,5%, năm 1955 gấp 2 lần Nhật Bản, năm 1960 tương đương, đến năm
1980 chỉ bằng 1/4. GDP bình quân đầu người năm 1955 bằng 1/2 Nhật Bản, đến năm
1980 chưa được l/20. Năm 1960, GDP của Mỹ nhiều hơn Trung Quốc 460 tỉ USD, đến
năm 1980, con số này là 3.680 tỉ USD. Trước năm 1949. Thượng Hải là trung tâm
tiền tệ và thương mại quốc tế vùng Viễn Đông, là “Paris phương Đông”, trình độ
công nghiệp hoá vượt xa Hồng Công, dẫn đầu châu Á. Nhưng đến năm 1976, Thượng
Hải tụt xuống thành phố loại hai, loại ba ở châu Á, GDP bình quân đầu người chỉ
có 400 USD, trong khi Hồng Công là 7.000 USD. Năm 1979, GDP bình quân đầu người
của Trung Quốc chỉ xấp xỉ 1/7 Đài Loan. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1978
xếp GDP bình quân đầu người của Trung Quốc ngang Somali, Tanzania, đứng hàng
thứ 20 thế giới tính từ dưới lên. Khoác lác đuổi kịp Anh, vượt Mỹ, nhưng tụt
hậu ngày càng xa.
Điều đặc biệt khiến Mao nửa đêm giật mình lo sợ
là 3 năm Đại tiến vọt làm 37,55 triệu người chết đói. Lưu Thiếu Kỳ từng nói với
Mao: “Để xảy ra thảm kịch người ăn thịt người, ông và tôi sẽ bị ghi vào sử
sách”. Mao rất sợ điều này. Có học giả thống kê, số người chết đói dưới thời
Mao còn nhiều hơn tổng số người chết đói trong hơn 2.000 năm dưới mọi triều
đại. Nếu con số này được ghi vào sử sách, Mao có còn là “đại cứu tinh”, là “mặt
trời đỏ nhất” trong lòng nhân dân không? Có còn là lãnh tụ vĩ đại, người mác
xít vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 không? Chế độ mới do Mao sáng lập con đường mới
do ông ta mở ra có còn đại diện cho tương lai của loài người không? 37,55 triệu
người chết đói là sự thật lịch sử không gì bác nổi chứng minh rằng lý luận và
thực tiễn chủ nghĩa xã hội không tưởng của Mao là chủ nghĩa xã hội giả hiệu
phản động nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Mỗi khi nghĩ đến điều
này, Mao rùng mình ớn lạnh.
Mao phát động Đại cách mạng văn hoá nhằm buộc
Lưu Thiếu Kỳ và “phái đi con đường tư bản” các cấp tỉnh, chuyên khu, huyện, xã
làm vật hy sinh thay ông ta vác chiếc chảo đen này. Họ là những người trung
thành chấp hành đường lối cực tả của Mao (không trung thì đã bị đánh đổ từ lâu)
những người tổ chức và lãnh đạo “Đại tiến vọt”, những người chịu trách nhiệm
trực tiếp và nhân chứng về 37,55 triệu người chết đói những người bị trăm họ
căm giận nhất.
Tại Đại hội 7.000 người, số cán bộ cấp huyện
trở lên này không chịu làm vật hy sinh, đòi cùng Mao làm rõ trách nhiệm, phân
rõ đúng sai, ép Mao kiểm điểm. Sau hội nghị, Mao phất lá cờ đấu tranh giai cấp,
tạo dư luận Đảng biến thành xét lại, đất nước thay mầu đổi sắc. Sau khi chiếm
lĩnh điểm cao về chính trị và đạo đức, Mao liền phát động Đại cách mạng văn
hoá, đánh đổ phái đi con đường tư bản các cấp trong mấy năm đã thay đổi hết cán
bộ lãnh đạo các cấp từ trung ương tới công xã. Năm này qua năm khác, Mao tuyên
truyền rằng đường lối tư sản và con đường tư bản chủ nghĩa của Lưu Thiếu Kỳ đã
khiến Trung Quốc lỡ dở, làm hại trăm họ, rằng phái đi con đường tư bản đã gây
ra nạn đói lớn khiến dân chúng chịu khổ trăm bề, vợ con ly tán, tan cửa nát
nhà.
Đại cách mạng văn hoá là con đê chắn sóng của
Mao Trạch Đông. Có con đê này, Mao có thể ngồi trên điểm cao an toàn, không
những chối phắt trách nhiệm làm hàng chục triệu người chết đói, mà còn tiếp tục
đại diện cho đường lối đúng đắn, là đại cữu tinh đưa nhân dân ra khỏi nước sôi
lửa bỏng, đánh đổ phái đi con đường tư bản. Ai phủ định Đại cách mạng văn hoá,
người đó phá vỡ con đê chắn sóng của Mao, là lôi ông ta xuống nước gánh trách
nhiệm về việc làm chết đỏi 37,55 triệu người, vì vậy Mao đặc biệt nhạy cảm với
việc bảo vệ thành quả Đại cách mạng văn hoá. Trong bối cảnh tâm lý phức tạp đó,
điều kiện hàng đầu để Mao lựa chọn người kế tục là có thể trung thành giữ vững
con đê chắn sóng này, còn có năng lực quản lý đất nước không, có được nhân dân
ủng hộ không, đều là thứ yếu; rồi kinh tế có thể phát triển không, đời sống
nhân dân có được cải thiện không, cũng là những chuyện chẳng quan trọng gì. Mao
cho rằng chỉ có Giang Thanh đảm đương nổi trọng trách lịch sử này, Giang biết
nắm đấu tranh giai cấp, biết trị những cán bộ nắm sản xuất không tính toán việc
bị phỉ báng hay được ca ngợi, thề chết bảo vệ thanh danh cho Mao. Chỉ cần thiết
lập được gia đình trị, chỉ cần thời gian cho hai thế hệ - Giang Thanh truyền
ngôi cho Mao Viễn Tân - là có thể xoá sạch máu và nước mắt do 37,55 triệu người
để lại trên dải đất Trung Hoa bao la này, hoàn toàn viết lại lịch sử hiện đại
Trung Quốc.
Mao chơi con bài người kế tục là trò bịp che
tai mắt thiên hạ. Người Mao thật sự cần tìm kiếm là đại thần nhiếp chính, tức
quân sư hoặc “tham mưu giỏi” giúp Giang cầm quyền.
Kỳ thực, “bạn chiến đấu thân thiết” của Mao là
Giang Thanh. Trong phong trào phê truyện “Thuỷ Hử”, Mao cho thấy cách nhìn nhận
chân thực của ông ta đối với Giang Thanh, biểu dương Giang trước các thành viên
Bộ Chính trị, khẳng định đầy đủ về chính trị. Mao nói Giang tính đấu tranh
mạnh, lập trường giai cấp kiên định, không biết giở trò hai mặt, nhưng không
hiểu sách lược, không biết đoàn kết mọi người, nên bị thiệt thòi. Nếu bên cạnh
cớ một tham mưu giỏi hỗ trợ, Giang có thể cầm cờ lớn. “Tôi biết rõ phái ngoan
cố (chỉ Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình) phản đối Giang Thanh, phản
đối tôi sử dụng Giang Thanh”.
Giang Thanh muốn làm Nữ hoàng là việc mọi người
đều biết, thậm chí sau khi Mao chết, đã có chuyện các tỉnh đua nhau gửi thư ủng
hộ Giang Thanh làm Chủ tịch Đảng. Trung Quốc suýt nữa quay lại xã hội phong
kiến. Những năm cuối đời, Mao mắc nhiều chứng bệnh, chân phù, đi lại khó khăn,
bệnh tim ngày càng nặng, mắt gần như bị loà, nhưng ông ta van nắm chặt quyền
lực, mọi việc lớn vẫn phải do Mao quyết định cuối cùng. Mao chỉ tin người nhà.
Trước khi vào Trung Nam Hải, Mao Viễn Tân là Bí thư Tỉnh uỷ Liêu Ninh, Chính uỷ
Đại quân khu Thẩm Dương. Từ 10-10-1975, Mao Viễn Tân được cử làm “liên lạc
viên” cho Mao. Bộ Chính trị họp, Mao Viễn Tân ngồi trên ghế Chủ tịch truyền đạt
“khẩu dụ” của Mao. Y coi các uỷ viên Bộ chính trị như cấp dưới, đã có lần y
nói: “Tôi thuận miệng nói vài câu, đủ để bọn họ học tập mấy tháng ròng”.
Ngày 2-11-1975 , Viễn Tân nói với Mao Trạch Đông:
- Cháu thấy thái độ của Đặng Tiểu Bình đối với
Đại cách mạng văn hoá rất không bình thường. Đường lối, phương châm từ khi Đặng
chủ trì công tác Trung ương năm 1975 hoàn toàn đối lập với đường lôi, phương
châm của Chủ tịch. Bất đồng cơ bản là: Khẳng định hay phủ định Đại cách mạng
văn hoá? Trọng điểm công tác là đấu tranh giai cấp, đấu tranh đường lối, hay
phát triển kinh tế quốc dân? Bên ngoài lo ngại Trung ương sẽ thay đổi.
Mấy câu trên đã chạm đến sợi dây thần kinh nhạy
cảm nhất của Mao. Nếu để Đặng Tiểu Bình nắm quyền, liệu sau này ông ta có lật
án Đại cách mạng văn hoá hay không?
Phải tìm hiểu rõ vấn đề này. Mao bảo Uông Đông
Hưng, Trần Tích Liên cùng Viễn Tân gặp Đặng, và dặn cháu:
- Nói hết ý kiến của anh, đừng úp mở gì cả, xem
ông ta nói gì.
Quả nhiên Đặng nêu ý kiến khác. Về việc không
phê phán đường lối xét lại trong 17 năm (trước Đại cách mạng văn hoá), Đặng
giải thích:
- Không thể nói rằng Trung ương Đảng do Mao Chủ
tịch đứng đầu thực hiện chủ nghĩa xét lại.
Về công tác của mình từ khi được phục hồi đến
nay, Đặng nói:
- Bình luận về tình hình cả nước sau khi có văn
kiện số 9, quan điểm của tôi khác với đồng chí Viễn Tân. Thực tiễn có thể chứng
minh tình hình tốt lên hay xấu đi.
Ngây 20-11. Mao chỉ thị Vương Hồng Văn chủ trì
Hội nghị Bộ chính trị thảo luận vấn đề đánh giá Đại cách mạng văn hoá. Mao gợi
ý để Đặng Tiểu Bình chủ trì soạn thảo nghị quyết khẳng định Đại cách mạng văn
hoá, đánh giá chung là 7 phần thành tích, 3 phần sai lầm. Chỉ cần đáp ứng điều
này, Đặng sẽ có cơ sở chính trị để hợp tác với Giang Thanh. Mao vẫn chưa từ bỏ
ý định để “Giang giám quốc, Đặng cầm quyền”.
Đây là một thử thách lớn đối với Đặng, chỉ cần
đáp ứng điều kiện trên, ông sẽ được quyền cao chức trọng, dưới một người và
trên vạn người. Nhớ những ngày bị lưu đày ở Giang Tây, dùng dầu hoả tẩy rửa
những linh kiện két bẩn, trông nom mẹ già, chăm sóc đứa con bị liệt, kinh luân
đầy bụng mà cứu nước vô phương, được trở lại làm việc chẳng dễ dàng gl, những
chính khách thường dễ dàng khuất phục.
Nhưng Đặng thuộc chính khách lớn, nhìn xa hơn,
nghĩ sâu hơn. Đặng hiểu nếu ông không phủ định Đại cách mạng văn hoá, thì người
khác sẽ phủ định, con cháu đời sau sẽ phủ định; cuối cùng phải nói rõ với nhân
dân món nợ lịch sử lớn 3 năm Đại tiến vọt làm mấy chục triệu người chết đói,
không thể một người che nổi tai mắt thiên hạ. Đặng quyết tâm dù bị đánh đổ lần
thứ ba cũng không tiếp nhận điều kiện của Mao. Ông trả lời rất nhẹ nhàng, đại ý
mình là người bị đánh đổ trong Đại cách mạng văn hoá, hoàn toàn không tham gia,
không biết “bố trí chiến lược” của Mao, nên không thể hồ đồ đứng ra ca ngợi Đại
cách mạng văn hoá.
Nghe Viễn Tân báo cáo, Mao rất thất vọng về
Đặng, quyết tâm phát động “phản kích làn gió lật án hữu khuynh”.
Nằm trong bệnh viện. Chu Ân Lai lo ngại không
biết Đặng có đứng vững nổi trước trận cuồng phong này không. Ông mời Đặng vào,
quan tâm và trịnh trọng hỏi: “Thái độ liệu có thay đổi không?” Đặng trả lời rõ
ràng: “Vĩnh viễn không”. Chu
vui mừng: “Vậy tôi yên tâm rồi”.
Đây là lời thề chính trị giữa hai người, bất
chấp vinh nhục và tính mạng bản thân. Ý nghĩa câu hỏi của Chu là: Liệu ông có thay đổi thái độ,
chấp nhận điều kiện của Mao, làm “đại thần phụ chính” không? Câu trả lời của
Đặng là: Thà bị đánh đổ lần thứ 2, cũng không phụ tá cho Giang Thanh lên ngôi
Chủ tịch Đảng.
Hạ tuần tháng 12, Diệp Kiếm Anh vào bệnh viện
thăm Chu . Chu nắm chặt tay ông dặn dò:
- Phải chú ý phương pháp đấu tranh, không thể
để quyền lực rơi vào tay “lũ bốn tên”.
Tháng 12-1975, Bộ Chính trị liên tục họp dưới
sự chủ trì của Đặng Tiểu Bình để phê phán Đặng. “Lũ bốn tên” khí thế hung hăng,
lời lẽ gay gắt, phủ định sạch trơn công tác chỉnh đốn trong 9 tháng qua. Những
người khác phụ hoạ. Đặng lặng lẽ nghe, mọi người nói hết, ông tuyên bố nghỉ
họp.
Ngày 20-12-1975, kiểm điểm trước Bộ Chính trị,
Đặng nêu lên những việc đã làm, và nói ông cảm thấy ngạc nhiên khi một số người
phương châm và phương pháp đó. Ngày 20-1-1976 , Đặng gửi thư cho Mao, xin thôi
trách nhiệm chủ trì công việc hàng ngày của Trung ương. Cuối tháng 1-1976, Mao
cử Hoa Quốc Phong làm quyền Thủ tướng, chủ trì công việc hàng ngày của Trung ương.
Mao Viễn Tân cực lực phản đối, cho rằng Hoa năng lực quá kém, chủ trì một cuộc họp cũng ăn không nên đọi, nói không nên lời. Mao đập bàn: “Ta cần người không có năng lực như thế”. Mao không tìm đâu ra “Tiêu Hà” nữa, Mao thấy rõ Hoa không có năng lực, không bè phái, không có dã tâm, hội đủ “ba không” ấy, sau khi Mao chết. Hoa chỉ có thể trao quyền cho Giang Thanh. Mao còn cưỡng bức Diệp Kiếm Anh “nghỉ ốm”, để Trần Tích Liên chủ trì công việc hàng ngày của Quân uỷ Trung ương. Từ đó, Mao cho Đặng chuyên quản công tác đối ngoại, Mao nhẹ tay như vậy, vì cho đến phút cuối cùng, ông ta vẫn chưa từ bỏ ý định lôi kéo Đặng, vì biết rõ sau khi ông ta qua đời, chỉ có Đặng giữ được cho đất nước này khỏi rối loạn. Sau khiChu từ trần, Mao yêu cầu Bộ Chính trị
thảo luận nhân sự Thủ tướng. Hội nghị nêu ba người: Hoa Quốc Phong, Lý Tiên
Niệm, Trương Xuân Kiều. Hội nghị còn một việc quan trọng là bầu Giang Thanh làm
Phó Chủ tịch Đảng, theo đề nghị của Uông Đông Hưng, được Trương Xuân Kiều, Diêu
Văn Nguyên, Ngô Quế Hiến phụ hoạ.
Mao Viễn Tân cực lực phản đối, cho rằng Hoa năng lực quá kém, chủ trì một cuộc họp cũng ăn không nên đọi, nói không nên lời. Mao đập bàn: “Ta cần người không có năng lực như thế”. Mao không tìm đâu ra “Tiêu Hà” nữa, Mao thấy rõ Hoa không có năng lực, không bè phái, không có dã tâm, hội đủ “ba không” ấy, sau khi Mao chết. Hoa chỉ có thể trao quyền cho Giang Thanh. Mao còn cưỡng bức Diệp Kiếm Anh “nghỉ ốm”, để Trần Tích Liên chủ trì công việc hàng ngày của Quân uỷ Trung ương. Từ đó, Mao cho Đặng chuyên quản công tác đối ngoại, Mao nhẹ tay như vậy, vì cho đến phút cuối cùng, ông ta vẫn chưa từ bỏ ý định lôi kéo Đặng, vì biết rõ sau khi ông ta qua đời, chỉ có Đặng giữ được cho đất nước này khỏi rối loạn. Sau khi
Khi thảo luận vấn đề này, Diệp Kiếm Anh, Chu Đức bỏ về, Lý Tiên Niệm không tỏ
thái độ. Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trần Tích Liên, Ngô Đức, Kỷ Đăng Khuê
đề nghị thỉnh thị Mao. Mao chọn Hoa Quốc Phong làm Thủ tướng kiêm Phó Chủ tịch
Đảng. xoá tên ba người Lý, Trương, Giang. Rồi Mao gọi Vương Hồng Văn, Uông Đông
Hưng, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên đến hỏi:
- Ai đề cử Giang Thanh làm Phó Chủ tịch Đảng?
Xem ra việc ấy không chân thành. Ai đề cử, người ấy làm hại Giang. Các người
muốn ủng hộ Giang, phải chờ sau khi ta chết.
Ngày 25-2, Hoa Quốc Phong triệu tập lãnh đạo
các tỉnh và thành phố, các bộ và Uỷ ban, các đại quân khu, kêu gọi phê phán
đường lối xét lại của Đặng.
Ngày 25-3, Giang Thanh tự ý triệu tập cuộc họp
những người lãnh đạo 12 tỉnh và thành phố, gọi Đặng Tiểu Bình là “bậc thầy phản
cách mạng”, “đại Hán gian”, “đại diện cho giai cấp tư sản mại bản và địa chủ”.
Giang nói:
- Có người nói tôi là Võ Tắc Thiên. Có người
gọi tôi là Lã Hậu. Tôi cũng cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Lã Hậu là Hoàng đế
không đội vương miện, quyền lực thực tế nằm trong tay bà. Phỉ báng Lã Hậu, phỉ
báng tôi, là nhằm phỉ báng Mao Chủ tịch!
Do tác động của cuộc “phê Đặng, phản kích làn
gió lật án hữu khuynh”, cục diện xã hội ổn định, kinh tế phát triển vừa xuất
hiện qua cuộc chỉnh đốn toàn diện từ đầu năm 1975 đã bị phá hoại, nhiều chính
sách và biện pháp đúng đắn đề ra và thực hiện trong công cuộc chỉnh đốn bị xoá
bỏ và phê phán, một số kẻ cầm đầu phái tạo phản và phần từ cốt cán vũ đấu bị
cách chức hoặc thuyên chuyển lại quay về, ngọn lửa bè phái và vũ đấu lại bùng
lên, nhiều nơi xã hội lại rối loạn, nhiều xí nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ,
nhà máy ngừng sản xuất, thậm chí không trả nổi tiền lương cho công nhân, một số
trục đường sắt tê liệt, giao thông tắc nghẽn, xe lửa chậm giờ, vật tư ứ đọng,
cả nước lại rơi vào tình trạng rất rối ren.
Sau sự kiện Thiên An Môn, một số nhà lãnh đạo
kiên quyết chấp hành phương châm chỉnh đốn toàn diện như Vạn Lý, Hồ Diệu Bang
bị cách chức, bị đấu tố, Bộ trưởng Giáo dục Chu Vinh Hâm bị bức hại cho đến
chết trong cuộc phê đấu ngày 12-4-1976. Mức độ Giang Thanh thù địch Đặng Tiểu
Bình vượt xa mức độ mụ ta thù địch Đào Chú. Để phòng ngừa “lũ bốn tên” xúi giục
phái tạo phản hãm hại Đặng, ngày 7-4, Mao chỉ thị Uông Đông Hưng di chuyển vợ
chồng Đặng đến một nơi ở bí mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Mao quan tâm Đặng như vậy
không phải do nhà đại độc tài này bỗng trở nên lương thiện. Mao sẵn sàng mượn
bàn tay phái tạo phản giết Đặng, nếu việc đó có thể giúp ổn định tình hình, đưa
Giang Thmh lên ngôi báu. Phong trào “5-4” mang tính toàn quốc, Mao không biết
giải tán quần chúng kháng nghị khỏi Thiên An Môn rồi tình hình sẽ phát triển ra
sao. Nếu cả nước đại loạn, “lũ bốn tên” không giữ nổi thế trận, lại phải mời
Đặng ra ổn định tình hình. Qua việc chỉnh đốn cục diện rối ren của Đại cách
mạng văn hoá sau khi trở lại làm việc, uy danh của Đặng đã chấn động cả nước.
Đặng lại có cơ sở vững chắc trong quân đội. Mao thừa nhận Đặng có cơ sở xã hội,
được quân đội bảo vệ. Đó là lý do Mao không dám đẩy Đặng vào chỗ chết.
Sau sự kiện Thiên An Môn, Mao bị một đòn nặng
nề về tinh thần, sức khỏe ngày càng giảm, những ngày còn lại không nhiều, buộc
phải nói rõ những việc hậu sự, không còn vòng vo được nữa. Trong hồi ức, Diêu
Văn Nguyên tiết lộ: Mao từng nhiều lần hỏi ý kiến các uỷ viên Bộ chính trị về danh
sách Ban lãnh đạo sau Mao:
Chủ tịch Đảng: Giang Thanh;
Thủ tướng: Hoa Quốc Phong;
Chủ tịch Quốc hội: Vương Hồng Văn hoặc Mao Viễn
Tân;
Chủ tịch Quân uỷ Trung ương: Trần Tích Liên.
Theo tư liệu ghi chép của Mao Viễn Tân và
Trương Ngọc Phượng, ngày 15-7-1976, Mao Trạch Đông gặp Mao Viễn Tân, Hoa Quốc
Phong, Giang Thanh, Uông Đông Hưng, Trương Ngọc Phượng, đưa ra danh sách Thường
vụ Bộ Chính trị sau Mao, theo trình tự: Mao Viễn Tân, Hoa Quốc Phong, Giang
Thanh, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê, Uông Đông Hưng, Trương Ngọc Phượng.
Giang Thanh yêu cầu Mao đọc lại một lần nữa,
rồi hỏi:
- Còn Vương Hồng Vãn và Trương Xuân Kiều?
Mao chỉ Giang Thanh, nói:
- Cô ấu trĩ quá.
Rồi Mao chém tay về hai phía tả, hữu:
- Các lão soái, Vương Hồng Văn, Trương Xuân
Kiều đều không vào Thường vụ Bộ chính trị!
Mao đưa ra đanh sách này, không cho Vương Hồng
Văn, Trương Xuân Kiều vào Thường vụ Bộ chính trị, rõ ràng muốn chia cắt “lũ bốn
tên”, làm yếu thế lực của Giang Thanh, để Giang phụ tá Viễn Tân kế vị. Giang
Thanh có dã tâm, có chủ kiến, không nghe lời Mao, kiên trì muốn làm Nữ hoàng.
Ngày 1-8, phát biểu tại lễ bế mạc Hội nghị công
tác kế hoạch toàn quốc, Giang Thanh lớn tiếng chửi Vạn Lý, chỉ trích Lý Tiên
Niệm, điều khiển mọi người kinh ngạc là Giang công khai điểm tên phê bình Hoa
Quốc Phong, nói Hoa chạy theo Đặng. Như vậy là cho toàn đảng thấy một tín hiệu:
Vị trí của Giang cao hơn Hoa.
Sau khi “lũ bốn tên” bị bắt, Ban chuyên án, thu
được bản danh sách lãnh đạo Trung ương theo dự kiến của Giang Thanh:
Chủ tịch Đảng: Giang Thanh
Phó Chủ tịch Đảng: Trương Xuân Kiều, Vương Hồng
Văn, Diêu Văn Nguyên, Tôn Ngọc Quốc, Mao Viễn Tân
Thường vụ Bộ chính trị: ngoài 6 người trên,
thêm: Tạ Tĩnh Nghi, Trương Thu Kiều, Vương Tú Trân.
Chủ tịch Quốc hội:Vương Hồng Văn
Thủ tướng: Trương Xuân Kiều
Giang Thanh hoàn toàn không tôn trọng ý kiến
của Mao, gạt Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Trần Tích Liên ra khỏi hạt nhân
lãnh đạo, buộc họ ra tay trước.
Chương 39
Mao chết, Giang tù
0 giờ 10 phút ngày 9-9-1976 , Mao Trạch Đông qua đời.
Tang lễ được tổ chức siêu trọng thể. Trong 7
ngày quốc tang, 30 vạn quần chúng đến viếng. Ngày 18-9, một triệu người dự lễ
truy điệu trên quảng trường Thiên An Môn.
Tình cảm của đông đảo quần chúng dự lễ tang
thật phức tạp. Một số người vẫn rất mê tín Mao, cảnh họ chùi nước mắt là chân
thành. Đại đa số kính sợ hơn mến yêu, song kính sợ không phải để chúc phúc, mà
để tránh tai hoạ. Lớp thanh niên học sinh, những tiểu tướng Hồng vệ binh sùng
bái Mao nhất trong thời kỳ đầu Đại cách mạng văn hoá từng lục soát đánh đấm từ
Nam lên Bắc, đập phá, giết chóc từ Đông sang Tây, giúp Mao đánh đổ hàng loạt kẻ
thù chính trị, được hứa hẹn làm người kế tục cách mạng, cuối cùng bị đưa về
vùng núi và nông thôn đề bần nông và trung nông dưới “giáo dục lại”. Những
thanh niên này lòng đầy phẫn uất bị lợi dụng, bị lừa bịp, sự kiện Thiên An Môn
5-4 chứng minh họ đã thức tỉnh. Lễ truy điệu kết thúc, trên đường về, phần lớn
mọi người cảm thấy lòng nhẹ nhõm, như vừa tham gia diễu hành mừng quốc khánh,
khác hắn tình cảm lúc Chu Ân Lai từ trần.
Đông đảo cán bộ trung cao cấp theo Mao cả đời
bắt đầu thức tỉnh. Đổng Thiết Thành, Chính uỷ một đơn vị thuộc Học viện quân
sự, cấp bậc tương đương Quân đoàn trưởng, nói với người viết cuốn sách này:
- Các đồng chí trong Đảng mong Mao Chủ tịch đi
sớm một chút, ông không chết, đất nước không có hy vọng. Nếu lũ bốn tên lên cầm
quyền, chúng tôi sẵn sàng lên núi tiến hành chiến tranh du kích.
Một ông già ngoài 60 tuổi “ba đời bần nồng” ở huyện Hợp Giang nghe tin Mao chết đã bình thản nói: “Mao Trạch Đông lẽ ra phải chết từ lâu rồi”.
Một ông già ngoài 60 tuổi “ba đời bần nồng” ở huyện Hợp Giang nghe tin Mao chết đã bình thản nói: “Mao Trạch Đông lẽ ra phải chết từ lâu rồi”.
Sắp xếp chuyển giao quyền lực kiểu gia đình trị
khiến Mao để lòi chiếc đuôi dài phong kiến, những lý luận của Mao như phòng,
chống xét lại, ngăn chặn chủ nghĩa tư bản phục hồi, tiếp tục cách mạng dưới nền
chuyên chính vô sản… đều trở thành dối trá, bịp bợm. Những vòng hào quang sáng
chói trên đầu Mao như mặt trời đỏ nhất, người mác xít vĩ đại nhất, đại cứu tinh
của nhân dân, lãnh tụ vĩ đại bỗng trở nên ảm đạm. Ban lãnh đạo hùng mạnh với
đội ngũ nhân tài kinh tế hình thành từ Đại hội 8 bỗng hỏng cả, các thành viên
Bộ Chính trị và Ban bí thư đều biến thành xét lại trên 70% uỷ viên Trung ương
bị đánh đổ. Chỉ có vợ và cháu Mao mới là nhà cách mạng vô sản đủ tư cách kế tục
Mao. Đó là mục đích 10 năm Đại cách mạng văn hoá đấu đi đất lại cần đạt được.
Sau khi thấy rõ tất cả, mọi người thất vọng, lắc đầu. Toàn đảng, toàn quân,
toàn dân không thể chấp nhận kết cục đó.
Lễ truy điệu vừa kết thúc, cuộc đấu tranh quyền
lực gay gắt đã bắt đầu.
Về người kế tục, Mao để lại ba danh sách. Danh
sách đầu tiên xác định rõ Giang Thanh là Chủ tịch Đảng. Hai danh sách sau, đưa
Mao Viễn Tân lên vị trí số 1, Giang Thanh xuống vị trí số 3. Rốt cuộc ai đứng
đầu? Nội bộ phe Giang Thanh tranh chấp. Việc này đòi hỏi Phó Chủ tịch thứ nhất
Hoa Quốc Phong triệu tập Hội nghị Bộ chính trị xác định, Giang Thanh không thể
lên ngôi Nữ hoàng ngay sau khi “Tiên vương” băng hà. Hoa Quốc Phong vẫn chủ trì
công tác trung ương. Được phái nguyên lão đứng đầu là Diệp Kiếm Anh ủng hộ, tối
6-10-1976, Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng đứng ra bí mật bắt Giang Thanh,
Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Mao Viễn Tân, triệt để đập
tan âm mưu của Mao Trạch Đông phục hồi chủ nghĩa phong kiến, thực hiện gia đình
trị. “Lũ bốn tên” bị bắt đánh dấu Đại cách mạng văn hoá hoàn toàn thất bại,
cũng đánh dấu chấm dứt thời đại Mao Trạch Đông.
Hội nghị Trung ương 3 khoá 10 họp từ 16 đến
21-7-1977 ra nghị quyết tước đảng tịch và mọi chức vụ trong và ngoài đảng của
Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh, Diêu Văn Nguyên.
Ngày 17-3-1980, Ban Bí thư thảo luận vấn đề xét
xử tập đoàn Lâm Bưu và tập đoàn Giang Thanh, xác định 16 tội phạm chủ yếu,
trong đó 6 người đã chết (Lâm Bưu, Khang Sinh, Tạ Phú Trị, Diệp Quần, Lâm Lập
Quả, Chu Vũ Trì) chỉ khởi tố, không xét xử. Mười tội phạm chủ yếu đưa ra xét xử
là Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn, Trần Bá Đạt,
Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác, Giang Đằng Giao.
Hội nghị quyết định thành lập Ban chỉ đạo xét
xử hai vụ án này, do Bành Chân làm Chủ nhiệm.
Cuối tháng 3-1980, trong cuộc họp Ban Bí thư,
Bành Chân nêu vấn đề: Lâm Bưu, “lũ bốn tên” phạm tội và Đảng mắc sai lầm là hai
việc tính chất hoàn toàn khác nhau, không thể xét xử sai lầm của Đảng. Như vậy
có nghĩa là do nhu cầu chính trị, ngọn cờ Mao Trạch Đông không thể đổ, không
thể bỏ, nhưng lại phải để hàng chục triệu người bị bức hại và nhân dân Trung
Quốc trút bỏ được những oán hận suốt 10 năm trời, quét sạch uy tín của Mao, để
từ nay nó không còn khả năng cản trở công cuộc cải cách mở cửa và tác động đến
đường lối, chính sách của Đảng nữa. Để đạt mục đích này, biện pháp hay nhất là
xét xử Giang Thanh, để Giang nhận tội thay Mao. Ba giờ chiều 20-11-1980, tại số
7 đường Chính Nghĩa, Bắc Kinh, phiên toà đặc biệt Toà án nhân dân tối cao bắt
đầu xét xử vụ án tập đoàn phản cách mạng Lâm Bưu, Giang Thanh. Trong 880 người
ngồi trên ghế dự thính, có các bà Vương Quang Mỹ - phu nhân Chủ tịch Lưu Thiếu
Kỳ, Phố An Tu - phu nhân Nguyên soái Bành Đức Hoài, Tiết Minh - phu nhân nguyên
soái Hạ Long, Hách Trì Bình - phu nhân đại tướng La Thụy Khanh. Quyết định khởi
tố dài hơn 2 vạn chữ do Chánh án và Phó Chánh án luân phiên đọc nêu lên 48 tội
của hai tập đoàn Lâm Bưu, Giang Thanh. Sau đó, toà án tách ra, thẩm vấn riêng
từng tập đoàn một.
Trong phiên thẩm vấn sáng 3-12, Giang Thanh nói
ra một số việc khiến công chúng sửng sốt, trong đó quan trọng nhất là: “Tôi là
con chó của Chủ tịch, Chủ tịch bảo cắn ai, tôi cắn người đó”. Giang còn nói:
- Việc gì các vị cũng đổ lên đầu tôi. Trời đất
ơi, hình như tôi là người khổng lồ ba đầu sáu tay đã làm nên kỳ tích. Tôi chỉ
là một người lãnh đạo của Đảng, tôi đứng về phía Mao Trạch Đông! Bắt tôi, xét
xử tôi, là phỉ báng Chủ tịch Mao Trạch Đông!
Chỉ vài lời đó đã đập tan câu chuyện thần thoại
về “chỉ có Hậu, Phi làm hại nước, còn Hoàng thượng vẫn anh minh”, nói rõ lịch
sử chân thực của Đại cách mạng văn hoá.
Khi vạch tội Giang Thanh có dã tâm chống Đảng,
cướp quyền, công kích Hoa Quốc Phong, người được chỉ định kế tục Mao, Giang
Thanh lớn tiếng, thu hút sự chú ý về phía mình:
- Tôi muốn cho các vị biết một việc, câu “đồng
chí làm việc tôi yên tâm” Mao Chủ tịch viết cho Hoa Quốc Phong tối hôm đó không
phải là toàn bộ nội dung Mao viết cho Hoa, ít nhất còn thiếu 6 chữ “có vấn đề,
hỏi Giang Thanh”.
Mấy câu trên của Giang khiến phiên toà đại
loạn. Giang cười nhạt:
- Ta bất chấp phép nước, đạo trời ư?
Trong những hồi chuông dồn dập. Giang một lần
nữa bị lôi ra khỏi phòng xử án, nhưng trên những hàng ghế dự thính, mọi người
vỗ tay rầm rộ, đây là những lời khen chân tình, bởi Giang Thanh đã vạch ra một
sự thật quan trọng nhất: Người kế tục mà Mao chỉ định là Giang, chứ không phải
Hoa Quốc Phong: Hoa chỉ là viên cận thần có việc cần thỉnh thị Nữ hoàng.
Hoa làm việc Mao yên tâm, nhưng không phải Hoa
muốn làm gì thì làm, mà phải thỉnh thị Giang, làm theo chỉ thị của Giang.
“Quyết định khởi tố” đưa ra bản “Kỷ yếu cuộc
toạ đàm về công tác văn nghệ trong quân đội do đồng chí Lâm Bưu uỷ thác đồng
chí Giang Thanh triệu tập” làm bằng chứng câu kết giữa Lâm Bưu và Giang Thanh,
có vẻ như Mao hoàn toàn không biết việc này. Sự thật là Mao đã ba lần duyệt văn
bản trên, tự tay sửa 11 chỗ, lại thêm 6 chữ “đồng chí Lâm Bưu uỷ thác cho thêm
sức nặng.
“Quyết định khởi tố” vạch tội Giang Thanh câu kết với Khang Sinh hãm hại các uỷ viên Trung ương khoá 8. Thật ra đó là chủ trương của Mao, Giang Thanh chỉ là người chấp hành. Nói Giang đánh đổ 123 uỷ viên Trung ương trái với ý muốn của Mao, liệu có thể như thế được không?
“Quyết định khởi tố” vạch tội Giang Thanh câu kết với Khang Sinh hãm hại các uỷ viên Trung ương khoá 8. Thật ra đó là chủ trương của Mao, Giang Thanh chỉ là người chấp hành. Nói Giang đánh đổ 123 uỷ viên Trung ương trái với ý muốn của Mao, liệu có thể như thế được không?
Mao Trạch Đông những năm cuối đời tâm địa tối
tăm, giả dối, xảo trá, vừa không từ bất cứ việc làm xấu xa lào, lại muốn để lại
tiếng thơm muôn thuở. Các Hoàng đế phong kiến muốn truyền ngôi, cuộc đấu tranh
phế lập thường dẫn đến xung đột đổ máu, nhưng nó chỉ giới hạn trong phạm vi
cung đình, chẳng liên quan gì đến trăm họ. Để phế truất Lưu Thiếu Kỳ, lập Giang
Thanh hoặc Mao Viễn Tân, Mao đã làm cho sự việc còn phức tạp hơn thời Xuân Thu
Chiến Quốc. Ông ta muốn thực hiện đế chế dưới danh nghĩa cách mạng, quả thật
không nói ra được, mà nói ra cũng danh không chính, ngôn không thuận. Do đó,
ông ta dùng hàng tràng lý luận cách mạng, “bố trí chiến lược vĩ đại” lần này
đến lần khác, các phong trào chính trị triền miên, các âm mưu quỷ kế nối tiếp,
giấu kín ý đồ thật sự của mình, làm cho toàn đảng, toàn quân, toàn dân xoay như
chóng chóng chạy theo ông ta, để đạt mục đích đen tối của mình. Đến nay, chúng
ta cần thực sự cầu thị thừa nhận hai tập đoàn chống đảng Lâm Bưu, Giang Thanh
đều ra đời và phát triển trong lồng ấp của Mao, nhất là tập đoàn Giang, một bà
nàng và mấy anh học trò, không có Mao Trạch Đông đứng sau nâng đỡ làm sao có
khả năng phá hoại toàn đảng, gây rối loạn trong cả nước? Trước công đường,
Giang Thanh nói:
- Các vị nói tập đoàn Lâm Bưu, Giang Thanh là
không đúng. Lâm Bưu là một tập đoàn do Lâm Bưu đứng đầu. Trần Bá Đạt, tôi Khang
Sinh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn là một tập đoàn; đứng
đầu tập đoàn này không phải tôi, mà là Mao Chủ tịch.
Ngồi trên đỉnh kim tự tháp tác oai tác quái,
bức hại cán bộ lãnh đạo các cấp, lừa bịp toàn đảng, toàn quân, toàn dân, không
chỉ là tứ nhân bang” (lũ bốn tên), mà là “ngũ nhân bang”, do Mao Trạch Đông làm
bang chủ.
Qua 2 tháng 5 ngày thẩm lý, ngày 25-1-1981, Toà
án tối cao Trung Quốc tuyên án: Giang Thanh và Trương Xuân Kiều tử hình, hoãn
chấp hành án 2 năm, tước đoạt quyền lợi chính trị suốt đời, Vương Hồng Văn tù
chung thân, tước đoạt quyền lợi chính trị suốt đời, 7 người khác bị kết án từ
16 đến 20 năm tù, tước đoạt quyền lợi chính trị từ 5 đến 6 năm. Từ đó, Giang
bắt đầu cuộc sống ngục tù dài dằng dặc.
Buồng giam Giang Thanh trong nhà tù Tần Thành
chính là nơi từng giam giữ Bành Chân. Sắp đến hạn thi hành án, Giang được giảm
án xuống tù chung thân. Tháng 11-1989, lãnh đạo Trung Quốc cho phép Giang hưởng
chế độ giam lỏng. Văn phòng Trung ương tìm cho bà ta một ngôi nhà nhỏ 2 tầng ở
gần Tửu Tiên Kiều, có một hộ lý ở cùng.
Ngày 13-5-1991, Giang Thanh viết lên trang đầu
tờ “Nhân dân nhật báo”: “Một ngày đáng kỷ niệm trong lịch sử” Trước đó 25 năm,
ngày 13-5-1966, theo đề nghị của Mao, Giang được cử làm người lãnh đạo Tổ cách
mạng văn hoá Trung ương, đầy uy lực bước lên vũ đài lịch sử, quyền thế, vinh
hiển, hưởng thụ, phong quang vô hạn. Nay bị bắt đã 15 năm, sức khỏe ngày càng
giảm, những người ủng hộ trước đây không có chút tin vui nào, bản thân cũng
chưa thảy dấu hiệu nào có thể trở lại vũ đài chính trị. Sự khác biệt giữa xưa
và nay khiến Giang tức giận, đau thương, tuyệt vọng. 3 giờ 30 phút sáng 14-5,
hộ lý phát hiện Giang Thanh đã treo cổ tự sát trong nhà tắm. Buổi chiều, con
gái Giang là Lý Nạp đến bệnh viện ký nhận giấy tử vong, và đồng ý không có bất
cứ hình thức tang lễ nào. Không một người thân nào của Mao hoặc Giang có mặt
khi thi thể Giang được hoả táng 3 ngày sau đó.
Ba năm Đại tiến vọt, cả nước có 37,55 triệu
người chết đói tồn thất khoảng 120 tỉ NDT. Mười năm Đại cách mạng văn hoá, theo
Diệp Kiếm Anh tiết lộ tại lễ bế mạc Hội nghị công tác Trung ương ngày
13-12-1978, có 20 triệu người chết, 100 triệu người bị đấu tố, lãng phí 800 tỉ
NDT.
Cộng thêm thu nhập quốc dân tổn thất 500 tỉ NDT
(báo cáo của Lý Tiên Niệm tại Hội nghị kế hoạch toàn quốc 20-12-1977), thì lãng
phí, và giảm thu tới 1.300 tỉ NDT. Từ khi thành lập nước Trung Hoa mới năm 1949
đến khi Mao qua đời năm 1976, không có nội chiến, không có thiên tai nghiêm
trọng, mà số người chết không bình thường lên tới trên 57,55 triệu, thiệt hại
kinh tế 1.420 tỉ NDT, gấp hơn hai lần tổng kim ngạch đầu tư xây dựng cơ bản
trong 30 năm.
Theo tờ “Kính báo” Hồng Công, mùa xuân 1992,
một cơ quan tuyên truyền ở Bắc Kinh đã tổ chức thăm dò dư luận về 10 nhà lãnh
đạo đáng kính nhất ở Trung Quốc, theo phương thức bỏ phiếu.
Kết quả như sau:
Kết quả như sau:
1. Chu Ân Lai 100% số phiếu bầu
2. Đặng Tiểu Bình 97%
3. Đặng Dĩnh Siêu 90%
4. Lưu Thiếu Kỳ 88%
5. Chu Đức 84%
6. Vạn Lý 83%
7. Hồ Diệu Bang 80%
8. Dương Thượng Côn 78%
9. Giang Trạch Dân 76%.
10. Bành Chân 72%
Còn Mao Trạch Đông được bao nhiêu? Không đến 2%
(hai phần trăm). Nhân dân đã thức tỉnh. Việc tiếp tục treo ảnh Mao trên Thiên
An Môn, tiếp tục để thi hài Mao ở Nhà kỷ niệm là lạc hậu so vai quần chúng rồi,
cần xứ lý thoả đáng để đất nước ta triệt để thoát khỏi bóng đen Mao Trạch Đông.
Cuộc thăm dò dư luận này có một điểm đáng chú
ý: quần chúng nhân dân không lẫn lộn giữa Đảng cộng sản và Mao Trạch Đông,
không vì uy tín của Mao tụt mạnh mà lung lay niềm tin vào Đảng cộng sản. Mười
nhà lãnh đạo đáng kính nhất được lựa chọn đều là đảng viên cộng sản. Điều đó
nói với chúng ta một chân lý: chớ gửi gắm tính hợp pháp của Đảng cộng sản cầm
quyền vào việc bảo vệ những sai lầm của Mao; sửa đổi những sai lầm của Mao,
Đảng cộng sản mới có tính hợp pháp cầm quyền, sửa đổi càng nhiều, tính hợp pháp
càng lớn, sửa đổi toàn bộ, trở lại Chủ nghĩa dân chủ mới, đi con đường chủ
nghĩa xã hội dân chủ, là có tính hợp pháp hoàn toàn.
Tác giả: Tân Tử Lăng
Thông Tấn Xã Việt Nam dịch và in 2009
Người làm bản điện tử này: Mõ Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét