Mao Trạch Đông ngàn năm công tội
Chương 14
Đủ hiểu biết để cự
tuyệt nhưng lời khuyên răn, đủ lời lẽ để tô vẽ cho những sai lầm
Chiều 26-10-1958, đoàn tàu riêng
chở Mao Trạch Đông dừng lại ở đường nhánh ga Hiếu Cảm tỉnh Hồ Bắc. Chính uỷ
Quân đoàn 15 đổ bộ đường không Liêu Quan Hiền đã bố trí cảnh giới dày đặc khu
vực xung quanh. Mao tiếp cán bộ lãnh đạo Quân đoàn 15, rồi gặp gỡ đại diện lãnh
đạo tỉnh Hồ Bắc, chuyên khu Hiếu Cảm, một đội trưởng sản xuất và một cán bộ Hội
Phụ nữ ở cơ
sở, nhằm tìm hiểu tình hình thực tế. Được động viên số cán bộ trên
đã mạnh dạn phản ánh hiện trạng nông thôn. Về chỉ tiêu 30 triệu tấn lương thực
Trung ương giao cho Hồ Bắc năm 1958, đại diện Tỉnh uỷ nói chỉ làm được 10
triệu, nhiều nhất là 11 triệu tấn. Mao tỏ ra đau lòng, nói ông ta “có lỗi với
nhân dân”.
Nhưng Mao là con người rất phức
tạp và nhiều mâu thuẫn, chỉ ít ngày sau, ông không còn là Mao Trạch Đông trên
đoàn tàu ở ga Hiếu Cảm nữa. Trong 8 tháng từ 11-1958 đến tháng 6-1959, Mao
triệu tập Hội nghị Trung ương 6 và Hội nghị Trung ương 7 khoá 8, các Hội nghị
Trịnh Châu, Vũ Xương, Thượng Hải. Tổng hợp những phát biểu của Mao tại các cuộc
họp trên, có 5 điểm chinh:
1. Quan hệ giữa 9 ngón tay và 1
ngón tay (9 ngón đúng, chỉ có 1 ngón sai). Đông đảo quần chúng tận mắt thấy năm
1958 đã thu thành tích vĩ đại, vấn đề chỉ là chế độ sở hữu của công xã đi quá
xa một chút.
2. Sai lầm của “một ngón tay” là
điều không tránh khỏi trung phong trào quần chúng.
Dựng tấm lá chắn “phong tráo quần
chúng”, Mao đã lảng tránh trách nhiệm của mình.
3. Với tư thế nhà lý luận mác
xít, Mao chỉ đạo cán bộ và nhân dân cả nước uốn nắn những lệch lạc nóng vội.
4. Giải thích sự cần thiết phải
cưỡng chế mấy chục triệu người làm gang thép.
5. Không cho nêu ý kiến khác đối
với nhà ăn tập thể, ăn không phải trả tiền.
Trong một loạt hội nghị do Mao
đích thân chủ trì nói trên, nhận thức của phần lớn các uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ
viên Trung ương, Bí thư tỉnh uỷ bị gò trong khuôn khổ “9 ngón tay và một ngón
tay”, không dám nhích ra ngoài một bước. Chỉ có Bành Đức Hoài nói lên nỗi cực
khổ và tâm nguyện của nhân dân.
Tại Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng
họp ở Thượng Hải từ 25-3 đến 1-4-1959, Bành Đức Hoài đã tổng hợp những điều mắt
thấy tai nghe ở 6 Đại quân khu 10 tỉnh và thành phố. Ông nói thẳng:
- Các đồng chí đừng cho là tôi
nói quá lời. Chính sách Đại tiến vọt phải chăng đã sai từ gốc rễ? Tôi cho rằng
sai rồi. Cái sai không thể chỉ nói trong hội nghị, nếu không có biện pháp sửa
đổi, hậu quả của nó chẳng những ảnh hưởng đến việc không có cách nào huấn luyện
quân đội chuẩn bị chiến tranh, mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến vận mệnh và
tương lai của đất nước. Đến lúc ấy, e rằng nhân dân không còn tin vào chủ nghĩa
cộng sản nữa.
Mao Trạch Đông sợ ý kiến của Bành
Đức Hoài ảnh hưởng đến người khác, vội chen vào:
- Ông nắm quân đội, không nên can
thiệp nhiều như vậy, can thiệp nhiều quá, các đồng chí khác nhìn nhận ra sao?
Những vấn đề một số đồng chí nói, tôi thấy chỉ là vụn vặt, chỉ là vấn đề bên
dưới quán triệt không đầy đủ
Bành Đức Hoài vội tuyên bố:
- Thưa Chủ tịch, tôi không có ý
gì khác, tôi nói như vậy là thật lòng vì uy tín của Chủ tịch và của Đảng ta.
Mao mỉm cười:
- Tôi hiểu, tôi hiểu, ông xưa nay
vẫn vậy.
Sau cuộc họp, Chu Ân Lai sợ Bành
Đức Hoài quá thẳng thắn mang vạ vào thân, đã gặp riêng Bành, lưu ý tình hình
bây giờ không còn như thời kỳ chiến tranh nữa, phương pháp công tác phương pháp
tư tưởng đều phải thay đổi cho phù hợp.
Từ 2 đến 5-4-1959, chuyển sang
Hội nghị Trung ương 7 khoá 8, thông qua “Dự thảo kế hoạch kinh tế quốc dân năm
1959” 18 vấn đề về công xã nhân dân”, “Phương án bộ máy nhà nước và nhân sự“,
“Kế hoạch hùng vĩ kinh tế quốc dân tiếp tục Đại tiến vọt” với chỉ tiêu 18 triệu
tấn thép, 525 triệu tấn lương thực.
Ngày 5, Mao phát biểu “16 điều về
phương pháp công tác”, trong đó vẫn nhấn mạnh ông ta đại diện cho “đường lối
đúng đắn” có lúc “chân lý không nằm ở phía số đông, mà nằm ở phía số ít hoặc
một người”. Mao còn cảnh cáo những người từng phản đối ông ta. Mao đề cao Hải
Thụy, một viên quan đời Mình đã dũng cảm phê bình, can ngăn hoàng đế. Mao đề
xướng tinh thần Hải Thụy nhằm buông mồi dụ Bành Đức Hoài và Chu Ân Lai thẳng
thắn nói hết ý kiến riêng, để kiếm cớ trừng trị vào lúc thích hợp.
Theo đề nghị của Mao, Hội nghị
Trung ương 6 khoá 8 đã có quyết định tán thành để Mao thôi chức Chủ tịch nước
CHND Trung Hoa khoá tới. Theo dự kiến danh sách lãnh đạo bộ máy nhà nước do Ban
Tổ chức Trung ương chuẩn bị theo sự uỷ thác của Ban Bí thư, nguyên soái Chu Đức
sẽ lên làm Chủ tịch nước, Lưu Thiếu Kỳ tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Nhưng Chu Đức đã gửi thư cho Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình xin rút lui, và tiến cử
Lưu Thiếu Kỳ. Trung ương ĐCSTQ và Mao Trạch Đông chấp nhận đề nghị trên. Kỳ họp
thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khoá 2 đã bầu Lưu Hiếu Kỳ làm Chủ tịch nước, Chu
Đức làm Chủ tịch Quốc hội. Mao Trạch Đông về hình thức rút về tuyến 2, Chu Ân
Lai tiếp tục được cử làm Thủ tưởng. Nhưng mãi đến Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng
tháng 6-1960, khi Mao thừa nhận ông ta mắc sai lầm, thì Chu Ân Lai mới được
phục hồi danh dự, chính thức gánh vác trách nhiệm Thủ tướng.
Chương 15
Ở chốn vô thanh nghe
sấm động
Từ mùa hè 1958 chính quyền và
nông dân đã triển khai cuộc đại chiến giành giật lương thực. Do sức ép từ trên
xuống, các nơi đều phải khai tăng sản lượng lương thực lên gấp bội.
Dựa vào con số lương thực “tự
báo” đó, trên lại giao mức lương thực phải bán cho nhà nước. Cán bộ cơ sở và
nông dân đứng trước một thực tế gay gắt: nếu bán lương thực theo chỉ tiêu, thì
không còn cái ăn và cũng hết sạch cả hạt giống. Thế là khắp nơi diễn ra chiến
dịch nông dân cất giấu lương thực dưới nhiều hình thức: chôn dưới hầm, dưới gốc
cây, chân tường, vùi trong thức ăn gia súc, thậm chí chia thành gói nhỏ, cài
trong tổ chim trên cây cao, hoặc đặt dưới hố nước tiểu. Các đội công tác được
cử xuống nông thôn truy bức nông dân giao nộp lương thực, phát động mọi người
tố giác lẫn nhau, nhiều đội trưởng sản xuất đã bị bất, bị tra tấn cực kỳ dã
man, vì đã đứng về phía nông dân trong cuộc cất giấu lương thực này.
Tình hình nghiêm trọng ở nông
thôn thông qua mọi con đường truyền vào thành thị, vào quân đội, vào các cơ
quan đảng và chính quyền. Trung ương ĐCSTQ và Mao Trạch Đông kêu gọi toàn đảng
“nói thật”. Hưởng ứng lời kêu gọi trên, cán bộ Trường Đảng Giang Tây, Văn phòng
Quốc vụ viện, Quân đoàn 42 đã nói thật suy nghĩ của mình. Họ cho rằng “Đại tiến
vọt” là bịa đặt, “luyện gang thép” chỉ hao người tốn của, phá hoại qui luật
kinh tế xã hội chủ nghĩa, công xã nhân dân là đứa trẻ đẻ non, nhà ăn tập thể
không phải nhân tố cộng sản chủ nghĩa, kinh tế căng thẳng kéo dài do sai lầm về
đường lối. Theo báo cáo Bí thư tỉnh uỷ Sơn Tây Đào Lỗ Già gửi Mao Trạch Đông,
tại hội nghị cán bộ toàn tỉnh, có người nói “cả 10 ngón tay của các ông đều
thối rữa rồi, mà vẫn nói 9 ngón còn tốt”, “Trước đây người Nhật đến Trung Quốc
thực hiện chính sách “ba sạch” (giết sạch, đốt sạch, cướp sạch), còn công xã
nhân dân là chính sách “5 sạch”…
Mao Trạch Đông đã nghe sấm động
ầm ầm dưới chân Trung Nam Hải.
Mùa xuân 1959, 15 tỉnh Sơn Đông,
Giang Tô, Hà Nam, Hà Bắc, An Huy… xảy ra nạn đói, trên 25 triệu người không có
lương thực. Đến giữa năm 1959, khắp Trung Quốc đầy rẫy người đói khát, tiếng
oán hờn thấu tận trời xanh.
Mao quyết định triệu tập Hội nghị
công tác tại Lư Sơn. Phần đầu (2-7 đến 1-8) là Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng.
Ngày 2-7, Thường vụ Bộ Chính trị
thông qua 18 vấn đề do Mao nêu ra trong hội nghị này, trong đó có vấn đề cán bộ
3 cấp (trung ương, tỉnh, chuyên khu) phải đọc “Sách giáo khoa chính trị kinh tế
học Liên Xô”, Mao nhượng bộ đôi chút về đánh giá khuyết điểm (từ chỉ “1 ngón
tay” chuyển sang “2,3 ngón tay” có vấn đề), song vẫn khẳng định phải kiên trì
đường lối chung, Đại tiến vọt, công xã nhân dân. Mao giao cho Chu Ân Lai chủ
trì công việc hội nghị. Các bí thư tỉnh uỷ, Thành uỷ, các Bộ trưởng đều phát
biểu theo khuôn khổ Mao đã định sẵn, nói nhiều về thành tích “Đại tiến vọt” chỉ
nói sơ qua về khuyết điểm, năm tới cần tiếp tục Đại tiến vọt ra sao. Tại Tổ Tây
Nam, Điền Gia Anh nói đến tình hình chân thực ông nắm được khi về điều tra,
nghiên cứu ở Tứ Xuyên, liền bị Tổ trưởng Lý Tỉnh Tuyền (Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ
Tứ Xuyên) phê bình và ngăn chặn.
Tại Tổ Tây Bắc, Bành Đức Hoài
phát biểu 7 lần, có một số lần gay gắt. Để bảo vệ Bành Đức Hoài, khi đưa vào
thông báo tình hình thảo luận ở các tổ, Chu Ân Lai và Dương Thượng Côn đã cho
“mài bớt các góc cạnh” hoặc lược bỏ.
Bành Đức Hoài không hiểu điều đó,
ông quyết định gửi thư cho Mao Trạch Đông.
Chương 16
Bành Đức Hoài vì dân
lên tiếng
Mao Trạch Đông ăn không ngon, ngủ
không yên trước dòng nước ngầm trong đảng, quân đội và nhân dân phủ định đại
tiến vọt và công xã nhân dân. Phải đánh gục một hai nhân vật có trọng lượng mới
có thể chặn đứng dòng nước ngầm này.
Chiều 14-7, “Thư gửi Chủ tịch”
của Bành Đức Hoài được chuyển đến bàn làm việc của Mao. Ông ta đọc kỹ hai lần,
mừng quá, cầm bút lông viết thêm hàng chữ nổi bật: “Ý kiến của đồng chí Bành
Đức Hoài”, rồi trao Ban thư ký Hội nghị in phát cho từng người, làm văn kiện
hội nghị.
Bức thư gồm hai phần:
A. Thành tích đại tiến vọt năm
1958 là khẳng định.
Thông qua Đại tiến vọt đã cơ bản
chứng minh đường lối chung nhiều nhanh, tốt, rẻ là đúng đắn. Trong phong trào
toàn dân làm gang thép đã làm thêm nhiều lò cao nhỏ, lãng phí một số tài nguyên
và nhân lực, đương nhiên là một tổn thất khá lớn, nhưng đã bước đầu điều tra
trên qui mô lớn tình hình địa chất toàn quốc, đào tạo nhiều nhân viên kỹ thuật.
Trong phong trào này, đông đảo cán bộ đã được rèn luyện và nâng cao.
B. Làm thế nào tổng kể bài học
kinh nghiệm trong công tác
Mâu thuẫn nổi bật chúng ta gặp
phải trong công tác xây dựng là tỉ lệ không cân đối dẫn đến căng thẳng trên các
mặt.
Tình hình này phát triển đã ảnh
hưởng đến quan hệ giữa công nhân và nông dân, giữa các tầng lớp ở thành thị và
các tầng lớp ở nông thôn, nên cũng mang tính chính trị, là vấn đề then chốt
liên quan đến việc động viên đông đảo quần chúng tiếp tục Đại tiến vọt trong
thời gian tới.
Bành Đức Hoài nêu hai vấn đề:
1. Một hiện tượng giả. Mọi người
đều cảm thấy vấn đề lương thực đã được giải quyết, nên có thể rảnh tay làm công
nghiệp rồi. Nhận thức về phát triển gang thép phiến diện nghiêm trọng, không
nghiêm túc nghiên cứu luyện thép, cán thép, than, quặng, thiết bị nghiền quặng,
thiết bị luyện cốc, nguồn than, năng lực vận chuyển, lực lượng lao động tăng,
sức mua mở rộng, hàng hoá sắp xếp ra sao. Tóm lại, không có kế hoạch cân bằng
cần thiết, mắc chứng bệnh chưa đủ thực sự cầu thị. E rằng đây là nguyên nhân
gây ra một loạt vấn đề.
Thói huênh hoang, khoác lác tràn
ngập các địa phương, các ngành, một số kỳ tích không tin nổi cũng xuất hiện
trên báo chí, quả thật đã làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của Đảng.
2- Bệnh cuồng nhiệt tiểu tư sản khiến chúng ta dễ mắc sai lầm tả khuynh. Trong phong trào Đại tiến vọt năm 1958, tôi cũng như nhiều đồng chí khác đã bị mê hoặc bởi thành tích Đại tiến vọt và nhiệt tình của phong trào quần chúng, một số khuynh hướng “tả” phát triển khá mạnh, chỉ muốn một bước lên chủ nghĩa cộng sản, tư tưởng vượt trước người khác từng một dạo chiếm thế thượng phong, quên phắt đường lối quần chúng và tác phong thực sự cầu thị của Đảng được hình thành trong thời gian dài.
2- Bệnh cuồng nhiệt tiểu tư sản khiến chúng ta dễ mắc sai lầm tả khuynh. Trong phong trào Đại tiến vọt năm 1958, tôi cũng như nhiều đồng chí khác đã bị mê hoặc bởi thành tích Đại tiến vọt và nhiệt tình của phong trào quần chúng, một số khuynh hướng “tả” phát triển khá mạnh, chỉ muốn một bước lên chủ nghĩa cộng sản, tư tưởng vượt trước người khác từng một dạo chiếm thế thượng phong, quên phắt đường lối quần chúng và tác phong thực sự cầu thị của Đảng được hình thành trong thời gian dài.
Ngày 16-7, Mao gọi Lưu Thiếu Kỳ,
Chu Ân Lai, Chu Đức đến bàn bạc, quyết định kéo dài hội nghị để bình luận tính
chất bức thư của Bành Đức Hoài, đồng thời cho gọi Bành Chân, Hoàng Khắc Thành,
Bạc Nhất Ba, An Tử Văn lên Lư Sơn ngay. Đây là 4 nhân vật quan trọng từng phê
phán Bành Đức Hoài trước khi họp Đại hội 7. Mao lợi dụng mọi cơ hội, tranh thủ
gặp nốt số người cần gặp, đến lúc này, ông ta đã quyết tâm thanh toán Bành toàn
diện, từ lịch sử tới hiện thực.
Từ 17 dân 22-7, các tổ thảo luận
thư của Bành Đức Hoài.
Nhiều người hoan nghênh, khen
Bành thẳng thắn và trung thành, cho rằng thư trên có tác dụng thúc đẩy cuộc
thảo luận ở hội nghị này. Cũng có ý kiến nói Bành nên phân tích sâu hơn, và
cũng nên thận trọng hơn khi nói về tính cuồng nhiệt “tiểu tư sản” và sai lầm “mang
tính chất chính trị”, để tránh hiểu lầm. Riêng nguyên soái Hạ Long cho rằng ý
kiến của Bành không xác đáng, thắng lợi năm 1958 là vĩ đại, chỉ có một số sai
lầm về phương pháp công tác, và sai lầm này cũng đang được khắc phục. Hạ Long
chẳng những phê phán mà còn tố giác Bành Đức Hoài, đây là một tín hiệu cho thấy
cuộc đấu tranh phê phán Bành sẽ tiếp tục leo thang.
Ngày 21-7, phát biểu 3 giờ liền
tại Tổ Hoa đăng Trương Văn Thiên điểm laị và khẳng định những ý kiến chủ chốt
của Bành Đức Hoài trong thư gửi Mao Trạch Đông. Ông nhấn mạnh cần cảnh giác với
bệnh kiêu ngạo, tự mãn, và cần tạo ra bầu không khí dân chủ trong Đảng. Ngay
tối hôm đó, Tổ trưởng Tổ Hoa Đông Kha Khánh Thi chạy đến báo cáo Mao: “Đại sự
hỏng rồi, nếu Chủ tịch không tỏ rõ thái độ, cán bộ sẽ bị họ lôi kéo hết”.
Mao bước ra khỏi phòng đi bách bộ
quanh vườn trúc, trầm ngâm suy nghĩ, 36 kế lướt nhanh trong đầu. Kha Khánh Thi
nói đúng, đã đến lúc phất cờ, tổ chức đội ngũ rồi. Mao biết kinh tế quốc dân đã
bên bở vực thẩm, nhân dân đang đói khát, tâm lý bất mãn trong dân chúng đang
lan tràn, cán bộ các cấp đều đang truy cứu trách nhiệm cấp trên, công xã oán
huyện, huyện oán chuyên khu, chuyên khu trách tỉnh, tỉnh trách trung ương… Lúc
này, nếu Chu Ân Lai đứng ra lo liệu thì hay biết mấy, có thể đổ hết lỗi cho
Chính phủ. Nhưng cái anh Chu này lại chẳng oán trách nửa lời, chỉ chăm lo chỉnh
đốn nền kinh tế đã bị xới tung lên. Nay nhảy ra hai anh Bành Đức Hoài và Trương
Văn Thiên, một nắm quân đội, một phụ trách ngoại giao, nói vòng vèo thế nào thì
cũng không đến họ phải chịu trách nhiệm về những sai lầm trong xây dựng kinh
tế. Ý kiến của họ phản ánh quan điểm của đông đảo cán bộ và nhân dân, đều nói
lên tinh hình thực tế, có căn cứ, thực sự cầu thị, nhưng nguy cơ cũng xuất phát
từ 4 chữ “thực sự cầu thị” này. Một khi quan điểm của họ thống nhất tư tưởng
trên dưới, thì vị trí của mình còn giữ nổi không?
Tư duy của Mao tập trung vào một
điểm: tình hình hiện nay là chống “tả” hay chống “hữu”? Bành và Trương đòi
triệt để uốn nắn sai lầm “tả” khuynh, nêu khẩu hiệu chống “tả”, thuận theo lòng
đảng, lòng dân, đế cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân thoát khỏi cơn cuồng nhiệt
“Đại tiến vọt”, giảm nhẹ gánh nặng và ổn định đời sống nhân dân, phát triển sản
xuất. Nhưng chống “tả” cuối cùng chẳng phải mọi chuyện đều đổ lên đầu mình hay
sao? Chẳng lẽ ta rút khỏi vũ đài lịch sử như vậy?
Quyết không thể được! Bảo vệ
chiếc ghế “Hoàng đế” của mình cao hơn hết thảy. Các vị vua “hùng tài đại lược”
trong lịch sử đều không từ thủ đoạn nào để củng cố ngai vàng của họ. Chu Nguyên
Chương hầu như đã giết sạch các công thần giúp ông ta dựng nên nghiệp lớn. Lịch
sử xưa nay đều do kẻ thắng viết nên.
Mao Trạch Đông châm tiếp điếu
thuốc, bắt đầu một vòng tư duy mới. Phải từ gốc rễ xoay chuyển phương hướng hội
nghị và phương hướng toàn đảng, toàn dân. Tình hình hiện nay không chống “tả“,
mà phải chống “hữu”, chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, bảo vệ đường lối chung,
Đại tiến vọt, và công xã nhân dân. Để bảo vệ ba ngọn cờ hồng này, phải tổ chức
đội ngũ tác chiến với phe phản động, dẹp cho bằng được sự phẫn nộ và tâm lý bất
mãn đang lan tràn, sau đó, trong công tác thực tế, lặng lẽ uốn nắn những lệch
lạc “tả” khuynh.
Xem ra phải hy sinh lão Bành rồi.
Một nhân vật tầm cỡ như Bành Đức Hoài - uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, nguyên soái thứ hai, anh hùng đánh thắng đế quốc Mỹ
- bị đánh đổ sẽ làm chấn động toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ai còn nêu
chống “tả”, ai còn đề cập đến sai lầm Đại tiến vọt, Công xã hoá, hãy coi số
phận Bành Đức Hoài.
Mao đã quyết tâm, khi cần chống
“tả”, ông ta chống “hữu” chỉ khác nhau một từ, đã đẩy sự nghiệp xã hội chủ
nghĩa của Trung Quốc vào chỗ bế tắc không còn khả năng thay đổi, chừng nào ông
ta còn sống. Từ đó, Mao không còn đại diện cho lợi ích của nhân dân nữa, đang
sau một chữ khác nhau ấy là hàng trăm triệu sinh linh lầm than, mấy chục triệu
người chết đói, vượt qua bất cứ thiên tai, địch hoạ nào trong lịch sử.
Thêm một ngày đêm Mao suy nghĩ.
Sớm 23-7, mọi người được thông báo lên hội trường nghe Mao nói chuyện. Đây là
một cuộc tập kích bất ngờ, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức cũng không biết
Mao định nói gì. Theo biên bản khoảng 6.000 chữ do Lý Nhuệ ghi, trong cuộc họp
trên, Mao thừa nhận tình trạng tỉ lệ mất cân đối, nông nghiệp, công nghiệp, và
giao thông đều căng thẳng, thiếu hàng tiêu dùng, nhưng ông nói nhẹ đi rất
nhiều. Mao nói tình trạng xa rời quần chúng chỉ là tạm thời, kéo dài trong hai,
ba tháng, nay quần chúng vẫn ủng hộ ta, kết hợp với chúng ta rất tốt; bệnh
cuồng nhiệt tiểu tư sản có nhưng không nhiều, từ tháng 3, tháng 4 đã kiên quyết
uốn nắn, ngăn chặn được “làn sóng cộng sản” tước đoạt của cải và thành quả lao
động của người khác. Mao tán thành tích cực tổ chức tốt nhà ăn tập thể theo
nguyên tắc tự nguyện tham gia, và tỏ ra hài lòng nếu cả nước duy trì được 30%
nhà ăn tập thể. Mao đề xướng cán bộ các cấp học tập chính trị kinh tế học, ai
mù chữ thì đọc cho họ nghe. Mao khuyên mọi người chớ dao động trong giờ phút
khó khăn này, phát biểu phải chú ý phương pháp, nội dung phải chính xác, mọi
người phải thấy rõ trách nhiệm của mình…
Chương 17
Lâm Bưu giúp Mao lộng
hành
Bài nói của Mao như tiếng sấm
kinh hồn “có sức mạnh san phẳng Lư Sơn, khiến trái đất ngừng chuyển động”,
người nghe nói chung đã biết phải hướng về đâu, dựa vào đâu.
Song ba đảng viên cộng sản chính
trực Chu Tiểu Châu, Chu Huệ, Lý Nhuệ thấy không sao hiểu nổi. Họ chưa quên được
12 ngày trước đó, Mao đã gọi ba người tới “họp đồng hương”, nói chuyện thật
thoải mái. Chu Tiểu Châu hồi ở Diên An từng làm thư ký cho Mao Trạch Đông, nên
may mắn được cử làm Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Hồ Nam. Trong phong trào “Đại tiến
vọt”, ông đã làm một việc có lợi cho dân là toàn tỉnh xây 50.000 lò cao nhỏ,
ông ra mật lệnh không cho 20.000 lò nổi lửa, tránh được tổn thất lớn. Đối với
tình hình trước mắt, quan điểm của ông là “thành tích rất lớn, vấn đề khá
nhiều, tương lai sáng sủa”. Mao rất tán thưởng câu trên, lấy đó làm quan điểm
cơ bản cho hội nghị Lư Sơn. Chu Huệ là Bí thư tỉnh uỷ Hồ Nam, phụ trách lương
thực, không chủ trương “ăn thả sức”, nên Hồ Nam ít người chết đói hơn nơi khác.
Lý Nhuệ là Thứ trưởng Bộ thuỷ điện đã phản đối xây đập Tam Hiệp, được Mao ủng
hộ, trở thành Thư ký kiêm nhiệm của Mao.
Trong cuộc “họp đồng hương” này,
Mao tỏ ra thẳng thắn thừa nhận sai lầm và trách nhiệm của mình. Ba người kia
lòng phơi phới gió xuân, nói thật những suy nghĩ của mình, kể cả những điều rất
cấm kỵ. Họ quên mất thân phận “đấng chí tôn” của Mao, quên giới luật cung đình
“làm bạn với vua như chơi với hổ”. Ba vị trung thần rút ra kết luận: Chủ tịch
quyết tâm sửa chữa mọi sai lầm từ “Đại tiến vọt” đến nay, rất lặng nghe những
lời trung thành mà trái tai.
Sáng hôm sau, Chu Tiểu Châu gặp
Bành Đức Hoài kể lại cuộc gặp gỡ trên, khuyên Bành trực tiếp gặp Mao.
Trong khi một dạ trung thành giúp
Mao khiêm tốn tiếp nhận những lời can ngăn, bước ra khỏi tình thế khó khăn, để
cuộc Đại tiến vọt nhẹ nhàng hạ cánh, Chu Tiểu Châu không ngờ bản thân ông lại
trở thành miếng mồi để câu “con cá mập lớn” Bành Đức Hoài, tương lai chính trị
của ông bị chôn vùi ở Lư Sơn theo Bành.
Nghe xong bài nói ngày 23-7 của
Mao, ba thành viên “hội đồng hương” Hồ Nam thấy Mao đã quay ngoắt 180 độ.
Tối hôm đó, họ rủ nhau đến gặp
Tổng tham mưu trưởng Hoàng Khắc Thành, nguyên Bí thứ thứ nhất Tỉnh uỷ Hồ Nam.
Tâm tư đang nặng nề sau buổi họp,
Hoàng từ chối, nhưng sau nghĩ cả ba đều là cận thần tâm phúc của Mao, nên lại
nhận lời Thấy ba người ăn nói bạo mồm bạo miệng quá, Hoàng thất sắc ngăn lại.
Vừa lúc đó, Bành Đức Hoài đến gặp Hoàng bàn việc Quân khu Tây Tạng xin cấp thêm
ô tô, ba người cáo lui. Trên đường về, họ gặp La Thụy Khanh. La báo cáo ngay
với Mao: “Bành Đức Hoài có hoạt động phi tổ chức”. Thế là từ phê phán tư tưởng
chuyển sang điều tra tập đoàn chống đảng.
Tối 26-7, Mao Trạch Đông gặp Bành
Đức Hoài. Trong quan niệm của Bành, ý thức vua tôi rất mỏng manh, dường như
quan hệ giữa hai người vẫn dừng lại ở thời đại Tỉnh Cương Sơn.
Trong phần lớn tình huống, Bành
không gọi Mao là “Chủ tịch” mà gọi là “Lão Mao”. Bành rất phản cảm trước bài
nói của Mao. Trong cuộc gặp này, chẳng ai nhường ai, Bành tức giận văng ra: “Ở
Diên An ông chửi bố tôi 40 ngày, nay tôi chửi bố ông 20 ngày không được à?” Ý
nguyên soái Bành là trước Đại hội 7, ông tổ chức phê phán tôi 40 ngày, nay ông
làm cho đất nước ra nông nỗi này, hội nghị Lư Sơn họp 20 ngày để tổng kết bài
học kinh nghiệm, tôi nêu một số ý kiến với ông, lẽ nào không được? Câu nói đó
của Bành không được ghi âm, ghi chép, nhưng nguyên bản được lưu lại trong óc
Mao. Ba năm sau tại Hội nghị Trung ương 10 khoá 8, Mao nói: “Hội nghị Lư Sơn
lần thứ nhất năm 1959, vốn định bàn công tác, sau Bành Đức Hoài nhảy ra nói ông
chửi bố tôi 40 ngày, tôi chửi bố ông 20 ngày không được hay sao? Thế là tình
hình rối loạn lên, ảnh hưởng đến công tác, 20 ngày ấy vẫn không không đủ, chúng
ta bỏ cả công việc”.
Cuộc đối thoại tan vỡ, Bành Đức
Hoài đại bất kính mắng “Hoàng thượng”, đó là điều Mao cần. Thế là “ vấn đề Bành
Đức Hoài” leo thang.
Sớm 27-7, Mao Trạch Đông triệu
tập Ban Thưởng vụ Bộ chính trị để “định tính” vấn đề Bành Đức Hoài. Chu Ân Lai
nói: “Bành Đức Hoài 3 phần sai lầm, 7 phần công lao, không nên phủ định sạch
trơn”. Lưu Thiếu Kỳ và Chu Đức tán thành ý kiến trên. Mao một phiếu phủ quyết 3
phiếu. Cả ba uỷ viên Thường vụ phục tùng Mao, tán thành đánh đổ Bành.
Sáng 27-7, Lưu Thiếu Kỳ họp các
tổ trưởng truyền đạt chỉ thị của Mao “tiếp tục phê phán tập đoàn chống đảng
Bành Đức Hoài, Hoàng Khắc Thành, Trương Văn Thiên, Chu Tiểu Châu, vạch rõ ranh
giới, không những nhằm vào công việc mà còn nhằm vào con người phải gắn với
những sai lầm của Bành trong lịch sử”. Mao nói: Bành đối với Mao bao năm qua “3
phần hợp tác, 7 phần không hợp tác. Uông Đông Hưng tuyên bố với lực lượng bảo
vệ: Bành, Hoàng, Trương, Châu không được tự tiện đi vào nơi ở của Mao Trạch
Đông và Lưu Thiếu Kỳ, không được tiếp xúc với nhau, ôtô của họ không được xuống
núi, máy bay trên sân bay Cửu Giang không được cất cánh nếu không được Mao
Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ phê chuẩn. Ngày 30, Nhiếp Vinh Trăn và Diệp Kiếm
Anh, phải đến khuyên Bành Đức Hoài nhận sai lầm.
Ngày 29-7, Lâm Bưu phụng chiếu
lên Lư Sơn “cần vương” kịp dự cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị ngày 31-7 và 1-8.
Hội nghị do Mao chủ trì, 4 uỷ viên Thường vụ Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức,
Lâm Bưu có mặt, ngoài ra còn có uỷ viên Bộ chính trị Bành Chân (thực tế là phó
Tổng bí thư) người được cử thay Chu Ân Lai phụ trách công việc hội nghị, uỷ
viên Bộ chính trị, nguyên soái Hạ Long, người đã tố giác Bành Đức Hoài. Bành có
mặt với thân phận bị xem xét, Hoàng Khắc Thành, Chu Tiểu Châu, Vương Huệ, Lý
Nhuệ có mặt để được giáo dục.
Chu Đức phát biểu, hy vọng việc
Bành Đức Hoài nhận sai lầm sẽ được Mao thông cảm. Ông nói từ khi Bành Đức Hoài
dẫn Quân đoàn 5 Hồng quân lên Tỉnh Cương Sơn, đả cùng sống chết chung hoạn nạn,
phấn đấu quá nửa đời người, đừng chia tay nhau như vậy. Đột nhiên Mao giơ chân
trái lên cao hon mặt bàn, tay phải cầm tẩu thuốc, tay trái sờ vào mặt giày, mọi
người đều hiểu Mao muốn nói Chu Đức “gãi ngứa qua giày”. Chu Tổng tư lệnh đỏ
mặt, không nói nữa.
Với lời lẽ gay gắt, Lâm Bưu phê
phán Bành Đức Hoài là kẻ có dã tâm, có âm mưu, độc đoán chuyên quyền, giả dối,
hiếu danh, chẳng co ai ra gì, lợi dụng hình thức thẳng thắn để mê hoặc người
khác, trong và ngoài đảng, trong và ngoài nước bàn tán Bành là phần tử đầu cơ…
Bành Đức Hoài thừa nhận mình có
biểu hiện anh hùng cá nhân, cộng thêm tư tưởng vô chính phủ, tư tưởng hỗn loạn,
lập trường không vững,… Khi Bành tỏ ý xin thôi các chức vụ trong quân đội, Mao
nói:
- Chưa bàn việc này, vẫn do ông
làm.
Lâm Bưu nói:
- Không phải đánh đổ, không phải
từ nay không tín nhiệm. Công
việc vẫn do ông làm.
Mao còn tỏ ỷ “gừi gắm hy vọng” ở Bành.
Dưới đòn vừa đánh (kẻ có dã tâm, có âm mưu, giả
dối) vừa xoa (vẫn “do ông làm”, không cách chức) của Mao Trạch Đông và Lâm Bưu,
Bành Đức Hoài đã mềm lòng, từ tấn công chuyển sang phòng ngự, từ nguyên cáo
biến thành bị cáo. Từ người góp ý kiến trở thành người bị thanh toán, từ chỗ
cân nhắc xem cho người khác đội chíếc mũ nào thì thích hợp, đến chỗ tính xem
mình nên nhận chiếc mũ nào, từ đó bước lên con đường kiểm thảo nhận tội dài
dằng dặc.
Trị xong Bành Đức Hoài, Mao rảnh tay trị Trương
Văn Thiên.
Từ 8-2, Hội nghị Lư Sơn biến
thành Hội nghị Trung ương 8 khoá 8, là đại hội đấu Bành Đức Hoài, Trương Văn
Thiên, Hoàng Khắc Thành, Chu Tiểu Châu. Cuộc họp ngây 13 do Chu Ân Lai chủ trì.
Buổi sáng, Trương Vãn Thiên kiểm điểm sai lầm. Trương nói nay ông “đã nhận thức
được đường lối Mao Trạch Đông là đường lối duy nhất đúng đắn”. Hội nghị Lư Sơn
chứng minh “ai không đi theo Mao Chủ tịch, người đó sẽ mắc sai lầm”, và nguyện
từ nay “thật thà làm học trò” của Mao.
Buổi chiều, đấu Bành Đức Hoài.
Bằng giọng trầm đục đầy bi thương, Bành kiểm điểm đối với chủ trương của Mao,
ông “không hiểu, không tán thành, hoặc ủng hộ không mạnh, quán triệt không
hết”, và nâng lên thành mấy lần sai lầm đường lối. Ông buộc phải thừa nhận lá
thư ngày 14-7 trên thực tế là phản đối đường lối chung, phản đối Trung ương
Đảng và Mao Chủ tịch. Bành biết rõ không nhận tội danh này thì không xong, mà
nhận tội danh này thì bản thân cũng chẳng còn gì nữa.
Bành nói:
- Quan điểm hữu khuynh của tôi
chủ yếu biểu hiện ở coi nhiệt tình cao xây dựng chủ nghĩa xã hội của đông đảo
quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng là bệnh cuồng nhiệt tiểu tư sản, phiến
diện thổi phồng khuyết điểm đã và đang được uốn nắn là “tả” khuynh, coi ý nghĩa
lớn lao của 90 triệu người làm gang thép là có mất, có được, càng sai lầm hơn
nữa là dùng biện pháp bóng gió làm tổn hại uy tín cao cả của đồng chí Mao Trạch
Đông. Cuộc công kích này diễn ra trong tình hình Đảng bị giáp công tự bên trong
và bên ngoài, nên nguy hại càng nghiêm trọng. Những lời lẽ cơ hội hữu khuynh
của tôi xuất phát từ lập trường giai cấp tư sản, phản đối sự nghiệp của giai
cấp vô sản, trên thực tế tôi đã trở thành đại diện cho giai cấp tư sản ở trong
Đảng. Tính chất nghiêm trọng của sai lầm này còn ở chỗ đây không phải là sai
lầm ngẫu nhiên của cá nhân tôi, mà là một hành động có chuẩn bị, có tổ chức.Câu
lạc bộ quân sự mà đồng chí Mao Trạch Đông chỉ ra là bộ tư lệnh của cuộc tấn
công này.
Bành kiểm điểm xong, Lý Tỉnh
Tuyền, Khang Sinh, Đàm Chấn Lâm và nhiều người khác đua nhau lên tiếng phê phán
Bành và bày tỏ trung thành với Mao Trạch Đông. Chỉ có Chu Đức Lưu Bá Thừa và
một số ít người khác giữ im lặng. Hai vị nguyên soái đau lòng nhớ đến câu “cung
nỏ tốt cũng vứt đi, khi trên cao không còn chim nữa”. Lưu Bá thừa lo cho số
phận các công thần: sắp tới sẽ đến lượt ai đây?
Nguyên soái Bành Đức Hoài từng
đánh bại tướng 5 sao McArthur trên chiến trường Triều Tiên đã ngã xuống bởi
xung đột ý kiến vơi Chủ tịch Mao Trạch Đông. McArthur cũng từng va chạm, tranh
cãi kịch liệt với Tổng thống Truman, và trên tiền tuyến Triều Tiên, ông đã công
khai phê bình chính sách châu Á của đương kim Tổng thống Mỹ. Truman ra lệnh cách
chức McArthur. Điều khiến McArthur cảm thấy mất mặt hơn là Tổng thống không hề
thông báo trước, ông chỉ biết mình bị mất hết binh quyền khi nghe bản tin thời
sự trên đài phát thanh. Chính phủ có uy quyền, quân nhân kể cả những người lỗi
lạc như McArthur cũng không thể đứng trên Chính phủ. Mặt khác, việc xử phạt
McArthur cũng chỉ có thế thôi. McArthur không chịu, sau khi về Mỹ, ông đã
thuyết trình trước Quốc hội và khắp nơi trong cả nước phê phán chính sách châu
Á của Truman, về sau còn ra tranh cử Tổng thống Mỹ, mưu toan thay thế Truman.
Tuy không đắc cử, nhưng McAthur đã qua những năm tháng cuối đởi trong thể diện.
Mọi hoạt động của ông sau khi bị cách chức đều được coi là bình thường, được
luật pháp và thể chế bảo hộ, không bị coi là “kẻ có dã tâm”, càng không bị gán
cho tội danh “cướp đảng, cướp nước”, bị phê phán đến tận cùng.
Cảnh ngộ khác nhau trong những
năm cuối đời của nguyên soái Mỹ và nguyên soái Trung Quốc đã phản ánh hai thể
chế chính trị, hai truyền thống lịch sử, hai bối cảnh văn hoá khác nhau. Tội
phạm hàng đầu tạo ra vụ án oan Bành Đức Hoài đương nhiên là Mao Trạch Đông,
nhưng không chỉ có ông ta, mà là hợp lực lịch sử của một thể chế, một truyền
thống, một nền văn hoá. Chính Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Hạ Long, Đào Chú, La Thụy
Khanh, Lý Tỉnh Tuyền trong mấy năm sau đó lại bị hợp lực lịch sử không thể
kháng cự mà họ đã góp phần tăng cường ấy làm cho thân tàn ma dại, tan cửa nát
nhà.
Ngày 16-8-1959, Hội nghị ra nghị
quyết nêu rõ cần đưa Bành Đức Hoài, Trương Văn Thiên, Hoàng Khắc Thành, Chu
Tiểu Châu ra khỏi các cương vị công tác của họ trong cơ quan quốc phòng, ngoại
giao và tỉnh Hồ Nam, song vẫn giữ các chức vụ của họ trong Bộ Chính trị và Ban
chấp hành trung ương, để xem xét hiệu quả. Đồng thời, Hội nghị còn ra nghị
quyết về triển khai phong trào tăng sản xuất và tiết kiệm. Nghị quyết viết:
“Đường lối chung, Đại tiến vọt và
công xã nhân dân biểu hiện quyết tâm vĩ đại và trí tuệ vĩ đại của 650 triệu
nhân dân cần cù, dũng cảm, là sản phẩm lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông kết hợp
sáng tạo chân lý phổ biến của Chủ nghĩa Mác-Lenin với tình hình thực tế Trung
Quốc. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, như tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, kiên trì chính trị thống soái, kiên trì đường lối quần chúng, giữ vững
ngọn cờ vẻ vang đường lối chung. Đại tiến vọt, công xã nhân dân, chúng ta đã
giành được thắng lợi vĩ đại năm 1958 và nửa đầu năm 1959. Thời gian tới, chúng
ta sẽ dũng cảm tiến lên trên con đường vẻ vang này, phấn đấu giành thắng lợi vĩ
đại mới”.
Đoạn trên bề ngoài có vẻ như
những lời lẽ sáo rỗng ĐCSTQ quen dùng, thật ra nó mang ý nghĩa đánh dấu giai
đoạn lịch sử. Đàng hoàng dưới danh nghĩa văn kiện trung ương, nó tuyên cáo
ĐCSTQ đoạn tuyệt với nguyên tắc thực sự cầu thị. Sai lầm có thể nói thành đúng
đắn, thất bại có thể bảo là thắng lợi. “Ba ngọn cờ hồng” mà 600 triệu nhân dân
ghét cay ghét đắng lại nói liều đó là “biểu hiện quyết tâm vĩ đại và trí tuệ vĩ
đại” của họ. Nhận thức và nghị quyết của Đảng hoàn toàn đi ngược lại lương tri
của lòng đảng, lòng dân, lừ đó ĐCSTQ đi vào ngõ cụt của chủ nghĩa xã hội không
tưởng Mao Trạch Đông. Để thay đổi đường lối “tả” khuynh đem lại tai hoạ nặng nề
cho nhân dân này, sau Bành Đức Hoài, hàng loạt đảng viên cộng sản lên tiếng vì
nhân dân đã phải trả giá thê thảm, nhiều người hy sinh cá tính mạng. Chỉ riêng
“khoán sản tới hộ” mà biết bao cán bộ tốt muốn cho trăm họ được một bữa ăn no
đã bị tan cửa nát nhà.
Ngày 17-8, với tư thế người chiến
thắng, Mao Trạch Đông triệu tập Hội nghị công tác Bộ Chính trị, các cán bộ cấp
cao có mặt tại Lư Sơn đều tham gia. Mao chỉ nói về tầm quan trọng của lãnh tụ.
Sau đó, theo gợi ý trước của Mao. Lưu Thiếu Kỳ nói nhiều về sự cần thiết và
đúng đắn của sùng bái cá nhân, phê phán Bành Đức Hoài từ sau Đại hội 20 ĐCSLX
đã phản đối sùng bái cá nhân ở Trung Quốc, mấy lần đề nghị không nên hát “Đông
phương hồng”, phản đối hô “Mao Chủ tịch muôn năm”, lần này Bành còn nói nào là
“không có lãnh đạo tập thể”. “Mao Trạch Đông không tự phê bình, lại nhận hết
công lao về mình”.
Lưu Thiếu Kỳ nói xưa nay ông vẫn
đề xướng sùng bái cá nhân, đề cao uy tín lãnh đạo của Mao, trước Đại hội 7 đã
tuyên truyền vai trò của Mao, nay vẫn tiếp tục. Lưu còn nói sẽ tuyên truyền
sùng bái cá nhân Lâm Bưu và Đặng Tiều Bình. Đây là điều tối kỵ, vì Mao đã chỉ
định Lưu làm người kế vị, nhưng chưa nói người kế vị sau Lưu là ai.
Về việc theo sát Mao, Lưu Thiếu
Kỳ khác Chu Ân Lai. Mao nói 100, Chu quyết không nói 99, cũng không nói 101.
Lưu thường nói quá đi, 101 thậm chí 102. Lần này Mao muốn Lưu nói về sùng bái
cá nhân đối với Mao, Lưu lại thêm cả Lâm Bưu và Đặng Tiểu Bình nghiễm nhiên tôn
Mao lên làm Thái Thượng hoàng, để mình làm Hoàng đế, chỉ định Lâm, Đặng làm
người kế vị. Lưu không thận trọng, tưởng rằng nói thêm vái câu theo hướng Mao
gợi ra, có biết đâu đã để lại bóng đen lớn trong đầu Mao.
Chưa hết, Lưu Thiếu Kỳ còn đưa ra
lập luận kinh người, dường như đang phát triển ý kiến của Mao, nhưng lên đến
103. Lưu nhấn mạnh:
- Nói trắng ra, Bành Đức Hoài
phản đối sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông, nhưng chưa chắc đã phản đối
sùng bái cá nhân đối với bản thân mình. Trên thực tế, tôi thấy Bành thích thú
với thứ ấy (việc sùng bái cá nhân Bành). Đây cũng là sự thật được vạch trần mấy
ngày qua. Để Bành thực hiện sùng bái cá nhân, không bằng để Mao Trạch Đông và
các đồng chí khác thực hiện sùng bái cá nhân. Bành nói Lưu Thiếu Kỳ cướp Đảng,
tôi cũng nói: để đồng chí cướp Đảng, không bằng tôi cướp luôn. Nói thật, đồng
chí cướp Đảng, tôi không tán thành, nếu đồng chí cướp, tôi nhất định cướp. Đồng
chí không cướp, vậy được, tôi cũng có thể không cướp.
Cả hội trường bỗng im ắng tới mức
đáng sợ. Những người có mặt lắng tai nghe, không để lọt một chữ nào. Một tiếng
ho của Mao Trạch Đông làm rụng đoạn tàn thuốc lá dài trên tay ông, phá vỡ sự im
lặng trên hội trường, cũng che đậy một chấn động nhỏ trong tim ông: Lẽ nào ta
loại trừ Bành Đức Hoài là đang dọn sạch đường cho một Khrusev? Lòng người thật
khó lường.
Trong khi đấu Bành Đức Hoài, Mao
vẫn thường xuyên theo dõi chặt Chu Ân Lai. Hội nghị Lư Sơn kết thúc, Mao chỉ
thị biên soạn cuốn từ điển triết học nhỏ mang tên “Chủ nghĩa kinh nghiệm hay
chủ nghĩa Mác?” Lời tựa do Mao viết có đoạn:
“Để từ lý luận phê phán chủ nghĩa
kinh nghiệm, chúng ta phải đọc triết học. Về lý luận, trước đây chúng ta phê
phán chủ nghĩa giáo điều, nhưng không phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm. Chủ nghĩa
kinh nghiệm là mối nguy hiểm chủ yếu hiện nay”.
Cán bộ trung cấp trở lên trong
ĐCSTQ đều hiểu động thái này nhằm vào Chu Ân Lai. Mao muốn ngầm nói với phe
cánh rằng Chu Ân Lai là nhân vật chủ yếu tranh giành quyền lãnh đạo với ông ta,
song sự ủng hộ của nhà lãnh đạo tài năng và có uy tín lớn ở trong và ngoài nước
này lại là điều Mao không thể thiếu.
Tân Tử Lăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét