Mao Trạch Đông ngàn năm công tội
Chương 35
Mời Đặng Tiểu Bình
làm quân sư
Ngày 6-1-1972, Nguyên soái Trần
Nghị từ trần vì bệnh ung thư, lễ tang tổ chức vào chiều 10-1. Từ Đại hội 9,
Trần Nghị chỉ còn là uỷ viên Trung ương, nên qui cách lễ tang bị hạ thấp, do Lý
Đức Sinh chủ trì, Diệp Kiếm Anh đọc điếu văn, các uỷ viên Bộ chính trị khác
không dự. Hôm ấy, sau bữa trưa, Mao thấy bồn chồn không yên: Trước đây, vì
Giang Thanh, Mao đã trở mặt với Trần Nghị và hầu như toàn bộ các vị nguyên lão,
còn doạ sẽ cùng Lâm Bưu lên núi đánh du kích.
Nay Lâm Bưu chết rồi, lịch sử đã
kết luận ai là người trung, kẻ gian. Muốn vãn hồi lòng người, hôm nay là dịp
tốt. Mao quyết định dự lễ tang Trần Nghị.
Được tin trên, Chu Ân Lai quyết
định nâng cấp lễ tang, báo tất cả các uỷ viên Bộ chính trị có mặt tại Bắc Kinh
đến dự.
Mao năm ấy đã 78 tuổi, sức khỏe
ngày càng kém. Sắp đến lúc đi, thư ký sinh hoạt Trương Ngọc Phượng giúp ông
thay quần áo. Lúc đó Mao đang mặc áo ngủ, bên dưới là chiếc quần len mỏng. Ông
bảo không cần thay, cứ trùm một bộ khác ra ngoài áo ngủ là được. Nhưng mặc áo
xong, Mao dứt khoát không chịu mặc quần. Phượng ngắm Mao trên là áo kiểu Tôn
Trung Sơn, áo ngủ thò ra ngoài, bên dưới chỉ có chiếc quần len mỏng, ăn mặc thế
này làm sao ra khỏi cửa được? Nhưng người già cố chấp đã nói không mặc quần là
không mặc, cuối cùng Ngọc Phượng đành khoác thêm chiếc măng tô che kín áo ngủ,
rồi dìu Mao lên chiếc xe ZiL chống đạn.
Đi dự lễ tang một nguyên soái mà lãnh tụ vĩ đại không mặc quần, chuyện kỳ cục
ấy nếu không do chính Ngọc Phượng sau này kể lại, có lẽ cũng chẳng mấy ai tin.
Tại lễ tang. Mao cũng sụt sịt,
nhưng chẳng có giọt nước mắt nào. Mao nói “Trần Nghị đã lập công lớn cho cách
mạng Trung Quốc và cách mạng thế giới”. Mao còn nói:
- Đồng chí Đặng Tiểu Bình thuộc
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Chu Ân Lai biết rằng thời gian
phục hồi công tác cho Đặng không còn xa nữa.
Đặng Tiểu Bình bị lưu đày ở Giang
Tây từ 20-10-1969. Tuy là nhân vật số 2 trong phái “đi con đường tư bản”, Đặng
lại được Mao đối xử nương nhẹ hơn nhiều người khác. Lợi dụng điều này, Chu Ân
Lai đã chỉ đạo sắp xếp cho Đặng ở ngay ngoại thành Nam Xương, trong ngôi nhà
hai tầng biệt lập có sân vườn, được gọi là “Lầu tướng quân” vì đây vốn là nơi ở
của Hiệu trưởng Trường bộ binh Nam Xương. Hàng ngày, Đặng chỉ phải lao động một
buổi trong xưởng sửa chữa máy kéo, không bị đấu tố, có thời gian đọc sách, rèn
luyện sức khỏe. Cùng với công nhân, Đặng được nghe truyền đạt Thông tri của
Trung ương ĐCSTQ về vụ Lâm Bưu. Ông nói với vợ, bà Trác Lâm: “Lâm Bưu không
chết, đạo trời khó dung”.
Ngày 3-8-1972, Đặng gửi thư cho
Mao, kiểm điểm sai lầm của mình, bày tỏ ủng hộ Trung ương xử lý vụ Lâm Bưu. Mao
nhận xét: Đặng mắc sai lầm nghiêm trọng, nhưng khác với Lưu Thiếu Kỳ, không đầu
hàng giặc, phối hợp với Lưu Bá Thừa đánh giặc có chiến công, khi dẫn đầu phái
đoàn sang Moskva đàm phán đã không khuất phục xét lại Liên Xô.
Ngày 10-3-1973, Chu Ân Lai chủ
trì cuộc họp Bộ Chính trị căn cứ vào lời phê của Mao, ra quyết định khôi phục
sinh hoạt đảng và chức vụ Phó thủ tướng cho Đặng. Cuối tháng 8-1973, Đại hội 10
Đảng Cộng sản Trung Quốc họp trước kỳ hạn, sửa đổi điều lệ, xử lý tập đoàn Lâm
Bưu về tổ chức.
Đặng Tiểu Bình cùng nhiều cán bộ
lão thành lại được bầu vào Ban chấp hành trung ương. Lãnh đạo cấp cao do Đại
hội bầu ra gồm Chủ tịch Đảng Mao Trạch Đông; 5 Phó Chủ tịch: Chu Ân Lai, Vương
Hồng Văn, Khang Sinh, Diệp Kiếm Anh, Lý Đức Sinh. Thường vụ Bộ chính trị 9
người, gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đảng, thêm Chu Đức, Trương Xuân Kiều,
Đổng Tất Vũ.
Lễ bế mạc Đại hội xuất hiện tình
huống khó xử: các đại biểu đứng dậy vỗ tay tiễn lãnh tụ vĩ đại rời hội trường,
nhưng Mao không sao đứng dậy nổi, nếu để hai vệ sĩ khiêng Mao ra xe, lại sợ
lòng đảng, lòng dân xôn xao. Tiếng vỗ tay vẫn như sấm động, kéo dài… Chu Ân Lai
nhanh trí lớn tiếng giải vây:
- Lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch
muốn tận mắt thấy các đại biểu rời hội trường.
Ngày 12-12-1973, Mao triệu tập
cuộc họp Bộ Chính trị, kiến nghị để Đặng Tiểu Bình tham gia Bộ Chính trị, Quân
uỷ Trung ương, và giữ chức Tổng tham mưu trưởng. Mao muốn Đặng Tiểu Bình gánh
vác trọng trách trị quốc an dân, thành một Chu Ân Lai thứ hai. Việc chỉnh đốn
quân đội do Lâm Bưu thống lĩnh nhiều năm cần một người mạnh cả về chính trị và
quân sự như Đặng Tiểu Bình lo liệu. Trong 8 Tư lệnh Đại quân khu, ít nhất có ba
người từng chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đặng (Lý Đức Sinh. Trần Tích Liên,
Dương Đắc Chí), vạn nhất có chuyện phản biến, Đặng dư sức điều binh khiển tướng
ứng phó. Diệp Kiếm Anh quá nửa đời người làm Tổng tham mưu trưởng, nhưng cũng
không có ưu thế bằng Đặng. Mao không những muốn Đặng thay thế Lâm Bưu, mà còn
muốn Đặng thay thế Chu Ân Lai. Mao hy vọng Đặng có thể hợp tác với Giang Thanh,
phụ tá Giang, mãi mãi bằng lòng với vị trí số 2 để Giang nắm thiên hạ, Đặng trị
thiên hạ.
Ngày 22-12, Chu Ân Lai khởi thảo
quyết định của Trung ương về việc cử Đặng Tiểu Bình vào các chức vụ trên theo
đề nghị của Mao. Cùng ngày, Quân uỷ Trung ương ra mệnh lệnh đổi chỗ 8 Tư lệnh
Đại quân khu, theo từng cặp: Bắc Kinh và Thẩm Dương, Nam Kinh và Quảng Châu, Tế
Nam và Vũ Hán, Lan Châu và Phúc Châu.
Giang Thanh
Mao biết rõ Chu Ân Lai là trở
ngại lớn nhất trong việc Mao hoàn thành bố cục gia đình trị. Mao trọng dụng
Giang Thanh và Trương Xuân Kiều, cả hai đều là kẻ phản bội, Chu Ân Lai biết rõ
điều này. Mao không có cách nào giải thích với toàn đảng 8 năm Đại cách mạng
văn hoá làm chết và đánh đổ nhiều cán bộ như vậy, mà lại dựa vào hai tên phản
bội, cuối cùng còn muốn để chúng kế tục, vì sao? Sách lược “lôi kéo Đặng, bài
trừ Chu” của Mao xuất phát từ nguyện vọng chủ quan. Ngày 9-4-1973, khi vợ chồng
Đặng đến thăm Chu ở núi Ngọc Tuyền, Chu đã cho Đặng biết những hiểm ác của môi
trường công tác, và nói rõ Trương Xuân Kiều là tên phản bội, nhưng Mao không
cho điều tra. Ngay từ đầu Đặng đã không nghĩ đến việc hợp tác với “lũ bốn tên”.
Mao muốn kéo Đặng và “bốn tên”
vào với nhau, nhưng cục diện hợp tác bị Giang Thanh phá hết lần này đến lần
khác.
Tháng 4-1974, Liên Hợp Quốc triệu
tập Hội nghị đặc biệt. Đây là cuộc gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia hoặc người
đứng đầu chính phủ, lẽ ra phải Chu Ân Lai đi dự. Căn cứ vào chỉ thị của Mao
“theo tuyến, không theo người”, Bộ Ngoại giao vượt mặt Chu Ân Lai, cử Vương Hải
Dung trực tiếp thỉnh thị Mao. Mao chỉ định Đặng Tiểu Bình làm Trưởng phái đoàn
Trung Quốc, nhưng dặn Vương Hải Dung đừng nói đó là ý kiến của ông ta, mà để Bộ
Ngoại giao đề cử Đặng, viết báo cáo gửi lên. Để Đặng Tiểu Bình xuất hiện ở Liên
hợp quốc là Mao gửi tín hiệu cho trong và ngoài nước biết rằng Đặng sẽ thay thế
Chu cầm quyền. Khi Chu chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị thảo luận báo cáo của Bộ
Ngoại giao, Giang Thanh đứng ra phản đối, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều,
Diêu Văn Nguyên phụ hoạ, những người khác ngồi im. Sau khi biết việc để Đặng đi
Liên hợp quốc là ý đồ của Mao, Chu Ân Lai tích cực thuyết phục Bộ Chính trị,
khiến báo cáo trên được thông qua vào 26-3. Ngày 27, trong thư gửi Giang Thanh,
Mao viết: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình đi Liên hợp quốc là chủ ý của tôi, tốt nhất
là bà đừng phản đối”
Tiếp đó là vụ tầu Phong Khánh.
Năm 1964, để nhanh chóng phát triển vận tải đường biển xa, Chu Ân Lai chủ
trương đóng tàu đồng thời với mua tàu, được Mao tán thành.
Cuối tháng 9-1974, tàu vận tải
Phong Khánh 10.000 tấn do Trung Quốc chế tạo chạy thử sang châu Âu thành công
trở về, Diêu Văn Nguyên ra sức tuyên truyền sự kiện trên, đồng thời xuyên tạc
chủ trương của Chu thành “đóng thuyền không bằng mua thuyền, mua thuyền không
bằng thuê thuyền”, và gọi đó là “triết học nô lệ nước ngoài”. Giang Thanh gián
tiếp phê phán Chu Ân Lai, đòi Bộ Chính trị tỏ thái độ về vấn đề này và có biện
pháp cần thiết. Trong cuộc họp Bộ Chính trị ngày 17-10, Giang Thanh đòi lôi
“tổng hậu đài” của giai cấp tư sản mại bản, và ép Đặng Tiểu Bình tỏ thái độ.
Đặng đập bàn đứng dậy, giọng nghiêm khắc: “Bộ Chính trị như thế này còn hợp tác
sao được? Nhất định áp đặt đòi người khác tán thành ý kiến của bà ta”. Rồi Đặng
tức giận bỏ họp ra về. Đây là cuộc xung đột công khai đầu tiên với Giang Thanh
sau khi Đặng trở lại công tác.
Nhóm Giang Thanh cử Vương Hồng
Văn xuống Trường Sa báo cáo với Mao. Vương nói:
- Giang và Đặng tranh cãi gay gắt
về vụ tàu Phong Thanh, xem ra Đặng vẫn theo đuổi phương châm đóng thuyền không
bằng mua thuyền, mua thuyền không bằng thuê thuyền. Thủ tướng Chu tuy ốm nhưng
vẫn bận bịu ngày đêm tìm người trao đổi ý kiến, thường xuyên đến chỗ Chu có
Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh, Lý Tiên Niệm. Việc này liên quan đến nhân sự
Quốc hội khoá 4.
Mao đang trông chờ Giang bắt tay
Đặng đề loại bỏ Chu, nay Giang lại một lần nữa phá hỏng sắp xếp của Mao. Nghe
Vương nói xong, Mao phê bình ngay:
- Làm như vậy không tốt! Phải
đoàn kết với đồng chí Đặng Tiểu Bình. Anh về gặp Thủ tướng và đồng chí Diệp
Kiếm Anh bàn bạc, chớ vào hùa với Giang. Anh phải chú ý bà ta.
Ban đầu, Mao trao cho Vương Hồng
Văn phụ trách nhân sự bảo Trương Ngọc Phượng trực tiếp thông báo cho Vương biết
rằng Đặng sẽ làm Phó thủ tướng thứ nhất, mà không nêu rõ Chu Ân Lai có tiếp tục
làm Thủ tướng hay không.
Ngay sau hai ngày suy nghĩ, Mao
quyết định nhượng bộ về sách lược, bảo Vương Hải Dung truyền đạt ý kiến của ông
tới Chu Ân Lai và Vương Hồng Vãn:
- Thủ tướng của chúng ta vẫn lâ
Thủ tướng. Nếu sức khỏe cho phép, Thủ tướng cùng Vương Hồng Văn thương lượng
với các bên, đưa ra danh sách sắp xếp nhân sự. Đặng làm Phó thủ tướng thứ nhất
kiêm Tổng tham mưu trưởng, đây là ý kiến của Diệp Kiếm Anh, tôi tán thành. Còn
Chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội để suy nghĩ thêm. Nói chung, phương
châm là phải đoàn kết, phải ổn định.
Mặt khác, Mao có ý kiềm chế Giang
Thanh. Ngày 12-11-1974; Giang Thanh gửi thư cho Mao giới thiệu Tạ Tĩnh Nghi làm
Phó Chủ tịch Quốc hội, Kiều Quán Hoa làm Phó thủ tướng, Trì Quần làm Bộ trưởng
Giáo dục. Mao phê trên lá thư: “Chớ lộ mặt nhiều, đừng phê văn kiện; không nên
đứng ra lập nội các, phải làm lão phu nhân, chớ làm bà mối”.
Không lâu sau, Giang lại kiến
nghị để Vương Hồng Văn làm Phó Chủ tịch Quốc hội. Mao nói với Vương Hải Dung:
- Giang Thanh có dã tâm, muốn để
Vương Hồng Văn làm Chủ tịch Quốc hội, bâ ta làm Chủ tịch Đảng.
Kế hoạch truyền ngôi của Mao thật
khó nói thắng ra, bởi nó khác rất xa Chủ nghĩa Mác, phục vụ nhân dân, giải
phóng cả loài người mà ông ta vẫn huênh hoang. Thế là ông ta đành nói ngược như
trên để Vương Hải Dung truyền đi, cho mọi người lĩnh hội. Phát hiện kẻ có dã
tâm mà không loại trừ, là muốn người ta hiểu ngược lại. Bên trong nói với Giang
Thanh “phải làm lão phu nhân”, bên ngoài nói với mọi người: Giang Thanh “làm
Chủ tịch Đảng”.
Từ 23 đến 27-12, Chu Ân Lai bốn
lần báo cáo Mao về tình hình chuẩn bị khoá họp. Ngày 26, Chu gặp riêng Mao, đây
là cuộc ngửa bài quan trọng giữa hai người. Chu nói Giang Thanh, Trương Xuân
Kiều trong lịch sử đều là phản bội, Mao tỏ ý đã biết rõ. Hai bên thoả thuận:
Mao đáp ứng yêu cầu của Chu, bảo đảm quyền lãnh đạo Chính phủ khoá này không
rơi vào tay “bốn tên”; Chu đáp ứng yêu cầu của Mao, giữ im lặng về vấn đề lịch
sử của Giang Thanh và Trương Xuân Kiều.
Ngày 5-I-1975, Trung ương ĐCSTQ
ra văn kiện số 1, cử Đặng Tiểu Bình làm Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương kiêm
Tổng tham mưu trưởng, Trương Xuân Kiều làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Hội
nghị Trung ương 2 khoá 10 căn cứ vào đề nghị của Mao, bầu Đặng Tiểu Bình làm
Phó Chủ tịch Đảng, uỷ viên Thường vụ Bộ chính trị; phê chuẩn đề nghị của Lý Đức
Sinh xin thôi chức Phó Chủ tịch Đảng. uỷ viên Thường vụ Bộ chính trị.
Ký họp thứ nhất Quốc hội khoá 4
bầu lại Chu Đức làm Chủ tịch Quốc hội, Chu Ân Lai làm Thủ tướng, với 12 Phó thủ
tướng, đứng đầu là Đặng Tiểu Bình.
Với các chức vụ Phó Chủ tịch
Đảng. Phó thủ tướng thứ nhất, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương kiêm Tổng tham
mưu trưởng, Đặng đã được Mao đặt vào vị trí “dưới một người và trên vạn người”
Ngày 1-2-1975, tại bệnh viện, Chu Ân Lai triệu tập cuộc họp Hội đồng Chính phủ,
công bố phân công các Phó Thử tướng, truyền đạt đánh giá của Mao đối với Đặng
là “nhân tài hiếm có, tư tưởng, chính trị mạnh”, đồng thời ông tuyên bố từ nay
những cuộc họp này do Đặng chủ trì.
Phát biểu trước Hội nghị các Bí thư phụ trách công nghiệp các tỉnh và thành phố trong cả nước, Đặng nói:
- Hiện nay toàn Đảng phải nói
nhiều đến một cục diện lớn. Các báo cáo công tác của Chính phủ tại Quốc hội
khoá 3 và khoá 4 đều nói tới kế hoạch 2 bước phát triển kinh tế quốc dân. Bước
thứ nhất đến năm 1980, xây dựng hệ thống công nghiệp và hệ thống kinh tế quốc
dân độc lập và tương hội chủ nghĩa có nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hiện
đại, quốc phòng hiện đại và khoa học kỹ thuật hiện đại, toàn đảng, toàn quốc
đều phải phấn đấu thực hiện mục tiêu vĩ đại này. Đó chính là cục diện lớn.
Sau khi trở lại công tác, Đặng
Tiểu Bình giương ngọn cờ nào, đi con đường nào? Toàn đảng, toàn quân và nhân
dân cả nước ngẩng đầu chờ đợi. Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đang quan sát Đặng,
“Lũ bốn tên” và phái tạo phản cũng đang quan sát ông, cán bộ lâu năm và phái
dân chủ trong Đảng cộng sản đang theo dõi từng lời nói, việc làm của ông.
Đoạn phát biểu trên là cương lĩnh
cầm quyền của Đặng Tiểu Bình. Xin bạn đọc lưu ý: cục diện lớn của Đặng không
phải “chống xét lại, phòng ngừa xét lại”, không phải “phê Lâm, phê Khổng”, “đề
phòng chủ nghĩa tư bản phục hồi”, cũng không phải là “kiên trì đường lối Pháp
gia”, mà là phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện bốn hiện đại hoá; chỗ dựa
của ông không phải “chỉ thị tối cao”, mà là báo cáo công tác Chính phủ của Chu
Ân Lai. Sau khi Lưu Thiếu Kỳ bị đánh đổ, Chu Ân Lai là nhân vật tiêu biểu kiên
trì đường lối Đại hội 8. Nay Chu ốm nặng, Đặng nhận chiếc gậy tiếp sức, trở
thành nhân vật đại diện kiên trì đường lối Đại hội 8. Qua 9 năm vật vã, toàn
đảng, toàn quân, toàn dân nhận ra chỉ có đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội do
Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình đại diện mới cứu được Trung Quốc; đường lối chủ
nghĩa xã hội không tưởng mà Mao đại diện chỉ hại nước, hại dân, cái gọi là
“chống xét lại, phòng ngừa xét lại” “đề phòng chủ nghĩa tư bản phục hồi” đều là
treo đầu dê bán thịt chó, tạo dư luận cho phe Giang Thanh cướp quyền. Đây là cơ
sở tư tưởng để sau này một trận đập tan “lũ bốn tên”.
Thành công của Đặng trong việc
khai thông vận tải đường sắt - khâu yếu trong nền kinh tế đương thời - đã tạo
thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động kinh tế, đem lại niềm phấn chấn và
tin tưởng cho toàn dân, nhưng lại làm cho phe Giang Thanh ghen ghét, tức giận,
thậm chí hoảng sợ Chúng trương lá cờ chống chủ nghĩa kinh nghiệm, bắt đầu phản
công.
Ngày 18-4, Mao tiếp Kim Nhật
Thành, có Đặng cùng dự. Mao giới thiệu với Kim:
- Đồng chí Đặng Tiểu Bình biết
đánh trận, cũng biết chống xét lại. Chúng tôi cần đồng chí ấy.
Sau buổi tiếp, lợi dụng cơ hội
báo cáo công tác với Mao, Đặng thẳng thắn bày tỏ không tán thành việc Giang
Thanh và một số người nêu “chủ nghĩa kinh nghiệm” là nguy cơ chủ yếu hiện nay,
Mao tán thành ý kiến của Đặng.
Đêm 3-5, Mao triệu tập Hội nghị
Bộ Chính trị, tiếp tục nâng Đặng, hạ Chu, có phần phê bình Giang Thanh, yêu cầu
Giang đoàn kết với Đặng. Mao nói:
- Phải theo chủ nghĩa Mác-Lenin,
không theo chủ nghĩa xét lại; phải đoàn kết, chớ chia rẽ, phải quang minh chính
đại, chớ giở mưu ma chước quỷ, chớ hình thành “lũ bốn tên”. Vì sao không đoàn
kết với hơn 200 uỷ viên Trung ương?
Mao chỉ thị Bộ Chính trị tiến
hành phê bình những người mắc sai lầm, song do liên quan đến Giang Thanh, Vương
Hồng Văn (chủ trì công tác Trung ương) bỏ lửng. Đến 27-5, Mao chỉ thị Đặng chủ
trì triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị, phê bình “lũ bốn tên” do Giang Thanh đứng
đầu.
Sau cuộc họp, Mao chỉ thị Giang
Thanh đến nhà Đặng giãi bày tâm sự. Trong bản kiểm điểm ngày 28-6, Giang viết:
“Tôi xin lỗi Mao Chủ tịch, xin lỗi Bộ Chính trị, càng xin lỗi đồng chí Đặng
Tiểu Bình”. Mao đã tạo thể diện cho Đặng tới mức tối đa, hy vọng ông liên minh
với Giang tiếp quản đảng, quân đội và đất nước này, mãi mãi cam chịu làm người
số 2, nâng Giang Thanh lên ngôi Chủ tịch Đảng. Mao cho Giang với thân phận tôn
quý “Lã Hậu” đến phủ Đặng nhận sai lầm, là muốn xin ông đóng vai “Tiêu Hà” thời
nay.
Giang hạ mình đến thăm Đặng song
không đạt mục đích. Ông không đón, cũng không tiễn, cự tuyệt làm “Tiêu Hà” của
Giang Thanh.
Từ 8 đến 29-5, Đặng chủ trì cuộc
toạ đàm về gang thép với sự tham gia của những người lãnh đạo 17 tỉnh và thành
phố trực thuộc, 11 xí nghiệp gang thép lớn, các cơ quan hữu quan. Từ 24-6 đến
15-7, Đặng lại cùng Diệp Kiếm Anh triệu tập Hội nghị Quân uỷ Trung ương mở rộng
nhằm chỉnh đốn quân đội.
Qua mấy tháng, Đặng mạnh tay
chỉnh đốn, kinh tế quốc dân 6 tháng đầu năm 1975 chuyến biến tốt rõ rệt; giá
trị tổng sản phẩm công nghiệp cả nước hoàn thành 47,4% kế hoạch cả năm; thu
nhập tài chính cả nước hoàn thành 43% kế hoạch cả năm; thu chi cân bằng, có dư
chút ít. Tài trị quốc an bang của Đặng được toàn đảng, toàn quân và toàn dân
tin phục.
Chương 36
Chu Ân Lai - trở ngại
mà Giang Thanh không thể vưọt qua
Đầu năm 1972, Mao trải qua một
cơn bệnh hiềm nghèo, đã có lúc hôn mê. Sau sự kiện này, sức khỏe của ông không
hồi phục được nữa. Khi tình huống nguy cấp đã qua, Mao liền biểu diễn màn kịch
“trao quyền bên giường bệnh”, cài bẫy Chu Ân Lai. Theo những người có mặt kể
lại: Mao ngoảnh đầu về phía Chu:
- Tôi không qua khỏi được rồi,
tất cả dựa vào ông.
Chu nói ngay/
- Sức khỏe của Chủ tịch không có
vấn đề lớn, vẫn phải dựa vào Chủ tịch.
Mao lắc đầu:
- Hỏng rồi, tôi không qua khỏi
được nữa rồi. Sau khi tôi chết, mọi việc do ông lo liệu.
Giang Thanh đứng bên trợn tròn
mất, hai tay nắm chặt, toàn thân như sấp nổ tung.
Chu Ân Lai thu đôi chân lại, tay
đặt trên đầu gối, ngồi thông lưng, hơi ngả về phía trước, như đông cứng lại.
Những câu nói trên của Mao rõ ràng là trao cho Chu quyền quản lý đảng, chính
quyền và quân đội, mà lại nói trước mặt Giang Thanh. Mao nói tiếp:
- Quyết định thế nhé, các người
thực hiện đi.
Một con người được tôi luyện về
chính trị như Chu Ân Lai tất nhiên không nhẹ dạ tin vào lời hứa trao quyền của
Mao như Lâm Bưu. Nếu thật sự muốn trao quyền, Mao phải triệu tập cuộc họp Ban
chấp hành trung ương, ít nhất là Bộ Chính trị, tuyên bố trước mọi người, rồi
Trung ương ra nghị quyết tương ứng, mới có giá trị. Đóng kịch trước giường
bệnh, trước mặt Giang Thanh, lão Mao già dặn kinh nghiệm muốn gì? Chu Ân Lai
biết câu trả lời Mao chờ đợi ở ông là “Tôi kiến nghị trong thời gian Chủ tịch
lâm bệnh, để đồng chí Giang Thanh làm Quyền Chủ tịch. Tôi sẽ phụ tá đồng chí
Giang Thanh như phụ tá Chủ tịch”.
Nếu Chu trả lời như vậy, ông sẽ
được Mao cho ngay điểm 10, rồi đưa kiến nghị của Chu vào văn kiện Trung ương,
phân phát trong toàn đảng, để chứng tỏ đây là Chu giới thiệu Giang Thanh kế
tục, chứ không phải Mao thực hiện gia đình trị. Còn nếu Chu tiếp nhận quyền
lực, ông sẽ bị đánh đổ. Chu lựa chọn đáp án thứ ba: lần lữa kéo dài thời gian.
Mấy ngày sau, sức khoẻ của Mao ổn định, Chu trịnh trọng nói với Phó Văn phòng
Trung ương Trương Diệu Từ:
- Nhờ đồng chí báo cáo Chủ tịch,
chúng tôi vẫn làm việc dưới sự lãnh đạo của Người.
Từ khi xảy ra vụ Lâm Bưu, Chu
giúp Mao cứu vãn cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất của chính quyền ĐCSTQ,
tiếp đó mở ra cục diện mới trong quan hệ Trung-Mỹ, chỉnh lại hướng đi đúng cho
sự phát triển của nước cộng hoà trong tương lai, lập nên công trạng lớn mọi
người đều biết. Nhưng Mao lại coi Chu là trở ngại lớn nhất cho việc thiết lập
vương triều họ Mao, công lớn không thưởng, mà tăng cường hãm hại. Qua các tư
liệu tham khảo của Tân Hoa Xã, Mao lo ngại thấy từ xử lý vụ Lâm Bưu đến đón
tiếp Nixon, uy tín của Chu đã vượt mình ở cả trong nước và trên trường quốc tế.
Cộng thêm trước đó Chu không có câu trả lời khiến Mao hài lòng trong màn kịch
“trao quyền”, Mao quyết tâm trị Chu.
Ngày 18-5-1972, các bác sĩ phát
hiện Chu bị ung thư tế bào thượng bì bàng quang. Các chuyên gia cho trọng bệnh
tình còn ở giai đoạn đầu, nếu sớm trị liệu, khả năng khỏi bệnh là 80 đến 90%.
Nếu bỏ lỡ cơ hội, để phát triển thành ung thư bàng quang giai đoạn cuối, thì
hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tổ điều trị báo cáo lên Trung ương phương án điều
trị sớm. Mấy ngày sau, Uông Đông Hưng truyền đạt chỉ thị 4 điểm của Trung ương,
thực tế là của Mao:
1. Phải giữ kín, không cho Thủ
tướng và phu nhân biết;
2. Không kiểm tra;
3. Không phẫu thuật;
4. Tăng cường chăm sóc và dinh
dưỡng.
Các chuyên gia điều trị biết rằng
bỏ lỡ thời cơ điều trị sớm chẳng khác nào để Thủ tướng chờ chết. Họ đề nghị
trực tiếp gửi thư trình bày với Mao, nhưng Uông Đông Hưng ngăn lại:
- Các ông phải nghe lời, phải
theo luồng tư duy của Chủ tịch. Người đang xem xét vấn đề toàn diện, có thể qua
một thời gian tính sau.
Việc điều trị bị buông trôi tới 9
tháng. Đến tháng 2-1973, Chu tiểu tiện ra máu rất nhiều, Diệp Kiếm Anh trực
tiếp gặp Mao trình bày, Mao mới miễn cưỡng cho điều trị, nhưng lại hạn chế các
biện pháp trị liệu. Thượng tuần tháng 5-1974, tế bào ung thư di căn, Tổ trưởng
điều trị Ngô Giai Bình yêu cầu cho nhập viện phẫu thuật, Trương Xuân Kiều thay
mặt Mao trả lời không thể tính chuyện phẫu thuật vì “không ai có thể làm thay”
công tác của Chu lúc đó.
Cứ dềnh dàng như vậy, mãi đến 1-8, Chu mới được đưa vào Bệnh viện 305 phẫu
thuật. Tuy các chuyên gia đã cắt hết mọi chỗ nghi ngờ, vết mổ mau lành, nhưng
chỉ 2 tháng sau, Chu lại đi tiểu ra nhiều máu, dấu hiệu tế bào ung thư tiếp tục
di căn, và ngây 8-10 phải phẫu thuật lần hai.
Nghe báo cáo, Mao biết rằng những ngày còn lại
của Chu không nhiều nữa. “Vấn đề toàn diện”
mà Mao xem xét, nói thẳng ra, là cho Chu “đi trước một bước”, để Mao sắp xếp
cho phe Giang Thanh nắm quyền, Nếu Mao đi trước, Giang tuyệt đối không phải là
đối thủ của Chu. Để thực hiện giấc mơ gia đình trị, Mao Trạch Đông những năm
cuối đời tâm lý vô cùng tối tăm, phẩm chất hết sức xấu xa. Ông ta quyết không
cho Chu Ân Lai yên tâm dưỡng bệnh, liên tiếp tổ chức ba đòn đả kích Chu . Lần thứ nhất cuối năm 1973, họp
Hội nghị Bộ chính trị mở rộng phê phán “đường lối đầu hàng” của Chu . Lần thứ hai phê Lâm, phê Khổng,
phê Chu công. Lần thứ ba phê truyện Thuỷ
Hử, quay lại vấn đề “phái đầu hàng”. Mao muốn làm cho Chu đi nhanh tới điểm tận cùng của cuộc
sống trong nỗi sợ hãi, từng bước thực hiện kế hoạch nham hiểm cho Chu “đi trước một bước”. Nguyên nhân và
mục đích Mao liên tục tổ chức phê phán Chu Ân Lai đã được gói gọn trong câu
Đặng Tiểu Bình góp ý kiến với Chu tại một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng:
- Vị trí của ông hiện nay chỉ cách Chủ tịch một
bước chân, đó là điều những người khác đâu có thể thấy song không tới được, còn
ông có thể thấy và có thể tới được, mong ông hết sức cảnh giác điểm này.
Song điều Mao không ngờ tới là những đòn đả
kích liên tiếp của ông ta chẳng làm tổn thương được nhân cách vĩ đại và hình
ảnh sáng ngời của Chu Ân Lai mà ngược lại, còn tự bôi tro trát trấu vào mặt
mình. Từ tháng 6-1974 đến hạ tuần tháng 10-1975 trên thực tế là 17 tháng cuối
cùng Chu Ân Lai đảm đương chức vụ Thủ tướng. Trong thời kỳ then chốt nây, Chu ứng phó đến cùng với Mao, không đề
cho chính quyền rơi vào tay “lũ bốn tên”, ngăn chặn âm mưu gia đình trị. Sự
kiện ngày 5-4-1976 trên thực tế là một cuộc bỏ phiếu toàn dân
“cần Chu Ân Lai. không cần Mao Trạch Đông”, báo trước chiều hướng chính trị của
Trung Quốc sau Mao.
Trước khi bước vào cuộc phẫu thuật lần thứ 4. Chu nắm chặt tay Đặng Tiểu Bình, ráng
sức nói lớn trước mặt mọi người: “Đồng chí Tiểu Bình, công tác hơn một năm qua
chứng tỏ đồng chí mạnh hơn tôi rất nhiều!” Khi bánh xe lăn tới sát cửa phòng
mổ, Chu Ân Lai dùng hết sức bình sinh, lên tiếng cực lực kháng nghị: “Tôi trung
thành với Đảng, trung thành với nhân dân! Tôi không phải là phái đầu hàng!”
Đứng bên Chu , Đặng Dĩnh Siêu bình tĩnh nói với
Uông Đông Hưng: “Đem lời Ân Lai báo cáo Chủ tịch”.
Tân Tử Lăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét