Mao Trạch Đông ngàn năm công tội
Chương 18
Địa ngục trần gian
Trong 4 năm sau khi Mao tuyên bố
thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng (tháng 9-1959) Trung
Quốc đã xảy ra thảm kịch làm 37,55 triệu người chết đói (số liệu chính thức
được giải mật theo quyết định của Bộ chính trị ĐCSTQ tháng 9-2005), nhiều hơn
cả số người chết trong Chiến tranh thế giới II. Đây là cuộc thử nghiệm chủ
nghĩa xã hội không tưởng
thời gian dài nhất, quy mô lớn nhât, thiệt hại thảm
khốc nhất trong lịch sử loài người. Thiên đường cộng sản chủ nghĩa do chính Mao
thiết kế và lãnh đạo xây dựng đã biến thành địa ngục trần gian.
Đại tiến vọt thực tế gồm hai lần.
Lần thứ nhất diễn ra trước Hội nghị Lư Sơn 1959, cuối măm 1958 đã phát hiện có
vấn đề nghiêm trọng. Sau Hội nghị Lư Sơn để chứng minh ba ngọn cờ hồng đúng
đắn, Mao phát động phong trào chống hữu khuynh trong toàn đảng rồi dấy lên cao
trào Đại tiến vọt 2 trong cả nước lần “tiến vọt” này kéo dài hơn một năm từ nửa
cuối 1959 tới cuối năm 1960, gây tôi ác lớn nhất.
Ngày 3-9-1958, Mao tuyên bố: “Sản
lượng lương thực năm nay có thể tăng xấp xỉ gấp hai lần năm ngoái, từ 185 triệu
tấn lên khoảng 370 triệu tấn nếu năm 1959 lại tăng gấp hai lần năm nay, lên 750
triệu tấn”. Tin lên ra cả thế giới đều biết. Sau vụ thu hoạch, đột nhiên các
tỉnh báo cáo không nộp đủ lương thực như dự định. Mao sốt ruột, bởi đây là việc
thật bẽ mặt. Ông ta đích thân viết thông tri gửi toàn quốc, nhận định “vấn đề
phổ biến trong cả nước là các công xã, đội trưởng sản xuất che giấu sản lượng,
chia nhau lương thực, tình hình nghiêm trọng, phải giải quyết ngay”, hơn nữa,
“phải tiến hành một đợt giáo dục kiên quyết mới giải quyết được”. Song “kiên
quyết” như thế nào Mao không nói rõ, để cho cấp dưới đầy đủ không gian tha hồ
tưởng tượng, phát huy. “Chống che giấu sản lượng và chia nhau lương thực” bằng
thủ đoạn “giáo dục kiên quyết moi cả khẩu phần lương thực của nông dân là
nguyên nhân chủ yếu gây chếl đói trên qui mô lớn.
Tỉnh Hà Nam vụ thu 1958 có tới
50% mùa màng bị hư hỏng ngoái đồng (do lao động khỏe bị huy động đi làm gang
thép). Năm 1959 sản lượng lương thực giảm, chỉ có 9,75 triệu tấn, nhưng các nơi
hư báo lên tới 22,5 triệu tấn. Bí thư tỉnh uỷ Ngô Chi Phó lấy đó làm cơ số giao
chỉ tiêu cưỡng bức thu mua lương thực, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ bị coi
là “Bành Đức Hoài con”. Chuyên khu Tín Dương thực sản chỉ có 2 triệu tấn, Bí
thư Khu uỷ Lộ Hiến Văn vống lên 4,15 triệu tấn, tỉnh giao chi tiết thu mua 48
vạn tấn đã là quá cao, Khu uỷ xung phong nhận 52 vạn tấn. Khẩu phần lương thực,
hạt giống và thức ăn gia súc của nông dân bị cướp đi rất nhiều, bình quân đầu
người chỉ còn hơn 50 kg, đủ ăn trong 4 tháng, một số huyện thậm chí không đủ 3
tháng. Chưa đến cuối năm 1959 bếp ăn tập thể của nhiều công xã không còn đỏ lửa
và hết lương thực.
Để quán triệt tinh thần “kiên
quyết giáo dục” của Mao Trạch Đông, Khu uỷ đã tổ chức cuộc họp 6.000 người ở
huyện Hoàng Xuyên, lôi hơn 60 người ra đấu tố, lại lôi thêm 4 người từ nhà tù
ra xét xử công khai. Những nông dân đến dự đều gầy gò, vàng vọt, khoảng 40% mắc
bệnh phù thũng, một người chết đói tại chỗ, 19 người chết trên đường về nhà.
Ngày 8-11-1959, cán bộ Đội sản
xuất Lê Thụ, Công xã Hoài Điếm, huyện Quang Sơn, nghi ngờ xã viên Từ Phó Chính
có lương thực mà không giao nộp đã cho dân quân treo Từ lên xà nhà, đánh đập dã
man, 6 ngày sau tử vong. 6 người trong gia đình Từ sau đó đều chết đói. Xã viên
Yên Gia Tâm do không nộp đủ lương thực, bị đánh đập tàn bạo, 5 ngày sau qua
đời. Vợ Yên là Hoàng Tú Anh rang lúa mạch cho con ăn, bị trói lại đưa ra đấu,
bị dội nước lạnh giữa ngày đông giá rét và giày vò cho đến chết. Còn lại 5
người con, chỉ có đứa lớn 14 tuổi bỏ chạy đến nhà họ hàng thoát thân, còn lại 4
đứa nhỏ đều chết đói. Biết bao nông dân bị tan cửa nát nhà vì cuộc “giáo dục
kiên quyết” này!
Mùa xuân 1960, nạn đói tràn lan,
có làng 80 ngày người dân không được một hạt lương thực vào bụng. Nhiều người
chết đói hoặc bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Vậy mà Bí thư Khu uỷ Lộ Hiến Văn vẫn lên
giọng: “Không phải thiếu lương thực, mà lương thực rất nhiều, 90% là vấn đề tư
tưởng”. Ông ta chỉ thị cho cán bộ cơ sở và dân quân phong toả mọi nẻo đường,
không cho dân chúng bỏ đi nơi khác, chỉ thị cho các cơ quan, nhà máy, xí
nghiệp, trường học ở các thị trấn không được đón tiếp người từ vùng nông thôn
lên. Bưu cục Tín Dương đã giữ lại trên một vạn lá thư của cán bộ và quần chúng
xin cứu đói.
Theo báo cáo của Khu uỷ gửi Trung
ương sau này, chỉ riêng đông xuân 1959-1960, Tín Dương có hơn 1 triệu người
chết đói, dân số giảm mạnh, đồng ruộng hoang vu, nhiều nhà chết không còn một
ai. Đội sản xuất Ngô Viên Tử thuộc Công xã Thập Lý huyện Quang Sơn có 120 nhân
khẩu, thì chỉ trong tháng 10 và tháng 11 năm 1959 đã có 72 người chết đói. Danh
sách 72 người này năm 2004 đã được khắc trên tấm bia để nhấc nhở đời sau.
Sự kiện Tín Dương bị phơi trần,
để bảo vệ mình, Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Hà Nam Ngô Chi Phố hạ lệnh bắt Lộ Hiến
Văn cùng 16 Bí thư Huyện uỷ và Huyện trưởng thuộc Khu Tín Dương, cách chức 982
cán bộ cấp dưới, bắt và đưa ra xét xử 275 người, kết án tử hình Dương Thủ Tích,
Bí thư Huyện uỷ Cố Sử và Mã Long Sơn, Bí thư Huyện uỷ Quang Sơn.
Sự kiện trên làm chấn động Bắc
Kinh. Bí thư Ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Đổng Tất Vũ cử hai vụ trưởng về
điều tra tại chỗ. Càng điều tra, càng phát hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Tháng 5-1960, Đổng Tất Vũ chuyển báo cáo điều tra lên Thường vụ Bộ Chính trị,
Mao xem xong, định hướng đây là sự kiện phản cách mạng, do địa chủ, phú nông
lọt lưới chui vào đội ngũ cách mạng, phá hoại quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất. Thế là Mao rũ sạch trách nhiệm thủ phạm đầu sỏ làm cho mấy chục triệu
người chết đói, và một lần nữa trở thành cứu tinh của nhân dân.
Số người chết đói ở Trung Quốc
trong thời gian 1959- 1962 là 5,11% dân số cả nước. Sáu tỉnh nặng nhất là An
Huy 18,37%, Tứ Xuyên 13,07%, Quý Châu 10,23%, Hồ Nam 6,81%, Cam Túc 6,45%, Hà
Nam 6,12%. Sáu tỉnh bị nhẹ nhất là Hà Bắc (gồm cả Bắc Kinh, Thiên Tân) 11%
Giang Tây 1,06%, Thiểm Tây 1,02%, Cát Lâm 0,94%, Chiết Giang 0,55%, Sơn Tây
0,37%. Sự chênh lệch này liên quan rất lớn tới tố chất của các Bí thư thứ nhất
Tỉnh uỷ: nơi nào càng bám sát “đường lối cách mạng” của Mao, thì tỉ lệ người
chết đói càng nhiều.
Nạn ăn thịt người đã diễn ra ở Tứ
Xuyên và nhiều nơi khác: khi chôn người chết chỉ vùi nông, tối đến bới lên xẻo
lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng. Tàn nhẫn
hơn là nạn ăn thịt trẻ con, điển hình là chuyện xảy ra ở Đội sản xuất số 1, Đại
đội 5, Công xã Đông Dương, lnyện Sùng Khánh, Khu Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên.
Theo lời Trịnh Đại Quân, nguyên
cán bộ Ban công tác nông thôn huyện Sùng Khánh. Đội sản xuất trên có 82 hộ, 491
nhân khẩu, chỉ trong một năm từ tháng 12-1959 đến tháng II-1960, đã có 48 bé
gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi ở
nơi này. 83% số gia đình ở đội này từng ăn thịt người. Chuyện đau lòng đó diễn
ra trong bối cảnh lương thực hết sạch, mọi người từng nhiều ngày phải ăn giun
dế, côn trùng, lá cây, vỏ cây, cỏ dại, và cả đất thó. Kế toán Vương Giải Phóng
là người đầu tiên phát hiện vụ ăn thịt trẻ con. Hồi đó, tuy nhà ăn tập thể thực
tế đã ngừng hoạt động vì không còn lương thực nữa, nhưng lệnh cấm các gia đình
nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là phạm pháp.
Đêm ấy, đến lượt Vương cùng hai
người khác đi tuần. Các mái nhà phủ trắng tuyệt đầu mùa sáng hẳn lên khi vầng
trăng nhô ra khỏi đám mây. Nhóm tuần tra phát hiện một dải khói mỏng toả ra từ
mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa. Họ chia nhau bao vây vu hồi, rồi đồng loạt bấm đèn
pin nhảy vào nhà, nổ một phát súng cảnh cáo: tất cả ngồi im! Đèn dầu được châm
lên, nhà Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, còn lại 6 người, nhưng lúc này
chỉ thấy có 5. Thành viên thứ 6 là bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị giết hại, xẻ ra
lấy thịt, đang luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm cây trói can phạm, Nhị
Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài, ăn ngấu nghiến. Khi cả 5 người lớn
bé bị trói thành một xâu đưa về trụ sở Đại đội sản xuất, trời đã sáng bạch. Cán
bộ lãnh đạo địa phương sau khi nghiên cứu cân nhắc, đã quyết định ỉm vụ này đi,
vì sợ bị kỷ luật. Sau một ngày bị giam giữ, cả nhà Mạc Nhị Oa lại được tha. Dân
làng bàn tán, cho rằng chính phủ ngầm cho phép ăn thịt trẻ con. Thế là nạn ăn
thịt trẻ con lan tràn, do “trọng nam khinh nữ”, họ chỉ ăn bé gái, giữ lại bé
trai.
Không những ăn thịt, mà còn
nghiền vụn xương đầu và tay chân ăn cho bằng hết. Kẻ nhẫn tâm thì làm thịt con
ngay tại nhà mình. Kẻ mềm yếu hơn thì “gạt nước mắt đánh đổi với hàng xóm”:
trao con mình cho người khác ăn, mang con người khác về làm thịt. Một số xã
viên “nhìn xa trông rộng”, đã đi bắt cóc trẻ con ở vùng lân cận về ăn, hoặc gài
bẫy trẻ con như bẫy thú, kể cả việc sử dụng một loại thuốc nổ xưa kia dùng để
bẫy sói: trẻ nhỏ nhặt được chiếc “kẹo” mùi vị thơm ngon, cho vào miệng nhai
liền phát nổ, đầu mặt tan tành, khi gia đình hay tin tìm đến, thì chỉ còn lại vũng
máu.
Trong ba năm đói kém ấy, tình
hình xã hội rối ren nghiêm trọng. Tháng 12-1960, Chuyên khu Vô Hồ tỉnh An Huy
xảy ra 180 vụ cướp lương thực. Nhiều vụ khác xảy ra ở Cam Túc, Quảng Đông, Quí
Châu, Tứ Xuyên. Nhiều vụ bạo động qui mô lớn, các hoạt động phiến loạn vũ trang
nổ ra ở Vân Nam, Quí Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, An Huy, Hồ Bắc, các chính
đảng hoạt động bí mật mọc lên như nấm, mãi đến năm 1970 mới dẹp xong.
Số người chết đói trong Đại tiến
vọt không bởi thiên tai, mà do “nhân hoạ”, “Mao hoạ”, quyết sách sai lầm. Cuối
tháng 6-1959, dự trữ lương thực trong cả nước 17 triệu tấn, đủ đáp ứng nhu cầu
thành thị trong một năm. Nhưng trong tình hình lương thực giảm 30 triệu tấn,
Mao lại quyết định xuất khẩu 4,19 triệu tấn để đổi lấy vàng và USD, bầng 24% dự
trữ lương thực.
Nếu Quốc hội Trung Quốc thật sự
có quyền làm chủ, không chấp nhận chỉ tiêu tăng sản lượng gang thép lên gấp hai
lần, không thông qua thể chế công xã hoá, hoặc có quyền lực kiên quyết ngăn
chặn cuộc Đại tiến vọt hại nước hại dân, thì có thể tránh hoặc giảm nhẹ tai hoạ
này. Đáng tiếc là Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá 2 họp tại Bắc Kinh từ 30-3 đến
8-4-1960, 2.000 đại biểu đều phụng mệnh “ba không”: không nói đến nhiệm vụ
trưng mua lương thực quá nặng; không nói nông thôn thiếu lương thực; không nói
nhiều người chết đói, mà chỉ được phép nói về “tình hình tốt đẹp” ở địa phương
mình, giơ tay thông qua kế hoạch kinh tế Đại tiến vọt hơn nữa.
Chương 19
Con gái ba đời bần
nông giương biểu ngữ
“Đả đảo Mao Trạch Đông” tại Trung Nam Hải
Từ 10 đến 18-6-1960, Hội nghị Bộ Chính trị mở
rộng họp tại Thượng Hải, chủ yếu thảo luận tình hình quốc tế và kế hoạch bổ
sung cho 3 năm cuối (1960-1962) của Kế hoạch 5 năm thứ hai. Chiều 18, Mao tự
phê bình trước hội nghị. Đây là lần đầu tiên Mao nhận sai lầm sau thất bại của
cuộc “Đại tiến vọt” nhưng rất hời hợt, cố làm nhẹ mức độ sai lầm, tổn thất, lại
phê bình cấp dưới “không hiểu lập trường, quan điểm, phương pháp mác xít”. Ông
nhấn mạnh “đường lối chung là đúng đắn, công tác thực tế cơ bản làm tốt”. Hội
nghị kết thúc, ngày 3-7 Mao đến khu nghỉ mát Bắc Đới Hà, tiếp tục suy nghĩ làm
thế nào vượt qua khó khăn mà vẫn giữ được thể diện.
Giữa lúc đó, một sự kiện kinh thiên động địa
xảy ra ở Trung Nam Hải, khiến Mao mất hết thể diện.
Một buổi trưa, dưới chân tường cửa bắc Trung
Nam Hải trên đường Văn Tân, nơi có nhiều tuyến xe công cộng qua lại, xuất hiện
một nữ thanh niên mặc bộ đồ xanh công nhân, hai tay giơ cao hai tấm bìa cứng,
một tấm viết: “Tiêu diệt công xã nhân dân!” Tấm kia viết: “Đả đảo Mao Trạch
Đông! Bành Đức Hoài muôn năm!” Cô gái bị cảnh sát mặc thường phục túm cổ xách
vào bên trong cửa bắc, khoá còng số 8. Tại đây, cô khai tên là Lưu Quế Dương,
người Hồ Nam, công nhân nhà máy nhiệt điện Lý Ngư Giang, tổ tông ba đời bần cố
nông, bản thân là đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản. Bố mẹ mất sớm, cô được
chú thím nuôi khôn lớn, đến năm 1956 vào học việc tải nhà máy điện, 3 năm liền
không về thăm nhà. Gần đây nghe tin thôn quê xảy ra nạn đói, cô về thăm chú
thím và 4 em, cả nhà 6 người đều đã chết đói. Dân làng phải ăn rau dại, vỏ cây,
đất thó. Cả thôn hơn 30 người chết đói, và nhiều người khác đang ngắc ngoải. Cô
nói: “Trở về nhà máy, loa phát thanh suốt ngày ra rả ba ngọn cờ hồng, tình hình
tốt đẹp. Tôi chẳng dám nói gì hết, hễ nói liền bị qui là phản cách mạng. Tôi biết
rõ kẻ nào là hung thủ tổ chức Đại tiến vọt, công xã nhân dân, nhà ăn tập thể,
làm nhiều người chết đói. Là hậu duệ ba đời bần cố nông, đoàn viên thanh niên,
nữ công nhân điện, tôi không thông. Tôi lên Bắc Kinh hô khẩu hiệu, muốn đánh đổ
công xã nhân dân, đánh đổ Mao Chủ tịch? Tôi muốn hô to: Bành Đức Hoài muôn năm,
muôn muôn năm!” Phòng trực ban cửa bắc gửi gấp khẩu cung của Lưu Quế Dương lên
Bắc Đới Hà, nơi đang diễn ra Hội nghị công tác Trung ương. Tổng Bí thư Đặng
Tiểu Bình đọc xong chuyển ngay Lưu Thiếu Kỳ. Lưu tái mặt, cho đăng vào tin ngắn
hàng ngày của hội nghị. Thư ký thường trực Bộ Chính trị Điền Gia Anh không
chuyển bản tin này cho Mao đang lâm bệnh, vì sợ làm như vậy khác nào “tát vào
mặt ông già”. Điền tin chắc rồi sẽ có người mang cho Mao xem kèm theo mật tấu
Lưu cho in khẩu cung trên vào bản tin ngắn là có dụng ý xấu. Cả nửa đầu năm
1960, Mao vẫn kêu gọi tiếp tục Đại tiến vọt, phấn đấu cho 18 triệu tấn thép,
300 triệu tấn lương thực. Đến trước hội nghị này, Mao môi thừa nhận cả nước đã
xảy ra nạn đói. Hành động của cô gái Hồ Nam kia khiến Mao hoàn toàn tỉnh ngộ.
Một chiếc lá rụng biết mùa thu đến, Mao hiểu uy
tín của mình trong toàn đảng, toàn dân đã xuống tới đáy vực. Mao thường ngồi
một mình im lặng. Sau khi suy nghĩ kỹ, Mao xin nghỉ ốm, nhiều lần uỷ thác Điền
Gia Anh chuyển ý kiến tới Bộ Chính trị: trong thời gian ông ta dưỡng bệnh, Lưu
Thiếu Kỳ giữ chức Quyền chủ tịch Đảng.
Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân đã
thuyết phục được Mao đồng ý khôi phục danh dự cho trên một triệu cán bộ trong
cuộc vận động chống phái hữu đã bị quy là phần tử cơ hội hữu khuynh, trong đó
có Phó thủ tướng kiên trưởng ban công tác nông thôn Đặng Tử Khôi. Trong một
cuộc hội ý Thường vụ Bộ Chính trị, Chu Đức đề nghị phục hồi danh dự cho Bành
Đức Hoài, nhưng Mao không chịu: “Mời Bành Đức Hoài trở lại, việc ở Lư Sơn cho
trôi qua, ba lá cờ hồng không cần nữa. Được thôi, tôi và Lâm Bưu sẽ dưỡng bệnh
lâu dài ở miền Nam , trao Bắc Kinh cho các ông”. Lưu
Thiếu Kỳ đành dàn hoà giữa hai người: “Việc Bành Đức Hoài để lại sau, hãy vượt
qua đại nạn trước mắt đã”.
Hội nghị Bắc Đới Hà lần này họp hơn một tháng
(5-7 đến 10-8), xác định phương châm 8 chữ “chỉnh đốn, củng cố, bổ sung, nâng
cao”, đánh dấu chấm dứt “Đại tiến vọt”. Hôm bế mạc, với bộ mặt ốm yếu, đáng
thương, tâm tư nặng nề, Mao kiểm điểm, thừa nhận mình không hiểu kinh tế, gây
hoạ lớn, gây ra nạn đói lớn chết nhiều người như vậy, khó tránh khỏi trách
nhiệm; các uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ viên Trung ương, Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ và
Thành uỷ cũng khó tránh khỏi trách nhiệm. Mao tuyên bố sau hội nghị này ông sẽ
thật sự lui về tuyến 2, không nắm công tác kinh tế, công tác đảng, không chỉ
huy sản xuất công nông nghiệp nữa, chỉ cùng Lâm Bưu nắm công tác quân sự và
Phong trào cộng sản quốc tế, thời gian còn lại đọc sách, nghiên cứu lý luận. Mao
một lần nữa đề nghị chính thức thông qua văn kiện nội bộ, để Lưu Thiếu Kỳ làm
Quyền Chủ tịch Đảng trong thời gian ông ta dưỡng bệnh.
Từ đó Mao rút về tuyến 2 (nhưng không từ bỏ
quyền lực), bắt đầu thời kỳ Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình
chỉnh đốn, phục hồi kinh tế quốc dân. Sau hội nghị trên, trừ Mao Trạch Đông và
Lâm Bưu dưỡng bệnh ở miền Nam, các uỷ viên Bộ Chính trị đều chia nhau xuống
nông thôn điều tra nghiên cứu, giải quyết nạn đói và các vấn đề tại chỗ.
Ba năm “Đại tiến vọt” hậu quả cực kỳ nghiêm
trọng, toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên, các tỉ lệ mất cân đối.
Một là mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng,
tỉ lệ tích luỹ trong 3 năm 1958-1960 là 33,9%, 43,9% và 39,6%, vượt xa tỉ lệ
tích luỹ bình quân hàng năm 24,2% trong Kế hoạch 5 năm thứ nhất.
Hai là mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, công nghiệp gang thép phát triển dị hình, từ 1958 đến 1960, công nghiệp nặng tăng trưởng 330%, trong khi nông nghiệp giảm 22,8%.
Ba là mất cân đối trong nội bộ ngành công nghiệp, sản xuất gang thép chiếm nhiều năng lượng, nguyên vật liệu, giao thông vận tải, khiến các ngành khác không có cách nào sản xuất bình thường.
Hai là mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, công nghiệp gang thép phát triển dị hình, từ 1958 đến 1960, công nghiệp nặng tăng trưởng 330%, trong khi nông nghiệp giảm 22,8%.
Ba là mất cân đối trong nội bộ ngành công nghiệp, sản xuất gang thép chiếm nhiều năng lượng, nguyên vật liệu, giao thông vận tải, khiến các ngành khác không có cách nào sản xuất bình thường.
Bốn là mất cân đối trong thu chi tài chính và
mất cân đối nghiêm trọng giữa sức mua xã hội và khả năng cung cấp hàng hoá.
Năm là mất cân đối giữa khả năng cung ứng lương
thực hàng hoá và nhân khẩu thành thị tăng nhanh. Lương thực năm 1959 đánh giá
đạt 270 triệu tấn, thực tế chỉ có 170 triệu tấn. Năm 1960 giảm xuống còn 143,5
triệu tấn. “Đại tiến” biến thành “đại thoái”.
Trước tình hình ấy, Chu Ân Lai đã thể hiện
trách nhiệm chính trị lớn lao, và năng lực trị quốc an dân tuyệt vời.
Năm 1960 là một năm tình hình kinh tế đất nước
tồi tệ nhất, nhiều người chết đói nhất, là năm khủng hoảng niềm tin đối với Mao
Trạch Đông xuất hiện trong toàn đảng, toàn quân, toàn dân, là năm Mao Trạch
Đông nên rút khỏi vũ đài chính trị. Trong bối cảnh ấy, tháng 9-1960, Lâm Bưu
triệu tập Hội nghị Quân uỷ Trung ương mở rộng, ngày 20-10 ra nghị quyết ủng hộ
Mao, với lời lẽ kinh thiên động địa:
“Đồng chí Mao Trạch Đông là người Mác xít -
Leninnít vĩ đại thời nay. Tư tưởng Mao Trạch Đông là chủ nghĩa Mác-Lenin được
phát triển sáng tạo trong thời đại chủ nghĩa đế quốc đi tới sụp đổ, chủ nghĩa
xã hội tiến tới thắng lợi, trong thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc,
trong sự phấn đấu tập thể của Đảng và nhân dân. Tư tưởng Mao Trạch Đông là kim
chỉ nam của nhân dân Trung Quốc trong công cuộc cách mạng và xây dựng chủ nghĩa
xã bội, là vũ khí tư tưởng hùng mạnh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa xét lại
và chủ nghĩa giáo điều… Nhiệm vụ căn bản nhất trong công tác chính trị tư tưởng
của quân đội là giương cao ngọn cờ hồng Tư tưởng Mao Trạch Đông, lấy đó vũ
trang hơn nữa đầu óc cán bộ, chiến sĩ toàn quân, kiên trì dùng tư tưởng Mao
Trạch Đông thống soái mọi công tác”.
Từ Đại hội 7 năm 1945 trở đi, tuyên truyền Tư
tưởng Mao Trạch Đông là bản quyền của Lưu Thiếu Kỳ, nhân vật số 2 trong đảng. Tại
Đại hội 8 (1956), Báo cáo chính trị và Điều lệ đảng đã xoá bỏ cách nêu Tư tưởng
Mao Trạch Đông, những năm gần đây vẫn nói “Học tập tác phẩm của Mao Chủ tịch”. Lâm
Bưu đột ngột lấy danh nghĩa Hội nghị Quân uỷ Trung ương mở rộng đưa ra văn kiện
vượt trên Đại hội 8, vượt trên điều lệ đảng này không khác nào cướp ngọn cờ lớn
sùng bái cá nhân trung tay Lưu Thiếu Kỳ, phá vỡ trật tự cuộc sống của tầng lớp
cấp cao trong ĐCSTQ. Toàn quân, toàn đảng đều phải tuyên truyền Mao Trạch Đông
và Tư tưởng Mao Trạch Đông theo giọng điệu của Quân uỷ Trung ương, trên thực tế
hình thành một bộ tư lệnh khác đối lập với Lưu Thiếu Kỳ (chủ trì Bộ Chính trị)
và Đặng Tiểu Bình (chủ trì Ban Bí thư), mà Mao Trạch Đông lại đứng về phía Lâm
Bưu. Việc làm của Lâm đã thách thức Điều lệ đảng, thách thức Lưu, Đặng, thách
thức Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Trước sự uy hiếp của Lâm Bưu và mấy triệu
quân, chẳng ai dám vạch ra sai lầm của ba ngọn cờ hồng, chẳng ai dám truy cứu
trách nhiệm về hàng chục triệu người chết đói, mà chỉ lặng lẽ uốn nắn sai lầm
của “cấp dưới”.
Tháng 9-1961, nguyên soái Anh Montgomery thăm Trung Quốc. Ngày 23, gặp nhau
tại Vũ Hán, khi vị khách hỏi về người thừa kế. Mao trả lời: “Rất rõ ràng, đó là
Lưu Thiếu Kỳ. Nay Lưu là Phó Chủ tịch thứ nhất ĐCSTQ. Sau khi tôi chết, ông ta
sẽ lên thay”. Về Anh, Montgomery thuật lại lời Mao, khiến thế giơi
xôn xao, và ở Trung Quốc còn xôn xao hơn.
Thông tin trên ít nhất thể hiện 3 ý tứ sâu xa:
1. Đại tiến vọt và công xã nhân dân gây hậu quả
rất nghiêm trọng, Mao từ lâu đã rút về tuyến 2, Lưu phải chịu trách nhiệm về giai
đoạn lịch sử này.
2. Mao khuyến khích Lưu Thiếu Kỳ toàn lực chỉnh
đốn kinh tế quốc dân đang bên bờ vực thẳm tan vỡ, khôi phục sản xuất công nông
nghiệp.
3. Mao chơi con bài Lưu, khống chế Lâm, lại
chơi con bài Lâm, khống chế Lưu, để cho hai người tranh nhau trung thành với
lãnh tụ vĩ đại, lại chỉ trích nhau không trung thành với lãnh tụ như vậy, vị
trì của Mao càng vững chắc, an toàn.
Mao không thật sự có ý định để Lưu Thiếu Kỳ kế
tục mình.
Chương 20
Cuộc đọ sức tại đại hội 7.000 người
Sau khi xảy ra sự kiện hàng loạt người chết
đói, lãnh đạo các tỉnh lấy ổn định lòng dân làm chính, không nghe theo sự chỉ
huy mù quáng của Trung ương. Một vấn đề nổi bật là không huy động được lương
thực, đến trung tuần tháng 11-1961, các địa phương mới hoàn thành 20% chỉ tiêu.
Cung ứng lương thực ở ba thành phố lớn Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân cấp báo
toàn diện. Lãnh đạo Trung ương lòng như lửa đốt, quyết định triệu tập Hội nghị
công tác trung ương mở rộng, với sự tham gia của những người phụ trách chủ yếu
các tỉnh uỷ, thành uỷ, khu uỷ, huyện uỷ, các nhà máy, hầm mỏ quan trọng, và một
số cán bộ lãnh đạo quân đội. Do có hơn 7.000 người dự, nên gọi là Đại hội 7.000
người. Chủ đề của Hội nghị là “chống chủ nghĩa phân tán”.
Đại hội khởi đầu ngày 11-1-1962, không có lễ
khai mạc trọng thể, theo ý kiến của Mao, ngày đầu các đại biểu tự đọc tài liệu
từ ngày 12 đến 14-1 thảo luận ở tổ. Các tổ phản ứng dữ, tập trung vào một điểm
là không tán thành dự thảo báo cáo nêu vấn đề “chống chủ nghĩa phân tán”, đổ
mọi trách nhiệm về sai lầm thất bại trong mấy năm qua lên đầu cán bộ cấp tỉnh
trở xuống. Mao thấy không ổn: liền thay đổi sách lược, cho tổ chức lại Uỷ ban
khởi thảo báo cáo gồm 21 người, trong đó có Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai. Trần Vân,
Đặng Tiểu Bình, Bành Chân…
Ngày 18-1, Bành Chân nói:
- Uy tín của Mao Chủ tịch nếu không cao như
ngọn Chumulungma thì cũng cao tựa Thái Sơn, bớt đi vài tấn đất vẫn cao như thế.
Cũng chẳng phải Mao Chủ tịch không có khuyết điểm gì, nếu một phần trăm, một
phần nghìn sai lầm của Mao cũng không kiểm điểm, thì sẽ để lại ảnh hường xấu
trong Đảng ta.
“Nếu nhiều đồng chí chúng ta lĩnh hội tốt hơn
Tư tưởng Mao Trạch Đông, biết vận dụng phương pháp thực sự cầu thỉ, điều tra
nghiên cứu mà đồng chí Mao Trạch Đông vẫn đề xướng, nghiêm túc chấp hành những
ý kiến chỉ đạo đồng chí đưa ra trong mỗi giờ phút then chốt, thì có thể tránh
được, hoặc giảm nhẹ đi rất nhiều những sai lầm trong công tác mấy năm qua, hoặc
có thể uốn nắn nhanh hơn sau khi những sai lầm đó nảy sinh”.
Phát biểu trong phiên họp toàn thể đầu tiên
27-1, Lưu Thiếu Kỳ nói thật: Tình hình rất khó khăn, lương thực, quần áo và đồ
dùng đều thiếu, ba năm 1959-1961 sản lượng lương thực giảm khá nhiều, sản xuất
công nghiệp năm 1961 giảm 40%. Nguyên nhân là “ba phần thiên tai, bảy phần nhân
hoạ”.
(Nói “ba phần thiên tai” cũng oan cho ông Trời,
bởi ba năm đó ở Trung Quốc nhìn chung, mưa hoà, gió thuận). Buộc Mao chịu trách
nhiệm tới 70% là điều Mao không chịu nổi. Phát biểu trên của Lưu khiến Mao thù
ghét, ghi thêm món nợ với ông, nhưng lại được đông đảo những người dự hội nghị
nhiệt liệt hoan nghênh. Họ thấy Trung ương đã nói thật, không đeo mặt nạ dạy
người nữa. Hàng ngày, Lưu đến thảo luận ở các tổ, phát biểu một số ý kiến quan
trọng, như đã đến lúc phải phục hồi danh dự cho Bành Đức Hoài. Ông còn dặn Bí
thư tỉnh uỷ Hồ Nam cần trả lại tự do cho Lưu Quế Dương (cô gái bị kết án 5 năm
tù vì tội mang biểu ngữ “đả đảo Mao Trạch Đông” đến Trung Nam Hải). Chỉ có Lâm
Bưu hiểu được nỗi cô độc, bị động và lo ngại của Mao ở hội nghị này, hiểu được
giới hạn lớn nhất Mao có thể nhượng bộ, và phòng tuyến cuối cùng Mao phải giữ
vững.
Vào lúc Mao cần được ủng hộ nhất, Lâm Bưu bước
lên diễn đàn, mang đến cho Mao vòng hào quang mới. Lâm Bưu tiếp tục khẳng định
đường lối chung, Đại tiến vọt và công xã nhân dân là đúng đắn. sáng tạo, những
khó khăn vấp phải là do không làm theo chỉ thị của Mao. Lâm Bưu nhấn mạnh lịch
sử mấy chục năm qua là khi nào tư tưởng của Mao không được tôn trọng, là khi ấy
sinh chuyện; do đó, trong thời kỳ khó khăn càng phải đoàn kết đi theo Mao, chỉ
có như vậy, Đảng mới có thể đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác… Lâm Bưu đã
ủng hộ mạnh mê vị trí thống trị đang lung lay dữ của Mao. Lâm nói xong, Mao
đứng dậy vỗ tay, Lưu Thiếu Kỳ và các uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị chần chừ
một lát rồi đứng lên theo, họ không có dũng khí để cho quan hệ với Mao đổ vỡ. Tuy
vỗ tay hoan hô, nhưng đại đa số những người dự hội nghị rất phản cảm trước phát
biểu của Lâm Bưu. Ngay hôm đó trên hội trường xuất hiện biểu ngữ “Đả đảo Mao
Trạch Đông”. Mao không cho điều tra vụ việc, và nghiêm cấm để lọt thông tin này
ra ngoài.
Được phát biểu của Lâm Bưu dọn đường, ngày
30-1, Mao đã có bài nói dài, nhấn mạnh tập trung thống nhất, khôi phục và tăng
cường chế độ tập trung dân chủ, chống chủ nghĩa phân tán. Mao nói: Đại tiến vọt
do toàn Đảng ra tay làm, nảy sinh một số vấn đề phải do toàn Đảng chịu trách
nhiệm, chứ không đùn đẩy cho người khác. Có thể phục hồi đảng tịch và công tác
cho những người bị quy sai là cơ hội hữu khuynh, song đối với những ké trùm cơ
hội hữu khuynh, chẳng những không phục hồi, mà còn phải lập tổ chuyên án tiếp
tục thẩm tra vấn đề “câu lạc bộ quân sự” và tư thông với nước ngoài.
Sau đó, bài nói trên của Mao qua 7 lần sửa
chữa, lược bỏ những câu thoái thác trách nhiệm quá rõ, rồi mới phát cho cán bộ
từ cấp huyện và trung đoàn trở lên.
Trong phát biểu, Đặng Tiểu Bình đã khéo léo lẩn
tránh việc đánh giá ba ngọn cờ hồng và trách nhiệm về mấy chục triệu người chết
đói. Tự đáy lòng, ông mong trong tình hình giữ được thề diện, Mao chủ động rút
khỏi vũ đài lịch sử, để Lưu Thiếu Kỳ lãnh đạo toàn đảng toàn dân vượt qua thời
kỳ không bình thường này. Lên tiếng tại buổi họp cuối cùng, Chu Ân Lai bám sát định hướng do Mao
vạch ra, và nhận hết trách nhiệm về mình.
Qua Đại hội 7.000 người, Mao thấy đại đa số cốt
cán không còn ủng hộ ông ta nữa. Sau Đại hội, vấn đề trung tâm Mao ngày đêm suy
nghĩ là dùng hình thức và phương pháp nào để đánh bại các lực lượng chống đối
mình. Còn điều Lưu, Chu ,
Trần, Đặng trăn trở là làm thế nào khôi phục sản xuất, vượt qua khó khăn, để
nhân dân ăn no, đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Mao tính toán: hãy để các
người khôi phục sản xuất, đợi khi khó khăn trước mắt qua đi, không để các người
kịp thanh toán ba ngọn cờ hồng, ta sẽ ra tay trước, phát minh lý luận mới, tổ
chức lực lượng mới, phê phán các người hữu khuynh, đi con đường tư bản chủ
nghĩa, khiến các người rơi vào thế bị động, trở tay không kịp.
Cuộc đấu tranh mới đã bắt đầu dưới cái vỏ bề
ngoài “nhất trí”. Theo nhật ký của Đặng Dĩnh Siêu, tại Đại hội trên, nhiều
người yêu cầu Mao rút lui. Ngày 10-2, Mao họp Thường vụ Bộ Chính trị để làm rõ
điều này. Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình hoan
nghênh Mao thôi chức Chủ tịch Đảng. Chu Ân Lai kiên trì: “Chủ tịch tạm lui về
tuyển 2, Chủ tịch vẫn là Chủ tịch”. Với vị trí và ảnh hường của Chu Ân Lai
trong đảng, lá phiếu của ông mang tính quyết định, Lưu Thiếu Kỳ không nói nổi một
câu ép Mao rút lui.
Trong những năm tháng nhân dân cả nước đói kém,
để tỏ ra cùng nhân dân chung hoạn nạn, Mao tuyên bố không ăn thịt lợn, thịt gà
từ 1-1-1961 . Việc này kéo dài được 7 tháng.
Nhưng trên thực tế, trong những ngày nhân dân
cả nước đói rét, Mao sống rất sa đoạ. Nguyên soái Bành Đức Hoài trong ngăn Mao
tuyển phi tần, đã bị giam lỏng, chẳng ai còn dám bàn tán về đời tư của Mao. Phòng
Bắc Kinh trong Nhà Quốc hội được đổi thành “Phòng họp 11-8”, bên trong trang
hoàng còn lộng lẫy hơn cả điện Kremlinin, thật ra đây là hành cung để Mao
chuyên bí mật vui thú với các nữ nhân viên phục vụ. Thư Ngẫu Trai trong Trung
Nam Hải được sửa sang lại, trở thành sàn nhảy riêng, mỗi tuần tổ chức hai lần
vũ hội, các nhân viên nữ trong Trung Nam Hải và nữ diễn viên Đoàn văn công quân
đội được tuyển lựa làm bạn nhảy của Mao, họ đồng thời là đối tượng để Mao chọn
gái qua đêm. Mao làm như vậy để tiêu khiển, cũng để Lưu Thiếu Kỳ tưởng rằng Mao
đã chìm đắm trong nữ sắc, không quan tâm công việc triều chính nữa.
Do Mao gợi ý, nhiều nơi đua nhau xây dựng hành
cung cho ông ta. Khu biệt thự tựa lưng vào phần mộ họ Mao ở Thiều Sơn (Hồ Nam ) diện tích xây dựng 3.638 m2, có
hầm ngầm dài hàng trăm mét có thể chống động đất, chống bom nguyên tử, phòng
độc, một đại đội thường xuyên bảo vệ. Khu nhà được xây dựng từ nửa cuối năm
196l đến cuối năm 1962, vào lúc tỉnh Hồ Nam có 2,48 triệu người chết đói, phí
tổn xây dựng 120 triệu NDT, đủ để nuối sống 2,48 triệu người trong một năm. Khách
sạn Tây Giao xây riêng cho Mao ở Thượng Hải cả khuôn viên xung quanh rộng hơn
60 héc ta, trên 100 nhân viên túc trực ngày đêm. Cả hai “hành cung” trên, trong
suốt mười mấy năm, Mao chỉ đến ở mỗi nơi có vài ngày. Việc phung phí tiền bạc
như trên khiến sự tích Mao mấy tháng không ăn thịt, mặc chiếc áo ngủ vá víu…
trở nên mờ nhạt.
Suốt đời Mao chú trọng quyền lực, coi thường
của cải. Việc Mao ra lệnh hoặc ngầm cho phép các nơi trong những năm tháng khó
khăn nhất vung tiền như rác xây dựng các công trình xa hoa phục vụ ông ta mang
ý nghĩa chính trị nhiều hơn ý nghĩa hưởng thụ, chiếm hữu. Mao biết rõ chẳng
dùng được mấy ngày, cung không thể để lại cho con cháu. Mao muốn dùng phương
thức đó để củng cố vị trí của mình, cho toàn đảng biết rằng tuy lui về tuyến 2,
nhưng ông ta vẫn nắm chắc quyền lực, vẫn là vị thần số một, toàn đảng tôn thờ.
Tân Tử Lăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét