Mao Trạch Đông ngàn năm công tội
Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1. Muốn trở thành lãnh tụ
phong trào cộng sản quốc tế
Chương 2. Sai lầm của Mao Trạch
Đông về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội
Chương 3. Giang Thanh bước đầu tỏ
ra lợi hại
Chương 4. Vận dụng thuật cầm
quyền của vua chúa
Chương 5. Thiết lập thể chế chính
trị chuyên chế một đảng
Chương 6. Ba cuộc họp, một cuốn
sách làm bùng lên cao trào hợp tác hoá nông nghiệp
Chương 7. Các nhà tư bản gióng
trống, khua chiêng đi lên chù nghĩa cộng sản
Chương 8. Đường lối Đại hội 8 sát
thực tế
Chương 9. Địa ngục văn chương lớn
nhất trong lịch sử loài người
Chương 10. Hai đảng lớn Trung-Xô
từ bạn thành thù
Chương 11. Chu Ân Lai bị tước
quyền lãnh đạo kinh tế
Chương 12. Mao: Chúng ta phải
thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng
Chương 13. Phải kết họp giữa Các
Mác và Tần Thủy Hoàng
Chương 14. Đủ hiểu biết để cự
tuyệt nhưng lời khuyên răn, đủ lời lẽ để tô vẽ cho những sai lầm
Chương 15. Ở chốn vô thanh nghe
sấm động
Chương 16. Bành Đức Hoài vì dân
lên tiếng
Chương 17. Lâm Bưu giúp Mao lộng
hành
Chương 18. Địa ngục trần gian
Chương 19. Con gái ba đời bần
nông giương biểu ngũ “Đả đảo Mao Trạch Đông” tại Trung Nam Hải
Chương 20. Cuộc đọ sức tại đại
hội 7.000 người
Chương 21. Mao Lưu đoạn tuyệt
Chương 22. Bộ tư lệnh thứ hai
trong đảng
Chương 23. La Thụy Khanh chơi với
hổ, bị hổ vồ
Chương 24. Giương ngọn cờ chống
đảo chính để làm đảo chính
Chương 25. Lợi dụng học sinh lật
đổ chủ tịch nước
Chương 26. Nhân dân run rẩy trong
cuộc khủng bố đỏ
Chương 27. Mao Trạch Đông chơi
trò chính trị lưu manh
Chương 28. Nhân vật số 4 đại bại
dưới chân Giang Thanh
Chương 29. Tổ cách mạng văn hoá
thay thế Bộ chính trị, tổ làm việc Quân ủy thay thế Quân ủy trung ương
Chương 30. Kết cục bi thảm của
Lưu Thiếu Kỳ
Chương 31. Lâm Bưu đắc ý, lăm le
kế tục
Chương 32. Mao - Lâm quyết đấu ở
Lư Sơn
Chương 33. Tướng quân bách chiến
thân danh liệt
Chương 34. Nixon mang đến cho Mao
chiếc ô bảo hộ hạt nhân
Chương 35. Mời Đặng Tiểu Bình làm
quân sư
Chương 36. Chu Ân Lai - trở ngại
mà Giang Thanh không thể vưọt qua
Chương 37. Chu Ân Lai mà người
căm ghét, hãm hại: mãi mãi sống trong lòng trăm họ! Lũ bốn tên mà người tin
cậy, bảo vệ: nhân dân rủa bay chết sớm đi!
Chương 38. Mao để Giang Thanh cầm
“cờ lớn”
Chương 39. Mao chết, Giang tù
Lời kết
Chương 1
Muốn trở thành lãnh
tụ phong trào cộng sản quốc tế
Tháng 7-1949, trong thời gian Lưu
Thiếu Kỳ bí mật thăm Liên Xô, Stalin kiến nghị: Hai nước cần gánh vác nghĩa vụ
lớn hơn trong phong trào cách mạng thế giới. Trung Quốc cần giúp đỡ nhiều hơn
cho phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
Sau khi Mác và Ăng-ghen qua đời, trung tâm cách mạng thế giới đã từ phương Tây
chuyển sang phương Đông, nay lại chuyển sang Trung Quốc và Đông Á. Do đó, Trung
Quốc cần gánh vác trách nhiệm đối với cách mạng các nước Đông Nam Á.
Ý kiến của Stalin về trung tâm
cách mạng chuyển sang Trung Quốc và muốn Trung Quốc giữ chiếc ghế thứ hai trong
phe xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ Mao Trạch Đông rất nhiều. Mao cho rằng ông ta có
sứ mệnh lịch sử mở rộng con đường cách mạng “lấy nông thôn bao vây thành thị”
sang các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, lấy nông thôn thế giới bao vây thành thị thế
giới, cuối cùng giành lấy châu Âu, tiêu diệt nước Mỹ lật đổ toàn bộ chế độ tư
bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa, hoàn thành cách mạng thế
giới và trong quá trình này, Mao Trạch Đông trở thành người thầy vĩ đại và lãnh
tụ vĩ đại của nhân dân cách mạng thế giới. Mao quyết không cam tâm chỉ làm lãnh
tụ của Trung Quốc mà cho rằng thắng lợi của cách mạng Trung Quốc chỉ là bước
đầu tiên trên con đường trường chinh vạn dặm. Các hoạt động nội chính và ngoại
giao, văn trì và vũ công, thành công và thất bại, công lao và tội lỗi của Mao
đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với dã tâm muốn làm lãnh tụ thế giới của
ông ta. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Mao ngả hẳn sang Liên Xô, và việc lần đầu
tiên của Mao sau khi thành lập nước CHND Trung Hoa là sang thăm Moskva, mừng
thọ Stalin, ký Hiệp ước đồng minh tương trợ Trung-Xô.
Nhưng Stalin không hoàn toàn yên
tâm về Mao Trạch Đông, lo ngại Mao trở thành “Tito phương Đông”. Một nước cờ
quan trọng của Stalin là kéo Mao vào cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Sau thế chiến II, bán đảo Triều
Tiên bị phân chia làm hai miền Nam Bắc, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, miền Nam
do Mỹ cai quản, ngày 15-8-1945 đã thành lập Chính phủ Đại Hàn Dân quốc do Lý
Thừa Vãn làm tổng thống; miền Bắc do Liên Xô cai quản, ngày 9-9-1948 đã thành
lập Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên do Kim Nhật Thành làm thủ
tướng. Theo thoả thuận Yalta, quân đội Xô, Mỹ đã rút khỏi Triều Tiên vào cuối
năm 1948 và tháng 6-1949. Lấy cớ hợp nhất, Kim Nhật Thành đã xoá bỏ Đảng Cộng
sản mà ông ta từng gia nhập, thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, xây dựng quân
đội do Liên Xô trang bị và huấn luyện. Chính phủ hai miền đều có ý đồ dùng vũ
lực nuốt chửng đối phương, nhưng Bắc Triều Tiên nổ súng trước.
Từ 30-3 đến 25-4, Kim Nhật Thành
mang theo phương án tác chiến sang Liên Xô gặp Stalin, Stalin chấp nhận, hứa
giúp đỡ vũ khí và cố vấn quân sự, nhưng nói rõ nếu Mỹ can thiệp, Liên Xô không
thể ra mặt tham chiến, mà Triều Tiên phải dựa vào Trung Quốc. Từ 13 đến
15-5-1950 Kim Nhật Thành bí mật sang Bắc Kinh hội đàm với Mao Trạch Đông, giới
thiệu kế hoạch tấn công chi tiết, và yêu cầu giúp đỡ. Mao nói: Trung Quốc vốn
định giải quyết vấn đề Đài Loan rồi mới giúp Bình Nhưỡng giải phóng miền Nam,
nay Stalin quyết định giải quyết vấn đề Triều Tiên trước. Trung Quốc cũng không
có ý kiến gì. Tác chiến phải chuẩn bị kỹ. Binh quý thần tốc, phải bao vây các
thành thị chủ yếu, tập trung binh lực tiêu diệt địch. Nếu Mỹ can thiệp, Trung
Quốc có thể xuất quân.
Vào thời diềm đó, Bắc Triều Tiên
có 135 ngàn quân, gồm 10 sư đoàn bộ binh với đầy đủ quân số và vũ khí, trang
bị, 1 sư đoàn xe tăng với 150 chiếc T-34, nhiều pháo hạng nặng, 1 sư đoàn không
quân với 180 máy bay chiến đấu tính năng cao. Trong khi đó, Hàn Quốc có 95 ngàn
quân, 8 sư đoàn chỉ có 4 sư đoàn gần đầy đủ quân số, 24 máy bay huấn luyện,
không có xe tăng và vũ khí hạng năng, thậm chí không có cả mìn chống tăng.
Rạng sáng 25-6-1950, quân đội của
Kim Nhật Thành mở cuộc tấn công dữ dội xuống phía nam, chỉ 3 ngày đã chiếm
Seoul, thủ đô Hàn Quốc. Ngày 30-6, tổng thống Mỹ ra lệnh cho lục quân Mỹ tham
chiến ở Triều Tiên. Ngày 1-7, Sư đoàn 24 bộ binh Mỹ được không vận từ Nhật Bản
sang Pusan ở mạn nam Hàn Quốc. Ngày 7-7, Liên hợp quốc thông qua nghị quyết tổ
chức quân đội LHQ giúp Hàn Quốc tác chiến, ngoài quân Mỹ ra, 39 ngàn quân của
15 nước được cừ sang Triều Tiên. Tướng Mỹ McArthur được cử làm Tổng tư lệnh
quân đội LHQ, trung tướng Walker, tư lệnh Quân đoàn 8 Mỹ trực tiếp chỉ huy liên
quân trên chiến trường. Ngày 5-7, quân đội Triều Tiên đụng độ sư đoàn 24 Mỹ tại
khu vực cách Seoul 48 km về phía nam. Rồi với thế chẻ tre: tiếp tục tiến sâu về
phương nam, chỉ trong 2 tháng đã tràn ngập phần lớn lãnh thổ Hàn Quốc, đẩy quân
Mỹ ra bán đảo Pusan trên vĩ tuyến 35.
Tướng Waiker tổ chức phòng ngự
tại Pusan, Lữ đoàn 1 lính thuỷ đánh bộ hỗn hợp và sư đoàn 2 bộ binh Mỹ đã kịp
thời sang tham chiến. Ngày 15-8, Kim Nhật Thành ra lệnh phải hoàn toàn giải phóng
Nam Triều Tiên trong tháng 8. nhưng quân đội của ông lúc này đã như tên bay hết
tầm, bị thương vong nặng nề mà không vượt qua nổi phòng tuyến Pusan.
Ngày 28-6, Hạm đội 7 Mỹ từ
Philippines đi vào eo biển Đài Loan nhằm kiềm chế Trung Quốc. Mao Trạch Đông
nhậy bén nhận ra Mỹ đưa quân sang Triều Tiên có thể đảo ngược cục diện chiến
tranh. Từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 9, Mao đã ba lần nhắc nhở Kim phải quan
tâm đến hậu phương, bảo vệ đường giao thông, đề phòng Mỹ đổ bộ lên Incheon.
Nhưng Kim Nhật Thành hy vọng đánh nhanh thắng nhanh, không chịu điều chỉnh
chiến lược.
Ngày 15-9, McArthur cho Quân đoàn
10 Mỹ và 5.000 linh thuỷ đánh bộ Hàn Quốc được 260 tàu chiến và 500 máy bay
phối hợp đổ bộ chiếm Incheon, cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Bắc Triều
Tiên. Mười ngày sau, quân Mỹ chiếm Seoul, rồi chia làm hai cánh tiến ra vĩ
tuyến 38 theo ven biển miền đông và miền tây. Tám sư đoàn chủ lực Bắc Triều
Tiên bị cô lập tại mặt tràn Pusan, đã bị thương vong 58.000 người khi phá vây
rút lui, ngày 1-10 rút về bắc vĩ tuyến 38, ngày 19-10 rút khỏi thủ đô Bình
Nhưỡng. Kim Nhật Thành và cơ quan lãnh đạo đầu não Bắc Triều Tiên chạy ra
Kangke cách Trung Quốc 50 km. Sau khi chiếm Bình Nhưỡng, quân đội LHQ theo
nhiều ngả tiến về phía biên giới Trung-Triều, Tướng McArthur tuyên bố “sông Áp
Lục không phải là trở ngại không thể vượt qua”.
Từ đầu tháng 7, Stalin đã nhiều
lần thúc giục Trung Quốc xuất quân. Đây là một vấn đề gay gắt đặt ra trước Mao
Trạch Đông và ban lãnh đạo Trung Quốc. Mao quyết tâm kháng Mỹ viện Triều, bởi
gánh vác nghĩa vụ quốc tế là điều kiện để sau này trở thành lãnh tụ của phong
trào cộng sản quốc tế. Nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo khác không tán thành vì
vừa giải phóng được một năm, Trung Quốc còn đầy rẫy khó khăn, nội chiến chưa
chấm dứt, nạn thổ phỉ vẫn hoành hành, kho tàng trống rỗng, được Bành Đức Hoài
ủng hộ, qua phân tích chỗ mạnh chỗ yếu của mỗi bên, nhất là lợi ích an ninh tạo
ra khu đệm giữa Trung Quốc và Mỹ, đánh Mỹ ở bên ngoài còn hơn phải đánh Mỹ trên
đất Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã thuyết phục được các nhà lãnh đạo khác tán
thành đưa quân sang Triều Tiên. Liên Xô cam kết yểm trợ về không quân và giúp
Trung Quốc trang bị 40 sư đoàn.
Ngày 19-10-1950, 4 quân đoàn Quân
tình nguyện Trung Quốc gồrn 26 vạn người do Bành Đức Hoài chỉ huy vượt sông Áp
Lục, sau 3 chiến dịch đã xoay chuyển tình thế, đẩy lùi quân Mỹ và LHQ. Ngày
31-12, Liên quân Trung-Triều vượt vĩ tuyến 38, chiếm Seoul. Quân Mỹ phải lùi
tới vĩ tuyến 37.
Ngày 13-1-1951, Uỷ ban chính trị
LHQ thông qua “báo cáo bổ sung” về nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề Triều
Tiên trên cơ sở đề án của 13 nước (Anh, Thụy Điển, Ấn Độ), đề nghị ngừng bắn
ngay, quân đội nước ngoài rút khỏi Triều Tiên, tổ chức bầu cử để thống nhất
Triều Tiên, sau đó họp Hội nghị 4 bên Anh, Mỹ, Xô, Trung giải quyết vấn đề Viễn
Đông, bao gồm vị trí của Đài Loan và quyền đại diện của Trung Quốc tại LHQ. Mỹ
rất lủng túng trước đề nghi này, chấp nhận thì mất tín nhiệm với người Triều
Tiên, khiến Quốc hội và dư luận Mỹ tức giận không chấp nhận sẽ mất sự ủng hộ
của đa số trong LHQ. Mỹ chỉ mong Trung Quốc bác bỏ đề nghị trên.
Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội
tuyệt vời. Nếu Trung Quốc đóng quân gần vĩ tuyến 38, bắt đầu thương lượng ngừng
bắn, thì có lợi cả về chính trị, quân sự, ngoại giao. Việc thông qua đề án trên
cũng thể hiện sự đồng tình và thái độ hữu nghị của đa số các nước trên thế giới
đối với Trung Quốc. Nhưng hồi ấy Stalin quyết tâm đánh tiếp. Ngày 17-l, Chu Ân
Lai tuyên bố cự tuyệt đề án ngừng bắn, ông còn chỉ trích đây là âm mưu của Mỹ,
làm tổn thương tình cảm của nhiều nước.
Hậu quả là ngày 30-1, với đa số
44/7 (có 7 phiếu trắng), Uỷ ban Chính trị LHQ đã thông qua đề án do Mỹ đưa ra,
tố cáo Trung Quốc xâm lược. Tuy trong đó có nhiều nhân tố do Mỹ thao túng,
nhưng nó cũng chứng tỏ nhiều nước thất vọng với Trung Quốc, vấn đề chiếc ghế
của Trung Quốc ở LHQ cũng bị gác lại rất lâu.
Theo chỉ thị của Stalin, Liên
quân Trung-Triều mở tiếp chiến dịch thứ 4 và thứ 5. Hai bên liên tục tăng quân,
tổng binh lực trên chiến trường lên tới gần 3 triệu. Riêng Trung Quốc đã đưa
sang Triều Tiên 27 quân đoàn bộ binh, 15 sư đoàn pháo binh, 12 sư đoàn không
quân, 3 sư đoàn xe tăng, 14 sư đoàn công binh, 10 sư đoàn đường sắt, 2 sư đoàn
công an… tổng cộng 1,34 triệu quân. Chiến tranh giằng co, thương vong nặng nề
của quân tình nguyện Trung Quốc chủ yếu diễn ra sau khi Trung Quốc vượt vĩ
tuyến 38. Cuối cùng quân Mỹ lại đẩy quân Trung Quốc ngược trở lại bắc vĩ tuyến
38.
Ngày 30-6-1951, Mỹ đề nghị thương
lượng ngừng bắn. Một ngày sau, Bành Đức Hoài và Kim Nhật Thành trả lời đồng ý
ngay. Stalin chỉ thị “không được có biểu hiện vội vã kết thúc đàm phán”, cục
diện vừa đánh vừa đàm kéo dài.
Ngày 5-3-1953, Stalin từ trần.
Ban lãnh đạo mới của Liên Xô yêu cầu Trung-Triều chủ động ngừng bắn. Ngày
27-7-1953, Hiệp định ngừng bắn được ký kết, trong cuộc chiến này. Phía
Trung-Triều thương vong 1,03 triệu người, riêng Trung Quốc thương vong trên 30
vạn người (có 11,5 vạn chết trận), thương vong phi chiến đấu trên 41 vạn người.
Vào ngày đầu dựng nước, với đội
quân đã mệt mỏi do chiến trận lâu dài, với nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá,
mà Mao dám quyết tâm tham chiến ở Triều Tiên, quả là đại trí, đại dũng. Từ đó,
nhân dân Trung Quốc ngẩng cao đầu, chẳng ai dám đến hà hiếp họ nữa. Đây là trận
đánh đặt nền móng cho nước Trung Hoa mới, là đỉnh cao huy hoàng trong sự nghiệp
cách mạng của Mao Trạch Đông.
Chương 2
Sai lầm của Mao Trạch
Đông về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ban lãnh đạo Trung Quốc chưa
chuẩn bị đầy đủ về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhược điểm lớn nhất của
Mao là “không đọc có hệ thống Tư bản luận, đó là chứng bệnh phổ biến của lãnh
đạo cấp cao”. Chịu ảnh hưởng của cố vấn lý luận Trần Bá Đạt, Mao đưa ra quan
điểm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thể dựa vào phân công để nâng cao năng
suất lao động như các công trường thủ công thế kỷ 17. Theo lý luận đó, Mao lãnh
đạo toàn dân thực hiện hợp tác hoá, công xã hoá, đại tiến vọt. Trong giai đoạn
cách mạng dân chủ, Mao đã sáng tạo con đường nông thôn bao vây thành thị. giải
quyết vấn đề các nước tiền tư bản chu nghĩa công nghiệp chưa phát triển, giai
cấp công nhân quá nhỏ yếu làm thế nào tiến hành cách mạng, giành chính quyền,
những người cộng sản Trung Quốc và toàn thế giới đều cho rằng đây là sự phát
triển trọng đại đối với chủ nghĩa Mác. Nếu trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Mao có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa, một bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nên một nước
Trung Hoa hùng mạnh, giàu có, văn minh trên biển cả mênh mông của nền kinh tế
tiểu nông, thì không nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là sự phát triển trọng đại hơn đối
với chủ nghĩa Mác. Có hai cống hiến lý luận này, Mao có thể làm lu mờ Stalin,
mà sánh vai Lenin, trở thành người thầy và lãnh tụ vĩ đại của Phong trào cộng
sản quốc tế. Đến khi phong trào cưỡng bức nông dân vào hợp tác xã bị nông dân
phản kháng tiêu cực, dẫn đến sản lượng nông nghiệp sụt giảm, Mao vẫn không hiểu
vì sao các hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc thế kỷ 20 lại không thể dựa vào
phân công tạo ra lực lượng sản xuất mới cao hơn như các công trường thủ công Âu
Mỹ thế kỷ 17.
Thật ra, hai hình thái tổ chức
sản xuất trên bề ngoài giống nhau, nhưng khác nhau về bản chất.
Làm việc trong các công trường
thủ công là những người lao động làm thuê với hai bàn tay trắng. Họ vào đây là
tự nguyện, là biện pháp mưu sinh, không có sự lựa chọn nào khác. Nông dân Trung
Quốc là những người tư hữu nhỏ có ruộng đất, nông cụ thậm chi cả gia súc kéo,
có tư liệu sản xuất và khả năng kinh doanh độc lập, gia nhập hợp tác xã đồng
nghĩa với việc họ bị tước đoạt (ngay lập tức hoặc từng bước) tư liệu sản xuất,
không được phép giàu lên. Mác coi nông dân, những người làm việc trong ngành
chế tạo và thương nhân là sự phân công lớn, tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội,
nông dân cá thể nắm trong khái niệm phân công lớn, tức phân công trong nội bộ
xã hội, nó khác với phân công trong nội bộ công trường thủ công. Hai sự phân
công này khác nhau cả về mức độ và bản chất. Tiền đề của phân công trong công
trường thủ công là tư liệu sản xuất tích tụ trong tay một nhà tư bản, nhà tư
bản có quyền uy tuyệt đối đối với con người, con người chỉ là một phần trong
tổng cơ cấu mà nhà tư bản chiếm hữu. Tiền đề của phân công xã hội là tư liệu
sản xuất phân tán trong tay nhiều người sản xuất hàng hoá không dựa vào nhau,
họ chỉ thừa nhận quyền uy cạnh tranh, không thừa nhận bất cứ quyền uy nào khác.
Qua nghiên cứu, Trần Bá Đạt nhận
thấy xã viên hợp tác xã và công nhân công trường thủ công khác nhau ở chỗ một
bên là người tư hữu nhỏ, một bên là người lao động làm thuê hai bàn tay trắng,
vậy chỉ cần đẩy nhanh cải tạo XHCN đối với xã viên, cắt bỏ “cái đuôi” người tư
hữu nhỏ, biến họ thành công nhân nông nghiệp không có ruộng đất, thành người vô
sản từ đầu đến chân, cộng thêm tuyên truyền giáo dục lâu dài trên qui mô lớn,
để họ “phá tư, lập công”, thì chắc chắn có thể làm cho các hợp tác xã nông
nghiệp tạo ra kỳ tích nâng cao hiệu suất lao động như các công trường thủ công
thế kỷ 17, bởi tập thể hoá đẻ ra phân công, phân công sẽ nâng cao hiệu suất.
Trần Bá Đạt nói với Mao phát hiện trên. Mao liền gấp rút đẩy nhanh tiến trình
“cải tạo xã hội chủ nghĩa” đối với nông nghiệp, từ tổ đổi công tới hợp tác xã
bậc thấp, từ bậc thấp lên bậc cao, rồi công xã nhân dân, chỉ trong 3 năm đã
tách nông dân khỏi ruộng đất, thu lại toàn bộ những ân huệ mà cải cách ruộng
đất mang lại cho họ. Theo kế hoạch của Mao Trạch Đông và Trần Bá Đạt, chuyến
này nông dân trần như nhộng, chỉ còn mỗi con đường hùng hục làm việc trong các
đội sản xuất. Để tạo hiệu quả sản xuất, người ta cho tổ chức “hội thảo”, cờ đỏ
rợp trời, trống chiêng dậy đất, các tiểu đội “cô gái thép”, “lão Hoàng Trung”
ngày đông giá rét bắt xã viên trần đôi vai run rẩy làm việc. Nhưng hình thức tổ
chức càng cao, năng suất càng thấp, lương thực làm ra càng ít, xã viên càng
nghèo thêm. Mao không ý thức được rằng phong trào hợp tác hoá đã tách rời quần
chúng cơ bản ở nông thôn từng theo ông ta làm cách mạng. Động cơ, nguyện vọng
của Mao là cao cả, nhưng ông đã cản trở, bóp nghẹt sự phát triển của lực lượng
sản xuất ở nông thôn, chẳng thấy đâu một xã hội thái bình, an khang, thịnh
vượng, mà chỉ thấy cảnh nghèo nàn, bệnh phù thủng và đầy rẫy người chết đói. Sự
hạn chế của lịch sử và thiên kiến ý thức hệ hẹp hòi khiến Mao vẫn say sưa với
cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Chương 3
Giang Thanh bước đầu
tỏ ra lợi hại
Mao Trạch Đông lên làm Chủ tịch
nước, Giang Thanh khi ấy 35 tuổi thật sự trở thành đệ nhất phu nhân, nhưng Mao
vẫn không cho bà ta xuất hiện trên vũ đài chính trị. Cùng sống ở khu Phong
Trạch Viên trong Trung Nam Hải, song mỗi người một phòng, vì Mao đã đam mê
những người đàn bà khác.
Mục tiêu lớn của Giang là giữ
vững vị trí của mình, muốn vậy, phải góp phần củng cố và phát triển quyền lực
tối cao của Mao. Giang đã từng bước thành công trong 20 năm sau đó. Được Mao
công khai và ngấm ngầm ủng hộ, Giang đã từ lĩnh vực văn nghệ đi vào chính trị
từ phê phán các bộ phim “Chuyện kín trong cung nhà Thanh” (1950), “Truyện Vũ
Huấn” (1951), phê phán “Hồng Lâu Mộng” (1953), vụ án Hồ Phong (1955)…, giúp Mao
loại trừ hoặc kiềm chế các nhà lãnh đạo khác. Mao thỉnh thoảng cũng giả vờ phê
bình Giang trên thực tế ngày càng tin cậy, cho đến khi Giang được cử giữ chức
Tổ phó thứ nhất Tổ Cách mạng văn hoá trung ương, có quyền lực thực tế hơn cả
Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ tướng.
Chương 4
Vận dụng thuật cầm
quyền của vua chúa
Mọi sai lầm lớn của Mao những năm
cuối đời, như giết hại công thần, gây bè phái trong đảng, bám chặt lấy chế độ
lãnh đạo suốt đời và gia đình trị, dung túng phe đảng Giang Thanh, đều thuộc
thuật cầm quyền của vua chúa.
Từ Đại hội 7 ĐCSTQ (1945), Lưu
Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai là trợ thủ chủ yếu của Mao. Họ hiểu nhau, nhất trí về tư
tưởng và đường lối, phối hợp rất ăn ý, vinh nhục có nhau. Nhưng sau khi vào
Trung Nam Hải, môi quan hệ thân thiết ấy dần dần thay đổi. Lưu và Chu ngày càng
thấy khó nắm bắt được ý đồ của Mao, ngày càng thấy lo ngại, phải thận trọng giữ
gìn từng ly một. Cao Cương phụ trách 3 tỉnh Đông Bắc, là ngôi sao mới nổi lên
thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa, thuộc phái thân Liên Xô, Mao cần dựa vào
ông ta để khai thông quan hệ với Stalin. Tháng 6-1949, khi cùng Lưu Thiếu Kỳ và
Vương Gia Tường sang Liên Xô thông báo tình hình và xin viện trợ, Cao Cương đã
đề nghị sáp nhập 3 tỉnh Đông Bắc thành nước cộng hoà thứ 17 của Liên Xô. Nhận
được báo cáo của Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông nổi giận, gọi Cao Cương về nước
ngay.
Nhưng khi họ Cao có mặt tại Trung
Nam Hải, Mao lại vỗ về, hứa cho Cao giữ chức Phó Chủ tịch nước. Tiếp đó Mao
điều Cao Cương lên trung ương, cử giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước,
đưa 15 cán bộ cấp cao như Trần Vân, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình,
Bành Chân, Lý Phú Xuân… về Uỷ ban này làm việc dưới quyền Cao Cương.
Trong khi đó, Mao vẫn cho Cao
Cương kiêm nhiệm 4 chức vụ chủ chốt ở Đông Bắc (Bí thư thứ nhất đảng uỷ, Chủ
tịch Uỷ ban quân chính, Tư lệnh kiêm Chính uỷ Quân khu). Mao lại cho phổ biến
rộng rãi “kinh nghiệm Đông Bắc”, tỏ ra ngày càng không tin cậy Lưu Thiếu Kỳ và
Chu Ân Lai… Tất cả những động thái đó khiến Cao Cương lầm tưởng rằng ông ta có
vị trí và vai trò đủ để thay thế Lưu Thiếu Kỳ, khi Mao đi theo đường lối thân Liên
Xô. Ông ta vẫn mưu toan dựa vào Stalin để củng cố thế đứng cho mình. Cao Cương
và bạn đồng minh chủ yếu là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nhiêu Thấu Thạch
tưởng đã nắm được ý đồ của Mao, họ trở thành những nhân vật quan trọng trong
làn sóng ngầm chống Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai do Mao phát động. Nào ngờ,
Stalin vừa qua đời, Mao liền tính sổ họ ngay với vụ án “Tập đoàn chống Đảng Cao
Cương - Nhiêu Thấu Thạch”. Mao chẳng những trừ khử Cao-Nhiêu, mà còn làm suy
yếu Lưu Thiếu Kỳ-Chu Ân Lai. Thủ đoạn của Mao lợi hại và đáng sợ đến mức các
cán bộ cấp cao run rẩy, dù được tin cậy hay bị nghi ngờ, chỉ có tuyệt đối trung
thành với Mao mới có thể giữ mình.
Chương 5
Thiết lập thể chế
chính trị chuyên chế một đảng
Thắng lợi trong cuộc chiến tranh
Triều Tiên và việc Stalin qua đời khiến Mao cảm thấy mình là người hùng số một
trên thế giới ngày nay, chỉ cần ông ta quyết tâm, vung tay lên là chẳng có việc
gì không làm nổi trên đời này. Mao phải dựa vào vũ đài lịch sử là Trung Quốc,
chỉ huy 600 triệu dân tiến hành sự nghiệp lớn long trời lở đất, ai bàn ra tán
vào, ai kiềm chế, cản trở, phản đối Mao, ông ta sẽ đoạn tuyệt với người đó, bất
kể là bạn cũ, chiến hữu cũ, bất kể nhân sĩ ngoài đảng hay đồng chí trong đảng.
Mao cho rằng ông là người hiểu nông dân nhất, song người mà ông ta hiểu là nông
dân thời đại “báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam”, ông ta không thật
sự hiểu lý tưởng, ước mơ, những ưu tư và lo ngại của nông dân được chia ruộng
sau cải cách ruộng đất. Địa vị chí tôn đã ngăn cách ông khỏi nông dân rất xa.
Mấy năm sau, Mao đã ngã bật ngửa ngay trên địa bàn nông dân, nông nghiệp và
nông thôn, lĩnh vực ông cho rằng mình hiểu nhất, thông thạo nhất.
Trung ương ĐCSTQ vốn định xây
dựng xong chủ nghĩa xã hội mới định ra hiến pháp. Stalin cho rằng nếu “Chính
phủ liên hiệp” tồn tại lâu dài, Trung Quốc có thể phát triển theo hướng dân tộc
chủ nghĩa, nên ông kiên trì đòi Trung Quốc sớm định ra hiến pháp. Liên Xô đã
thiết kế cho Trung Quốc mô hình chuyển đổi thể chế theo kinh nghiệm các nước
Đông Âu.
Tháng 9-1954, Kỳ họp thứ nhất
Quốc hội Trung Quốc khoá 1 đã thông qua hiến pháp do Mao Trạch Đông khởi thảo.
Tại kỳ họp này, chính phủ liên hợp đổi thành chính phủ một đảng, các nhân sĩ
dân chủ cơ bản bị gạt khỏi cơ cấu quyền lực. Hội nghị hiệp thương chính trị vốn
có chức năng Quốc hội nay biến thành cơ quan tư vấn; Hội đồng Chính vụ và Hội
đồng Chính phủ nhân dân trung ương thành phần chủ yếu là các nhân sĩ dân chủ bị
xoá bỏ, thay vào đó là Hội nghị Quốc vụ tối cao; Chính Vụ Viện đổi thành Quốc
vụ Viện (Chính phủ), quyền hạn tăng thêm, nhưng trong hàng Phó thủ tướng không
có một nhân sĩ dân chủ nào. Tháng 9-1954, tái lập Quân uỷ Trung ương, quyền
thống soái và chỉ huy quân đội nằm trong tay một mình Mao Trạch Đông.
Cơ cấu quyền lực mà Mao thiết kế
về bản chất giống thể chế độc tài của Tưởng Giới Thạch. Đảng đứng trên Quốc
hội, lãnh tụ đứng trên Đảng. Về lý luận nói sự lãnh đạo của Đảng nhất trí với
nhân dân làm chủ. Vấn đề là khi nảy sinh tình trạng không nhất trí thì quyền
quyết định cuối cùng thuộc về ai? Nói Đảng quyết định cũng không phải Ban chấp
hành trung ương thảo luận, biểu quyết, mà do lãnh tụ độc đoán quyết định. Đây
là một thể chế dân chủ giả, chuyên chế thật. Nó đã không ngăn cản nổi 50 vạn
tri thức bị qui thành phái hữu và bị đàn áp, không ngăn chặn được việc điên
cuồng phát động phong trào Công xã hoá và Đại tiến vọt, cũng không có phản ứng
nào khi cuộc Đại cách mạng văn hoá kiểu phát xít xoá bỏ hiến pháp, đình chỉ
hoạt động của Quốc hội.
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát
triển kinh tế quốc dân đã được soạn thảo khá nghiêm túc. Tháng 8-1952, dự thảo
khung kế hoạch đã được Chu Ân Lai, Trần Vân, mang sang xin ý kiến Stalin và
Chính phủ Liên Xô. Tháng 10-1954, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai đã
dành một tháng cùng nhau thảo luận, sửa đổi bản thảo kế hoạch chi tiết, tháng
11 Bộ Chính trị thảo luận trong 11 ngày. Tháng 3-1955, Hội nghị toàn quốc của
Đảng thảo luận, tháng 7 Quốc hội chính thức thông qua, tháng 11 và 12, Chính
phủ ban bố lệnh thực hiện trong cả nước. Nhưng kế hoạch thực hiện được hơn 2
năm thì Mao Trạch Đông gạt Thủ tướng và Chính phủ sang một bên, với tư cách Chủ
tịch đảng cầm quyền, đích thân đứng ra chỉ huy công cuộc xây dựng kinh tế. Thế
là vừa ngủ dậy, Mao đã có một chủ ý mới, đang bơi hứng lên liền quyết định tăng
sản lượng gang thép lên gấp 2 lần, chỉ tiêu kế hoạch thay đổi từng ngày, làm
rối loạn cả nông nghiệp và công nghiệp, cuối cùng làm rối loạn kinh tế cả nước.
Chương 6
Ba cuộc họp, một cuốn
sách làm bùng lên cao trào hợp tác hoá nông nghiệp
Công cuộc hợp tác hoá, cộng thêm
việc thu mua lương thực và cải tạo tư thương khiến tình hình nông thôn rất căng
thẳng.
Trong cuộc họp Ban Bí thư ngày
20-4-1955, Mao và các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng cả nước đã có 67 vạn hợp
tác xã lực lượng chủ quan kiểm soát không nổi, cần ngừng phát triển một năm
rưỡi, để củng cố. Mao đưa ra mục tiêu cả nước hợp tác hoá xong trong 15 năm mỗi
kế hoạch 5 năm hoàn thành 1/3. Nhưng chỉ hơn mười ngày sau, Mao lại hoàn toàn
thay đổi ý kiến, yêu cầu tăng gấp rưỡi số hợp tác xã hiện có vào cuối năm 1957,
và hơn một tháng sau lại đưa ra mục tiêu mới: tăng gấp đôi (lên 130 vạn) vào
mùa xuân năm 1956. Ông chỉ thị 5 tháng cuối năm 1955, lãnh đạo các cấp từ tỉnh
đến xã phải tập trung vào vấn đề hợp tác hoá. Cơ sở để Mao đưa ra quyết định
trên là “cao trào xã hội chủ nghĩa đang xuất hiện ở nông thôn Trung Quốc”.
Tổng kết Hội nghị Trung ương 6
khoá 7 ĐCSTQ bàn về hợp tác hoá nông nghiệp tháng 10-1955, Mao kêu gọi làm cho
phong kiến, đế quốc, tư bản và sản xuất nhỏ “tuyệt chủng” trên trái đất. Qua đó
người ta thấy Mao coi đế quốc tư bản và sản xuất nhỏ đều là khái niệm chính
trị, biện pháp tiêu diệt những thứ đó cũng là thủ đoạn chính trị, thể hiện ông
không hiểu biết lý luận kinh tế đến mức ngạc nhiên.
Sau hội nghị trên, những ai dám
nói thẳng, nói thật, nêu lên hiện trạng sản xuất và đời sống ở nông thôn đều bị
phê phán, bị qui là hữu khuynh, nhiều người bị cách chức. Những ai biết lựa ý
cấp trên, báo cáo dối trá bịa đặt, không cần biết đến “nhân từ, lương tâm”,
được coi là đã “theo kịp tư tưởng, đường lối” của Mao. Lãnh đạo nhiều tỉnh gửi
báo cáo lên Trung ương phản ánh tình hình “rất tốt đẹp”, chứng minh “cao trào
xã hội chủ nghĩa ở nông thôn” mà Mao dự báo quả thật đã đến rồi!
Tạo ra cao trào hợp tác hoá nông
nghiệp không phải do “tính tích cực xã hội chủ nghĩa” của đông đảo nông dân, mà
do mệnh lệnh, cưỡng bức. Bi kịch của Mao là khác với thời kỳ chiến tranh, ông
không có cách nào tiếp cận quần chúng, cũng có một số cuộc tiếp xúc, nhưng gặp
ai, ở đâu, người được gặp ăn mặc ra sao, nói gì, đều được thao diễn trước, và sẽ
diễn ra trong hàng rào bảo vệ dày đặc của lực lượng an ninh từ cơ sở tới trung
ương ông rất khó biết được quần chúng nghe gì, cũng như nỗi lo âu và khát vọng
của nông dân. Ông chỉ có thể dựa vào báo cáo của các tỉnh gửi lên. Trong tình
trạng “báo tin vui được vui, báo tin buồn phải chịu buồn”, các Bí thư thứ nhất
Tỉnh uỷ phải lần mò mẫm được ý hướng của Mao, rồi mới dám gửi tài liệu lên
Trung Nam Hải. Họ lựa theo thuyết “cao trào” của Mao, phản ánh nông thôn đã
xuất hiện cao trào xã hội chủ nghĩa, nông dân quả thật tích cực đi theo con
đường XHCN.
Đến cuối tháng 11-1955, nông thôn
cả nước đã thực hiện hợp tác hoá, 116,74 triệu hộ nông dân tham gia hợp tác xã,
chiếm 96,1 số hộ nông dân trong cả nước, trong đó có 488.500 hợp tác xã cấp cao
với 83% số hộ nông dân. Thế là kỳ tích xuất hiện: chỉ 4 năm đã hoàn thành kế
hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, vốn dự định làm trong 15
năm: Giữa lúc đang trông đợi hợp tác hoá nông nghiệp đưa đến sản xuất đại phát
triển, thì Mao nhận được nhiều thông tin xấu: nông dân nhiều nơi xin ra khỏi
hợp tác xã vì thu nhập quá thấp. Mao cho rằng đây là cuộc đấu tranh giữa hai
con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. Cần có một cuộc đọ
sức giai cấp quyết liệt, phải đẩy lùi “cuộc tấn công điên cuồng của các thế lực
tư bản chủ nghĩa ở nông thôn”. Mao không có cách nào nâng cao năng suất lao
động cho các hợp tác xã, tăng thu nhập cho xã viên, nhưng ông lại có cách hạ
thấp năng suất lao động, giảm thu nhập của trung nông giàu. Số liệu phát triển
kinh tế có thể bịa ra, nhưng bình quân lương thực, dầu ăn, phiếu vải đến tay
mấy trăm triệu người thì không thể bịa ra được. Qua 20 năm vật vả trong nghèo
nàn, sau khi Mao chết, toàn bộ Công xã nhân dân đã sụp đổ, quay lại khoán sản
tới hộ, khôi phục làm ăn riêng lẻ. Đó là sự lựa chọn của lịch sử.
Nay lại có người la lối khoán sản
tới hộ là sai lầm, muốn nông nghiệp phát triển, nông dân giàu lên, vẫn phải tập
thể hoá và hợp tác hoá. Khoán sản tới hộ là khởi đầu, không phải kết thúc tiếp
sau bước khởi đầu, đó là tư hữu về ruộng đất (nông dân có thể mua, bán, thuê
ruộng đất), hợp nhất, phân hoá, ruộng đất tập trung vào tay những người sản
xuất giỏi, tư nhân, hình thành những hộ nông dân lớn, cuối cùng là nông trang
tư nhân, đó là nội dung của chính sách nông nghiệp, đương nhiên không thể khoán
sản tới hộ rồi kết thúc. Vấn đề hiện nay là không ai dám làm tiếp bài thơ mà
Đặng Tiểu Bình đã phá đề. Lãnh đạo cấp cao sợ phải gánh trách nhiệm phục hồi
chủ nghĩa tư bản ở nông thôn; ở cấp dưới thì chính quyền nắm trong tay quyền sở
hữu ruộng đất, có thể tùy tiện khai thác, lợi dụng tài nguyên đất đai, tước
đoạt ruộng đất vốn phải thuộc về nông dân (chỉ bồi thường chút ít mang tính
tượng trưng).
Thế là “vấn đề tam nông” ngày
càng nghiêm trọng. Nguồn gốc vấn đề “tam nông” ở Trung Quốc hơn 50 năm qua là
nông dân bị tước quyền sở hữu ruộng đất trong phong trào hợp tác hoá, “Toàn bộ
đất đai thuộc sở hữu nhà nước” đã treo cơ sở của “tam nông” lơ lửng trên không.
Từ khi cải cách mở cửa đến nay đã ra 8 văn kiện số l của Trung ương vẫn chưa
giải quyết được, bởi trong tư tưởng chỉ đạo vẫn lảng tránh vấn đề bản chất là
“người cày có ruộng”. Trên cơ sở khoán sản tới hộ, phải thực hiện chính sách
lớn người cày có ruộng, tư hữu hoá ruộng đất với 2 tiêu chí chủ yếu: một là
quyền sở hữu không thời hạn có thể thừa kế, hai là có thể mua, bán, cho thuê.
Khi thức tỉnh về những sai lầm
trong quá khứ, ĐCSTQ mưu toan lấy cuộc Đại tiến vọt năm 1958 làm ranh giới, cho
rằng hợp tác hoá cơ bản đúng đắn, công xã hoá mới làm hỏng mọi chuyện. Như vậy
là không đúng. Các nước trong tập đoàn Liên Xô tìm cách thông qua hợp tác hoá
nông nghiệp để nông dân thoát khỏi nghèo nàn, cũng chẳng có nước nào thành
công.
Tân Tử Lăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét