Những sự bất ngờ
trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012.
Trước
ngày bầu cử vài tháng, qua thăm dò Thổng thống Obama hơn đối thủ Mitt
Romney vài điểm, khi cuộc tranh cử diễn ra, Obama vẫn đẫn đầu hơn Mitt Romney
nhưng dần dần ông Romney có khuynh hướng thu ngắn khoảng cách nhất là
ngày 3/10, sau khi thắng Obama trong
cuộc tranh luận ông đã rút ngắn hơn cách biệt trước đây. Về phiếu cử tri đoàn đa số thăm dò cho thấy Obama khoảng 230 trong khi Mitt Romney chỉ được khoảng 195 điều này cho thấy cán cân nghiêng về phía Obama. Nhiều thăm dò cho thấy hai bên ngang ngửa nhau hoặc cách biệt chừng một hai điểm. Sau khi trận bão Sandy tràn vào Nữu Ước cuối tháng 10, qua một thăm dò cho thấy khỏang cách giữa Obama và Mitt Romney ngày càng xa hơn, đường xanh tiêu biếu của Dân chủ Obama đi lên và đường đỏ tiêu biểu của Cộng hòa Romney đi xuống, đó là một “ngã rẽ tâm tình”, khoảng cách ngày càng xa, có lẽ thăm dò này đúng hơn cả. Có thể trận bão Sandy, gây thiệt mạng khoảng 100 người, 4 triệu người bị mất điện, thiệt hại gần 50 tỷ... đã khiến nhiều cử tri muốn Obama ở lại tòa Bạch ốc để lo hàn gắn những đổ vỡ do thiên tai đem lại. Trong khi đó nhiều thăm dò khác cho thấy hai bên vẫn còn ngang ngửa.
cuộc tranh luận ông đã rút ngắn hơn cách biệt trước đây. Về phiếu cử tri đoàn đa số thăm dò cho thấy Obama khoảng 230 trong khi Mitt Romney chỉ được khoảng 195 điều này cho thấy cán cân nghiêng về phía Obama. Nhiều thăm dò cho thấy hai bên ngang ngửa nhau hoặc cách biệt chừng một hai điểm. Sau khi trận bão Sandy tràn vào Nữu Ước cuối tháng 10, qua một thăm dò cho thấy khỏang cách giữa Obama và Mitt Romney ngày càng xa hơn, đường xanh tiêu biếu của Dân chủ Obama đi lên và đường đỏ tiêu biểu của Cộng hòa Romney đi xuống, đó là một “ngã rẽ tâm tình”, khoảng cách ngày càng xa, có lẽ thăm dò này đúng hơn cả. Có thể trận bão Sandy, gây thiệt mạng khoảng 100 người, 4 triệu người bị mất điện, thiệt hại gần 50 tỷ... đã khiến nhiều cử tri muốn Obama ở lại tòa Bạch ốc để lo hàn gắn những đổ vỡ do thiên tai đem lại. Trong khi đó nhiều thăm dò khác cho thấy hai bên vẫn còn ngang ngửa.
Tối
6/11 người Mỹ trên toàn quốc theo
dõi say mê và hồi hộp trên truyền hình, từ chập tối người ta bắt
đầu cộng phiếu tại những tiểu bang đã xong, con số kết quả tạm thời
cho thấy hai bên còn ngang ngữa. Khoảng 9 giờ tối (giờ Texas) kết quả
sơ khởi cho thấy Mitt Romney 174 điểm cử tri đoàn, Obama 163 điểm, về
phiếu phổ thông Mitt Romney hơn Obama chút đỉnh. Khi ấy các nhà bình
luận cho biết hai bên chưa ngả ngũ, họ cũng không tiên đoán gì mới
hơn, người ta vẫn đang đếm phiếu tại những tiểu bang đã bầu xong.
Số
phiếu cử tri đoàn chưa có dấu hiệu thay đổi mấy, nhiều người vẫn
nghĩ rằng hai bên còn ngang ngửa cho tới giờ phút chót. Khoảng mười
một giờ thì trên truyền hình có sự sôn sao, nhiều tiếng cười rõn
rã, người ta đã cộng thêm được
nhiều tiếu bang khác và cho thấy
ông Obama đã được 274 phiếu cử tri đoàn, coi như thắng cuộc. Đếm phiếu
vẫn tiếp tục nhưng không còn được chú ý mấy, khi ấy Romney mới được
180 phiếu. Kết quả hơi bất ngờ vì trước đó không lấu Mitt Romney
có hơn Obama một chút.
Sau
cùng Obama được 332 phiếu cử tri đoàn Mitt Romney được 206 phiếu, phiếu
phổ thông của Obama 61,170,401 (50.5%) Mitt Romney 58,163,977 (48%) kết
quả cho thấy người dân vẫn tín nhiệm Obama với tỷ lệ cao, khác với nhiếu thăm dò trước đây, hai bên không ngang
ngửa như người ta tiên đoán mà Obama hơn Mitt Romney rất nhiều.
Một
điều bất ngờ hơn là ngày bầu cử 6/11, thị trường chứng khoán Wall
street phấn khởi, Dow Jones lên khá
cao 133 điểm, các nhà đầu tư lạc quan hy vọng Romney thắng cử, với
một Tổng thống mới có thể họ sẽ có
nhiều cơ hội hơn. Nhưng sau ngày bầu cử trắng đen rõ ràng, người ta nghĩ chứng khoán sẽ lên vùn vụt vì tin
vui Tổng thống Obama tái đắc cử, thắng lớn, được nhân dân tin
tưởng. Khi được tin Obama vẫn
ở lại tòa Bạch Ốc, (theo Reuters), hôm
sau ngày bầu cử (7/11) thị trường chứng khoán tụt dốc thê thảm, khi
mới mở cửa Dow jones mất 330 điểm, khi đóng cửa Dow Jones mất 313
điểm. Các nhà đầu tư thấy ló dạng ‘bức tường tài chính, fiscal
cliff”, thuế sẽ tăng (tax increases) và cắt giảm chi tiêu (spending cuts) 600
tỷ vào đầu năm tới.
Đó là
một điều bất ngờ cho những người tham gia chứng khoán, ông Obama đã
thắng lớn, được cử tri tín nhiệm
với số phiếu khá cao nhưng các nhà đầu tư (Investors)
lại bi quan, thất vọng lớn khi Obama tái đắc cử, họ không tin tưởng
ông ta. Hơn ai hết là những nhà đầu tư làm kinh tế, họ đã từng trải
và biết quá rõ chính sách kinh tế lụn bại của Obama. Tăng thuế và
cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ là trở ngại lớn cho hoạt động kinh
tế của họ. Ngày hôm sau 8/11, vẫn còn bi quan, Dow jones xuống thêm 121
điểm ... đó là những món quà đầu tiên của Wall street kính tặng Tổng thống Obama thắng
lớn năm 2012. Trong khi người dân phấn khởi thấy Obama thắng cử, các
nhà đầu tư lại mong mỏi cho Mitt Romney được bầu làm Tổng thống vì
họ hy vọng ở đường lối chính sách
kinh tế mới của ông ta may ra có thể cứu vãn tình trạng kinh tế chết
dở hiện nay, họ mong có một sự thay đổi nào đó khả dĩ thoát ra khỏi
vũng lầy.
Hôm 7/11, một bài (của Sara
Murray và Patrick O'Connor) trên tờ The
Wall Street Journal có đăng lại trên yahoo cho biết nguyên nhân lớn nhất khiến Romney
thất cử (Biggset reason Romney lost the election) là “lack of money”, thiếu
tiền. Đấy cũng là một tin bất ngờ vì mặc dù Romney là nhà giầu đại
phú, tài sản vài trăm triệu nhưng lại thua tiền tranh cử so với ông Obama một người nghèo chỉ có
vài ba triệu. Những tháng đầu năm nay vì thiếu tiền
cuộc tranh cử của Romney đã bị giam hãm không phục hồi được, người
đại diện Cộng hòa này đã trầy da
tróc vẩy qua tranh cử nội bộ, ông phải chi tiêu quá nhiều tiền vì
tranh cử nội bộ để được đề cử
đại diện đảng nên đã cạn tiền. Ngay từ mùa xuân, điều ưu tư lớn nhất
của chiến dịch vận động Romney là tiền (Back in spring, the Romney
campaign's biggest worry was money). Theo nhận xét của các phụ tá, mùa
hè vừa qua, Romney vất vả mệt nhọc để gây quĩ có lẽ là lý do lớn
nhất và duy nhất cho sự thất cử của ông.
Khi Obama xài tiền như nước cho cuộc chạy đua thì Romney không đủ
khả năng (The Obama campaign spent heavily while Mr. Romney couldn't) Obama
đã có cơ hội tấn công Romney nhiều đòn nặng khiến cử tri có thành
kiến tiêu cực về ông.
Vì phải
bận rộn gây quĩ, thiếu tiền Romney
đã thiếu tiếp xúc với cử tri tại các tiểu bang lưng chừng (swing
states) như Virginia, Florida, New Hamsphire, Colorado, Wisconsin, Iowa,
Nevada và thua gần hết tại các bang
quyết định này. Trong tranh cử, ai nhiều tiền, quảng cáo cho nhiều sẽ
ở thế thượng phong .
Ngoài
ra những lý do chính khác ta có thể kể như.
Có
thể người dân không muốn thay đổi lúc này, mặc dù sau nhiệm kỳ bốn
năm, Hành pháp Obama chưa có thành quả tốt đẹp gì về kinh tế, thất
nghiệp nhiều nhưng người ta vẫn muốn ông tiếp tục làm nốt các chương
trình còn dở dang hơn là thay ngựa giữa dòng.
Thường thì người dân bầu một đảng làm
hai nhiệm kỳ liên tiêp, Obama cần đi nốt nhiệm kỳ hai. Cử tri bầu cho đảng này giữ Hành pháp và đảng
kia nắm Lập pháp để cân bằng quyền lực, người ta sợ độc tài. Nay Dân
chủ làm Tổng thống và Cộng Hòa vẫn năm Hạ viện với tỷ lệ 54%
tức 234 ghế, hơn Dân chủ 39 ghế, Dân chủ nắm Thượng
viện nhưng chỉ hơn Cộng hòa 6 ghế.
Obama là Tổng thống đương nhiệm vẫn có
lợi thế hơn, ông dã làm cho Romney bị tê liệt vì những đòn hiểm độc
như cho phổ biến lời Romney chê trách 47% những người không đóng thuế.
Obama đã cho cử tri thấy hình ảnh một Romney ứng cử viên của nhà
giầu khiến họ mất nhiều cảm tình
với người đại diện Cộng hòa này.
Một ngày gần đây, những màn giao tranh,
đấu đá sẽ diễn ra tại Hạ viện khi Obama tăng thuế những người có
lợi tức cao. Chủ tịch Hạ viện John Boehner cho biết Hạ viện nay nằm
trong tay Cộng hòa, họ đã được cử
tri giao cho sứ mạng không tăng thuế, sẽ không thỏa hiệp với Obama trong
khi ấy Tổng thống cho biết sắn sàng chiến đấu với Hạ viện. Người
dân đã muốn Cộng hòa giảm bớt quyền lực của Hành pháp.
Romney đã bỏ lỡ cơ hội trong kỳ tranh cử
này, ông có lợi thế là đối thủ mình
đã đưa nền kinh tế Mỹ tới chỗ lụn bại, tỷ lệ thất nghiệp rất cao
7.9, dân không có việc làm, nợ nần lên tới 16 ngàn tỷ, chi tiêu quá
nhiều (6,000 tỷ trong 4 năm so với 4,200 tỷ của Bush trong 8 năm). Romney
đã không khai thác được thế yếu của đối thủ một cách trọn vẹn, ông
lại sơ hở khiến cử tri mất tin tưởng và họ đã chọn Obama ở lại tòa
Bạch ốc.
Romney đã chuẩn
bị cho đốt pháo bông tốn 25 ngàn đồng tại Boston để mừng chiến thắng
nhưng ông đã thất bại nặng nề, phu nhân phát khóc, hiền thê ứng cử
viên phó tổng thống Ryan ngậm ngùi rơi lệ. Một phần lớn vì thiếu
tiền tranh cử như đã nói ở trên đã khiến Romney thua cuộc, hai bên chi tiêu tổng cộng trên hai tỷ,
nếu kể cả chi phí bầu Quốc hội tổng cộng lên tới 6 tỷ, cuộc tranh
cử đắt giá nhật từ trước tới nay. Nhưng phải nói Romney không nắm
được cơ hội, trong khi đối thủ của ông thất bại nặng về kinh tế mà
vẫn chuyển bại thành thắng hạ Romney đo ván. Đường lối vận động cử
tri của Romney đã thua xa đối thủ Obama, một tay cáo già về tranh cử
và gây quĩ, người đã từng hạ nhiều chính trị gia tiếng tăm giầu có
như Hillary Clinton, McCain trong cuộc
tranh cử bốn năm về trước.
Romney đã tỏ ra sơ hở rất
nhiều trong những lời phát ngôn bất lợi cho mình để đối thủ nắm
được và phơi bầy cho cử tri thấy một hình ảnh một Romney sát cánh
với người giầu, ác cảm với những người sống bám vào trợ cấp, không
đóng thuế. Obama nhờ tài hùng biện và nhất là nhờ mị dân tối đa và
hứa hẹn, đã tự tạo ra hình ảnh một người thân dân, biết lo cho dân nên
mặc dù chính sách kinh tế của ông đã và đang lụn bại nhưng vẫn
thuyết phục được cử tri tin tưởng và bỏ phiếu cho mình thêm một
nhiệm kỳ nữa. Nói về sự hứa hẹn Romney thua Obama là cái chắc, Obama
là bậc sư trong nghệ thuật này.
Phải nói Romney thiếu sự lanh lợi hoạt bát so với đối thủ của ông,
cờ tới tay mà không phất được, thất bại là do chính sự vận động
tranh cử không khôn khéo của mình. Cuộc tranh cử này cũng sẽ giúp
Cộng hòa rút được nhiều bài học mới, có thể họ sẽ phải bỏ bớt
tinh thần bảo thủ cực đoan, thời thế nay đã biến đổi rất nhiều, tâm
tình của người dân đã không còn như cũ.
Qua
thăm dò cho thấy Obama được dân tộc
thiểu số nhất là da đen và gốc Mễ
ủng hộ nhưng họ chỉ chiếm khoảng 26 % dân số, ngoài ra phụ nữ
và nhất là giới trẻ đã mang lại cho ông nhiều phiếu bầu. Thực ra
phụ nữ cũng như giới trẻ đa phần là da trắng, ông đắc cử nhờ số
phiếu cũa người da trắng vì họ chiếm 70 hoặc gần 70% dân số.
Khi mới nhậm chức năm 2009, ông Obama đã
dùng phương thức bail out hàng ngàn tỷ, lấy công quĩ để cứu thị
trường chứng khóan, thị trường tài chánh đang sụp đổ để người dân
lấy lại niềm tin. Mới đầu người ta cho là đi đúng đường nhưng dần
dần tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, từ 7.8 khi mới nhậm chức lên
tới 10% cuối năm 2009, năm 2010 có giảm chút đỉnh, năm 2011 và 2012 có
giảm đôi chút nhưng nay vẫn là 7.9. Ông Obama chỉ cứu được thị trường
tài chính, thị trường chứng khoán chứ chưa cứu được nền kinh tế suy
trầm, trái lại tình hình còn tồi tệ hơn thời Bush rất nhiều và sau
bốn năm vẫn đổ lỗi cho nhiệm kỳ trước của Cộng Hòa. Hai năm sau khi
Dân chủ vào tòa Bạch ốc, vì không có việc làm, người dân bất mãn và
đã biểu tình phản đối chính phủ đã “hứa lèo” với họ và đã bỏ phiếu
cho Cộng Hòa trong kỳ bầu cử Hạ viện đầu
tháng 11. Năm 2010 Cộng Hòa đã lấy thêm được 63 ghế thành 242 ghế, Dân chủ chỉ
còn 193 ghế. Cho tới nay tình hình kinh tế cũng chẳng có gì khả quan hơn, chính phủ chi tiêu kích
thích kinh tế nhưng thất bại khiến cho những món nợ nay đã cao ngập
đầu.
Có lẽ nước Mỹ sẽ không bao giờ trở lại
nền kinh tế thịnh vượng thời Bill Clinton những năm cuối thập niên 90
vì nay tình hình kinh tế toàn cầu trên thế giới đã gần như hoàn
toàn thay đổi. Các nước giầu, tân tiến như Hoa Kỳ, Tâu Âu, Nhật bản
không còn giữ được địa vị phồn thịnh như xưa vì bị các nước nghèo
cạnh tranh. Nhiều nước kém mở mang trước đây như Đài Loan, Đại Hàn,
Singapore.. nay đã trở thành những nước giầu tân tiến. Những nước
nghèo trước đây như Hoa Lục, Ấn độ, Nam Dương, Mã lai, Ba Tây... nay đều
đã có nền kinh tế tăng trưởng cao, họ chiếm các thị trường trên thế
giới và cạnh tranh ngay tại Mỹ,
châu Âu và Nhật bản nhờ giá nhân công rẻ mạt. Không riêng gì
tại Mỹ, hiện nay tình hình kinh tế
thế giới nhất là Âu châu cũng đang
chết lên chết xuống.
Bất
kể tình hình kinh tế còn quá nhiều những đám mây đen u ám, Obama vẫn
thắng cử với tỷ lệ cao, nhìn về
tương lai nước Mỹ , nay chưa thấy ai có nhận định lạc quan nào về kinh tế mà trái lại gần đây một số chuyên gia lại tỏ ra rất bi quan. Những
người này cho rằng có thể năm 2013 nước Mỹ sẽ rơi vào tình trạng suy thoái recession, hậu quả của
một nên kinh tế yếu kém, nợ nần , thất nghiệp cao, và tăng trưởng
thấp. Dù vậy người dân vẫn để cho
ông Obama có cơ hội tiếp tục hoàn tất các kế hoạch dở dang để đưa
Hoa kỳ vượt qua cam go thủ thách nhất là về kinh tế, nay kinh tế vẫn
là đề tài hàng đầu, người Mỹ luôn luôn thực tiễn, họ chỉ chú ý
đến nồi cơm của họ.
Trọng
Đạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét