Mao Trạch Đông ngàn năm công tội
Chương 33
Tướng quân bách chiến
thân danh liệt
Sau thất bại ở Lư Sơn, Lâm Bưu
muốn sử dụng vũ lực. Tháng 10-1970, Hạm đội liên hợp chính thức thành lập do
Lâm Lập Quả làm Tư lệnh, Chu Vũ Trì làm Chính uỷ. Các thành viên nòng cốt của
Hạm đội được bí mật lựa chọn kỹ từ Bộ Tư lệnh Không quân, các Quân đoàn không
quân ở Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu, Nam Kinh, Hàng Châu.
Ngày 24-1-1971, Mao đột ngột
quyết định cải tổ Đại quân khu Bắc Kinh. Diệp Quần sợ quá, giục Lâm Bưu sớm có
quyết định. Nội bộ tập đoàn Lâm Bưu có hai mảng. Một là loại tướng tá lão
thành, đứng đầu là Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác.
Họ đều là thân tín của Lâm Bưu, từng cùng Lâm nam chinh bắc chiến, vào sinh ra
tử, nhưng khi phải lựa chọn giữa Mao và Lâm, họ lại do dự, không dám phiêu lưu.
Quyền điều động quân đội tập trung trong tay Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Mao
Trạch Đông, điều động một trung đội cũng phải được Mao phê chuẩn, Lâm Bưu là
Phó Chủ tịch Quân uỷ kiêm Bộ trưởng Quốc phòng không được quyền điều động một
trung đội. Tổng tham mưu trưởng
Hoàng Vĩnh Thắng trở xuống càng không có quyền ấy. Vì vậy, tuy Lâm có ý làm
phản, nhưng không hề nói với Hoàng, Ngô, Lý, Khưu. Hai là các thành viên Hạm
đội liên hợp do Lâm Lập Quả đứng đầu là những kẻ có dã tâm, dám phiêu lưu, sẵn
sàng liều mạng để đạt mục đích. Trong tình hình bị Mao dồn ép từng bước, ý kiến
của Hạm đội liên hợp chiếm tư thế. Tư tưởng chủ đạo của vợ chồng Lâm Bưu hồi đó
là “nổi lên chống lại còn hơn ngồi chờ chét”. Lâm từng nói với Diệp:
- Bí quyết đảo chính là hai chữ QUYỀN và NHANH. Các cuộc đảo chính
hiện đại có thể đoạt quyền trong một buổi sớm. Làm đảo chính, cái giá đoạt
quyền phải nhỏ nhất, nhỏ nhất, nhỏ nhất, thu hoạch phải lớn nhất, lớn nhất, lớn
nhất, thời gian phải nhanh nhất, nhanh nhất, nhanh nhất, nhưng tìm được một
thích khách như Chuyên Chư cũng khó nhất, khó nhất, khó nhất.
Chỉ cần tìm được một thích khách
như Chuyên Chư, giết phăng Mao Trạch Đông, là có thể nắm chính quyền trong tay.
Trong giai đoạn đầu đảo chính, Lâm Bưu dựa vào Hạm đội của Lâm con, mà không sử
dụng Hoàng, Ngô, Lý, Khưu, việc này có lý do của nó. Từ 21 đến 24-3-1971, tại
căn hầm toà nhà số 889 đường Cự Lộ Thượng Hải, theo lệnh Lâm bố, Lâm con cùng
Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tín, nghiên cứu thảo luận “kế hoạch khởi nghĩa vũ
trang”. Cuộc đảo chính vũ trang có tâm mưu tính đã bước vào giai đoạn thực thi.
Lâm Lập Quả nêu 3 khả năng Lâm
Bưu tiếp quản quyền lực: một là quá độ hoà bình, đợi 5,6 năm vẫn chưa được tiếp
quản, trong thời gian trên có thể thay đổi lớn, chưa chắc Lâm giữ được vị trí
hiện nay; hai là Lâm bị người khác thay thế; ba là tiếp quản quyền lực sớm,
biện pháp là trừ phăng B-52 (Mao), thực hiện khởi nghĩa vũ trang. Lập Quả thay
mặt Lâm Bưu trao cho Vu Tân Dã nhiệm vụ vạch kế hoạch hành động, mang mật danh “Kỷ yếu công trình 571” (571 đồng âm
với cụm từ “khởi nghĩa vũ trang”).
Cốt lõi của kế hoạch hành động
này là giết Mao, nói Mao không phải người Mác xít chân chính, mà là hôn quân
phong kiến lớn nhất trong sách sử, thực
hiện đạo Khổng Mạnh, khoác áo Mác-Lenin, cai trị kiểu Tần Thuỷ Hoàng; cuộc đấu
tranh với Mao là cuộc đấu tranh “một mất một còn”, “hoặc chúng ta xơi gọn hắn,
hoặc hắn nuốt chửng chúng ta”. Có hai thời cơ chiến lược: “một là khi chuẩn bị
tốt rồi, có thể xơi gọn đối phương, hai là khi phát hiện kẻ thù há rộng miệng
định nuốt chửng chúng ta, khi ấy dù chuẩn bị tốt hay chưa, cũng phải một trận
sống mái”. Sách lược do kế hoạch trên đưa ra là: “Giương ngọn cờ B-52 đánh vào lực lượng của B-52”, “lợi dụng cuộc họp cấp cao quãng mẻ
lưới bất gọn, hoặc “trước tiên chặt hết móng vuốt, tạo ra sự thật đã rồi, buộc
B-52 nghe lời”, hoặc “dùng các phương tiện đặc chủng như hơi độc, vũ khí vi
trùng, máy bay ném bom, tên lửa, tai nạn ôtô, ám sát, bắt cóc, phân đội du kích
ở thành thị… để giết Mao Trạch Đông”.
Sau đó, Lâm Lặp Quả cho thành lập
đội huấn luyện quân sự cho cán bộ cơ sở, thực chất là các phân đội cơ động có
sức chiến đấu mạnh ở Thượng Hải.
Hình như nhận ra dấu vết tập đoàn
Lâm Bưu sắp nổi loạn, ngày 15-8-1971, Mao Trạch Đông rời Bắc Kinh tuần du
phương Nam, nhằm nhắc nhở lãnh đạo các địa phương cần vạch rõ ranh giới với Lâm
Bưu. Từ 16 đến 27-8 tại Vũ Xương, Mao lần lượt gặp Chính uỷ Đại quân khu Vũ Hán
Lưu Phong, Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Hà Nam Lưu Kiên Huân, Tư lệnh Quân khu tỉnh
Vương Tân, Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Hồ Nam Hoa Quốc Phong, điểm tên phê phán Lâm
Bưu và đồng đảng tổ chức tập kích bất ngờ tại Hội nghị Lư Sơn.
“Tôi không tin Hoàng Vĩnh Thắng
chỉ huy nổi Quân Giải phóng làm phản! Bên dưới còn có các sư đoàn, trung đoàn,
còn có các cơ quan chính trị, hậu cần, anh điều động quân đội làm phản, ai nghe
theo?”
Ngày 28-8. Mao đến Trường Sa, lần
lượt gặp lãnh đạo các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. Mao nói với Tư lệnh
Đại quân khu Quảng Châu Đinh Thịnh, Chính uỷ Lưu Hưng Nguyên:
- Các ông quan hệ với Hoàng Vĩnh
Thắng mật thiết như vậy, Hoàng đổ, các ông thế nào?
Câu nói đáng chú ý nhất của Mao
tại đây là:
- Tôi dự định 23-9 về Bắc Kinh,
25 đến 29-9 họp Hội nghị Trung ương 3 khoá 9. Hội nghị sẽ nêu ra sai lầm của
Lâm Bưu, cử thêm Trương Xuân Kiều, Lý Đức Sinh vào Thường vụ Bộ chính trị,
Trương Xuân Kiều làm Phó Chủ tịch Đảng.
Ngày 31-8, Mao đến Nam Xương, gặp
Tư lệnh Đại quân khu Nam Kinh Hứa Thế Hữu, Tư lệnh Đại quân khu Phúc Châu Hàn
Tiên Sở, Chủ nhiệm Uỷ ban cách mạng Giang Tây Trình Thế Thanh. Mao phê phán Lâm
Bưu và phe cánh tổ chức tập kích bất ngờ, hoạt động bí mật, có kế hoạch, có tổ
chức, có cương lĩnh… Mao nói:
- Hội nghị Lư Sơn mới giải quyết
vấn đề Trần Bá Đạt, chưa đụng đến Lâm Bưu. Đương nhiên Lâm phải chịu một số
trách nhiệm. Đối với Lâm vẫn phải theo phương châm ngăn trước ngừa sau, trị
bệnh cứu người, song với những vụ mắc sai lầm về nguyên tắc lớn, sai lầm về
đường lối, phương hướng, thi người đứng đầu cũng khó sửa lắm.
Trình Thế Thanh xin gặp riêng
Mao, tố cáo ba việc:
1. Trong thời gian Hội nghị Lư
Sơn, Diệp Quần bảo Trình phải kiên trì yêu cầu đặt chức danh Chủ tịch nước;
2. Thượng tuần tháng 7, Chu Vũ
Trì đến Nam Xương, dùng máy bay chở đi số xe lội nước mà họ nhờ Nhà máy Giang
Nam chế tạo.
3. Lâm Lập Hằng (con gái Lâm Bưu)
có lần đến Nam Xương ở tại nhà Trình, đã nghiêm túc nói với bà vợ ông ta: “Sau
này bớt đi lại với nhà họ Lâm, làm không tốt mất đầu đấy”. Thông tin trên khiến
Mao thêm cảnh giác.
0 giờ ngày 3-9, Mao từ Nam Xương
tới Hàng Châu, cho gọi lãnh đạo tỉnh Chiết Giang, và Chính uỷ Quân đoàn 5 Không
quân Trần Lệ Vân đến gặp trên chuyên xa. Lệ Vân là thành viên Hạm đội liên hợp,
được Lâm Lập Quả cử đứng đầu lực lượng này ở Hàng Châu. Lệ Vân vừa đến, Mao
nghiêm mặt chất vấn:
- Quan hệ của anh với Ngô Pháp
Hiến thế nào? Tại Lư Sơn, Ngô Pháp Hiến đã tìm gặp mấy người, trong đó có anh.
Vương Duy Quốc ở Thượng Hải và một người nữa ở Phúc Kiến. Tám uỷ viên Trung
ương trong Không quân các anh đã làm những gì rồi?
Trần Lệ Vân cúi gằm mặt. Mao nói
tiếp:
- Các anh bị lừa dối. Đối với
những người mắc sai lầm vẫn là trị bệnh cứu người. Phải theo chủ nghĩa
Mác-Lenin, không theo chủ nghĩa xét lại, phải đoàn kết, chớ chia rẽ, phải quang
minh chính đại, chớ giở mưu ma chước quỷ. Tôi cũng không hiệu mấy viên đại
tướng hiện nay (chỉ Hoàng, Ngô, Lý, Khưu), cũng không rõ tình hình tư tưởng
Hoàng Vĩnh Thắng hiện nay ra sao. Tôi không tin quân đội muốn tạo phản. Quân
đội phải thống nhất, phải chỉnh đốn…
Nghe Mao nói, Trần Lệ Vân thấy
như sét đánh ngang tai, đâu dám thực hiện nhiệm vụ của Hạm đội liên hợp nữa.
Lúc đó, từ biệt thư viện biển Bắc
Đới Hà, Lâm Bưu và Diệp Quần tìm mọi cách thăm dò lịch trình của Mao trong
chuyến đi này, cũng như việc Mao gặp những ai, nói những gì đề lựa chọn thời cơ
ra tay. Đêm 5-9, Tham mưu trưởng Không quân Quảng Châu Cố Đồng Chu mật báo Chu
Vũ Trì nội dung cuộc đàm thoại giữa Mao với Hoa Quốc Phong, Đinh Thịnh, Lưu
Hưng Nguyên. Chiều 6-9-1971, Chu Vũ Trì đáp máy bay lên thẳng tới Bắc Đới Hà
trao cho Lâm Lập Quả. Đọc xong bản ghi qua điện thoại dài tới 16 trang, Lâm Bưu
và Diệp Quần lòng như lửa đốt. Đến đoạn “Ngày 23-9 Mao về Bắc Kinh, 25 đến 29
họp Hội nghị Trung ương 3 khoá 9. Hội nghị sẽ nêu ra sai lầm của Lâm Bưu, cử
thêm Trương Xuân Kiều và Lý Đức Sinh vào Thường vụ Bộ chính trị, Trương Xuân
Kiều làm Phó Chủ tịch Đảng”, Lâm Bưu tức điên lên, quyết một trận sống mái.
6 giờ sáng 6-9, nhân dịp cùng
Tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên tới Vũ Hán, Lý Bằng đã bí mật gặp Chính uỷ
Đại quân khu Vũ Hán Lưu Phong. Trở về Bắc Kinh trong ngày, Lý Bằng đã báo cáo
Hoàng Vĩnh Thắng nội dung phát biểu của Mao tại Vũ Hán do Lưu Phong vừa mật
báo. Hoàng thông báo ngay cho Diệp Quần qua đường điện thoại bảo mật.
Ngày 7-9, Chu Vũ Trì quay lại Bắc
Kinh, trao cho Giang Đàng Giao nhiệm vụ chỉ huy giết Mao Trạch Đông, khi đoàn
tàu chở Mao qua Thượng Hải trên đường trở về Bắc Kinh dự Quốc khánh.
Mao nghỉ tại biệt thự Uông Trang
một tuần. Uông Đông Hưng kể lại, tối 8-9, một “đồng chí tốt” cho người đến ngầm
nói với Mao: “ở Hàng Châu có người chuẩn bị máy bay, có người chỉ trích chuyên
xa của Chủ tịch cản trở họ đi lại”. Uông nửa đêm gọi điện cho Trần Lệ Vân bàn
việc di chuyển chuyên xa, Trần thoái thác “bận việc”, cho thư ký đến gặp. Tình
hình đó thôi thúc Mao quyết đoán di chuyển sớm. 13 giờ 40 phút ngày 10, Mao rời
Thiệu Hưng. 15 giờ 35 phút rời ga Hàng Châu, 18 giờ 10 phút tới Thượng Hải.
9 giờ tối 8-9, Lâm Lập Quả lên
máy bay Trident số 256 về Bắc Kinh, mang theo lệnh viết tay:
“Làm theo mệnh lệnh do các đồng
chí Lập Quả, Vũ Trì truyền đạt.
Ngày 8-9
Lâm Bưu”
11 giờ 30 tối 8-9, tại cứ điểm bí
mật trong sân bay Tây Giao (Bắc Kinh), Lâm Lập Quả nói:
- Tình hình rất khẩn cấp, chúng
ta đã quyết định ra tay tại Thượng Hải. Chúng ta nghiên cứu ba biện pháp. Một
là dùng súng phun lửa, B.40 tấn công chuyên xa của Mao, lai là dùng pháo cao xạ
100 ly bắn thẳng vào chuyên xa. Ba là Vương Duy Quốc mang theo súng ngắn, nhân
lúc gặp Mao, ra tay trên xe lửa.
Lập Quả quay sang Giang Đằng
Giao:
- Ông xuống Thượng Hải thống nhất
chỉ huy, chỉ có ông đảm đương nổi việc này. Sau khi Thượng Hải khởi sự, Vương
Phi chỉ huy tiểu đoàn cảnh vệ trực thuộc Bộ Tư lệnh Không quân đánh vào Điếu
Ngư Đài. Thủ trưởng (Lâm Bưu) nói rồi, ai hoàn thành nhiệm vụ, người đó là khai
quốc nguyên huân.
Giang Đằng Giao nêu ý kiến:
- Nếu chuyển xa dừng tại sân bay
Hồng Kiều Thượng Hải, thì cho nổ kho dầu gần đó, lợi dụng tình trạng nhốn nháo
khi cứu hoả, xông lên thịt luôn B-52. Thêm một phương án nữa là đánh sập cầu
Thạc Phóng, khi chuyển xa di chuyển giữa Thượng Hải và Tô Châu.
Đến Thượng Hải, Mao ở luôn trên
chuyên xa. Uông Đông Hưng lệnh cho lực lượng cảnh vệ địa phương rút hết ra
ngoại vi. Uông trực tiếp chỉ huy cảnh vệ thiện chiến thuộc Trung đoàn cảnh vệ
trung ương, bố trí bảo vệ nghiêm ngặt, đặt cả trạm gác tại kho dầu sân bay cách
chuyên xa 150 mét. Mao cho gọi Tư lệnh Đại quân khu Nam Kinh Hứa Thế Hữu đến
ngay Thượng Hải. Sáng 11, Hứa vừa xuống máy bay, liền cùng Vương Hồng Văn (Phó
Chủ nhiệm Uỷ ban cách mạng Thượng Hải) được đưa ngay lên chuyên xa gặp Mao.
Vương Duy Quốc nhận nhiệm vụ mưu sát Mao, y giấu súng ngắn trên xe hình như bị
phát giác; nên không được tiếp cận chuyên xa. Mao bảo Vương Hồng Văn mời Hứa
Thế Hữu và mọi người ăn trưa, Hồng Văn cố tình kéo cả Duy Quốc cùng đi. Bữa
trưa kéo dài hai giờ, Vương Duy Quốc không sao rời nổi bàn ăn.
13 giờ 12 phút ngày 11-9, Mao hạ lệnh đoàn tàu
lập tức chuyển bánh, không cho một ai biết. Nghĩa là vào lúc Vương Duy Quốc và
đồng đảng còn đang do dự, đùn đẩy nhau về các phương án mưu sát Mao, thì đoàn
chuyên xa của Mao đã rời Thượng Hải, chạy như bay trên tuyến đường sắt Phố
Khẩu-Thiên Tân. Trạm đầu tiên là Tô Châu. Cầu Thạc Phóng nằm giữa Tô Châu và Vô
Tích, Hạm đội liên hợp đã xem xét địa hình, thiết kế vị trí đặt thuốc nổ, nhưng
họ vẫn theo phương án ngày 23-9 Mao về Bắc Kinh, nên mọi việc chưa triển khai.
Đoàn chuyển xa của Mao an toàn qua cầu, 18 giờ 35 phút đến Nam Kinh, dừng lại
15 phút, Hứa Thế Hữu đứng trên sân ga chỉ huy bảo vệ đoàn tàu. Qua Nam Kinh là
thoát khỏi vùng nguy hiểm. 13 giờ 10 phút ngày 12-9-1971 , đoàn tàu về đến ga Phong Đài. Do
Uông Đông Hưng thông báo trước, Tư lệnh Đại quân khu Bắc Kinh Lý Đức Sinh,
Chính uỷ thứ hai Kỷ Đăng Khuê, Chủ nhiệm Uỷ ban cách mạng Bắc Kinh Ngô Đức, Tư
lệnh khu cảnh vệ Bắc Kinh Ngô Trung đã có mặt. Mao hỏi han tình hình Bắc Kinh,
rồi lệnh cho Lý Đức Sinh điều một sư đoàn thuộc Quân đoàn 38 đến cửa Nam Bắc
Kinh chờ lệnh. 16 giờ 5 phút ngày 12, đoàn tàu về đến ga Bắc Kinh, trong sự bảo
vệ nghiêm ngặt.
Mao lên ôtô về Trung Nam Hải.
Đêm 11-9, Vương Duy Quốc gọi điện thoại cho Chu
Vũ Trì, hối hả nói, quên cả mật danh và ám ngữ: “Chuyên xa của Mao Chủ tịch đã
rời Thượng Hải trưa nay”.
Lâm Lập Quả nghe tin bật khóc. Tại biệt thự số
86 trên núi Liên Phong, Bắc Đới Hà, Lâm Bưu nghe tin mặt tái xanh, đôi mắt trân trân như tượng gỗ. Kế hoạch mưu sát Mao Trạch Đông hoàn
toàn phá sản, Lâm Bưu quyết định thực hiện phương án 2, đem theo 5 uỷ viên Bộ
chính trị Hoàng, Ngô, Diệp, Lý, Khưu xuống Quảng Châu, lập Trung ương riêng,
đối kháng Mao. Tám máy bay, trong đó có 2
chiếc Trident, 2 chiếc Il-18, 1 chiếc lên thẳng Skylark được chuẩn bị để thực
thi phương án này, phía Quảng Châu đã được lệnh sẵn sàng tiếp nhận máy bay hạ
cánh, và bố trí phòng ở trên núi Bạch Vân.
15 giờ 12-9, Diệp Quần tổ chức lễ đính hôn cho
con gái là Lâm Lập Hằng và Trương Thanh Lâm. Buổi tối tổ chức chiếu phim Hồng
Công, số cảnh vệ và nhân viên phục vụ không trực ban đều bị hút cả nào đó. 20
giờ 10 phút, Lâm Lập Quả từ Bắc Kinh trở về, lưng giắt súng ngắn, tặng chị một
bó hoa tươi chúc mừng, rồi vội vã vào phòng Lâm Bưu.
Lập Hằng lặng lẽ theo dõi, thấy tình hình khác
thường, liền thông qua Đại đội trưởng cảnh vệ Phương Tác Thọ, báo cáo Trung
ương. Mao Trạch Đông ra lệnh Trung Nam Hải và Điếu Ngư Đài vào báo động chiến
đấu cấp 1.
22 giờ 30 phút, Uông Đông Hưng báo cáo Chu Ân
Lai, lúc ấy đang họp tại Nhà Quốc hội. Một lát sau, Uông lại nhận được báo cáo
thứ 2 của Lâm Lập Hằng: “Có một máy bay Trident đậu trên sân bay Sơn Hải Quan”.
- Đúng là có một máy bay đến Sơn Hải Quan, Hồ
Bình nói đây là máy bay bay thử, sau khi sửa chữa. Tôi yêu cầu cho máy bay quay
lại, Hồ Bình nói máy bay có chút trục trặc, tạm thời chưa thể bay trở lại.
Sân bay Sơn Hải Quan thuộc Hải quân, Chu gọi điện cho Lý Tác Bằng nêu rõ:
- Phải có 4 người Chu Ân Lai, Hoàng Vĩnh Thắng,
Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng cùng ra lệnh, chiếc máy bay ở Sơn Hải Quan mới được
cất cánh. Sự nhạy bén, lão luyện của Chu khiến người ta khâm phục, một cú điện thoại
trên đã phá tan âm mưu của Lâm Bưu chạy xuống Quảng Châu lập Trung ương riêng.
23 giờ 30 phút, Lâm Lập Quả nhận được điện
thoại của Chu Vũ Trì:
- Hỏng rồi, Thủ tướng đã điều tra chiếc máy bay
256. Thủ tướng đòi đưa máy bay trở lại Bắc Kinh.
Đang lúc nhà họ Lâm bàn đối sách, chuông điện
thoại lại reo lên.
Diệp Quần nhấc ống nghe, tiếng Chu Ân Lai quen
thuộc:
- Đồng chí Diệp Quần, Lâm Phó Chủ tịch khỏe
không?
- Đồng chí Lâm Bưu rất khỏe.
- Bắc Đới Hà có một chiếc máy bay, đồng chí có
biết không?
- Có biết, con tôi bay đến đấy. Bố cháu nói nếu
ngày mai thời tiết tốt, sẽ bay dạo trên trời.
- Phải chăng rời đi nơi khác?
- Vốn định đi Đại Liên, ở đây thời tiết lạnh
rồi.
- Bay đêm không an toàn đâu.
- Chúng tôi không bay đêm, đợi sáng mai hoặc
trưa mai thời tiết tốt mới bay.
- Đừng bay nữa, không an toàn: Nhất định phải
nắm chắc tình hình thời tiết.
Chu Ân Lai chủ yếu nhắc nhở họ thời tiết chính
trị không tốt hành động phiêu lưu không an toàn, rồi nói tiếp:
- Tôi muốn xuống Bắc Đới Hà thăm đồng chí Lâm
Bưu.
Diệp Quần cuống lên:
- Thủ tướng đừng đến, đòng chí đến thì Lâm Bưu
sẽ căng thắng, Thủ tướng dứt khoát đừng đến.
Lâm và Diệp cho rằng kế hoạch của họ bị lộ rồi.
Chu Ân Lai đến thì chỉ còn nước ngồi chờ làm tù binh. Lâm bảo Diệp:
- Tôi cũng không nghỉ ngơi nữa, đằng nào thì
đêm nay cũng không ngủ nổi. Mọi người nhanh chóng lấy đồ đạc. Chúng ta đi ngay.
Khu biệt thự yên tĩnh bỗng trở nên rối loạn. 23
giờ 40 phút, chiếc xe Hồng Kỳ chống đạn cỡ lớn của Lâm Bưu lao ra với tốc độ
trên 100 km/giờ. Đại đội trưởng Không Tác Thọ đứng giữa đường ra hiệu cho xe
dừng lại. Diệp Quần ra lệnh:
- Bộ đội 8341 không trung thành với Thủ trưởng,
lao qua!
Nếu Tác Thọ không đề phòng từ trước, chắc đã bị
cán chết. Tham mưu cảnh vệ Lý Văn Phổ ngồi bên lái xe vẫn tưởng chuyến này đi
Đại Liên, khi nghe Lâm Bưu hỏi Lập Quả “Đến Irkutsk còn bao xa?”, liền lớn
tiếng hét dừng xe, lái xe phanh lại theo thói quen. Lý nhảy xuống xe, hỏi: “Các
người đưa thủ trưởng đi đâu?” Lâm Lập Quả rút súng bắn luôn. Chiếc xe lại lao
vút lên như điên, đến sân bay Sơn Hải Quan lúc 0 giờ 18 phút ngày 19-9-1971.
14 phút sau, chiếc Trident số 256 chở đoàn Lâm
Bưu do Phan Cảnh Diễn điều khiển cất cánh bay về hướng Irkutsk , trong tình trạng không có lái phụ,
hoa tiêu và nhân viên báo vụ. Sân bay điện báo cáo Lý Tác Bằng, ý thoái thác
“có thể trực tiếp báo cáo Thủ tướng”. Chu Ân Lai được tin, lệnh cho Sở chỉ huy
Không quân dùng đài đối không liên lạc với Phan Cảnh Diễn, yêu cầu bay trở lại,
có thể hạ cánh tại sân bay Thủ đô hoặc Tây Giao. Ngô Pháp Hiến trực tiếp cầm
máy liên tục gọi Phan, nhưng không thấy trả lời. Ngô gọi điện cho Uông:
- Máy bay của Lâm Bưu sẽ từ hướng Trương Gia
Khẩu bay khỏi Hà Bắc, đi vào Nội Mông, có cho máy bay tiêm kích chặn lại không?
Uông báo cáo Mao, Mao nói:
- Lâm Bưu vẫn là Phó Chủ tịch Đảng ta. Trời
phải mưa, con gái phải lấy chồng, cứ để ông ta bay đi.
1 giờ 50 sáng 13-9-1971, chiếc máy bay 256 vượt
biên giới, bay vào vùng trời Mông Cổ. Chu Ân Lai cho ban bố lệnh cấm không:
không một máy bay nào được cất cánh, nếu không có lệnh do Chủ tịch Mao Trạch
Đông, Phó Chủ tịch Lâm Bưu, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng tham mưu trưởng Hoàng
Vĩnh Thắng và Tư lệnh Không quân Ngô Pháp Hiến liên danh ký tên.
Hơn 3 giờ sáng 13-9, Bộ Tư lệnh Không quân báo
cáo: chiếc máy bay lên thẳng số 3685 bay khỏi sân bay Sa Hà, trên máy bay có
Chu Vũ Trì, Vu Tân Dã, Lý Vĩ Tin, lái chính Trần Vân Tu, lái phụ Trần Sĩ Ấn.
Trần Vân Tu không làm theo lệnh của các thành viên Hạm đội liên hợp, cho máy
bay vòng lại, hạ cánh xuống một hẻm núi ở ngoại thành Bắc Kinh. Chu Vũ Trì nổ
súng bắn chết Trần Vân Tu, Trần Sĩ Ấn nằm im vờ chết. Ba thành viên Hạm đội
liên hợp hẹn nhau cùng tự sát. Chu Vũ Trì và Vu Tân Dã chết ngay. Lý Vĩ Tín bắn
chỉ thiên, bị bắt.
Chiều 14-9, Thủ tướng Chu nhận được báo cáo của
Đại sứ Trung Quốc tại Mông Cổ: 3 giờ sáng 13-9; chiếc máy bay Trident số hiệu
256 của Hàng không dân dụng Trung Quốc bị rơi tại tỉnh Chentij gần Underkhan
Mông Cổ, cả 9 người trên máy bay đều chết. Sau qua giám định, được biết 9 người
trên gồm Lâm Bưu, Diệp Quần, Lâm Lập Quả, Lưu Bái Phong, cùng phi công, lái xe,
và 3 kỹ sư cơ khí.
Chương 34
Nixon mang đến cho Mao chiếc ô bảo hộ hạt nhân
Sáng 13-9, Mao Trạch Đông uỷ thác Chu Ân Lai
triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị, thông báo vụ Lâm Bưu bỏ chạy, đồng thời chuẩn
bị chiến đấu khẩn cấp, bố trí bảo vệ Bắc Kinh, đề phòng các sự kiện đột phát.
Chu còn trực tiếp gọi điện thoại cho lãnh đạo 29 tỉnh và thành phố trực thuộc,
thông báo vụ Lâm Bưu, yêu cầu các nơi có biện pháp khẩn cấp, kiểm soát tình
hình.
Ngày 3-10, theo đề nghị của Chu, Mao đồng ý xoá
bỏ Tổ làm việc Quân uỷ Trung ương, bắt Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác
Bằng, Khưu Hội Tác, thành lập Hội nghị làm việc Quân uỷ Trung ương gồm 10 thành
viên, do Diệp Kiếm Anh chủ trì. Mao dặn họ: “Phàm thảo luận những vấn đề lớn,
phải mời Thủ tướng tham gia”.
Ngày 25-10, với đa số áp đảo, Đại hội đồng Liên
hợp quốc khoá 26 thông qua nghị quyết khôi phục mọi quyền hợp pháp của Trung
Quốc trong tổ chức này. Mao chỉ thị cử ngay phái đoàn do Kiều Quán Hoa dẫn đầu
sang New York dự hội nghị.
Sự kiện 13-9 tuyên cáo Đại cách mạng văn hoá
phá sản.
Mao quyết định mở ra cục diện mới về ngoại giao
làm cho nhân dân phấn chấn, giữ vững thế trận. Mao càng quyết tâm cải thiện
quan hệ Trung-Mỹ.
Liên quan đến vấn đề này, phải bắt đầu từ vụ
xung đột Trung-Xô trên đảo Trân Bảo (Damansky) tháng 3-1969. Mỹ cho rằng sự
kiện trên đánh dấu tình đoàn kết không gì phá vỡ nổi giữa hai nước đã sụp đổ,
Trung Quốc sẽ tạm thời cùng Mỹ đối phó với Liên Xô.
Ngày 20-8-1969, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ xin gặp
khẩn cấp tiến sĩ Kissinger, Cố vấn an ninh quốc gia của Tồng thõng Mỹ, thông
báo Liên Xô dự định thực thi đòn tấn công hạt nhân vào Trung Quốc, và trưng cầu
ý kiến Mỹ về vấn đề này. Sau khi triệu tập khẩn cấp Hội đồng an ninh quốc gia
bàn bạc, Nixon cho rằng mối đe doạ lớn nhất đối với các nước phương Tây đến từ
Liên Xô, sự tồn tại của một nước Trung Hoa lớn mạnh phù hợp lợi ích chiến lược
của phương Tây.
Nixon áp dụng hai biện pháp lớn giúp Trung
Quốc. Một là kịp thời cho Trung Quốc biết thông tin chiến lược quan trọng này.
Hồi đó hai nước chưa có quan hệ ngoại giao, trên danh nghĩa, đế quốc Mỹ vẫn là
kẻ thù số một của Trung Quốc.
Tờ Washington Star ngày 28-8 đăng ở vị trí nổi
bật tin sau:
“Theo nguồn tin đáng tin cậy, Liên Xô định dùng
tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân đương lượng vài triệu tấn, tiến
hành đòn tấn công hạt nhân kiểu phẫu thuật ngoại khoa vào các căn cứ quân sự
quan trọng của Trung Quốc, và các thành phố công nghiệp quan trọng như Bắc
Kinh, Trường Xuân, An Sơn”.
Đọc tin trên, các nguyên soái Diệp Kiếm Anh,
Trần Nghị, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn
cho rằng cuộc tấn công hạt nhân của Liên Xô đã ở ngay trước mắt, họ liên danh
cảnh báo Trung ương. Chu Ân Lai hỏi Mao:
- Bốn lão soái cho rằng có nhiều khả năng Liên
Xô sẽ tập kích vào dịp Quốc khánh năm nay. Vậy có tổ chức mít tinh mừng Quốc
khánh nữa không?
Mao nói vẫn phải tổ chức mít tinh, nếu không
chẳng khác gì bảo mọi người rằng mình sợ. Chu lo ngại, Mao cười:
- Liệu có thể cho nổ hai quả bom hạt nhân, hù
doạ một chút chơi. Để họ cũng căng thẳng hai ngày, đợi họ hiểu rõ vấn đề thi
ngày lễ của chúng ta cũng qua rồi.
Ngày 28 và 29-9-1969, Trung Quốc cho nổ thành
công hai quả bom hạt nhân, các trung tâm đo đạc và vệ tinh của Mỹ và Liên Xô
đều thu được tín hiệu hữu quan. Mọi lần Trung Quốc thử hạt nhân đều công bố tin
tức, tổ chức chúc mừng, song lần này lặng im, khiến bên ngoài bàn tán, nói
chung họ cho rằng hai cuộc thử hạt nhân này là một biện pháp trắc nghiệm trước
khi lâm trận.
Sau đó, Mao ra lệnh cả nước đào hầm sâu, dự trữ
lương thực ở khắp nơi, chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Ngày 28-9,
Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ kêu gọi chính quyền, nhân dân các tỉnh biên giới
và quân đội đóng ở vùng biên cương kiên quyết hưởng ứng lời kêu gọi của Mao
“nâng cao cảnh giác, bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng đánh giặc”.
Biện pháp quan trọng thứ hai của Mỹ là: bằng
tín hiệu rõ ràng nhất, cho Liên Xô thấy phản ứng của Mỹ trong tình hình Liên Xô
phát động chiến tranh hạt nhân chống Trung Quốc. Nixon đã sử dụng con bài Mỹ dự
trữ từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962: dùng mật mã đã bị Liên Xô giải
mã, phát lệnh của Tổng thống cho quân Mỹ chuẩn bị mở cuộc tấn công hạt nhân vào
134 thành phố, căn cứ quân sự, đầu mối giao thông, cơ sở công nghiệp nặng của
Liên Xô. Nhận được thông tin trên, lãnh đạo Liên Xô hỏi đại sứ quán Liên Xô tại
Mỹ, đại sứ Dobrynin báo cáo:
“Tổng thống Nixon cho rằng lợi ích của Trung
Quốc gắn chặt với lợi ích của Mỹ. Nếu Trung Quốc bị tấn công hạt nhân, Mỹ sẽ
cho rằng chiến tranh thế giới 3 bắt đầu, và Mỹ sẽ tham chiến đầu tiên.
Kissinger tiết lộ Tổng thống đã ký mật lệnh chuẩn bị trả đũa hạt nhân vào hơn
130 thành phố và căn cứ quân sự nước ta. Mỹ sẽ bắt đầu kế hoạch trả đũa khi quả
tên lửa đạn đạo đầu tiên của ta rời bệ phóng”.
Phái điều hâu trong điện Kremlinin nghe vậy
liền xẹp hơi. Nhờ Mỹ giúp đỡ, Trung Quốc đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng hạt
nhân nghiêm trọng nhất.
Nixon là phần tử chống cộng nổi tiếng, đồng
thời cũng là vị tổng thống Mỹ có đầu óc chiến lược nhất. Vào lúc quan hệ
Trung-Xô xấu đi, Nixon bảo vệ Trung Quốc, là xuất phát từ lợi ích chiến lược
của Mỹ. Ông ta biết rõ khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Mỹ“ của Mao Trạch Đông không
thể tồn tại lâu dài, và ông ta chờ đợi Mao chìa cành ô liu…
Ngày 18-12-1970 , gặp nhà báo Mỹ Edgar Snow, Mao tỏ
ý hoan nghênh Nixon thăm Trung Quốc. Một thông báo ngắn đồng thời công bố tại
Bắc Kinh và Washington ngày 15-7-1971 cho biết từ 9 đến 11-7, Kissinger đã đến
Bắc Kinh hội đàm với Chu Ân Lai, hai bên thoả thuận tổng thống Mỹ sẽ sang thăm
Trung Quốc vào thời điểm thích hợp trước tháng 5-1972.
11 giờ 27 phút ngày 21-2-1972 , chiếc Air Force One chở Nixon và
phái đoàn Mỹ hạ cánh xuống sân bay Bắc Kinh.
Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Cơ Bằng Phi, Kiều
Quán Hoa ra đón, đưa về nhà khách Điếu Ngư Đài, từng là nơi ở của Hoàng đế Càn
Long. Sau bữa tiệc trưa thịnh soạn, Chu Ân Lai nhận được điện thoại từ Trung Nam
Hải: “Chủ tịch muốn tiếp ngài Tổng thống Nixon, mời Tiến sĩ Kissinger cùng dự”.
Khách đến, Mao đứng dậy chìa tay về phía Nixon.
Nixon bước lên một bước chìa tay ra nắm lấy, rồi úp tiếp bàn tay trái lên. Mao
cũng úp tiếp tay trái lên theo. Chủ khách nhìn nhau cười, bốn bàn tay ấp chặt
vào nhau, lắc liên hồi. Mao nói:
- Tôi là người cộng sản số 1 trên thế giới,
ngài là phần tử chống cộng số 1 trên thế giới, lịch sử đã đưa chúng ta đến bên
nhau.
Cuộc hội kiến dự định 15 phút, thực tế đã kéo
dài tới 65 phút.
Ngày 22-2, các tờ báo lớn ở khắp Trung Quốc đều
dành nửa đầu trang nhất đăng ảnh lớn Mao tiếp Nixon, ảnh Chu Ân Lai đón Nixon
tại sân bay, trong đó Nixon tươi cười chìa tay phải ra, bước tới phía Chu. Đến
lúc này, 800 triệu dân Trung Quốc mới trấn tĩnh lại từ nỗi kinh hoàng bởi vụ
Lâm Bưu. Đọc báo chí hôm đó, người ta cảm thấy niềm tự hào của Thiên triều đại
quốc. Cường quốc hàng đầu thế giới không thừa nhận Trung
Thông qua chuyến thăm của Nixon, trên mức độ
rất lớn, Mao đã khôn khéo khôi phục thanh danh cho mình. Một nhà nghiên cứu
nhận xét sắc bén: Mao mời Nixon thăm Trung Quốc “phản ánh nhu cầu đối nội của
ông ta”.
Trong, khi Nixon thăm thú Cố Cung, Trường
Thành, Hàng Châu, Kiều Quán Hoa và Kissinger cân nhắc từng câu chữ cho bản
thông cáo chung Trung-Mỹ. Vấn đề khó nhất là eo biển Đài Loan, lập trường hai
bên đối lập gay gắt. Trung Quốc dứt khoát không nhượng bộ trong lập trường 3
điểm:
Chính phủ CHND Trung Hoa là chính phủ hợp pháp
duy nhất của Trung Quốc, giải phóng Đài Loan là công việc nội bộ của Trung
Quốc, quân Mỹ phải rút khỏi Đài Loan. Lập trường cơ bản của Mỹ là không thể vừa
bắt đầu quan hệ với Bắc Kinh đã bỏ rơi Đài Bắc.
Xoay đi, xoay lại vẫn vấp phải khái niệm phía
Trung Quốc không thể đồng ý là hai nước Trung Hoa, hoặc một Trung Quốc một Đài
Loan, hoặc một Trung Quốc hai chính phủ. Cuối tùng, Kissinger đã tìm được cách
giải quyết khó khăn này. Kissinger nói với Chu đã quyết định diễn đạt quan điểm của Mỹ bằng
phương thức khác:
“Phía Mỹ tuyên bố: Mỹ nhận thức rằng tất cả
những người Trung Quốc ở hai bờ eo biển Đài Loan đều cho rắng chì có một nước
Trung Hoa, Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, Chính phủ Mỹ không có ý kiến
khác về lập trường trên. Mỹ khẳng định mối quan tâm của mình đối với việc người
Trung Quốc giải quyết hoà bình vấn đề Đài Loan. Tính tới triển vọng đó, Mỹ xác
nhận mục tiêu cuối cùng rút toàn bộ lực lượng vũ trang cùng các công trình quân
sự của Mỹ khỏi Đài Loan. Trong thời gian này, song song với tình hình căng
thẳng trong khu vực dịu đi, Mỹ sẽ từng bước giảm lực lượng vũ trang và các công
trình quân sự của mình ở Đài Loan”.
- Tiến sĩ rốt cuộc là tiến sĩ, đây quả là một
phát minh thần bí!
Bế tắc được khai thông. Ngày 28-2, hai bên công
bố Thông cáo chung Trung-Mỹ (Thông cáo Thượng Hải). Cùng ngày, Nixon rời Trung
Quốc.
Nhìn bề ngoài, Tổng thống Mỹ thăm Trung Quốc
giống như Quốc vương phiên bang triều kiến Hoàng đế Thiên triều, thoả mãn tối
đa tâm lý tự tôn và hư vinh của người Trung Quốc. Trên thực tế, trong chiến
lược toàn cầu của Mỹ, chiêu này là bước quyết định Mỹ đánh bại Liên Xô, làm tan
rã phe xã hội chủ nghĩa; bắt đầu thực thi diễn biến hoà bình chống Trung Quốc.
Nixon ảnh hưởng tới hướng đi của lịch sử thế giới nửa cuối thế kỷ 20: Liên Xô
tan rã. Đông Âu biến động dữ dội, Trung Quốc cải cách mở cửa, nước Mỹ trở thành
con dê đầu đàn lãnh đạo thế giới. Nếu dùng biện pháp quân sự để đạt mục tiêu
chiến lược này, Mỹ phải sẵn sàng hy sinh một triệu người, mà chưa chắc đã thực
hiện nổi.
Nixon tràn đầy niềm tin vào mục tiêu mà ông ta
theo đuổi, có thể thấy rõ điều này qua cuốn sách cuối đời của ông ta: “Năm 1999
không đánh mà thắng”.
Tân Tử
Lăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét